Trang chủ Blog Trang 68

6 cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông mẹ nên biết

Mùa đông có thời tiết khá nhạy cảm đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm đến. Thậm chí có nhiều mẹ sinh bé lần thứ 2 vẫn chưa nắm hết được kinh nghiệm chăm con nhỏ như thế nào vào mùa lạnh. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến các mẹ 6 cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A-Z vào mùa đông lạnh cực chi tiết.

Đội mũ, bao tay, bao chân cho bé thường xuyên

Vai trò của những đôi bao tay, bao chân dành cho trẻ nhỏ đó là giúp trẻ không những giúp bé giữ ấm tay, chân mà còn giúp bé không tự cấu vào mặt, vào người mình, gây xước da, khó chịu.

Tuy nhiên khi trẻ sơ sinh phát triển, việc cảm nhận được cảm giác đau rát bằng xúc giác cũng là một biểu hiện tốt của đứa trẻ phát triển bình thường. Bé dùng tay để chạm, sờ vào mọi thứ chính là cách giúp bé cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh của mình, góp phần phát triển não bộ. Khi đeo bao tay thường xuyên sẽ ít nhiều làm cho bé cảm thấy bị khó chịu và hạn chế điều kiện khám phá.

co-nen-mang-bao-tay-bao-chan-cho-be-thuong-xuyen-khong
Có nên mang bao tay, bao chân cho bé thường xuyên không?

Những bước học hỏi ban đầu của trẻ bao giờ cũng có sai lầm và làm mẹ cảm thấy lo lắng. Bé có thể cào xước da của mình nhưng những vết thương đó không để lại sẹo hoặc không quá nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé. Hầu hết các bé sơ sinh nếu không mang bao tay chỉ cào vào mặt mình một vài lần sẽ tự cảm nhận được cảm giác đau rát sau một vài lần bé sẽ không lặp lại hành vi này nữa.

Khi thời tiết mùa đông lạnh quá mẹ có thể mang bao tay, bao chân cho bé. Còn nếu như phòng có điều hòa, lò sưởi ấm áp chúng ta có thể cho bé để chân trần để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Chọn quần áo sơ sinh cho bé mẹ nên ưu tiên những bộ đồ có chất vải cotton, vải nỉ, không nên chọn chất liệu quá dày vì sẽ làm bé cảm thấy khó chịu trong quá trình mặc.

Tắm cho bé khi nào thì tốt nhất?

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, tắm buổi tối dễ làm bé bị cảm lạnh, sổ mũi. Nếu bố mẹ chưa an tâm thì chúng ta có thể tắm cho bé vào bất kỳ thời gian nào mà chúng ta cảm thất phù hợp nhất để cả bố mẹ và bé cảm thấy thoải mái, vui vẻ.  Các nguyên tắc mẹ cần lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh:

  • Khi bé chưa rụng rốn, mẹ nên tắm khô cho bé, tức là chỉ ngập phần người của bé vào nước, không để rốn của bé bị dính nước. Bố mẹ có thể nhờ các bác sĩ, y tá hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thời kì này thường chỉ 1-2 tuần, bé đã được tắm 1-2 lần ở viện nên để đơn giản và ít áp lực hơn cho bố mẹ thì mình nghĩ tắm khô là cách an toàn hơn.
  • Trước khi tắm cho bé mẹ cần chuẩn bị nước ấm, khăn tắm, sữa tắm, chậu,…đầy đủ rồi mới cho bé vào tắm. Tuyệt đối không cho bé vào chậu khi đang xả nước vì có thể nước đột ngột chuyển sang nóng hoặc lạnh.
  • Vào mùa đông trẻ sơ sinh chỉ cần tắm 2-3 lần trong tuần là được. Việc tắm nước ấm nhiều vào mùa đông sẽ khiến cho bé bị khô da, nứt nẻ, nhất là khi dùng sữa tắm. Thay vì tắm ướt chúng ta có thể thường xuyên lau sạch sẽ tay chân, vùng cổ, nách, háng…, thay tã cho bé 4-6 tiếng/lần.
  • Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh từ 22-28 độ C, bé luôn cảm thấy nóng hơn người lớn nên bố mẹ không cần phải lo bé bị lạnh mà để nhiệt độ quá cao hay mặc nhiều quần áo cho bé khiến bé bị nóng, ra mồ hôi gây ngứa, dị ứng da.
  • Không tắm bé sau khi bé ăn no, nên tắm bé sau khi bú ít nhất 30 phút – 1 tiếng.
Tam-cho-tre-so-sinh-vao-mua-dong
Tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Kinh nghiệm tắm cho bé như thế nào cũng là một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông mà các mẹ mới sinh con hoặc sắp sinh em bé cần phải nắm rõ để yên tâm hơn khi nuôi con nhé.

Có nên tắm nắng cho bé vào mùa đông?

Trẻ mới sinh, sức đề kháng đang còn yếu, nhiều mẹ rất hạn chế cho bé ra ngoài vì sợ cảm lạnh. Tuy nhiên vào mùa đông khi bé được tắm nắng không những giúp bé có da dẻ hồng hào mà còn bổ sung vitamin D, giúp xương chắc khỏe, cứng cáp.

Mục đích của việc tắm nắng là bổ sung vitamin D để cơ thể có đủ vitamin D cho nhu cầu phát triển chiều cao, tập đi, tập chạy của bé. Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp canxi, đảm bảo bé phát triển chiều cao tốt và không bị thiếu canxi. Lượng vitamin D cần thiết cho trẻ từ sơ sinh là 400IU mỗi ngày.

Có nên tắm nắng cho bé vào mùa đông?

Mặc quần áo, dùng máy sưởi, điều hòa mùa đông cho bé như thế nào?

Đối với những ai lần đầu làm mẹ sẽ cảm thấy băn khoăn khi cảm nhận về nhiệt độ của trẻ, liệu con có cảm thấy nóng hay lạnh giống mình không? Điều này khiến nhiều cha mẹ không dám để con nằm một mình, thi thoảng lại phải quay sang sờ xem con có nóng, có lạnh không rồi lại điều chỉnh điều hòa, máy sưởi. Vậy, làm thế nào để đảm bảo con đã đủ ấm, đủ mát và có thể ngủ cả đêm?

Đầu tiên hãy luôn nhớ là bé luôn cảm thấy nóng hơn bạn nếu ở cùng một nhiệt độ và bé sẽ thoải mái hơn nếu ở nhiệt độ hơi lạnh một chút.
Khi đã để nhiệt độ phòng thích hợp ở mức trên, bố mẹ chỉ cần mặc cho bé một bộ quần áo dài tay là an tâm bé có thể ngủ ngon, chơi ngoan cả ngày. Bố mẹ không nên đắp chăn quá dày cho bé vì chăn có thể làm tăng nguy cơ tử vong đột ngột khi ngủ ở trẻ sơ sinh nếu chăn phủ lên mặt bé vì bé chưa biết đẩy chăn ra.

