Trang chủ Blog Trang 69

Lựa chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt? Nhựa, thủy tinh hay silicone…

Đối với những ai lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ gặp phải khó khăn trong việc lựa chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh từ độ ổn định hóa học, kháng thủy phân, khả năng chống oxy hóa,…Tuy nhiên với nhiều loại chất liệu bình sữa hiện nay như PC, PPSU, PP, PES…với những đặc điểm riêng sẽ khiến các mẹ phân vân khi lựa chọn.  Vì vậy sau đây là những thông tin ưu, nhược điểm của những chất liệu bình sữa để các mẹ có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất.

Về các loại bình sữa cho trẻ trên thị trường hiện nay được chia thành 3 loại chính đó là: nhựa, thủy tinh và chất liệu silicone.

Bình sữa nhựa

Bình sữa nhựa cho bé cũng có nhiều chất liệu khác nhau như PC, PP, PES, PPSU, v.v.

Nhựa PC

+ Thành phần chính: Polycacbonat

+ Ưu điểm: Nhẹ, giá thành thấp, kiểu dáng đẹp

+ Nhược điểm: Chất liệu PC khi khử trùng ở nhiệt độ cao rất dễ sinh ra chất Bisphenol A (BPA). Thời gian sử dụng càng lâu sẽ dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa cơ thể cũng như gây ra tình trạng dậy thì sớm ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng miễn dịch của trẻ.

Nhựa PP

+ Thành phần chính: Polypropylen

+ Ưu điểm: Chất liệu an toàn được công nhận trên toàn thế giới cũng nhưu được sử dụng rộng rãi để làm hộp đựng thực phẩm, không chứa BPA, dễ làm sạch, khả năng chịu nhiệt lên tới 120 độ C.

+ Nhược điểm: Tuổi thọ ngắn, không thể chịu được nhiệt độ cao trong một thời gian dài.

Nhựa PES

+ Thành phần chính: Polyethersulfone

+ Ưu điểm: Chất liệu an toàn không chứa BPA, khả năng chịu nhiệt tới 180 độ C, chống ăn mòn, trong suốt hơn so với nhựa PP.

+ Nhược điểm: Vệ sinh bình sữa khó khăn hơn với cặn sữa.

Nhựa PPSU

+ Thành phần chính: Polyphenylsulfone

+ Ưu điểm: Không chứa BPA; mang tính ưu việt 3 chiều của chất liệu Silicone và không độc hại của thủy tinh và độ nhẹ. Khả năng chịu nhiệt lên tới 200 độ C và có thể được đun sôi nhiều lần ở nhiệt độ cao cũng như khử trùng bằng hơi nước vô cùng an toàn.

+ Nhược điểm: Giá cả đắt hơn so với những loại chất liệu khác.

=>> Ngoài chất liệu PC thì dựa theo đặc điểm về khả năng chịu nhiệt, khả năng chống ăn mòn, tuổi thọ…thì nhựa PPSU > PES > PP. Chất liệu PPSU được xem là an toàn và hiệu quả nhất nhưng kèm theo đó giá thành tương đối cao.

Bình sữa thủy tinh

+ Ưu điểm: Bình sữa thủy tinh được đánh giá cao về độ an toàn, khả năng chịu nhiệt cao, khi khử trùng ở nhiệt độ cao sẽ không giải phóng ra các chất độc hại, tính thẩm mỹ cao.

+ Nhược điểm: Nặng, dễ vỡ có thể gây nguy hiểm khi trẻ sử dụng mà không có bố mẹ hướng dẫn.

Bình sữa Silicone

+ Ưu điểm: Bình sữa Silicone cho trẻ không màu, không mùi, siêu mềm, có thể làm sạch mà không cần đến cọ chai, núm ty bình sữa mềm mại. Thời gian sử dụng lâu dài.

+ Nhược điểm: Giá thành cao.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với các mẹ trong việc lựa chọn chất liệu bình sữa cho bé cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu.

 

Tình trạng sữa đỏ ở mẹ liệu có nguy hiểm khi cho con bú trực tiếp?

Sữa đỏ nghe có vẻ kì lạ đối với nhiều mẹ nhưng trên thực tế có một vài trường hợp đã xảy ra thậm chí có những bà mẹ khi vắt sữa có tới 3 màu sắc khác nhau. Vậy tại sao lại có tình trạng này xảy ra? Liệu sữa đỏ có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của bé?