Khi đi ra ngoài hoặc trong những ngày không dùng điều hòa, lò sưởi, nguyên tắc mặc quần áo cho bé phù hợp là mặc nhiều hơn bố mẹ 1 lớp quần áo. Nếu bố mẹ cảm thấy rất mát, cởi trần cũng được thì chỉ nên mặc cho bé 1 bộ quần áo thoáng mát là được. Nếu bố mẹ mặc 3 lớp thì nên mặc cho bé 4 lớp. Lớp trong cùng nên là bộ body bó sát vào cơ thể, giữ ấm bụng cho bé. Các lớp ngoài cũng nên mỏng, nhẹ để dễ dàng vận động và cởi ra khi nóng.

Bố mẹ không nên mua những chiếc áo quá dày, quá ấm rồi mặc cho bé chỉ 1, 2 lớp sẽ khó điều chỉnh khi bị nóng và khó khăn khi vận động. Các bé thường rất dễ cảm thấy nóng khi bú hoặc khi vận động. Giữa các lớp quần áo nên rộng rãi, lỏng lẻo một chút để lớp không khí ở giữa giống như một lớp cách nhiệt, giúp bé ấm áp hơn. Bố mẹ cũng nên đội mũ, đeo bao chân hoặc tất chân cho bé khi ra ngoài, khi thời tiết lạnh. Nếu bạn dùng địu thì lớp địu đã là một lớp quần áo rồi, chưa kể thân nhiệt của mẹ sẽ ủ ấm bé nữa nên hãy cởi bớt đồ cho bé nhé.

Một lưu ý nhỏ nữa là những giờ đầu sau sinh, bé còn phải thích nghi với nhiệt độ môi trường mới và hệ thống điều hòa thân nhiệt của bé chưa hoạt động tốt nên phải mặc nhiều hơn người lớn 1, 2 lớp quần áo. Bố mẹ cũng nên đội mũ cho bé vì gần 25% lượng nhiệt mất đi từ cơ thể là qua vùng đầu của bé.

luu-y-khi-su-dung-lo-suoi-vao-mua-dong-cho-tre-so-sinh
Lưu ý khi sử dụng lò sưởi vào mùa đông cho trẻ sơ sinh

Khi nào bé sơ sinh có thể ra ngoài?

Không ít ông bà, bố mẹ muốn kiêng kị cho trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng. Tuy nhiên không có một giải thích nào về lý do tại sao không nên cho bé ra ngoài khi chưa đầy tháng.

Mặc dù việc ra ngoài trời khiến bé có thể tăng nguy cơ tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, virus từ những người khác có thể khiến bé có nguy cơ bị ốm vì các em bé hệ miễn dịch vẫn còn yếu nhưng việc ra ngoài trời có rất nhiều lợi ích như:

– Hít thở không khí trong lành
– Thay đổi không gian, mở rộng thế giới của bé
– Thư giãn cho cả mẹ và bé

Vì vậy, nếu bé sinh đủ tháng và hoàn toàn khỏe mạnh, sau khi sinh từ vài ngày đến 1 tuần, nếu điều kiện thời tiết phù hợp, bố mẹ có thể cho bé ra ngoài đi dạo hít thở không khí trong lành, từ vài phút tăng dần lên mỗi ngày.

Bé có cần nằm gối, đắp chăn, gối chặn, quây cũi?

Có thêm một em bé thật “phiền phức” vì riêng việc chuẩn bị khu vực ngủ của trẻ cũng không giống chúng ta. Nhiều mẹ nghĩ rằng mùa đông lạnh nên đắp chăn gối đầy đủ cho con. Tuy nhiên điều này có phải là cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông đúng cách không?

Nơi an toàn nhất để trẻ sơ sinh ngủ là trong một chiếc cũi an toàn. Một chiếc cũi an toàn là một chiếc cũi đáp ứng các tiêu chuẩn : không gối, không chăn dày, không có tấm phủ nặng, không đồ chơi mềm.

Tại sao trẻ sơ sinh nên hạn chế dùng gối?

Bố mẹ thường nghĩ có thêm một chiếc gối thì bé ngủ sẽ thoải mái hơn. Tuy nhiên, trẻ có thể ngủ ngon mà không cần đến gối, trẻ k hề khó chịu nếu k có gối nên bố mẹ k cần lo lắng phải chọn mua gối cho bé.

Hơn nữa, gối còn tiềm ẩn các rủi ro dẫn đến tử vong cho trẻ sơ sinh nếu gối đè lên mũi và miệng trẻ, hay trẻ quay sấp, nghiêng khiến gối chặn mũi và miệng trẻ khiến trẻ nghẹt thở. Khả năng vận động của trẻ sơ sinh thời kì này còn khá kém.

Tại sao không nên dùng chăn dày cho bé?

Trẻ có khả năng bị nghẹt thở khi chăn phủ lên mặt, bé không thể tự lấy chăn ra như người lớn được. Vì thế, để an toàn hơn, bố mẹ nên để nhiệt độ phòng thích hợp (16-22 độ), cho bé mặc quần áo vừa đủ ấm (1-2 lớp), có thể quấn bé, dùng túi ngủ để ngủ ngon hơn và đỡ lạnh hơn. Nếu dùng chăn, hãy chọn chăn mỏng, thưa sẽ an toàn hơn cho bé. Khi dùng chăn, người lớn phải thường xuyên để mắt tới bé.

Khi bé được khoảng 12 tháng trở đi, bạn có thể cho bé mang chăn, các loại gấu bông vào giường, cũi ngủ an toàn.

khong-nen-dap-chan-day-cho-be-trong-luc-ngu
Không nên đắp chăn dày cho bé trong lúc ngủ.

Khi nào cần đánh thức bé dậy để bú

Những em bé sơ sinh thường bú rất nhiều và ngủ cũng rất nhiều. Có những lúc bé ngủ có vẻ ngon quá nhưng quá lâu rồi, liệu có nên đánh thức bé dậy để bú không? Đêm bé ngủ xuyên đêm không bú đêm, liệu có nên đánh thức bé dậy để bú đêm không?

Rất nhiều trẻ sơ sinh sẽ ngủ rất nhiều trong những ngày đầu, tuần đầu và không thể hiện dấu hiệu đói thường xuyên khi chúng cần bú. Những em bé sơ sinh trong vòng 1 tháng đầu cần được cho bú bất cứ khi nào có dấu hiệu đói nhưng ít nhất là cách 2 giờ vào buổi ngày và cách 4 giờ vào buổi đêm, từ 8-12 cữ trong vòng 24 tiếng một ngày.

– Dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất bé, 2 tuần đầu kích cỡ chỉ tương đương 1 quả bóng bàn và bé sẽ tiêu hóa thức ăn rất nhanh, khoảng 90 phút sau khi bú là bé đã tiêu hóa xong sữa mẹ rồi.

– Trong những tuần đầu đời, bé có thể ngủ rất nhiều, rất buồn ngủ nên không nhận ra và thể hiện rõ những dấu hiệu đói bụng và cần bú của mình.

– Bé cần tăng cân và bạn cũng cần cho con bú thường xuyên để tăng lượng sữa của mình

Sau khoảng 1 tháng đầu tiên, nếu bé thể hiện tăng trưởng cân nặng tốt (tăng ít nhất 133 gram mỗi tuần với trẻ dưới 4 tháng), bạn có thể dừng đánh thức bé dậy để cho bú và để bé tự quyết định chu kì ăn ngủ của mình.

Trên đây là một số chia sẻ về cách chăm sóc trẻ vào mùa đông của KidsPlaza, hy vọng các mẹ cảm thấy hữu ích khi áp dụng vào chăm sóc cho bé nhà mình nhé!

Mẹ cần lưu ý điều gì khi mặc đồ sơ sinh cho bé?

Trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng manh, nhạy cảm nên khi mặc phải những bộ đồ sơ sinh kém chất lượng hoặc không phù hợp sẽ mang đến cảm giác khó chịu, khiến bé bị đau và quấy khóc. Nguy hiểm hơn khi đồ sơ sinh không được giặt đúng cách cũng chính là nguyên nhân gây nên các bệnh ngoài da. Chính bởi vậy, kinh nghiệm chọn đồ hay cách bảo quản đồ sơ sinh cho bé rất quan trọng để bước đầu bảo vệ sức khỏe cho con.

Kinh nghiệm lựa chọn quần áo sơ sinh giúp bé mặc thoải mái

Mẹ nên chọn những bộ quần áo, tất tay, tất chân có chất liệu vải mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, tạo thoáng mát dễ chịu cho làn da nhạy cảm của con. Một số chất vải đồ sơ sinh chúng ta có thể chọn như vải cotton, vải sợi tre, vải lanh. Tuyệt đối không nên lựa chọn các loại vải pha tạp chất độc hại, vải sợi hóa học bởi những chất liệu này không có khả năng thấm hút mồ hôi gây cảm giác khó chịu, tạo điều kiện thuận lợi để rôm sảy phát triển. Hơn nữa khi mồ hôi không được thấm hút sẽ còn dẫn đến tình trạng viêm phổi ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó mẹ nên ưu tiên chọn những bộ quần áo sơ sinh có màu sắc nhẹ nhàng, không bị nhuộm màu hóa học. Trong quá trình giặt màu vải bị phai ra không những làm mất đi giá trị thẩm mỹ trong từng bộ đồ sơ sinh cho bé mà còn ảnh hưởng đến làn da của con.

Vào mùa đông, để giữ ấm cơ thể cho con, chúng ta có thể chọn những bộ đồ được sản xuất từ chất vải nỉ, vải cotton, hạn chế cho bé mặc đồ bằng sợi len, bằng bông. Các sợi chỉ vô tình bung ra sẽ làm vướng vào ngón tay, ngón chân của bé hoăc rơi vào miệng khi bé cắn tay, ngậm tay.

Ngoài ra cha mẹ cũng cần lựa chọn loại nước xả phù hợp bởi hiện nay có rất nhiều loại giặt xả pha nhiều hỗn hợp gây dị ứng lên da bé. Có nhiều loại nước giặt xả cho bé an toàn, được đại đa số các mẹ lựa chọn như Dnee, Kodomo, Arau baby.

Lưu ý khi mặc đồ sơ sinh cho bé

Khi mặc đồ cho trẻ sơ sinh các mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau để đảm bảo sức khỏe cho con:

Không mặc nhiều quần áo cho bé cùng lúc

Cha mẹ không nên mặc quá nhiều đồ sơ sinh cho con yêu nhà mình bởi thân nhiệt của bé thường cao hơn so với thân nhiệt người lớn. Nếu mặc quá nhiều đồ sẽ khiến cho thân nhiệt tăng cao, gây ra các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Khi thời tiết lạnh thì nên tăng nhiệt độ trong phòng thay vì mặc nhiều đồ.

Không nên mặc đồ quá bó sát, bởi khi mặc đồ bò sát bé sẽ khó vận động, không cảm thoái, gây cảm giác khó chịu, quấy khóc.

Nên lựa chọn những bộ body liền co giãn với màu sắc tươi tắn để tránh cho bé bị lạnh bụng và thêm phần đáng yêu hơn.

Những điều nhỏ nhất khi mặc đồ và chọn đồ sơ sinh cho bé không những giúp bé cảm thấy thoải mái khi vui chơi, cử động tay chân mà còn bảo vệ sức khỏe con yêu được tốt nhất.

Máy hút sữa điện đôi tiện lợi cho các bà mẹ bỉm sữa

0

Cuộc sống hiện đại ngày nay, thay vì phải dùng tay để nặn sữa như các bà các mẹ ngày xưa, mẹ bỉm có lựa chọn đơn giản hơn cũng như hợp vệ sinh hơn, đó là sử dụng máy hút sữa điện đôi. Mặc dù là máy chạy bằng điện hay cầm tay, máy hút sữa vẫn có nhiều công dụng hữu ích đáng kể cho người sử dụng.

Máy hút sữa điện đôi loại nào tốt nhất hiện nay?

Các mẹ chọn máy hút sữa điện đôi có thể dựa trên rất nhiều tiêu chí như thiết kế, công dụng, giá thành hoặc chỉ đơn giản vì thích sản phẩm đó, nhưng mẹ đừng quên, máy hút sữa là đồ dùng không chỉ liên quan tới mẹ mà còn tới bé.

máy hút sữa đôi

Chính vì vậy, mẹ cần lựa chọn máy vắt sữa trên những lợi ích cụ thể dành cho trẻ và bản thân. Cụ thể hơn là mẹ hãy chọn những loại máy có chức năng kích sữa hiệu quả, chống tắc tia sữa, giữ thẩm mỹ bầu ngực, máy chạy êm, không gây ồn, có nhiều chức năng hút sữa để mẹ luôn cảm thấy thoải mái mỗi khi hút sữa.

Thêm nữa, nên chọn máy hút sữa loại nào tốt nhất hiện nay không thể bỏ qua những tiêu chuẩn an toàn về bình sữa, về các tiêu chí để bảo vệ và giữ an toàn cho sữa mẹ khi được hút ra và bảo quản trong bình.

máy hút sữa đôi

Các mẫu bình sữa điện đôi hot nhất hiện nay

Khi bé chào đời, một trong những nỗi lo lớn nhất của mẹ chính là làm thế nào để kích sữa nhanh về và thật nhiều để bé luôn đảm bảo được sử dụng đầy đủ nguồn sữa mẹ trong quá trình phát triển mỗi ngày. Sử dụng máy hút sữa điện đôi sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian hút nhanh hơn gấp 2 lần so với máy hút đơn và kích thích sữa mẹ hiệu quả.

  • Máy hút sữa Unimom Forte UM880113
  • Máy hút sữa đôi Unimom Minuet UM871692
  • máy hút sữa medela đôi Swing Maxi
  • Máy hút sữa  Neva Mamago
  • Máy hút sữa Dynamic Sport Mother-V KR-100
  • Máy hút sữa cảm ứng Neva Premium Mamago

Địa chỉ mua máy hút sữa đôi giá rẻ chính hãng

Kids Plaza – hệ thống siêu thị mẹ và bé với gần 100 cửa hàng trên toàn quốc. Chuyên cung cấp các loại máy hút sữa điện đôi, đơn chính hãng…và hàng ngàn sản phẩm cho mẹ và bé giá rẻ nhất thị trường.

Địa chỉ trụ sở Hà Nội: Tầng 4, CT2 – C14 Bắc Hà, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: (024) 7300 0088 – Email: [email protected]

Hotline: 18006608 (miễn phí)

Website: www.kidsplaza.vn

>>> Xem thêm: Mua máy hút sữa bằng tay loại nào tốt nhất

Mua đồ cho mẹ sau sinh nên mua những gì?