Hình ảnh cục máu đông sau khi vắt sữa mẹ

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sữa đỏ ở mẹ

Theo ước tính có khoảng 1/10 phụ nữ ở Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh viêm vú khiến đường dẫn sữa bị tắc dẫn đến nhiễm trùng. Viêm vú ở mẹ sẽ dẫn tới gặp phải một số triệu chứng tương tự như cúm: sốt cao, đau nhức…và nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do nhiễm trùng, áo ngực chật, tư thế ngủ không tốt.

Sữa đỏ có nguy hiểm cho trẻ hay không?

Có nhiều chuyên gia đã nghiên cứu đề tài này và chỉ ra rằng sữa đỏ không gây nguy hiểm cho trẻ. Đối với những bà mẹ thậm chí không nhận thấy rằng sữa của họ đã chuyển màu đỏ khi cho bé bú trực tiếp. Thế nhưng đối với những mẹ sử dụng máy hút sữa thì hoàn toàn có khả năng nhìn thấy sự khác biệt này. Chỉ với vài giọt máu là hoàn toàn có thể biến toàn bộ bình sữa thành màu đỏ.

Vậy làm thế nào để điều trị viêm vú?

+ Các mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bú mẹ bởi nó giúp ngăn chặn tình trạng ứ sữa của mẹ. Tuy nhiên bé nhà bạn có thể hơi miễn cưỡng khi bú mẹ vì sữa có thể có vị mặn hơn bình thường.

+ Dành chút thời gian cho bản thân vì viêm vú có thể đến từ sự mệt mỏi cực độ của các mẹ.

+ Ngay khi bé nhà bạn không cảm thấy đói thì các mẹ cũng nên giải tỏa lượng sữa bằng cách sử dụng máy hút sữa hoặc dùng bình sữa cho trẻ sơ sinh được xem là một cách dễ dàng cũng như là cách chữa lành nhiễm trùng hiệu quả cho mẹ.

+ Thường xuyên mát xa trên vùng vú bị nhiễm trùng để làm giảm cơn đau.

Nếu các mẹ đã sử dụng tất cả các biện pháp trên mà tình trạng viêm vú vẫn không được cải thiện thì các mẹ nên cân nhắc gặp bác sĩ để nhận được những lời khuyên.

Tại sao nên cho bé ngừng bú bình?

Nếu như vài tháng trước, các mẹ đã chuyển cho bé từ bú mẹ sang bú bình. Và có thể nói sự thay đổi đó không hề dễ dàng, những bây giờ khi trẻ đã biết đi và quen với việc bú bình sữa trẻ em thì thật không dễ để bé ngừng bú bình sữa. Đó cũng chính là điều tự nhiên khi trẻ sơ sinh vẫn ngậm bình và không muốn chuyển sang cốc.

Dưới đây là những lý do tại sao nên ngừng cho bé bú bình sữa cũng như các lời khuyên cần thiết để các mẹ thuận tiện hơn trong việc chăm sóc bé yêu.

Tại sao nên cho bé ngừng bú bình?

cho trẻ ngừng bú bình

1, Việc sử dụng bình sữa cho bé kéo dài có thể dẫn đến sâu răng

Thường đối với những trẻ biết đi có xu hướng nhấm nháp bình sữa suốt cả ngày lẫn đêm. Và việc nhấm nháp sữa liên tục này của bé đặc biệt là trong khi ngủ sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng.

2, Ảnh hưởng đến sự phát triển của răng miệng

Việc mút sữa liên tục và kéo dài núm ty bình sữa có thể tác động đến sự phát triển của răng và cơ mặt trong tương lai.

3, Sử dụng quá mức dẫn đến béo phì ở trẻ

Hầu hết đối với trẻ biết đi cần khoảng 2 cốc sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, việc cho bú bình dẫn đến lượng sữa uống quá nhiều, nhiều hơn so với từ một cốc. Chính vì thế trẻ mới biết đi của bạn có nhiều khả năng tăng cân và trở nên béo phì ở trẻ.

4, Trẻ mới biết đi cần nhiều thức ăn đặc hơn

Khi trẻ mới biết đi, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên và không thể đáp ứng chỉ với lượng sữa. Thực phẩm rắn và bán rắn như ngũ cốc và rau củ xay nhuyễn rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Khi nào nên ngừng cho bé bú bình?

Bạn có thể bắt đầu cai sữa cho bé từ 12-14 tháng tuổi. Vào khoảng cuối năm đầu tiên, bạn có thể thử ngừng bú bình cho trẻ mới biết đi và kiểm tra xem chúng có thích ứng và thoải mái uống sữa từ cốc nhỏ không.