0

“Mua đồ cho mẹ sau sinh” là chủ đề được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Sau khi sinh xong cơ thể mẹ thay đổi nhiều về cơ thể, sức khỏe, phong cách,…chính vì vậy mẹ cần bổ sung một số đồ dùng khác để đi làm cho phù hợp, cho con bú. Trong bài viết này dososinhtrongoi sẽ giới thiệu đến các mẹ 10 món đồ cần thiết mà mẹ nào cũng cần đến sau sinh.

Những đồ dùng cần thiết cho mẹ sau sinh

1. Quần áo sau sinh

Sau khi sinh xong, đa số các mẹ sẽ gặp vấn đề về cân nặng như tăng cân mất kiểm soát, bụng nhiều mỡ thừa,..Điều này làm cho mẹ không còn mặc vừa những bộ quần áo trước kia, mẹ phải mua đồ mới để mặc ra ngoài hoặc chỉ là để tiện lợi hơn khi cho con bú.

Quần áo cho mẹ sau sinh là đồ dùng được các mẹ quan tâm tìm hiểu nhiều bởi vì đây không những là nhu cầu thiết yếu của mọi người mà còn là nhu cầu làm đẹp, “tút tát” lại nhan sắc sau sinh.

Khi mua quần áo sau sinh chúng ta nên chọn những bộ có size rộng rãi, mặc thoáng mát để tránh các bệnh ngoài da khi da bị dị ứng và tiện lợi cho con bú. Nếu sinh vào mùa hè, thì mẹ nên chọn những bộ quần áo bằng vải lanh hoặc cotton sẽ thấm hút mồ hôi.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu quần áo đẹp dành cho các mẹ bầu trước và sau sinh có thể mặc được. Mẹ cần có ít nhất 2 bộ dài, 2 bộ cộc để mặc thay đổi nhé.

2. Bỉm cho mẹ sau sinh

Sau khi xuống giường đẻ, sản dịch của mẹ ra khá nhiều trong 5 ngày đầu. Dùng bỉm sẽ giúp cho mẹ cảm thấy yên tâm và luôn được khô ráo, sạch sẽ. Mẹ có thể mua bỉm caryn dùng khi mới sinh bé xong. Đây là mẫu bỉm dán tiện lợi cho mẹ để mặc vào cởi ra tránh không làm đau vết mổ hoặc vết rạch.

3. Băng vệ sinh mama

Cùng với bỉm thì băng vệ sinh cũng cần thiết không kém. Vì sản dịch thường phải 1 tuần – 2 tuần mới hết nên băng vệ sinh mama chuyên dụng mẹ cần chuẩn bị sẵn một bịch. Băng vệ sinh dùng cho những ngày sau khi sản dịch ngày càng ít dần. Ưu điểm của loại băng vệ sinh này đó là tạo sự thoáng mát, dễ chịu cho mẹ khi mặc.

mua-do-cho-me-sau-sinh-nen-mua-nhung-gi
Băng vệ sinh dành cho mẹ sau sinh

4. Quần lót giấy

Những vết mổ, vết rạch sau khi sinh sẽ rất dễ bị nhiễm trùng nếu mẹ không cẩn thận trong việc mặc đồ, chính vì vậy chọn chất liệu quần lót cũng vô cùng quan trọng.

Việc sử dụng quần lót giấy mặc 1 lần rất tiện, nhất là khi bạn đi viện và sau sinh những ngày đầu sản dịch ra nhiều, thì mẹ có thể mặc 1 lần rồi vứt đi. Chúng ta không nên mặc quần vải đã giặt rồi mặc lại vì xà phòng hoặc sản dịch không sạch sẽ làm tổn thương vết mổ.

5. Dung dịch vệ sinh phụ nữ

Dung dịch vệ sinh phụ nữ dùng cho bà bầu giúp vệ sinh sạch sẽ vùng kín, ngăn không cho vi khuẩn có điều kiện hoạt động, phát triển. Và điều quan trọng là các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ dành cho bà bầu giúp mẹ ngăn ngừa các bệnh phụ khoa rất hiệu quả.

dung-dich-ve-sinh-cho-me-bim-sua
Dung dịch vệ sinh cho mẹ bỉm sữa

6. Miếng lót thấm sữa.

1 ngày sau khi sinh xong, sữa mẹ về và khi quá căng sẽ bị chảy ra. Nếu không thấm hút kịp thời sữa gây hôi và khó chịu đối với mẹ.

Với những mẹ sữa nhiều thì việc sử dụng miếng lót thấm sữa sẽ giúp mẹ thấm hút lượng sữa bị chảy ra, giúp cho áo không bị ướt đồng thời mang loại sử thoải mái cho các mẹ. Các miếng lót thấm sữa được thiết kế dạng vòng được áo ngực giữ chặt và vừa vặn với bầu vú.

7. Gen nịt bụng

Sau khi sinh, các mẹ sẽ mất tự tin với vòng 2 đầy mỡ thừa của mình. Gen nịt bụng hỗ trợ mẹ giảm mỡ bụng, thon gọn vòng 2 khi không có điều kiện tập luyện nhiều. Với những mẹ sinh thường thì sau khoảng 1 tháng có thể gen bụng, còn những mẹ sinh mổ thì 3,4 tháng sau sinh mới nên gen bụng nhé!

den-nit-bung-sau-sinh
Gen nịt bụng sau sinh

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chi tiết cách dùng gen nịt bụng sau sinh cho mẹ

8. Áo cho con bú

Bé sơ sinh bú nhiều lần trong ngày, chính vì vậy mẹ nên chuẩn bị áo cho con bú sẽ tiện lợi hơn. Mẫu áo này có cúc bấm phần bầu ngực phù hợp cho mẹ sau sinh tay đang yếu hoặc tay còn lại phải đỡ con. Áo cho con bú cũng tiện lợi cho mẹ khi cho con ti ở nơi đông người. Đây chính là đồ dùng cần thiết nằm trong danh sách mua đồ cho mẹ sau sinh.

9. Bông tai, tất chân

Bông tai, tất chân giúp mẹ cản gió độc, mẹ có thể thay bông tai bạc bằng lắc chân bạc. Còn không nên sử dụng lắc tay hoặc vòng cổ vì sẽ gây vướng trong khi cho con bú.

10. Máy hút sữa

Máy hút sữa Kids Plaza là sản phẩm hỗ trợ cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé toàn diện nhất. Với những mẹ bị tắc sữa sau sinh, căng tức ngực, núm vú bị nứt… chiếc máy này sẽ rất hữu dụng.

Với chiếc máy này, mẹ có thể hút sữa một cách thoải mái tại nhà, cơ quan hoặc bất cứ đâu. Máy hút sữa có thể dễ dàng điều chỉnh được lực hút, dễ tháo lắp, sử dụng, bảo quản và vệ sinh.

Trên đây là 10 món đồ cần thiết dành cho các mẹ sau sinh có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp mẹ đỡ lăn tăn suy nghĩ nên mua gì cho mình sau sinh.