Dưới đây là 5 cách để ngừng bú bình cho bé, mọi người đọc để nắm được thông tin chi tiết:

1, Nên nắm bắt được thời gian khi nào con bạn sẵn sàng chuyển sang cốc

Bé nhà bạn sẽ phát triển những kĩ năng vận động và có thể uống cốc khi được khoảng 1 tuổi. Và chúng cũng có thể tự nhiên tò mò hơn với những điều mới mẻ.

2, Thực hiện chuyển đổi dần dần

Ngừng cho trẻ bú bình là thách thức cho trẻ biết đi của bạn. Các mẹ nên thực hiện thay đổi này dần dần để bé có thể thích ứng. Ban đầu các mẹ có thể thay thế một buổi cho bé bú bình bằng cách cho bé dùng cố và giảm dần các buổi cho bé bú bình.

3, Giảm số lần cho ăn

Các mẹ có thể tập cho trẻ ngừng bú bình bằng cách bổ sung thức ăn đặc cho bé để giữ cho bé no lâu hơn, do đó cắt giảm được việc sử dụng bình sữa cho bé.

4, Sử dụng cốc Sippy

Cốc Sippy là lựa chọn thay thế tuyệt vời dành cho bình sữa trẻ em: chống tràn và dễ làm quen. Ngoài ra, bé có thể cầm tay cầm cốc bằng cả hai tay.

5, Pha loãng sữa trong bình

Các mẹ có thể pha loãng sữa dần dần khi cho trẻ bú bình và cho chúng uống sữa nguyên chất trong cốc. Dần dần, bé sẽ nhận ra rằng sữa trong cốc ngon hơn trong bình sữa.

Trên đây là những cách tập cho bé ngừng bú bình cũng như những lý do tại sao nên cho trẻ ngừng bú bình. Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với các mẹ trong việc chăm sóc con yêu của mình.

=>> Liên quan: [Mẹ có biết] Nên cho bé tập bú bình khi nào thì hợp lý?

Cách lựa chọn núm ty bình sữa cho bé sao cho phù hợp nhất?

Do bình sữa và núm vú thường được bán theo bộ, nên bạn sẽ thường dùng núm vú đi cùng với bình và ngược lại. Tuy nhiên, khi bạn muốn đổi hoặc thay núm ty/ bình sữa, bạn sẽ cần những thông tin chi tiết sau đây.

Chất liệu

Để đảm bảo an toàn và thích hợp với lực bú của bé thì các mẹ nên chọn những loại núm silicon. Silicone là hợp chất của cao su, nó gần giống cao su thiên nhiên về độ đàn hồi nhưng trong hơn, bền nhiệt hơn và bền lâu hơn. Núm vú cao su tự nhiên mềm hơn nhưng có màu đục, và do không bền nhiệt nên khi bị đun sôi thì hay bị co dãn và có tuổi thọ thấp (nên thay núm vú cao su tự nhiên sau mỗi 1 tháng). Núm vú cao su tự nhiên cũng dễ bị thôi nhiễm (hấp thụ) chất bên ngoài (như sữa, nước trái cây) nên dễ bị “dơ” hơn.
Tuy giá thành có cao hơn nhưng bù lại núm này rất bền, không có mùi hôi và không độc hại cho cơ thể. Núm này rất thích hợp khi bé bắt đầu mọc răng.

Hình dáng

Bạn sẽ không biết con mình thích hợp với loại nào, vì thế bạn nên chọn mỗi loại một cái để biết bé thích hợp với loại hình thù nào. Đừng nghĩ việc này phí phạm vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng bú nhiều hay bú ít của bé.

Nếu thấy núm có dấu hiệu chảy nhiều giọt liên tiếp trong một giây khi bạn dốc ngược xuống nên thay núm khác để tránh làm trẻ bị sặc. Ngược lại nếu cũng với cách này, núm không chảy, bạn hãy dùng kim sạch đục lỗ vì núm đã bị lỗi.

=>> Xem thêm: Đặc điểm nổi bật của núm ty bình sữa Dr Brown

Cỡ núm vú và tốc độ xuống sữa

Núm vú có nhiều cỡ và tốc độ xuống sữa khác nhau để phù hợp với từng độ tuổi của bé nhưng thường lại có hình dáng bên ngoài giống nhau. Do đó, bạn phải hết sức chú ý đến thông tin ghi bên ngoài để mua cho đúng theo như hình minh hoạ bên dưới. Hoặc khi thấy bé phải hút sữa mạnh hơn để bú thêm được sữa, bạn nên thay núm vú cỡ lớn hơn.