Tin liên quan:

10 “thói quen xấu” nhưng lại biểu hiện bé thông minh từ nhỏ

Trẻ nhỏ có nhiều thói quen xấu mà bố mẹ cảm thấy mất vệ sinh hoặc gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Trong khi vui chơi hoặc ăn uống chắc hẳn các ông bố bà mẹ đều đã chứng kiến những thói quen xấu của trẻ. Nhưng mọi người hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết được rằng những thói quen này lại là những biểu hiện của việc trẻ trở nên thông minh hơn. Hãy cùng tìm hiểu những thói quen này là gì nhé!

Bé thích ngậm ngón tay trong vòng 1 tuổi

Đây được xem như là một vấn đề phổ biến đối với tất cả các bé tuy nhiên đối với các mẹ thì trẻ ngậm tay rất mất vệ sinh. Tay của bé trong khi vui chơi, hoạt động phải tiếp xúc rất nhiều đồ vật chứa nhiều vi khuẩn. Chính vì vậy điều này có thế làm cho bé mắc các bệnh về đường ruột, mắc các bệnh giun sán.

Trên thực tế, khi bé cắn, ngậm tay não bộ của bé đang suy nghĩ rất nhanh. Vấn đề đặt ra ở đây đó là các mẹ nên giúp bé vệ sinh tay luôn sạch sẽ. Hoặc mẹ có thể chuẩn bị cho bé các loại đồ chơi cắn răng ngậm nướu dành cho các bé sơ sinh đến 1 tuổi. Bé ngậm các đồ dùng này dễ dàng vệ sinh và lại an toàn hơn với sức khỏe của bé.

Bé lấy đồ cho vào miệng (giai đoạn 4 tháng tuổi – 2 tuổi)

Từ 4 tháng tuổi, bé có thói quen lấy bất cứ thứ gì trong tầm mắt  và cho vào miệng. Điều này cũng có thể bé đang mọc răng hoặc bắt chước hành động của người lớn. Bé đã có thể cầm nắm, tò mò về tính chất của các đồ vật, hương vị của món ăn như thế nào.

Trong trường hợp này bố mẹ nên để mắt thường xuyên đến bé, không nên để đồ vật có kích thước quá nhỏ như đồng xu, viên bi, hạt vòng,…gần bé vì vô tình bé nhặt bỏ vào miệng gây hóc, rất nguy hiểm.

Bé hay cho đồ vào miệng có tốt không?

Thích bốc thức ăn bằng tay (Giai đoạn 5 tháng – 1 tuổi)

Khoảng thời gian này là khởi đầu của việc bổ sung thực phẩm cho bé nên bé đặc biệt nhạy cảm với thức ăn. Bé thích lấy thức ăn bằng tay và thích “nghịch” đồ ăn. Đây là sự tự nhận thức của bé hay cũng chính là giai đoạn nhạy cảm đầu tiên khi trẻ tự ý thức.

Khi thấy con bốc thức ăn, bố mẹ sẽ ngăn cản vì rất mất vệ sinh lại làm lãng phí thức ăn rơi vãi ra ngoài. Tuy nhiên đây là giai đoạn lý tưởng để mẹ cho bé học cách tự lập. Tự tay bốc thức ăn sẽ giúp bé tăng được sự hứng thú khi ăn uống, rèn luyện kỹ năng sử dụng tay và cảm nhận được hương vị món ăn ngon miệng hơn.

Đến giờ ăn, bố mẹ nên cho bé dùng bữa với gia đình nhưng cho bé ngồi ăn ghế riêng. Tối giản đồ dùng ăn uống của bé, chỉ cung cấp cho bé 1 chiếc bát, thìa, yếm, rửa tay sạch cho bé trước ăn cơm, không nên cho nhiều canh vào trong thực đơn của bé vì bé nghịch sẽ mất vệ sinh

Bé hay la hét

Khi bé đến tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7 là thời kỳ quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của bé. Đặc biệt khi bé cảm thấy cô đơn, đói bụng và muốn ngủ, bé sẽ dùng tiếng la hét của mình để “yêu cầu” cha mẹ quan tâm hơn. Và những gì cha mẹ cần làm lúc này đó chính là tích cực đáp ứng với cảm xúc của bé như ôm ấp vỗ về hay nói chuyện cùng bé…

Bé hay la hét không hẳn là “thói quen xấu”

Bé thích xé giấy (Giai đoạn 6 tháng – 1 tuổi)

Ở giai đoạn này, mẹ sẽ thấy các bé đặc biệt thích xé giấy, bất cứ ngồi chơi trên giường, sofa hay mặt đất, chỉ cần có quyển sách bên cạnh bé sẽ dùng tay hoặc răng xé giấy. Và việc xé giấy này cho thấy được sự phát triển, khả năng vận động tốt ở trẻ đặc biệt là sự phát triển của vùng não trẻ. Cha mẹ có thể chuẩn bị giấy bằng các vật liệu khác nhau, chơi trò chơi xé giấy với bé và có ý thức giúp bé phát triển trí tưởng tượng của mình.

Bé thích ném đồ

Bé ném đồ chơi, ném mọi đồ vật trong nhà…và nhiều bố mẹ cho rằng đây chắc chắn là thói quen xấu ở trẻ cần phải khắc phục ngay để không gây nguy hiểm cho chính bé và những người xung quanh. Trên thực tế, khi ném đồ sẽ giúp bé củng cố được sự hiểu biết về các đồ vật, môi trường xung quanh. Điều này giúp bé rèn luyện được khả năng phối hợp tay và mắt, bé sớm phát triển nhiều nhận thức, kỹ năng trong tương lai.

Trẻ không thích chia sẻ đồ với người khác

Không ít bố mẹ luôn dạy bé phải chia sẻ đồ chơi, thức ăn của mình với người khác để dạy con biết sẻ chia, yêu thương, không được ích kỷ chỉ giữ riêng mình. Tuy nhiên đây là những nhận thức của trẻ nhỏ về quyền sở hữu của mình. Từ đó dần dần bé tự phân biệt được sự khác nhau giữa mình với người khác và biết đâu là đồ của mình và có trách nhiệm với những thứ thuộc về bé.

Trẻ thích nghịch nước

Hầu hết đứa trẻ nào cũng thích nghịch nước, bé sẽ kéo dài thời gian tắm hoặc nghịch nước trong cốc, bát ăn cơm. Bên cạnh đó bé học cách mở vòi nước, nghịch mọi thứ liên quan đến nước. Chính vì vậy trẻ rất thích thả các con vịt nhựa, bóng nhựa,…vào chậu nước để cho chúng nổi lên.

Nếu nghịch nước quá lâu bé dễ bị cảm lạnh và rất mất vệ sinh. Trường hợp này bố mẹ có thể nghịch cùng con, hạn chế thời gian cho con nghịch với nước. Đồ chơi nước sẽ tăng sự thích thú và sáng tạo của bé trong khi tắm, khi chơi.

Thích nghịch nước là biểu hiện của đứa trẻ năng động.

Trẻ vẽ khắp nhà (1-2 tuổi)

Vẽ tranh là hoạt động nghệ thuật giúp vé thể hiện được trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo của mình. Những hình vẽ vụng về, nguệch ngoạc của con chính là những gì bé được nhìn thấy và ghi nhớ lại bằng các nét vẽ của mình. Các hình vẽ đơn giản chủ yếu là hình ông mặt trời, ô tô, ngôi nhà nhưng lại làm cho bé cảm thấy vô cùng thích thú và tự hào.