Đa số các núm vú chỉ có 1 lỗ xuống sữa, núm vú cỡ càng lớn thì đường kính lỗ càng to. Một vài loại núm có thiết kế tiên tiến hơn như NATUR biomimic, sử dụng nhiều lỗ nhỏ để xuống sữa. Với đặc tính này thì sữa sẽ không chảy khi bé không bú, vừa an toàn cho bé vừa làm cho việc bú bình dễ dàng như bú mẹ.

Van khí

Bình sữa với núm vú không có van khí không cho phép không khí vào bình nên gây ra hiện tượng chân không làm bé khó hoặc không bú được sữa. Muốn bú tiếp, bé phải nhả núm ra rồi ngậm lại, gây khó khăn hoặc làm dừng hẳn việc bú sữa. Núm vú có van khí một chiều cho phép không khí dễ dàng vào bình; vừa giúp bé bú thoải mái vừa không sợ chảy sữa ra ngoài. Núm vú có van khí, khi sử dụng, sẽ quan sát được các bong bóng khí xuất hiện từ nắp vặn bình sữa.

Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích các mẹ trong việc lựa chọn núm ty bình sữa cho bé một cách hiệu quả nhất.

Tin liên quan: 

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã là bệnh mãn tính thường gặp ở trẻ sơ sinh, chúng gây ra các vảy nhờn, màu vàng hoặc mảng tróc như gàu trên da đầu bé. Viêm da tiết bã không phải là triệu chứng của một bệnh nào quá nguy hiểm cho trẻ, mà do bố mẹ chăm sóc vệ sinh cho trẻ không tốt. Chúng ta hãy đi tìm nguyên nhân và cách phòng chữa bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh.

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu của viêm da tiết bã ở trẻ

  • Viêm da tiết bã thường xuất hiện với bé từ 2 đến 10 tuần tuổi và kết thúc khi bé 8 đến 12 tháng tuổi.
  • Bé xuất hiện các mảng tróc hoặc vảy dày trên da đầu
  • Nếu da đầu khô hoặc nhờn thì có thể bao phủ bởi các mảng gàu trắng và vàng.
  • Mảng da bị viêm sẽ bong ra, có thể bị ửng đỏ.

Nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã

Một yếu tố góp phần gây ra bệnh này có thể là do các hormone được truyền từ mẹ sang con trước khi sinh. Những hormone này có thể làm tăng sản xuất dầu (bã nhờn) trong tuyến dầu và nang lông.

Một yếu tố khác có thể là do nấm men có tên malassezia phát triển trong bã nhờn cùng với vi khuẩn.

Cách phương pháp để điều trị viêm da tiết bã

Thông thường bệnh viêm da không nguy hiểm và không cần phải dùng thuốc chỉ cần mẹ chăm sóc và vệ sinh thật sạch sẽ cho bé là có thể tự khỏi được bệnh. Bố mẹ nên gội đầu mỗi ngày một lần bằng dầu gội dành cho trẻ sơ sinh và chải nhẹ da bằng bàn chải mềm để vảy tróc ra.

Nếu việc gội đầu thường xuyên không hiệu quả, có thể đến hỏi các bác sĩ để được tư vấn chữa bệnh cho bé tốt hơn.

Bố mẹ có thể tạo những thói quen sinh hoạt giúp bé khỏi bệnh viêm da tiết bã :

  • Nhẹ nhàng xoa da đầu em bé bằng ngón tay hoặc khăn lau để vảy tróc nhẹ ra, đừng cọ xát mạnh.
  • Gội đầu cho bé mỗi ngày một lần bằng dầu gội dành cho trẻ nhỏ. Làm vảy tróc ra nhẹ bằng một cái bàn chải lông mềm trước khi xả nước cho sạch dầu gội.
  • Dùng vài giọt dầu khoáng lên da đầu trẻ. Để vảy ngâm trong dầu vài phút, hoặc vài giờ nếu cần thiết. Sau đó gội đầu sạch cho bé và dùng chảm mềm.
  • Hãy thường xuyên gội đầu cho bé mỗi ngày bằng dầu gội để ngăn ngừa vảy.

Bệnh viêm da tiết bã đầu hay dân gian còn gọi là “cứt trâu” không gây nguy hiểm cho bé nhưng sẽ làm mất đi thẩm mỹ, khiến bé của bạn trở nên khó ưa nhìn. Nhưng bố mẹ yên tâm bệnh này hoàn toàn có thể tự biến mất nếu như bố mẹ chịu khó chăm sóc da cho bé tốt và làm những gì bác sĩ chỉ định.

Bài viết liên quan :

  1. Mẹo dùng tinh dầu dưỡng da cho bé không bị nứt nẻ vào mùa đông
  2. 15 bệnh về da em bé bố mẹ cần phải biết
  3. Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Giá bình sữa UPIS? Có nên mua bình sữa UPIS hay không?

Bình sữa UPIS là thương hiệu bình sữa uy tín hàng đầu tại Hàn Quốc được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại và nguyên liệu được nhập khẩu từ Mỹ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu. Tuy nhiên mọi người còn biết khá ít thông tin về thương hiệu bình sữa này cũng như nhiều mẹ thắc mắc về giá bình sữa UPIS so với những bình sữa khác trên thị trường.

=>> Xem thêm: Bình sữa Pigeon nội địa Nhật và bình sữa UPIS Hàn Quốc loại nào tốt hơn?

Dưới đây là thông tin chi tiết của một số mẫu bình sữa UPIS có bán tại Kids Plaza – đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm UPIS tại Việt Nam. Mọi người cùng theo dõi thông tin sau đây:

Tên bình sữa Giá bình sữa Thông tin chi tiết sản phẩm
Bình sữa UPIS 300ml nhựa PP 165.000 + Chất liệu: nhựa PP an toàn

+ Dung tích: 300ml

+ Nhãn hiệu: UPIS

+ Đặc điểm nổi bật:

  • Cổ bình có ren dễ dàng đóng mở
  • Cổ rộng giúp dễ dàng cho sữa vào cũng như vệ sinh bình
  • Chịu nhiệt lên đến 100 độ C
Bình sữa UPIS 300ml nhựa PES 285.000 + Chất liệu: Nhựa PES an toàn không chứa BPA

+ Dung tích: 300ml

+ Nhãn hiệu: UPIS

+ Đặc điểm nổi bật: Sản phẩm sử dụng nguyên liệu thô của công ty Solvay (Mỹ) trong khi Pigeon dùng nguyên liệu ở Đông Nam Á.

Vật liệu an toàn nhất đối với sức khỏe con người.

Bình sữa UPIS 300ml nhựa PPSU 355.000 + Chất liệu: Nhựa PPSU an toàn

+ Dung tích: 300ml

+ Nhãn hiệu: UPIS

+ Đặc điểm nổi bật:

  • Vật liệu nhẹ, có khả năng chống xước ưu việt
  • Có thể khử trùng bằng nước nóng hoặc thiết bị khử trùng dùng tia UV
  • Chịu được nhiệt lên đến 200 độ C
Bình sữa UPIS 200ml nhựa PP 125.000 + Chất liệu: nhựa PP an toàn

+ Dung tích: 200ml

+ Nhãn hiệu: UPIS

+ Đặc điểm nổi bật:

  • Cổ bình có ren dễ dàng đóng mở
  • Cổ rộng giúp dễ dàng cho sữa vào cũng như vệ sinh bình
  • Chịu nhiệt lên đến 100 độ C
Bình sữa UPIS 200ml nhựa PES 265.000 + Chất liệu: Nhựa PES an toàn không chứa BPA

+ Dung tích: 200ml

+ Nhãn hiệu: UPIS

+ Đặc điểm nổi bật: Sản phẩm sử dụng nguyên liệu thô của công ty Solvay (Mỹ) trong khi Pigeon dùng nguyên liệu ở Đông Nam Á.

Vật liệu an toàn nhất đối với sức khỏe con người.

Bình sữa UPIS 200ml nhựa PPSU 310.000 + Chất liệu: Nhựa PPSU an toàn

+ Dung tích: 200ml

+ Nhãn hiệu: UPIS

+ Đặc điểm nổi bật:

  • Vật liệu nhẹ, có khả năng chống xước ưu việt
  • Có thể khử trùng bằng nước nóng hoặc thiết bị khử trùng dùng tia UV
  • Chịu được nhiệt lên đến 200 độ C

 

Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích các mẹ trong việc lựa chọn những sản phẩm phù hợp với bé yêu của mình.

Tham khảo chi tiết thiết kế của bình sữa UPIS tại đây:

Mẹ đã biết cách sử dụng bình sữa Dr Brown đúng cách hay chưa?