Nếu con thích vẽ trên những mặt bằng có diện tích lớn, bố mẹ có thể mua bảng học, bảng giấy, vẽ hình cùng con để bé không ngừng sáng tạo và khám phá thêm nhiều điều thú vị.

Trẻ gỡ tung các thứ đồ

Các bé trai từ 2 tuổi trở lên rất “nghịch”, thích tháo hết đồ chơi, điều khiển để lấy pin, tò mò xem có gì ở bên trong. Điều này giúp bé khám phá được nhiều điều, tốt cho sự quan sát và khả năng nhận thức của bé.

Để con thỏa sức sáng tạo, không cần phải lục tung mọi đồ dùng trong gia đình, bố mẹ có thể mua đồ chơi mô hình, đồ chơi lắp ghép cho con như ô tô, đồ chơi lego,…Tính chất của các đồ chơi này vừa giúp bé tập trung vừa giúp bé thông minh hơn.

10 thói quen xấu của trẻ mà chúng tôi giới thiệu ở trên hầu hết đều xuất hiện ở các bé thông minh, năng động, chính vì vậy bố mẹ cứ yên tâm cho trẻ khám phá những gì mà con muốn nhé!

Tin liên quan: 

Bình sữa Comotomo có đun được không?

Đun bình sữa Comotomo có thể được hiểu đó chính là cho vào nước đun sôi hoặc là cho vào lò vi sóng với nhiệt độ cao để tiệt trùng bình sữa. Và dưới đây là những hướng dẫn về cách vệ sinh bình sữa Comotomo mà mẹ có thể tham khảo để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Tiệt trùng bình sữa Comotomo trong lò vi sóng

Phương pháp tiệt trùng bình sữa Comotomo trong lò vi sóng thường được các mẹ thực hành do cách làm này khá là đơn giản và tiết kiệm thời gian. Thường thi đối với chất liệu Silicon của bình sữa Comotomo có thể chịu được nhiệt độ tối đa từ 120 độ C tương đương với 248 độ F , chính vì vậy khi tiệt trùng trong lò vi sóng các mẹ có thể để bình sữa trong khoảng từ 15 đến 20 phút.

Lưu ý: Nên đựng bình sữa trong một vật trung gian chứ không nên cho bình sữa tiếp xúc trực tiếp với thanh chắn trên lò vi sóng bởi như thế khiến cho bình sữa Comotomo sẽ bị biến dạng.

Tiệt trùng bình sữa Comotomo bằng phương pháp đun sôi

Các mẹ hãy sử dụng đun một nồi nước sôi và có thể úp một cái bát hoặc một vật bên dưới đặt bình sữa Comotomo lên trên xông hơi cho bình khoảng 20-25 phút . Tuy mất nhiều thời gian hơn nhưng cách làm này lại có hiệu quả tương đối tốt cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Ngoài ra các mẹ có thể vệ sinh bình sữa Comotomo cho bé với máy tiệt trùng bình sữa.

cach-ve-sinh-binh-sua-comotomo
Cách vệ sinh bình sữa Comotomo

Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc bình sữa Comotomo có đun được không cũng như giúp mẹ biết cách tiệt trùng bình sữa đơn giản mà hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu.

=>> Bài tiếp theo: Top 3 bình sữa cho bé dao động trong khoảng 200k với chất lượng trên cả tuyệt vời

Kinh nghiệm mua địu cho bé từ các mẹ bỉm sữa

Địu em bé là dụng cụ hỗ trợ mẹ và bé ra ngoài không thể thiếu của các gia đình có con nhỏ. Trên thị trường hiện nay địu em bé rất đa dạng lại càng làm cho mẹ thấy “đau đầu” hơn khi chọn mẫu địu phù hợp với điều kiện sử dụng mà lại vừa túi tiền. 

Chia sẻ của các mẹ về kinh nghiệm mua địu cho bé

Chị Thanh ở Hà Nội chia sẻ” Bé nhà em được 4 tháng rùi, suốt ngày đòi bế ngồi quay ra ngoài hóng hớt, mà đã bế là không cho ngồi, phải đứng cơ. Em đang muốn mua địu ngồi cho em bé nhưng nhiều loại quá, không biết nên chọn loại nào cho bé đây ạ”

Trên thực tế hiện nay cũng khá nhiều mẹ bỉm như chị Thanh khi mới sinh con đầu lòng, không có kinh nghiệm và lăn tăn chọn giữa loại địu có đỡ đầu và đỡ cổ cho con.

kinh nghiệm mua địu cho bé

Mình cũng mất một thời gian để ngâm cứu mấy trang web của nước ngoài, thấy mọi người khen mấy loại như địu Baby Carrier, Combi … mà bán ở Việt Nam giá cũng tầm trung. Đặc điểm chung của các loại địu là trông rất chắn chắn, có đỡ cổ và vai bé, dùng cho cả trẻ sơ sinh, có loại dùng 1 năm, có loại đến tận 3 tuổi.

Tuy nhiên loại được khen nhất gần đây mình thấy đó là thương hiệu địu em bé Mamago của Việt Nam, hãng độc quyền của Kids Plaza được làm hoàn toàn bằng chất liệu vải cao cấp, giá tính ra tiền chỉ khoảng trên 400 – 800k một chiếc thôi. Cái loại bằng vải này nghe nói là hợp với cả các bé dưới 1 tuổi, trên 1 tuổi tùy loại.

Kinh nghiệm mua địu cho bé

Theo tư vấn của một chị cùng cơ quan thì có nói rằng lúc bé dưới 3-4 tháng không nên dùng địu, mà mình cũng hiếm khi cho con ra ngoài nên cũng đợi sau 4 tháng mới mua. Lúc này chỉ cần mua loại địu bẳng vải mềm đỡ lưng, địu con úp vào phía người mình.

Sau 6 tháng bé thật cứng cáp mới địu quay mặt ra ngoài. Lúc đó bé cũng cứng rồi nên không cần loại đỡ cổ và lưng nữa. Chọn địu ngồi cho bé là hợp lý nhất rồi. Nhưng mình vẫn thích kiểu địu 4 tư thế cho bé Mamago trông rất đáng yêu và chắn bé sẽ thích, nhất là trong mùa đông.

Theo ý kiến cá nhân mình thấy nên mua địu cho bé tại Kids Plaza, bên này phát triển đến nay đã có hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc kể cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Chắc chắn sản phẩm phải uy tín nên mới tồn tại đến hơn 10 năm các mẹ nhỉ.

Em chia sẻ đến đây thôi, các mẹ có thắc mắc gì cứ để lại bình luận em sẽ chia sẻ thêm các kiến thức về kinh nghiệm mua địu cho bé tới các mẹ nhé. Cảm ơn các mẹ đã quan tâm.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về địu trẻ em Mamago trên báo giadinh.net ở đây nhé: Địu trẻ em Mamago: Mẹ thoải mái, Bé an toàn – Kids Plaza

Địu em bé nào tốt? Nên mua địu em bé ở đâu?

Đai địu em bé là một trong những dụng cụ khá quen thuộc được các mẹ bỉm sữa sử dụng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu đai địu em bé cho các mẹ lựa chọn từ hàng cao cấp đến hàng tầm trung, từ hàng nhập khẩu đến hàng nội địa…Tuy nhiên các mẹ vẫn không thể biết được địu em bé nào tốt và nên mua sản phẩm ở đâu để hưởng được mức giá hợp lý nhất.