Lựa chọn bình sữa Dr Brown không chỉ an toàn cho sức khỏe của bé mà còn giúp mẹ tiện lợi hơn trong việc chăm sóc con yêu của mình. Bài viết dưới đây bao gồm những thông tin hữu ích cùng những lời khuyên thiết thực mang đến những trải nghiệm và thời gian ăn uống thoải mái cho bé.

Ưu điểm nổi bật của bình sữa Dr Brown

Bình sữa Dr Brown với thiết kế van chống sặc cùng hệ thống thông gió bên trong giúp ngăn không cho không khí tiếp xúc với chất lỏng giúp hạn chế tình trạng sặc sữa ở trẻ. Bên cạnh đó nó còn giúp ngăn ngừa đau bụng, đầy hơi ở trẻ cũng như giúp mẹ an tâm hơn trong việc cho con ăn uống mỗi ngày.

Ngoài các bình sữa ban đầu thì bình sữa Dr Brown gần đây còn có các lựa chọn có thể sử dụng hoặc không sử dụng hệ thống thông hơi bên trong.

=>> Xem thêm: Đặc điểm nổi bật của núm ty bình sữa Dr Brown

Cách lắp bình sữa Dr Brown đúng cách

Việc lắp các phụ kiện bình sữa là việc làm quan trọng và không thể bỏ qua trước khi cho con bú bình. Vấn đề đáng chú ý ở đây là bình sữa Dr Brown có quá nhiều chi tiết, phụ kiện khiến nhiều mẹ gặp phải khó khăn trong việc lắp ráp, dưới đây là video hướng dẫn sử dụng bình sữa Dr Brown giúp các mẹ thuận tiện hơn trong việc cho con bú bình:

Mẹ nên uống gì khi cho con bú?

Để đảm bảo nguồn sữa mẹ của bạn không bị cạn kiệt, mọi người cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Mặc dù nước tinh khiết được xem là giải pháp hoàn hảo và được các mẹ sử dụng phổ biến nhưng nó cũng sẽ dễ trở nên nhàm chán. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ khám phá thêm được những thứ đồ uống khác ngoài nước tinh khiết để bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể trong quá trình cho con bú.

Tin liên quan

Nước tinh khiết

Nước tinh khiết là đồ uống cần thiết đối với cơ thể mỗi người đặc biệt là những mẹ đang trong giai đoạn cho con bú, các mẹ nên uống nhiều nước hơn so với thường ngày. Trong quá trình cho con bú cơ thể sẽ cần bổ sung nhiều nước hơn, thay vì uống 8 cốc tiêu chuẩn thì các mẹ nên uống 13 cốc nước mỗi ngày.

Mẹ cần bổ sung nhiều nước khi cho con bú

Nếu như nước tinh khiết quá đơn điệu đối với các mẹ thì mọi người có thể làm dịu cơn khát của mình với nước hoa quả với cách làm như sau: cho vào bình đựng khoảng 2/3 đá và 1/3 trái cây, sau đó đổ nước. Các loại hoa quả các mẹ có thể sử dụng và kết hợp với nhau như dưa hấu và dâu tây, dưa và dưa chuột…

Các mẹ cũng nên lưu ý với một số loại trà thảo mộc có thể gây hại nhiều hơn là tốt khi cho con bú. Ví dụ, trà chanh và trà bạc hà có thể làm giảm nguồn sữa mẹ.

Nước ép hoa quả

Bổ sung một ly nước ép trái cây thơm ngon mỗi ngày hoàn toàn tốt cho các bà mẹ đang trong quá trình cho con bú. Các mẹ nên tránh xi-rô đường bắp và lượng đường dư thừa mà hãy nên lựa chọn nước trái cây tươi hoặc nước trái cây thật 100%. Nếu muốn đảm bảo và an toàn hơn thì các mẹ có thể đầu tư một máy ép trái cây để có thể tự tay làm ra những ly nước trái cây tươi ngon.

Mẹ cần bổ sung nước ép hoa quả khi cho con bú

Các mẹ nên cẩn thận với nước chanh và nước cam hay những loại trái cây có múi vì nó có thể gây kích ứng cho bụng nhạy cảm của bé. Một số lựa chọn tuyệt vời dành cho các mẹ đó là quả acai hoặc nước ép nam việt quất.

Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng mà các mẹ không nên bỏ qua trong quá trình cho con bú. Các mẹ có thể lựa chọn để đánh bông sữa hạnh nhân ở nhà bằng cách trộn một ít hạnh nhân và nước.