Các tiêu chí đánh giá đai địu em bé

Mẫu mã thiết kế

Thực chất các mẫu đai địu em bé  khá đa dạng về mẫu mã và thiết kế. Từ đai địu ngồi, đến đai địu vải, đai địu 4 tư thế, đai địu 8 tư thế…Tuy nhiên dựa vào cân nặng và chiều cao của bé để chúng ta có thể chọn kích thước địu phù hợp với bé nhà mình nhất.

Kiza – địu em bé tốt nhất hiện nay.

Hiện nay để mang lại sự tiện lợi cho mẹ và bé, địu em bé còn được thiết kế chỗ ngồi, khoang chứa đồ, đai địu có nhiều nấc chỉnh sửa. Mẹ có thể tham khảo mẫu địu Kiza được sản xuất tại Việt Nam với kiểu dáng sang trọng, lạ mắt, thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của các mẹ đấy ạ!

Địu em bé Kiza đã được tối ưu hóa khâu sản xuất nhằm tiết kiệm và giảm chi phí, giá thành sản phẩm hiệu quả. Đây là mẫu địu nổi bật về giá trị thẩm mỹ, kiểu dáng và công dụng, giúp các mẹ yên tâm hơn khi chọn địu cho con ra ngoài.

Chất lượng sản phẩm

Địu em bé nào tốt?” là nỗi lo lắng của các mẹ khi chưa chọn được cho bé một loại địu tốt nhất. Mẫu mã của địu ảnh hưởng lớn đến dáng cột sống, dáng chân, mông ngồi của bé. Chính vì vậy mẹ nên đầu tư thêm ít tiền để ưu tiên mua loại địu tốt, bé cũng sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi phải ngồi địu lâu.

Một số sản phẩm địu em bé được nhiều bố mẹ yêu thích sử dụng mẹ có thể tham khảo như: địu ngồi Aimama, địu Ergo Baby 360, địu Farlin, địu trẻ em i-Angel Denim….

Mức giá

Tất nhiên mức giá cũng là một trong những tiêu chí để mẹ quyết định có nên mua địu này, địu kia hay không. Tùy vào các chức năng của địu, sản phẩm trên thị trường hiện nay có mức giá dao động từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng. Các mặt hàng địu có thương hiệu nước ngoài sẽ cao hơn giá địu trong nước tuy nhiên tâm lý sử dụng hàng ngoại bao giờ cũng làm cho các mẹ yên tâm hơn. 

Thương hiệu

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, thương hiệu địu em bé Kiza được rất nhiều khách hàng đánh giá cao. Đây là thương hiệu uy tín, chất lượng sản phẩm được kiểm duyệt kỹ càng trước khi cung cấp đến khách hàng. Mẹ có thể tham khảo mẫu mã, giá cả sản phẩm tại cửa hàng mẹ và bé KidsPlaza.

đai địu em bé hàng Việt Nam

Mua đai địu em bé ở đâu uy tín?

Kids Plaza – hệ thống siêu thị mẹ và bé lớn nhất miền Bắc với hệ thống hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc. Các loại đai địu em bé hàng Việt Nam tại Kids Plaza đều đảm bảo chất lượng cao, giá cả phải chăng tới khách hàng.

Không chỉ cung cấp các mẫu đai địu em bé trong nước mà ngay cả hàng ngoại nhập với đầy đủ mẫu mã cũng được Kids Plaza nhập khẩu chính hãng để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng. 

Tin liên quan:

Bé tăng cân chậm mẹ phải làm gì để cải thiện cân nặng cho con?

Bé tăng cân chậm là điều mà nhiều bà mẹ bỉm sữa khá lo lắng khi chăm sóc con. Cân nặng không cân đối với chiều cao, độ tuổi của bé sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng miễn dịch, sức khỏe, trí thông minh của bé. Vậy mẹ cần phải làm gì để đảm bảo cân nặng của con tăng đều, bé thông minh, khỏe mạnh?

Nguyên nhân bé tăng cân chậm mẹ nên biết

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé: dinh dưỡng, môi trường sống, gen di truyền, hình thức ăn uống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố này nhé!

Chưa được đảm bảo nguồn dinh dưỡng

Nguồn dinh dưỡng chính nuôi trẻ sơ sinh được lấy từ sữa mẹ. Để bé có thể tăng cân đều trong những tháng đầu, mẹ cần cung cấp đầy đủ chất béo, chất xơ, khoáng chất, tinh bột….có trong thức ăn của mình. Tuy nhiên nếu bé bú không đúng cách hoặc giờ giấc ti sữa không hợp lý cũng làm cho cơ thể không hấp thu các dưỡng chất một cách hiệu quả nhất.

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi sữa mẹ quá ít, không đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của bé, nguồn năng lượng bị hao hụt. Điều này làm cho cân nặng của bé bị đi xuống và càng không đảm bảo được sức khỏe của con.

Trường hợp sữa mẹ không đáp ứng được nguồn dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho con, chúng ta nên cho bé sử dụng thêm sữa ngoài để bổ sung dưỡng chất. Mẹ có thể tham khảo dòng sữa Blackmores số 1 dành cho bé từ 0-6 tháng.

Đây là sản phẩm giúp bé tăng cân vô cùng hiệu quả, gồm 25 loại vitamin khác nhau, hỗ trợ bé tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp đầy đủ chất xơ, khoáng chất,….cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Nguyên nhân bé tăng cân chậm là gì?

Bé gặp vấn đề về sức khỏe

Hệ tiêu hóa của bé làm việc không bình thường, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng chưa được đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho bé tăng cân chậm.

Hiện nay ở trẻ sơ sinh thường mắc một số bệnh như bệnh vàng da, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa.

Bệnh vàng da: Căn bệnh này khiến cho bé buồn ngủ, ngủ nhiều và rất lười ăn. Khi bé không có thời gian để hoạt động nhiều (chỉ dành cho việc ngủ) sẽ làm cho hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả, sữa cũng không được chuyển hóa hoàn toàn thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Trào ngược dạ dày: Hiện tượng bé bú sữa vào nhưng lại nôn ngược trở lại. Điều này không những làm cho bé mất đi một lượng sữa có trong dạ dày mà các axit tiêu hóa từ dạ dày trào lên cổ họng và thực quản, khiến bé cảm thấy khó chịu và lười bú.

Bên cạnh đó ở một số trẻ cũng hay mắc phải các căn bệnh như bệnh tim thiếu máu, phổi, rối loạn chuyển hóa thức ăn, mẹ nên chú ý đến biểu hiện ở đôi mắt, miệng của con.

Bé chậm tăng cân xuất hiện các biến chứng gì?

Hệ miễn dịch suy giảm

Bé chậm tăng cân làm cho hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể bé dễ bị nhiễm các loại vi rút gây bệnh, khi chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến cho bé dễ bị cảm lạnh, ốm vặt, ho, sốt,…Mẹ sẽ cảm thấy vô cùng nóng ruột và lo lắng khi con ốm yếu thường xuyên, làm giảm quá trình phát triển ở bé.

Chậm tăng cân làm cho hệ miễn dịch của bé suy giảm.