Bia?

Uống bia giúp lợi sữa là một trong những kinh nghiệm được truyền tai giữa các mẹ. Tuy nhiên, uống bia hoặc những thức uống có cồn khi cho con bú có thật sự an toàn cho bé? Theo nghiên cứu, rượu có thể gây tác động đến vấn đề ăn – ngủ của trẻ sơ sinh. Trong suốt 4 giờ trước khi cho con bú, nếu mẹ uống một lon bia hay một ly rượu nhỏ có thể làm giảm 20% lượng sữa. Ngoài ra, những em bé được cho bú sau khi mẹ uống rượu có khả năng chìm vào giấc ngủ nhanh hơn bình thường.

Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với các mẹ trong việc trong sóc bé yêu của mình.

=>> Xem thêm: Uống bao nhiêu nước là đủ khi cho con bú?

Mẹo dùng tinh dầu dưỡng da cho bé không bị nứt nẻ vào mùa đông

Vào mùa đông không khí ngoài trời lạnh, hanh khô khiến cho làn da nhạy cảm của bé dễ bị nứt nẻ, khô ráp. Bố mẹ có thể sử dụng những loại tinh dầu từ thiên nhiên để giúp da bé mịn màng và khỏe mạnh hơn. Theo chuyên gia về chăm sóc da thì có rất nhiều loại tinh dầu thiên nhiên an toàn cho da của bé và trị được bệnh nhanh chóng, hiệu quả.

Dầu ô liu

tinh-dau-oliu-duong-da-cho-be
Tinh dầu ô liu dưỡng da cho bé

Dầu ô liu rất tốt khi dùng để dưỡng da cho bé, dầu oliu cũng có thể kết hợp với mật ong, trộn đều để giúp da bé mịn màng và mềm mại một cách hiệu quả nhất. Trong những ngày trời hanh khô, mẹ nên dùng một vài giọt dầu oliu pha với nước ấm lau nhẹ nhàng khắp cơ thể giúp con cảm nhận được sự thoải mái và dễ chịu ngay sau khi tắm.

Bạn cũng có thể dùng dầu ô liu kết hợp với massage cho bé để giúp chăm sóc da và sức khoẻ của bé, khi đó bé sẽ có được cảm giác hạnh phúc vì vô tình cơ thể bé sẽ được tiết ra những kháng thể rất tốt giúp cho bé tránh được những vi khuẩn xâm hại vào da của bé.

Tinh dầu hạt hướng dương

Tinh dầu hướng dương cho bé

Trong hạt hướng dương có chứa các tinh chất axit béo thiết yếu cho cơ thể và cũng là sản phẩm có lợi ích trong việc giữ ẩm da bé. Vì thế, khi da bé thiếu độ ẩm dẫn đến nứt nẻ, khô ráp, bạn có thể dùng dầu để massage nhẹ nhàng vào vùng da ấy để bé nhanh chóng lấy lại được làn da khỏe mạnh.

Ngoài ra, tinh dầu hướng dương không bị bay hơi, nó còn chứa nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa giúp làm mềm da, trị mụn và chăm sóc da hiệu quả.

Dầu dừa

dau-dua-duong-da-cho-be
Dầu dừa dưỡng da cho bé

Tinh dầu dừa là một trong những sản phẩm thông dụng nhất với giá thành hợp lý và có rất nhiều tác dụng, trong đó có thể sử dụng để điều trị da khô nẻ trong mùa đông dành cho bé. Sau khi bé tắm rửa thật sạch, bố mẹ có thể dùng chút dầu dừa thoa đều vào hai lòng bàn tay và massage nhẹ nhàng cho con. Mẹ cũng có thể thêm một vài giọt dầu dừa vào chậu nước tắm để giúp da bé mịn màng hơn.

Tinh dầu hạnh nhân

tinh-dau-hanh-nhan
Tinh dầu hạnh nhân dưỡng da

Tinh dầu hạnh nhân giúp dưỡng ẩm vô cùng hiệu quả cho làn da của bé. Nếu các loại tinh dầu khác nên bôi vào ban đêm khi bé đi ngủ vì độ nhờn bóng và bắt bụi cao thì tinh dầu hạnh nhân giúp bạn đánh bay nỗi lo lắng ấy. Tinh dầu hạnh nhân không hề gây nhờn cho da.

Trong tinh dầu hạnh nhân có chứa hàm lượng vitamin E cao cùng với các dưỡng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe và được xem như là một thành phần vô cùng quan trọng trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp.

Tinh dầu tầm xuân

Tinh dầu tầm xuân là một trong những loại tinh dầu được biết đến và sử dụng nhiều nhất trong việc tái tạo da. Vì thế, da của bé sẽ nhanh chóng được cải thiện khi bôi lên da khi bị nứt nẻ. Đặc biệt, vitamin A sẽ góp phần tái tạo da, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và cải thiện màu da. Chính nhờ công dụng trên mà tinh dầu tầm xuân rất hữu ích cho việc dưỡng các vết thâm, kể cả vùng da bị cháy nắng.

Tinh dầu mè

Tinh dầu mè hay còn gọi là tinh dầu vừng có khả năng dưỡng ẩm tự nhiên cho làn da nhạy cảm của bé vào mùa đông. Vì thế, ở những vùng da khô nẻ, thô ráp, bạn có thể thoa một chút tinh dầu mè giúp da bé luôn giữ được độ ẩm cần thiết.

Học thuộc 6 lưu ý dưới đây các ông bố hoàn toàn có thể trở thành “nghệ sĩ” khi cho trẻ bú bình

Đâu phải chỉ có mẹ và bà mới có thể cho bé bú bình sữa mà các ông bố cũng có thể làm được việc này. Chỉ cần lưu ý 6 điều dưới đây, các ông bố hoàn toàn có thể trở thành “nghệ sĩ” cho trẻ bú sữa bình không kém gì mẹ.

1, Chỉ nên cho bé bú sữa công thức đạm whey trong năm đầu tiên hay còn được mọi người gọi là “sữa cho những tháng đầu đời”. Hiện có 2 loại sữa công thức chính chia theo thành phần Protein:

+ Sữa đạm whey (whey-based milk)

+ Sữa đạm casein (casein-based formula)

Cả hai loại sữa này đều được làm từ sữa bò đã được qua xử lý, tuy nhiên bố nên lưu ý sữa đạm casin không được khuyến nghị dùng cho trẻ sơ sinh.

2, Các bố hãy luôn luôn nhớ đọc kỹ những hướng dẫn trên hộp sữa và làm theo. Nếu lỡ tay pha quá nhiều bột sữa công thức, cơ thể trẻ sẽ dễ bị khử nước hoặc táo bón. Nhưng đong quá ít bột so với chỉ dẫn bé sẽ không được đáp ứng đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy các bố nên đếm lớn số thìa đong bột những lúc pha sữa công thức đúng cách cho bé nếu không các bé rất dễ quên mình đang đong đến thìa bao nhiêu.

pha-sua-cong-thuc-dung-cach
Bố cần chú ý pha sữa công thức đúng cách cho bé

3, Chia bột sữa công thức vào vài hộp nhựa nhỏ theo liều lượng thích hợp dành cho mỗi ngày. Việc làm này sẽ giúp bố tiết kiệm được thời gian cũng như tránh rơi vào thế rối rắm khi pha sữa cho con, nhất là những lúc trẻ khóc vì đói và không thể kiên nhẫn chờ đợi thêm. Bên cạnh đó, mỗi dịp bố ra ngoài cùng con sẽ thấy tiện lợi hơn rất nhiều.

Lưu ý: Đối với những bé lười bú bình các bố có thể tham khảo thông tin những mẫu bình sữa cho trẻ lười bú bình TẠI ĐÂY.

4, Các bố nên phụ mẹ những lúc mẹ cho bé bú bình bởi nó không những giúp mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn mà còn gia tăng tình cảm và sự gắn bó giữa hai bố con.

5, Đeo yếm cho bé mỗi khi bé bú bình sữa để thấm được sữa nhỏ giọt, chất nôn trớ và nước dãi của bé để bố không còn phải mất thời gian thay áo nhiều lần cho bé trong các bữa ăn.

6, Các bố cũng đừng nên bắt buộc con của mình phải bú sạch bình sữa bởi cơ thể của trẻ có tần suất và cơ chế nạp năng lượng khác nhau. Vì vậy các bố chỉ cần cho con bú vừa đủ theo nhu cầu của bé để tránh tình trạng nôn trớ ở trẻ.

Các ông bố hãy học thuộc 6 lưu ý trên đây để phụ mẹ trong việc chăm sóc con yêu cũng như thắt chặt tình cảm cha con thiêng liêng nhé!

=>> Tiếp theo: So sánh bình sữa Avent và Nuk loại nào tốt hơn?