Suy dinh dưỡng

Bé suy dinh dưỡng khó hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn, từ đó các kỹ năng cơ bản như đạp chân, cầm nắm đồ vật ở bé cũng xuất hiện muộn hơn.

Cấu trúc cơ yếu

Xương khớp chậm phát triển, cơ yếu làm cho các mốc phát triển ở bé bị lùi lại. Thời gian tập trườn, bò, đi đứng,…của bé chậm hơn so với các bé khác. Bên cạnh đó cấu trúc cơ yếu khiến bé luôn cảm thấy nhức mỏi, nhạy cảm với thời tiết.

Mẹ cần làm gì để cải thiện cân nặng cho con?

Bổ sung sữa bột cho bé

Hiện nay sữa bột có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, đảm bảo được các dưỡng chất cần thiết như sữa mẹ, bên cạnh đó sữa bột có hương vị thơm ngon, kích thích được vị giác của bé. Trong trường hợp mẹ không có sữa hoặc đang phải uống thuốc tây chữa bệnh, sữa bột chính là sự lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển của con.

Một số dòng sữa giúp trẻ sơ sinh tăng cân hiệu quả mẹ có thể tham khảo như sữa Meiji, Blackmores, NAN, Morinaga,…

Blackmores – dòng sữa giúp bé tăng cân hiệu quả

Thời gian và hình thức cho bé ăn

Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng phải bú 10-15 lần/ngày, 2-3 tiếng mẹ cho bé bú 1 lần hoặc cho bé ăn bất cứ khi con có dấu hiệu đói. Tuy nhiên thời gian uống sữa công thức và sữa mẹ khác nhau, sữa mẹ dễ tiêu hóa nên bé cần cung cấp 2-3 tiếng/1 lần, sữa bột chỉ cần 3-4 tiếng/lần.

Bé ngậm ti mẹ đúng hay sai cách cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc cơ thể bé có hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ không. Vì nếu không ti đúng cách, sữa không ra đều, gián đoạn việc ăn uống của bé.

Mẹ không nên cho bé dùng ti giả trong vòng 6 tuần đầu sau sinh. Ti giả không những ảnh hưởng đến khung hàm của bé mà còn có thể làm cho bé cảm thấy mệt mỏi, lượng sữa bé ti được không nhiều như mong muốn. Chúng ta nên tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái trước khi cho bé ti, tạo điều kiện để bé vận động nhiều nhất có thể, như vậy bé sẽ ti được nhiều sữa hơn.

Bé chậm tăng cân là vấn đề nhiều mẹ luôn quan tâm tìm hiểu để có thể cải thiện cân nặng cho con trong thời gian sớm nhất. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi sẽ giúp các bé chăm ăn, chóng lớn và cân nặng tăng đều nhé!

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng đầy đủ chất dinh dưỡng

Để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng không quá khó nhưng cũng không phải là một điều dễ dàng. Trẻ nhỏ không cần cung cấp quá nhiều dinh dưỡng nhưng chúng lại không thể ăn quá nhiều các món ăn như một người trưởng thành. Bởi vậy, ngoài việc mua sẵn bột ăn dặm Kids Plaza có sẵn thì các mẹ có thể tự tay làm thực đơn ăn dặm cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé.

Thực đơn ăn dặm cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng

Bắt đầu từ tháng thứ 10 trở đi, bé cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ sữa bột, đồ ăn dặm để bổ sung các dưỡng chất còn thiếu từ sữa mẹ.

Phân bổ thực đơn hợp lý cũng là cách hay để bé có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng qua bữa ăn được tốt nhất. Trong thời kỳ ăn dặm, thời gian ăn uống cũng như các loại thực phẩm bổ sung cho bé vô cùng quan trọng. Mẹ có thể tham khảo một số chia sẻ của Kids Plaza dưới đây nhé!

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi

Bữa sáng (6:00-7:00)

Nếu mẹ muốn một bữa sáng nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho con thì có thể nấu cháo hoặc bột ăn dặm cho thêm các loại rau quả, thịt, trứng,… Đối với người lớn hay trẻ nhỏ thì bữa sáng vẫn luôn là bữa quan trọng nhất để cung cấp năng lượng hoạt động cả ngày.

Bữa xế sáng (8:00-9:00)

Mẹ có thể cho bé ti sữa mẹ hoặc bú bình đều được. Hiện nay, trên thị trường đã có sữa chua, yogurt dành cho trẻ sơ sinh vô cùng tiện lợi, ngoài sữa bột, mẹ có thể chuẩn bị những thứ này cho bữa điểm tâm của con. 

Bữa điểm tâm chỉ cho bé ăn lót dạ, không nên cho bé ăn quá no, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn chính. Bữa này nên ăn cách bữa chính 30 phút đến 1 giờ đồng hồ.

Bữa trưa (10:00-12:00)

Thực đơn ăn dặm cho bé vào bữa trưa cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng (chất béo, chất xơ, tinh bột, khoáng chất).

Các chất dinh dưỡng này được lấy từ rau củ quả, thịt, cá xay nhuyễn rồi trộn cùng với bột ăn dặm được nấu từ trước. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng thực đơn bao gồm trứng luộc, cải xanh và nát ruột bánh mì. Mẹ nên linh hoạy thay đổi thực đơn bữa ăn để bé không bị chán.

Bữa xế chiều (14:00-16:00)

Khoai tây tán phô mai, bông cải xanh nạo là những món ăn vô cùng hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Hoặc mẹ có thể chuẩn bị súp đậu lăng nấu đặc, cùng với táo đút lò và cháo hoặc là mầm lúa mì. Các món ăn trong bữa chiều tối của thực đơn ăn dặm cho bé tuy không cần đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn phải đảm bảo không có gia vị, thực phẩm tự nhiên.

Bữa tối (18:00-19:00)

Thực đơn bữa tối mẹ có thể chuẩn bị như thực đơn bữa ăn trưa. Để bé ăn được nhiều và ngon miệng hơn, trước bữa tối 1 giờ đồng hồ mẹ không nên cho bé ăn thêm bất cứ thứ gì, cho bé ăn tối sau bữa xế 1-2 giờ đồng hồ.

Lưu ý khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé

Trong khoảng thời gian mẹ cho bé ăn dặm, chất dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể đóng một vai trò rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là sự thích nghi ở hệ tiêu hóa của cơ thể trẻ nhỏ với những món ăn mới. Hơn thế, hệ tiêu hóa của bé rất nhạy cảm nên bạn đặc biệt cần phải chú ý.

Lúc này, lượng sắt dự trữ trong cơ thể bé đã được sử dụng hết. Bởi vậy, việc bổ sung thêm các món ăn có chứa sắt là những món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé mà mẹ phải chuẩn bị. Chúng ta có thể cung cấp sắt cho bé thông qua đậu lăng và các loại đầu khác. Một lưu ý nhỏ nhưng cũng không thể bỏ qua là mẹ cần phải nấu thật kỹ chúng. Ngoài ra, các loại rau xanh cũng có chứa một lượng sắt khá lớn mà mẹ nên lựa chọn trong thực đơn ăn chay của trẻ.

Trên đây là chia sẻ của Kids Plaza về thực đơn ăn chay cho bé ăn dặm mà Kids Plaza chia sẻ, hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với mọi người.

Xem thêm: