Sàng lọc trứng là phương pháp ứng dụng trong y khoa để giải quyết vấn đề sinh con theo ý muốn của nhiều gia đình muốn lựa chọn giới tính thai nhi. Phương pháp này còn được gọi tên là phương pháp soi trứng hay phương pháp siêu âm canh trứng. Vậy tỉ lệ chính xác của sàng lọc trứng để sinh con trai, con gái là bao nhiêu? Phương pháp này có tốt không, có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu không?
1. Phương pháp sàng lọc trứng là như thế nào?
Sàng lọc trứng là quá trình theo dõi sự phát triển của trứng hay còn gọi là nang noãn bằng cách siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò. Việc theo dõi sự phát triển của nang noãn cộng với chu kỳ kinh sẽ giúp bác sĩ đưa ra dự đoán về thời gian rụng trứng trong chu kỳ tiếp theo, từ đó gia tăng cơ hội thụ thai.
Phương pháp sàng lọc trứng sử dụng kỹ thuật siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò âm đạo để theo dõi sự phát triển của trứng. Với kỹ thuật siêu âm ổ bụng, kỹ thuật này tương tự như siêu âm ổ bụng thông thường, bác sĩ sẽ thoa 1 lớp chất lỏng lên bề mặt bụng sau đó dùng máy siêu âm di chuyển xung quanh bụng. Tuy nhiên hiện nay kỹ thuật này đang không được ứng dụng nhiều trong sàng lọc trứng vì gặp có tỉ lệ không chính xác cao do thành bụng dày khó quan sát. Nếu sử dụng siêu âm ổ bụng, phụ nữ cần nhịn tiểu.
Sàng lọc trứng bằng kỹ thuật siêu âm đầu dò âm đạo, đây là kỹ thuật hiện đại, có độ chính xác cao hơn siêu âm ổ bụng. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò đưa vào âm đạo rồi quan sát hình ảnh trên màn hình thu. Tuy nhiên phương pháp này cũng có 1 phần nhược điểm là đầu dò được bọc bên ngoài bởi bao cao su ngừa thai, nếu vệ sinh không sạch có thể giảm tỉ lệ thụ thai.
Có nên sàng lọc trứng để sinh con con gái, con trai không?
2. Sàng lọc trứng để sinh con gái, con trai
Giới tính thai nhi được quyết định bởi tinh trùng của người chồng trong đó nhiễm sắc thể Y là bé trai còn nhiễm sắc thể X sẽ là bé gái. Đặc điểm của nhiễm sắc thể Y là có kích thước nhỏ, đầu nhọn, bơi nhanh hơn nhiễm sắc thể X nhưng lại tồn tại trong âm đạo không lâu bằng nhiễm sắc thể Y.
Chính vì đặc điểm trên của nhiễm sắc thể X và Y, bác sĩ sẽ dựa vào phán đoán về thời điểm rụng trứng và mong muốn sinh con trai, con gái để đưa ra thời gian thích hợp quan hệ vợ chồng. Sàng lọc trứng để sinh con gái thường được chỉ định quan hệ trong khoảng thời gian trước ngày rụng trứng vài ngày hoặc 1 tuần vì nhiễm sắc thể X thường có sức sống dẻo dai hơn nhiễm sắc thể Y, có thể sống trong âm đạo nhiều ngày liền, cơ hội thụ thai bé gái cao hơn. Khoảng thời gian quan hệ để có tỉ lệ thụ thai cao nhất là trong vòng 6 ngày trong đó 5 ngày trước rụng trứng và 1 ngày rụng trứng. Khi trứng đã rụng thì chỉ có khả năng thụ tinh trong vòng 24h, tốt nhất là trong 12h đầu.
Còn với sàng lọc trứng để sinh con trai, thời gian được chỉ định thường rất gần với ngày rụng trứng, trước ngày rụng trứng 1 đến 2 ngày thậm chí là đúng vào ngày rụng trứng. Nguyên nhân là vì nhiễm sắc Y bơi nhanh đến đích hơn X nhưng lại chỉ tồn tại được trong âm đạo trong thời gian ngắn.
Sàng lọc trứng để sinh con gái
Tỉ lệ chính xác khi thực hiện sàng lọc trứng khoảng 80%, 20% còn lại phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của 2 vợ chồng, tư thế quan hệ và chất lượng tinh trùng của người chồng. Khi lựa chọn thời gian tiến hành siêu âm sàng lọc trứng, quan trọng nhất là dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của người vợ. Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt ổn định 28 ngày sẽ tiến hành soi trứng từ ngày thứ 10 của chu kỳ, cứ 2 ngày cần đến soi trứng 1 lần, đến khi trứng đạt kích thước khoảng 15mm thì tăng tần suất 1 ngày soi 1 lần và đến ngày trứng rụng thì dừng lại. Còn với phụ nữ chậm mang thai, chu kỳ kinh không đều, nên bắt đầu soi trứng từ ngày thứ 2 của chu kỳ để theo dõi chính xác hơn.
3. Sàng lọc trứng ở đâu uy tín? Chi phí sàng lọc trứng bao nhiêu tiền?
Phương pháp sàng lọc trứng để sinh con trai, con gái tiến hành khá đơn giản và có thể thực hiện được ở hầu hết các bệnh viện, phòng khám có trang thiết bị. Tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác cao, bạn nên chọn các bệnh viện lớn như viện phụ sản hoặc sản khoa tại các bệnh viện trung ương, viện quốc tế để tiến hành sàng lọc trứng.
Chi phí cho mỗi lần soi trứng dao động từ 100.000đ – 200.000đ tùy vào từng cơ sở và phương pháp siêu âm được lựa chọn. Mỗi kỳ sàng lọc trứng có thể tiến hành 4 – 10 lần soi trứng, tùy vào cơ địa và chu kỳ kinh nguyệt của từng người.
Đây được xem là phương pháp đơn giản giúp tăng tỉ lệ thụ thai cũng như lựa chọn giới tính thai nhi ngay trước khi mang thai. Ngoài ra việc siêu âm ổ bụng còn giúp sớm phát hiện các bệnh phụ khoa, các bệnh về buồng trứng dễ gặp phải ở phụ nữ.
Sàng lọc trứng sinh con trai là phương pháp hiện đại được áp dụng trong y khoa với mục đích giúp các cặp vợ chồng được sinh con theo ý muốn. Đặc biệt là với những gia đình có áp lực về vấn đề nối dõi hay có nhu cầu sinh con trai. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào? Chi phí thực hiện sàng lọc trứng có đắt không?
1. Sàng lọc trứng để sinh con trai là gì?
Nếu lên mạng tìm kiếm về phương pháp này thì có thể sẽ khiến nhiều mẹ hoang mang vì thông tin không quá nhiều. Sàng lọc trứng hay còn gọi là phương pháp soi trứng, siêu âm trứng. Phương pháp này sử dụng các thiết bị y khoa để theo dõi dự phát triển của nang noãn, qua hình ảnh nhận được, bác sĩ sẽ biết được tình trạng buồng trứng bao gồm số lượng, kích thước và quá trình phát triển. Từ thông tin nhận được, bác sĩ sẽ tính được khoảng thời gian dự kiến người phụ nữ sẽ rụng trứng và chỉ định thời gian quan hệ để tăng khả năng sinh con trai.
Sàng lọc trứng để sinh con trai là gì
2. Có nên áp dụng phương pháp sàng lọc trứng để sinh con trai không?
Theo đánh giá từ các chuyên gia sản khoa, tỉ lệ chính xác của phương pháp này đạt khoảng 80% và được áp dụng khá phổ biến với các gia đình muốn tự quyết định giới tính em bé. Khi thực hiện soi trứng, bác sĩ cũng sẽ sớm phát hiện các vấn đề bất thường ở cổ tử cung, buồng trứng, từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp. Đặc biệt với những người mắc chứng hiếm muộn thì phát hiện sớm là điều cần thiết.
Ngoài tỉ lệ chính xác cao, phương pháp này có cách thực hiện rất đơn giản, chi phí thực hiện thấp nên được nhiều gia đình lựa chọn.
3. Sàng lọc trứng sinh con trai thực hiện như thế nào? Chi phí có đắt không?
Khi đến khám để yêu cầu làm dịch vụ soi trứng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện 1 trong 2 phương pháp siêu âm: siêu âm trên bụng hoặc siêu âm đầu dò âm đạo.
– Siêu âm trên bụng: phương pháp này rất phổ biến trong khám bệnh và cách thực hiện tương tự phương pháp siêu âm ổ bụng. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu máy dò siêu âm di chuyển quanh vùng bụng để quan sát các cơ quan, bộ phận thuộc hệ sinh sản. Tuy nhiên với những người có thành bụng dày thì thường khó áp dụng vì không thể nhìn rõ được các cơ quan bên trong.
– Siêu âm đầu dò âm đạo: thay vì sử dụng máy dò siêu âm phía trên bụng, bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò và đi vào vùng âm đạo để quan sát được tử cung và buồng trứng. So với siêu âm trên bụng thì siêu âm đầu dò âm đạo có độ chính xác cao hơn và đang ngày càng được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế.
Khi đi vào âm đạo, đầu dò có chức năng ghi lại hình ảnh của các nang trứng, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để xác định thời gian rụng trứng. Với chu kỳ kinh nguyệt của người bình thường sẽ khoảng 28 ngày và có sự thay đổi kích thước nang trứng theo từng thời điểm:
– Đầu chu kỳ: nang trứng lúc này rất nhỏ, chỉ khoảng 4 – 5mm và có thể quan sát rất rõ
– Ngày thứ 7 hoặc thứ 8 của chu kỳ: kích thước nang trứng khoảng 10 – 12mm và mỗi ngày sẽ tăng lên khoảng 1 – 2mm
– Khoảng ngày 14 của chu kỳ hay còn gọi là giữa chu kỳ kinh nguyệt, lúc này nang trứng sẽ đạt kích thước khoảng 17 – 18mm, đủ trưởng thành để xảy ra sự rụng trứng hay y khoa gọi đó là sự phóng noãn.
Sàng lọc trứng sinh con trai được thực hiện như thế nào?
Thời điểm thực hiện sàng lọc trứng sinh con trai thích hợp nhất
Với những người có chu kỳ kinh nguyệt bình thường 28 ngày thì việc soi trứng nên thực hiện vào ngày thứ 10 của chu kỳ kinh nguyệt và cứ 2 ngày cần tiến hành soi trứng 1 lần cho đến khi nang trứng đạt kích thước trung bình 15mm. Tiếp tục soi trứng mỗi ngày 1 lần cho đến khi quá trình rụng trứng bắt đầu.
Còn đối với những người hiếm muộn, khó mang thai thì nên đi soi trứng từ ngày thứ 2 của chu kỳ và đếm số lượng noãn thứ cấp nhằm xác định tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ cũng sẽ có hướng điều trị phù hợp.
Chi phí sàng lọc trứng sinh con trai bao nhiêu tiền?
Hiện nay chi phí cho mỗi lần sàng lọc trứng sinh con trai thường dao động khoảng 100.000đ – 200.000đ. Mức chi phí này được xem là khá phù hợp với nhiều gia đình. Tuy nhiên với mỗi chu kỳ rụng trứng, phụ nữ cần tiến hành soi trứng ít nhất 3 lần mới gặp được thời gian rụng trứng. Nếu thực hiện liên tiếp trong nhiều tháng thì chi phí cũng không còn là ít nữa.
Việc sàng lọc trứng để sinh con trai đóng góp 80% sự chính xác, 20% còn lại sẽ dựa vào chế độ dinh dưỡng của 2 vợ chồng, môi trường âm đạo của người vợ. Nhiễm sắc thể Y – nhân tố quyết định việc em bé là trai hay gái thường sống được lâu hơn trong môi trường kiềm vậy nên người vợ cần chú ý khi chăm sóc vùng kín. Tránh dùng các loại dung dịch vệ sinh có hàm lượng acid cao. Ngoài ra tư thế quan hệ vợ chồng cũng là một yếu tố có thể giúp vợ chồng sớm sinh được quý tử như mong muốn.
Ở nhà chăm con là nỗi sợ hãi của không ít bà mẹ trẻ, nhất là với các mẹ bầu công sở. Phần vì ở nhà chăm con nghe có phần đơn giản nhưng cực kỳ bận rộn, phần vì ở nhà chăm sóc bé sẽ phụ thuộc vào chồng về kinh tế, ngoại hình cũng sẽ không được xinh đẹp như khi đi làm. Mách mẹ 1001 bí quyết cực hay chăm con nhàn tênh, cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh cho mẹ từ giai đoạn mang bầu đến khi thành bà mẹ bỉm sữa.
1. Bí quyết chăm con từ trong bụng mẹ
Ăn đủ dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục, nhớ lịch khám thai định kỳ, đây là những điều mẹ bầu cần ghi nhớ khi mang thai để mẹ khỏe, bé khỏe. Tuy nhiên trong giai đoạn mang thai, có 1 số điều mẹ cần ghi nhớ để sau sinh con ngoan, mẹ khỏe mạnh.
Thực phẩm giúp bé thông minh từ trong bụng mẹ
Thực phẩm giúp bé thông minh từ trong bụng mẹ
Việc ăn, uống đầy đủ dinh dưỡng là bắt buộc với mẹ bầu để có giai đoạn thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên để bé thông minh từ trong bụng mẹ, mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm sau:
Các loại cá giàu DHA
Ăn nhiều cá giúp con thông minh, đây là điều mà nhiều cô, nhiều dì mách lại con cháu, đặc biệt là các loại cá giàu DHA như cá hồi, cá chép. DHA là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ, nhiều mẹ còn bổ sung DHA cho con sau khi sinh ra bằng các loại sữa công thức.
Trứng
Trái trứng nhỏ nhưng lại chứa đựng hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong trứng có choline – chất trung gian truyền dẫn thần kinh giúp tăng khả năng học tập và ghi nhớ của não bộ. Phụ nữ mang thai có thể ăn 2 trái trứng gà/ngày để đáp ứng nhu cầu choline của cơ thể
Sữa chua
Là món ăn quen thuộc trong các bữa phụ của bà bầu, không chỉ cung cấp thêm lợi khuẩn, làm đẹp da mà trong sữa chua còn có protein từ sữa lên men cùng canxi được bổ sung thêm giúp trẻ phát triển hệ xương, thông minh
Rau chân vịt, thịt gà, đậu
Đây đều là các loại thực phẩm rất giàu sắt, chống thiếu máu cho bà bầu và cả cho mẹ sau sinh. Không những vậy, sắt còn giúp tổng hợp Hemoglobin – có tác dụng tăng cường vận chuyển oxy tới nuôi các tế bào não bộ của trẻ. Việc thiếu sắt ở bà bầu có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ ở trẻ, nguy cơ trẻ phát triển chậm. Đây là lý do vì sao trong giai đoạn mang thai, bác sĩ luôn kê đơn cho bà bầu uống thêm sắt dạng viên hoặc sắt dạng lỏng
Bổ sung I – ot
Iot cũng là thành phần ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số thông minh của trẻ nhỏ. Trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ bầu cũng nên chú ý đến việc bổ sung nguyên tố này trong bữa ăn bằng các loại thực phẩm như cá biển, sò, sữa chua, rau cần, cải thảo, … và chuyển qua dùng bột canh có iot khi nêm gia vị thay vì các loại muối thông thường khác.
Bí quyết ăn uống khi mang thai để con hồng hào, trắng trẻo
– Uống nước mía: từ tháng mang thai thứ 5 trở đi, mỗi tuần mẹ bầu uống 3 ly nước mía đến tháng thứ 9 thì giảm xuống còn 2 ly/tuần. Sau này sinh ra, bé sẽ hồng hào, trắng trẻo. Chú ý không uống nước mía với các mẹ bầu đang gặp vấn đề tiểu đường thai kỳ
– Ăn dạ dày lợn hấp tiêu: từ tuần mang thai 32 – 33, mỗi tuần ăn 1 chiếc dạ dày hấp tiêu sẽ giúp con sau này có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đến tuổi mọc răng con sẽ không bị đi tướt. Đây là phương pháp dân gian được các mẹ truyền tai nhau.
2. Mẹo nuôi bé khỏe mạnh, thông minh
Cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi
– Để sữa thơm và về nhiều: sau sinh, làm gì để gọi sữa về là điều mà không ít mẹ quan tâm. Mách mẹ mẹo nhỏ, lấy 7 lá mít, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi, lấy nước uống. Sữa vừa về nhiều lại vừa thơm nức mũi.
– Gọi sữa về nhanh cho cả mẹ sinh thường và sinh mổ: mẹ trộn rượu gạo nấu với men, ủ trong 20 phút, sau đó nhúng khăn và đắp lên ngực. Mỗi lần đắp, để trong khoảng 15 phút. Men và rượu sẽ làm nóng bầu ngực và kích thích sữa về nhanh hơn cách chườm nước. Cách này cũng kích sữa rất đều, không bị bên quá ít, bên quá nhiều. Hoặc mẹ có thể luộc bó rau ngổ chung với rau lang và ăn hết một đĩa trong vài ngày đầu sau sinh. Cách này dùng được cho các mẹ mà không sợ dị ứng do cơ địa nhưng với các mẹ không thích ăn rau thì sẽ phải cố gắng nhiều chút.
Cách gọi sữa về bằng lá mít
– Khi con rụng rốn: mẹ lấy dầu dừa thêm vào 1 ít phèn chua đã nướng giã nát cho vào dầu dừa. Lấy miếng bông gòn cắt nhỏ hình vuông, thấm hỗn hợp đó và đắp lên rốn bé, đến khi nào miếng gạc đó khô thì bỏ đi, chỉ cần làm 1 lần. Như vậy sau này bé sẽ ít gặp các vấn đề về tiêu hóa.
– Làm sạch lưỡi cho bé: trẻ sơ sinh sau 1 thời gian hay có vệt trắng ở lưỡi, trên vùng lợi. Nhiều bà truyền lại kinh nghiệm cho các mẹ sau sinh là dùng mật ong để làm sạch lưỡi cho con. Tuy nhiên mẹ cần hết sức lưu ý, mật ong rất nguy hiểm nếu dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Cách để làm sạch lưỡi
– Chữa bé khóc dạ đề: đây là hiện tượng trẻ hay khóc về đêm khiến mẹ và bé đều bị stress, mẹ lấy lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn trẻ, rồi bế vào lòng, áp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn. Hoặc nếu ở vùng mẹ có hạt bìm bìm, có thể lấy 7 – 9 hạt, đem đi giã nát, trộn với nước ấm để được một hỗn hợp bột hơi nhão. Khi con ngủ đêm, mẹ đắp 1 chút lên rốn con, làm như vậy con sẽ ngủ ngoan cả đêm.
– Mẹo chữa bé nôn trớ: mẹ lấy đọt tre là phần lá nhọn nhất của cành tre, đun lên lấy nước cho bé uống. Theo kinh nghiệm dân gian, bé trai mẹ lấy 7 đọt, bé gái 9 đọt. Bé uống xong sẽ không còn gặp các vấn đề về nôn trớ nữa
– Trị rôm sẩy cho con: nắng nóng trẻ dễ mọc rôm sảy, mẹ có thể đun nước lá dền gai với ngũ trảo tắm cho con hoặc đun khổ qua với lá kinh giới cho con tắm.
– Mọc răng không sốt: khi con được 3 tháng 10 ngày, mẹ lấy nước giá đỗ trộn với nước hẹ rồi chấm 1 ít vào miệng bé.
– Chữa táo bón: mẹ lấy ngọn mùng tơi, bỏ lá và tước phần vỏ ngoài rồi đưa vao hậu môn của con, đưa ra đưa vào vài lần như vậy, 1 lúc sau con đi ngoài sẽ thấy thuận lợi hơn vì được nước nhờn trong cành mùng tơi bôi trơn
– Chữa đi ngoài: mẹ lấy lá ổi, rửa sạch đun lấy nước cho con uống, nếu con đã biết ăn, mẹ lấy cà rốt hấp rồi cho con ăn cũng cầm được việc đi ngoài. Nhiều bác y tế phường còn chia sẻ kinh nghiệm mua nước vôi nhì cho bé uống vài giọt, ngày uống 2 lần, uống khoảng 2 ngày con sẽ giảm ngay chứng đi ngoài.
– Bé tiêm phòng không sốt: trước hôm đi tiêm thì các mẹ nhớ mua rau tía tô về, rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn, nói chung ăn càng nhiều càng tốt, rồi cho con ti, ti càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm xong cũng cần cho con ti nhiều để tránh mất nước. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp con không bị sốt tẹo nào. Sau khi tiêm lấy bông mà các cô để ở chỗ tiêm day day cho đến khi khô, sau đó chườm lạnh – bằng cách mang theo sẵn khăn lạnh cất trong túi giữ lạnh. Hoặc mẹ dán 1 miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm, bé sẽ không đau mà giảm được sốt, không quấy khóc.
Các phương pháp nuôi dạy trẻ sơ sinh
Cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh 0-6-thang-tuoi
Các cụ thường có câu dạy con từ thuở còn thơ, việc giáo dục sớm cho trẻ đang là chủ đề ba mẹ hiện đại rất quan tâm. Mách mẹ 2 phương pháp nuôi dạy trẻ sơ sinh được nhiều gia đình ưa chuộng
Nuôi dạy con kiểu Nhật
Không chỉ là nuôi dạy con trong việc ăn uống mà giáo dục con như người Nhật cũng là một phương pháp hay có trong cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh được nhiều ông bố, bà mẹ tìm hiểu.
– Nuôi dưỡng năng lực quan sát của trẻ: 0 – 3 tuổi là giai đoạn não bộ của bé phát triển mạnh mẽ, khả năng quan sát, nhận thức tăng lên đáng kể. Năng lực học tập của trẻ sau này cũng được hình thành từ trải nghiệm trong giai đoạn này. Tại các trường mầm non Nhật Bản, trẻ luôn được đi dạo công viên vào buổi sáng để cảm nhận thiên nhiên, quan sát thế giới xung quanh.
– Mẹ là người quan trọng: nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ tối đa nhất có thể để giúp con phát triển khỏe mạnh. Trong gia đình Nhật, mẹ không chỉ có vai trò chăm sóc con cái mà còn là người rất nghiêm khắc rèn kỷ luật cho con ngay từ nhỏ
– Truyền cảm hứng, khơi gợi trí tò mò: kích thích trí tò mò, tạo cảm giác muốn khám phá là cách dạy con hợp lý của người Nhật thay vì bắt ép con học. Khi con làm việc tốt sẽ được khen ngợi, khuyến khích, tạo cảm hứng cho con trong những lần tiếp theo. Còn khi con làm chưa tốt sẽ được giảng giải để rút kinh nghiệm, không lặp lại lỗi trong những lần sau.
– Nuôi dưỡng cảm xúc: âm nhạc và những câu chuyện cổ tích là cách để nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Nhiều gia đình cho con nghe nhạc và học nhạc cụ từ rất sớm. Ngoài ra 1 phương pháp cũng rất hiệu quả đó là nói chuyện với con mỗi ngày, ngay cả khi con trong bụng mẹ vẫn nên nói chuyện với con.
– Kích thích sự sáng tạo: bằng việc đưa cho con cây bút và tờ giấy trắng hoặc bộ lego mới, đây là cách giúp trẻ sáng tạo vượt trội
Phương pháp giáo dục sớm Montessori
Đây là phương pháp giáo dục hiện đại và được đưa vào chương trình dạy trong nhiều trường học. Mẹ có thể áp dụng phương pháp nuôi dạy trẻ sơ sinh này từ rất sớm cho con.
Phương pháp giáo dục sớm Montessnori
– Để con được tự do di chuyển: khoảng đến 3 tháng tuổi là con bắt đầu tập lẫy, bắt đầu vào hành trình di chuyển, hoạt động tứ chi linh hoạt. Hãy để con được tự do di chuyển từ trườn, bò, đi, đứng, … Ba mẹ chỉ cần ở bên cạnh quan sát và gỡ rối giúp con khỏi các tình huống nguy hiểm, còn lại hãy để bé tự xoay xở
– Giao tiếp với con trong sự tôn trọng: ngay cả khi thay tã cho bé, mẹ cũng nên hỏi ý kiến con rằng mẹ sẽ thay tã cho bé nhé? Đây là cách giao tiếp tôn trọng mà cha mẹ có thể áp dụng trong cuộc sống khi giáo dục con trẻ
– Cho con tự lập: từ việc ăn uống đến chơi, ngủ, mẹ hãy cho con khoảng không gian để tự lập. Hãy để con tự do lựa chọn món ăn ưa thích, để con được tự chơi và ngủ riêng. Ba mẹ chỉ cần giám sát để đảm bảo an toàn cho con là được.
– Làm bạn cùng con: ngoài những khoảng thời gian để con tự chơi 1 mình, cha mẹ hãy sắp xếp thời gian để cùng con trò chuyện, cùng con trải nghiệm như những người bạn. Không chỉ cùng con khám phá nhiều điều thú vị, qua đó bé cũng sẽ gần gũi với bố mẹ hơn
Trên đây là những mẹo nhỏ giúp mẹ chăm con và nuôi con nhàn tênh từ khi con còn trong bụng mẹ đến khi bé chào đời. Mẹ đừng quên lưu lại sau này có lúc cần dùng đến nhé.
Sữa cho trẻ sơ sinh là sản phẩm được rất nhiều mẹ quan tâm, đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ thì càng cần tìm hiểu rõ hơn về sữa bột cho trẻ. Vậy sữa bột là gì? Sữa công thức là gì? Trẻ sơ sinh cần uống sữa gì để tăng cân?
1. Sữa bột là gì? Sữa công thức là gì?
Sữa bột là gì? Sữa bột được làm từ gì?
Sữa bột là một sản phẩm sản xuất từ sữa ở dạng bột khô, được thực hiện bằng cách làm bốc hơi sữa để khô sau đó nghiền nhỏ, tán nhỏ thành bột. Một mục đích của sữa dạng bột khô này là phục vụ cho việc bảo quản, tích trữ, sử dụng. Sữa bột có thời hạn sử dụng lâu hơn hẳn so với sữa nước và không cần phải được làm lạnh, do bản thân nó đã có độ ẩm thấp – Theo Wikipedia
Sữa bột là gì?
Sữa bột phổ biến nhất là sữa bột làm từ sữa bò, ngoài ra còn có sữa bột làm tư sữa dê và sữa bột có nguồn gốc thực vật như sữa bột làm từ đậu nành, … Thành phần dinh dưỡng có trong sữa bột sẽ bao gồm tất cả 21 loại amino acid tiêu chuẩn (thành phần chính của protein) và có hàm lượng vitamin và khoáng hòa tan cao. Theo USAID (Cơ quan phát triển Mỹ) hàm lượng dinh dưỡng bình quân trong sữa bột không béo (tính theo cân nặng) là: 36% protein, 52% carbohydrate, 1,3% canxi và 1,8% kali.
Còn với sữa bột nguyên chất sẽ bao gồm 25-27% protein, 36-38% carbohydrate, 26-40% chất béo và 5-7% chất khoáng. Tuy nhiên tùy theo từng hãng sữa bột mà tỉ lệ này có thể thay đổi một chút nhưng vẫn phải đảm bảo các nhóm dinh dưỡng theo quy định trước khi được đưa ra thị trường.
Sữa công thức là sữa gì? Sữa công thức làm từ gì?
Sữa công thức là gì?
Sữa công thức là gì?
Sữa công thức hay còn gọi là sữa bột trẻ em là các loại sữa được sản xuất dành riêng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tháng tuổi trong đó thành phần mô phỏng công thức hóa học của sữa mẹ và dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sữa mẹ. Sữa công thức cũng có thể được hiểu là những loại thực phẩm (nghĩa rộng) dành cho những đứa trẻ thường chuẩn bị cho bú bình hoặc ăn thức ăn từ bột (trộn với nước) hoặc chất lỏng (có hoặc không có nước bổ sung). Đây là một thực phẩm mà dành sử dụng chế độ ăn uống đặc biệt như một loại thức ăn cho trẻ sơ sinh – Theo Wikipedia
Sữa công thức làm từ gì?
Cũng tương tự sữa bột, sữa công thức cũng được làm từ sữa bò, sữa dê và nguồn gốc thực vật như đậu nành. Sữa công thức có những thành phần mô phỏng giống như sữa mẹ, nó có công thức gần giống với sữa mẹ trong việc vừa giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh với sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng vừa phát triển trí não, thị lực, cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, hệ miễn dịch, ngoài đạm, đường, chất béo và các vitamin, khoáng chất thiết yếu, còn cần có một số dưỡng chất bổ sung đặc biệt (choline, DHA, ARA, beta-glucan, prebiotic, …)
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sữa công thức cho trẻ nhưng nhìn chung là có thành phần giống hệt nhau do sữa bột công thức phải tuân theo quy định của các cơ quan quản lý thực phẩm, chẳng hạn Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), đòi hỏi các nhà sản xuất cung cấp 29 chất dinh dưỡng cụ thể trong mỗi khẩu phần. Trong khi các nhãn hiệu khác nhau có tên gọi, bao bì, giá cả khác nhau, không ai trong số họ được phép thay đổi các thành phần cần thiết – Theo Wikipedia
Sữa công thức cho trẻ không chỉ bao gồm sữa bột mà còn có sữa công thức pha sẵn dạng nước và sữa công thức dạng lỏng là sữa đã pha nhưng cần được pha thêm với 1 lượng nước nhất định.
2. Khi nào nên cho trẻ dùng sữa bột?
Nhu cầu sữa của trẻ theo độ tuổi
Tháng tuổi
Lượng sữa/ngày
Số cữ bú/ngày
Lượng sữa/cữ bú
1 – 2 ngày đầu tiên
56 – 168ml
8 – 12 cữ
7 – 14ml
Ngày thứ 3 trở đi
240 – 420ml
8 – 12 cữ
30 – 35ml
Tháng 1
210 – 480ml
6 – 8 cữ
35 – 60ml
Tháng 2
300 – 630ml
5 – 7 cữ
60 – 90ml
Tháng 3
300 – 720ml
5 – 6 cữ
60 – 120ml
Tháng 4
450 – 720ml
5 – 6 cữ
90 – 120ml
Tháng 5
450 – 720ml
5 – 6 cữ
90 – 120ml
Tháng 6
600 – 900ml
5 cữ
120 – 180ml
Tháng 7
540 – 880ml
3 – 4 cữ
180 – 220ml
Tháng 8
800 – 960ml
4
200 – 240ml
Tháng 9
960ml
4
240ml
Tháng 10
960ml
4
240ml
Tháng 11
960ml
4
240ml
Tháng 12
960ml
4
240ml
Với nhu cầu sữa hàng ngày của trẻ, trẻ càng lớn nhu cầu sữa càng cao trong khi sữa mẹ ngày càng ít. Lúc này mẹ cần bổ sung thêm sữa ngoài cho con. Ngoài ra còn 1 số trường hợp mẹ cần cho con ăn thêm sữa công thức:
– Mẹ không có sữa cho con ty: với 1 số trường hợp ngay sau khi sinh vì lý do như sức khỏe mẹ và bé buộc phải tách nhau. Hoặc với các mẹ sau sinh chưa có sữa về ngay cho con ty thì lúc này cần có sữa công thức để cho con ăn.
– Mẹ ít sữa: không ít mẹ gặp phải tình trạng thiếu sữa sau sinh, nếu không có sự trợ giúp từ ngân hàng sữa mẹ thì chắc chắn mẹ phải cho con ăn thêm sữa công thức để đảm bảo dinh dưỡng cho con.
– Trẻ giảm cân bất thường: em bé sơ sinh nếu có dấu hiệu giảm cân bất thường, giảm tới 10% trọng lượng sơ sinh trong 5 ngày đầu đời. Sau 2 tuần, trẻ sẽ trở lại cân nặng khi sinh
3. Sữa tăng cân cho trẻ sơ sinh
Càng vào đến giai đoạn ăn dặm, mẹ càng thấy cân nặng của trẻ tăng lên chậm chạp, thậm chí có những bé cân nặng không tăng trong vài tháng liên tiếp. Điều này khiến không ít mẹ lo lắng và tìm kiếm đến các loại sữa tăng cân cho trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh uống sữa gì để tăng cân?
Trẻ sơ sinh uống sữa gì để tăng cân?
Sữa Aptamil – hỗ trợ tăng cân phát triển chiều cao
Không ít bà mẹ bỉm sữa thắc mắc rằng sữa Aptamil có tăng cân không? Có tốt không? Trong 100ml sữa Aptamil cung cấp cho bé 66Kcal cùng các khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu. Bên cạnh đó sữa công thức Aptamil còn chứa nhiều lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả, giúp bé ăn ngon miệng và hấp thu các chất dinh dưỡng được tốt hơn.
Sữa Glico số 0 – Nhạt, mát, tăng cân tốt
Đây là sản phẩm sữa Nhật có vị nhạt, mát, gần giống sữa mẹ được rất nhiều mẹ lựa chọn cho con trong giai đoạn sơ sinh. Sữa Glico giúp trẻ phát triển toàn diện nhưng so với các dòng sữa Nhật khác thì Glico là sản phẩm dinh dưỡng thiên về tăng cân hơn. Sữa Glico cho trẻ sơ sinh là sản phẩm có màu hồng bao bì số 0 dành cho trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi.
Sữa Glico số 0 vị nhạt mát
Sữa Blackmores số 1 cho trẻ sơ sinh
Blackmores là sản phẩm sữa Úc rất được các mẹ săn đón vì khả năng tăng cân cao, trẻ thích uống vì có mùi thơm và vị béo ngậy đặc trưng. Trong sữa Blackmores có chứa 25 chất dinh dưỡng bao gồm các Vitamin và khoáng chất thiết yếu cộng với hệ dưỡng chất Prebiotic được chứng minh là cần thiết cho trẻ sơ sinh. Sữa Blackmores số 1 dành cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi, số 2 dành cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi.
Sữa S26 số 1 – dành cho trẻ chậm tăng cân
Cũng là sản phẩm dành cho trẻ chậm tăng cân, thấp còi, S26 là dòng sữa giúp trẻ sơ sinh tăng cân hiệu quả đến từ Úc. Sữa S26 có chứa Wyeth Biofactors, là một vi chất được bổ sung trong sữa giúp trẻ tiêu hóa tốt và hấp thụ tốt, ngoài ra sữa S26 còn bổ sung Omega3, Nucleotides và các khoáng chất khác như Calcium carbonate; natri citrat; magiê clorua, kali bicorbonate; canxi hydroxit; canxi clorua, kali clorua; sắt sulfat, kẽm sulfat, đồng sulfat, mangan sulpahte; kali Iodua; natri selenite. Tuy nhiên một số mẹ đánh giá sản phẩm này dễ gây táo bón ở trẻ có cơ địa nóng, mẹ nên cân nhắc khi lựa chọn cho con.
Sữa s26 tăng cân cho trẻ sơ sinh
Sữa dê Goatlac Gold 0+ – cho trẻ biếng ăn, thấp còi
Sữa dê Goatlac Gold 0+ dành cho những bé từ 0-12 tháng tuổi, những bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi. Sản phẩm được làm hoàn toàn từ sữa dê nguyên chất, phù hợp với các bé bị dị ứng sữa bò. Trong sữa dê Goatlac Gold 0+ có chứa các thành phần quan trọng như: Chất đạm, chất béo, carbonhydrate, FOS, DHA, ARA, Choline, Taurine, Vitamin A, D3, E, K1, C, B1, B2, B6, B12,…và nhiều khoáng chất đặc biệt (mangan, magie, kẽm, sắt,…)
Sữa dê tăng cân cho trẻ sơ sinh
4. Sữa tăng chiều cao cho trẻ
Ngoài vấn đề tăng cân thì tăng chiều cao cũng là mối bận tâm của không ít bà mẹ nhất là những bà mẹ có ông xã hơi khiêm tốn về chiều cao. Trên thị trường có một số dòng sữa phát triển chiều cao cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo cho bé
Sữa Abbott Grow
Là sản phẩm mang thương hiệu Abbott đến từ Hoa Kỳ với tỷ lệ canxi/photpho tương đương với tỷ lệ có trong sữa mẹ, đạt chuẩn châu Âu, thúc đẩy chiều cao của trẻ từ sơ sinh. Bên cạnh đó, sữa Abbott Grow số 1 và số 2 còn chứa các vitamin C, E, vitamin nhóm B, các khoáng tố như sắt, kẽm, AA, DHA, beta-caroten để tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng học hỏi, cung cấp năng lượng giúp bé nhanh nhẹn, thông minh hơn. Trong thành phần sữa Abbott Grow cũng được bổ sung thêm lợi khuẩn giúp trẻ cải thiện hệ tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Có một nhược điểm nhỏ của sữa Abbott Grow là hơi khó tan và nhiều trẻ cơ địa nóng thì dễ gặp vấn đề táo bón khi uống sữa này.
Sữa tăng chiều cao Abbot Grow
Sữa KidTalent số 1 cho trẻ từ 0 – 6 tháng
Đây là sản phẩm thuộc công ty Eneright Nutrition, Singapore, dòng sữa này là sữa chuyên biệt dành cho trẻ biếng ăn, thấp còi, suy dinh dưỡng.
Trong sữa KidTalent số 1 có đạm whey, đường và chất béo giúp cung cấp năng lượng cao cho trẻ phát triển. Nếu sử dụng đều đặn, trẻ suy dinh dưỡng cũng sẽ sớm bắt kịp với tốc độ phát triển của các bạn cùng trang lứa.
Thành phần của sữa KidTalent số 1 được chia thành 4 nhóm chính:
– Nhóm đạm, MCT, FOS: Giúp cung cấp chất béo, năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của bé. Đồng thời cải thiện cân nặng, giúp hệ đường ruột của bé được khỏe mạnh.
– Nhóm Canxi, Lysine: Thúc đẩy phát triển hệ xương ở trẻ thấp còi, chậm lớn, việc bổ sung lysine và canxi còn phòng ngừa còi xương. Ngoài ra, lysine được kết hợp với kẽm, vitamin nhóm B kích thích hệ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn cho những bé biếng ăn.
– Choilin, Taurine, Palatinose: Giúp trí não của trẻ phát triển vượt trội, tăng khả năng ghi nhớ, tập trung cho trẻ.
– Colostrum, FOS: nuôi dưỡng lợi khuẩn tốt trong đường ruột của trẻ, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ
Sữa tăng chiều cao Kid Talent
Sữa meiji số 0
Đây cũng là sản phẩm sữa hàng đầu tại Nhật Bản với vị nhạt, mát, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi và được nhiều mẹ lựa chọn. Sữa meiji ngoài giúp trẻ phát triển toàn diện thì còn thiên về phát triển chiều cao, giúp trẻ tăng chiều cao đều đặn. Đây cũng là sản phẩm mẹ có thể cân nhắc lựa chọn cho con.
Trên đây là gợi ý một số sản phẩm sữa công thức cho trẻ sơ sinh giúp tăng cân, tăng chiều cao hiệu quả, khi lựa chọn mẹ nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và mua tại các địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
Có lẽ trong các chủ đề liên quan đến mang thai và chăm sóc trẻ sơ sinh, không nhiều chủ đề liên quan đến việc bảo quản đồ sơ sinh đúng cách, cách giặt đồ sơ sinh cho bé luôn bền đẹp… Đây tuy là 1 việc nhỏ nhưng lại khá quan trọng, mẹ cần bảo quản đồ sơ sinh cho con trong thời gian mua đồ sơ sinh trước sinh. Với các mẹ mới sinh con đầu lòng cũng cần bảo quản đồ sơ sinh cẩn thận để đến lần sinh sau có thể tái sử dụng.
1. Tại sao phải giặt đồ sơ sinh mới mua về?
Thông thường vào tháng mang thai thứ 7 trở đi, mẹ bầu đã bắt đầu cho việc lựa chọn, mua sắm đồ sơ sinh cho con. Giai đoạn này là khá hợp lý vì bụng bầu ở tháng thứ 7 không quá nặng nề như các tháng sau đó và mẹ lúc này cũng đã khá rõ giới tính thai nhi rồi, sẽ có thể chọn mua chính xác đồ sơ sinh theo giới tính của con.
Đồ sơ sinh mới mua về có cần phải giặt không? Câu trả lời là có cần giặt mẹ bầu nhé. Quần áo sơ sinh của trẻ được gấp hoặc treo trưng bày trên các quầy kệ cửa hàng, được nhiều mẹ xem qua, sờ tay thử chất vậy nên việc bám bụi, bám vi khuẩn là không tránh khỏi. Chính vì vậy khi mua đồ sơ sinh mới cho bé, mẹ cần giặt ngay để loại bỏ bụi bẩn cũng như làm mềm vải áo quần cho bé.
Không riêng với quần áo sơ sinh mới mua, nhiều mẹ có xin quần áo sơ sinh cũ cho con để mặc lấy vía cũng nên giặt lại đồ này. Phần vì quần áo sơ sinh cũ đã được sử dụng rồi, dễ mang các mầm bệnh về da liễu, phần vì quần áo sơ sinh cũ cũng đã để lâu, có thể bám các vi khuẩn nấm mốc, mùi quần áo cũ khó chịu. Vậy nên mẹ hãy giặt đồ sơ sinh lần đầu này cho sạch sẽ, thơm tho trước khi cho con mặc.
Tại sao cần giặt đồ sơ sinh mới mua về?
2. Có nên giặt đồ sơ sinh cho con bằng máy giặt không?
Mẹ có từng nghe đến chuyện giặt đồ cho trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi kiêng không nên vắt, bóp vì sẽ khiến cho đồ của bé co lại, vặn xoắn. Sau này bé mặc đồ vào người dễ gặp vấn đề vặn người, nôn trớ, sặc sữa, ban đêm bé ngủ có thể hay co rút, ngủ không ngon giấc và thường khóc đêm. Đây là quan điểm khá cũ theo quan niệm dân gian, nhất là thời xưa chưa có máy giặt, việc giặt tay rất phổ biến. Vậy đồ em bé sơ sinh có nên giặt máy?
Với quan điểm hiện đại, việc giặt đồ cho trẻ sơ sinh bằng máy giặt vẫn được rất nhiều mẹ sử dụng. Với mẹ bầu bí, việc chăm con cả ngày đã rất vất vả và thiếu thời gian cho bản thân rồi, mỗi ngày giấc ngủ gần như không trọn vẹn, nếu còn tiếp tục giặt đồ bằng tay cho bé nữa chắc sẽ kiệt sức. Và theo các mẹ bỉm sữa hiện đại, việc giặt quần áo sơ sinh cho trẻ bằng máy giặt là hoàn toàn không sao. Mẹ nên lưu ý là quần áo sơ sinh của bé khá mỏng manh, nhỏ xíu. Vậy nên khi giặt đồ cho bé sơ sinh bằng máy giặt, mẹ nên dùng túi giặt và không giặt chung với quần áo của người lớn.
Có nên giặt đồ cho trẻ sơ sinh bằng máy giặt?
Ngoài việc tiết kiệm thời gian và sức lực cho mẹ bỉm sữa, sử dụng máy giặt để giặt quần áo sơ sinh cho con còn giúp quần áo được vắt kiệt hơn, nhanh khô hơn, nhất là vào thời tiết mùa đông xuân ở miền Bắc, khi mưa dầm cả tháng, nếu không vắt bằng máy giặt thì quần của con sẽ rất lâu khô.
Cách giặt đồ sơ sinh mới mua về cho con
Giặt đồ sơ sinh cho bé bằng máy giặt đúng cách, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
– Với đồ sơ sinh mới mua về, mẹ cần gỡ bỏ hết nhãn mác, các loại băng keo có trên quần áo để sau này khi con mặc vào sẽ không bị cào trên mặt da bé cũng như không bám bột giặt tại các khu vực này
– Kiểm tra chất liệu và hướng dẫn giặt đồ từ nhà sản xuất, phân loại quần áo theo các loại chung cách giặt, chung màu sắc. Tuyệt đối không ngâm quần áo của bé với tã có dính nước tiểu, phân su. Nếu có ngâm quần áo sơ sinh hoặc tã trước khi giặt cũng không nên ngâm quá lâu, chỉ khoảng 30 phút trở lại là đủ. Không sử dụng thuốc tẩy cho quần áo của con
– Cho quần áo của bé riêng thành các túi giặt khác nhau
– Sử dụng nước giặt phù hợp với trẻ sơ sinh, tuyệt đối không sử dụng nước giặt dành cho người lớn để vệ sinh đồ sơ sinh cho bé
– Không giặt đồ cho bé bằng nước nóng, phương pháp này không có tác dụng tiệt trùng như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Trong nước giặt quần áo cho trẻ sơ sinh đã có sẵn thành phần chất tẩy rửa để loại bỏ vi khuẩn rồi. Hãy giặt đồ theo khuyến cáo từ nhà sản xuất.
Cách giặt đồ sơ sinh mới mua về
– Dùng chế độ giặt dành cho quần áo trẻ em: khi sử dụng máy giặt để giặt đồ cho bé, mẹ nên chuyển sang chế độ giặt đồ cho trẻ em. Chế độ giặt này giúp giặt sạch một cách nhẹ nhàng, không làm xù vải cũng như không giặt quá mạnh làm ảnh hưởng đến quần áo của con. Đa số các dòng máy giặt hiện đại đều có thêm chế độ này, mẹ lưu ý nhé.
– Sử dụng chế độ vắt nhẹ nhàng: sau khi đã làm sạch quần áo cho con bằng chế độ giặt phù hợp, đến giai đoạn vắt khô, mẹ cũng cần chọn chế độ vắt nhẹ nhàng để không làm rách quần áo của con. Quần áo trẻ sơ sinh rất mềm mại, mỏng manh
– Nên giặt quần áo của con ngay trước khi sử dụng nếu lâu ngày chưa dùng đến và ngay sau khi con mặc để tránh sinh sôi các vi khuẩn ẩm mốc.
– Chọn phơi đồ cho con ở nơi khô ráo, nhiệt độ vừa phải, tránh phơi đồ ở nơi ẩm ướt hoặc dưới trời nắng gắt vì dễ làm hỏng quần áo của bé
3. Các vấn đề thường xảy ra đối với đồ sơ sinh
Việc vệ sinh đồ sơ sinh cho bé thường xảy ra 1 vài tình trạng như quần áo bị rách, bị vặn xoắn do chế độ giặt không đúng. Quần áo giặt 1 vài lần bị bai, xù, nguyên nhân của việc bai, xù có thể do mẹ chọn đồ sơ sinh chất lượng kém hoặc do chế độ giặt chưa phù hợp. Ngoài ra còn có vấn đề giặt quần áo nhưng vết bẩn không sạch. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, với vết bẩn cứng đầu, mẹ cần ngâm khoảng 30 phút trước khi cho vào máy giặt để loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn. Nhiều mẹ cẩn thận còn giặt qua bằng tay trước khi giặt máy để làm sạch quần áo cho con hơn.
Các vấn đề thường gặp ở đồ sơ sinh
Bảo quản đồ sơ sinh cho con là công đoạn khó và phát sinh nhiều vấn đề hơn quá trình vệ sinh. Mẹ có thể gặp phải 1 số vấn đề trong khi bảo quản đồ sơ sinh cho con:
– Quần áo dễ có “mùi” bảo quản: dù cho mẹ mua đồ sơ sinh mới cho con và giặt giũ, phơi nắng sạch sẽ và cất trong tủ thì 1 thời gian sau mang ra ngoài vẫn có thể thấy quần áo có mùi gì đó lạ lạ. Không phải mùi hôi nhưng cũng không phải mùi thơm của nắng. Mùi này được gọi là mùi bảo quản, khi để quần áo trong tủ lâu ngày sẽ gặp phải.
– Quần áo ngả màu: nếu là quần áo trắng thì việc bảo quản lâu ngày sẽ dễ gây ngả màu, đặc biệt là với các mẹ cất quần áo sơ sinh cũ, để dành cho bé sau thì sẽ thấy rõ hơn. Những khu vực bé thường xuyên tè dầm sẽ có màu ngả vàng hoặc ở khu vực cổ áo cũng dễ ngả vàng hơn cả. Khu vực này tiếp xúc với mồ hôi nhiều nên dễ đổi màu
– Đồ sơ sinh xuất hiện vết mốc: cũng tương tự như việc ngả màu của quần áo sơ sinh màu trắng, nếu quần áo sơ sinh của bé mẹ để quá lâu không giặt sẽ dẫn đến xuất hiện các đốm nấm mốc màu đen, dễ gặp nhất là ở vùng lưng, khu vực cổ. Hai vị trí này thường tiếp xúc với mồ hôi nhiều nên dễ có mốc đen
– Mất dáng: với quần áo len hay váy sơ sinh, khi bảo quản không đúng cách sẽ dễ dẫn đến mất dáng, như quần áo len, nếu mẹ treo trên mắc lâu ngày sẽ chảy dáng, áo dài hơn bình thường, trễ vai, bai, nhão, …
4. Bảo quản quần áo sơ sinh đúng cách
Để hạn chế các vấn đề thường xảy đến với quần áo sơ sinh, mẹ nên thực hiện việc bảo quản tốt để tăng độ bền của đồ sơ sinh.
Lưu trữ quần áo sơ sinh đúng cách
– Trước tiên mẹ hãy chuẩn bị quần áo sơ sinh đã giặt sạch, phơi khô, kiểm tra cẩn thận từng chiếc áo, chiếc quần để xem có vết bẩn nào chưa được làm sạch hoặc có quần áo nào chưa khô hay không.
– Chọn 1 vài dụng cụ chứa đồ sơ sinh phù hợp, mẹ có thể chọn hộp nhựa, thùng đựng quần áo chất liệu cói hay mây đan đều được. Nhiều mẹ còn chọn những chiếc túi có lớp chống thấm và chống ẩm mốc ở bên ngoài.
– Trải 1 lớp nilon mỏng xuống phía đáy và 2 bên thành thùng đựng để đảm bảo thêm 1 lớp cách ẩm. Gói lần lượt từng bộ đồ trong 1 lớp giấy riêng biệt rồi xếp vào thùng. Lưu ý xếp các bộ đồ nặng xuống trước, đồ mỏng, nhẹ xếp lên trên. Ở giữa mỗi bộ quần áo, mẹ đặt thêm 1 lớp giấy thoáng khí để phân cách. Một mẹo nhỏ để mẹ loại bỏ mùi quần áo lâu ngày đó là thêm 1 vài nhành hoa khô thơm thoang thoảng như hoa nhài hoặc hoa oải hương.
– Mẹ đừng xếp quần áo quá đầy vào 1 thùng, đậy nắp lại để tránh bụi bặm
Bảo quản đồ sơ sinh đúng cách
Bảo quản đồ sơ sinh đúng cách
Khi đã có được những thùng đựng quần áo thơm tho, gọn gàng, lúc này mẹ sẽ tiến hành bảo quản quần áo cho con.
– Chọn nơi khô ráo, thoáng mát: đây là ưu tiên hàng đầu để tránh ẩm mốc cho quần áo của con. Mẹ cần chọn những nơi đặc biệt khô ráo, tránh những nơi có vật nuôi. Vị trí gầm giường hay 1 góc nhỏ trong tủ đồ bố mẹ là lựa chọn tuyệt vời nếu mẹ muốn cất quần áo cho con
– Chọn nơi không gần nguồn nhiệt: quần áo là vật dễ cháy vậy nên mẹ cần để quần áo của con ở nơi xa ổ điện, xa bếp lửa vì có khả năng bén lửa rất cao.
Trên đây là những điều mẹ cần lưu ý khi vệ sinh và bảo quản đồ sơ sinh đúng cách cho con. Mẹ đừng quên sử dụng đúng loại nước giặt cho trẻ sơ sinh để đảm bảo không gây dị ứng trên da bé.
Những món đồ sơ sinh nhỏ nhỏ, xinh xinh luôn cực kỳ thu hút mẹ bầu, nhất là các mẹ bầu mới làm mẹ lần đầu. Nhiều khi còn muốn mua luôn cả cửa hàng về vì nhìn đồ gì cũng dễ thương, cũng đáng yêu. Cũng không ít mẹ bầu đi đến cửa hàng bán đồ sơ sinh, đứng trước gian hàng rất nhiều sản phẩm, không biết phải lựa chọn đồ gì, số lượng bao nhiêu. Bài viết này sẽ giúp mẹ tổng hợp kinh nghiệm sắm đồ sơ sinh đầy đủ với list đồ sơ sinh cần thiết, đủ dùng, tránh mua đồ lãng phí.
1. Kinh nghiệm sắm đồ sơ sinh đầy đủ và tiết kiệm
Lên danh sách đồ sơ sinh cần mua
Kinh nghiệm giúp rất nhiều bà mẹ có thể mua sắm đầy đủ đồ sơ sinh mà vẫn tiết kiệm đó là lên list mua đồ sơ sinh trước khi đến cửa hàng mẹ và bé. Mẹ có thể tìm thấy rất nhiều gợi ý về đồ sơ sinh cần thiết cho bé như combo đồ sơ sinh bé trai, bé gái hay danh sách đồ sơ sinh mẹ cần mua cho bé vào mùa hè, đồ sơ sinh cần mua cho bé vào mùa đông, …
Vậy nên tùy vào giới tính em bé và mùa sinh để mẹ có thể lên danh sách này với sản phẩm và số lượng phù hợp. Ngoài ra mẹ cũng có thể để lại 1 số món đồ chưa cần thiết và mua cho bé vào giai đoạn sau, không nhất thiết mua đồ sơ sinh là cần phải mua liền 1 lúc trước sinh mẹ bầu nhé.
Kinh nghiệm sắm đồ sơ sinh đầy đủ
Chuẩn bị tài chính
Đây cũng là việc vô cùng quan trọng khi vợ chồng quyết định sẽ mang bầu, sinh em bé. Tài chính ở đây bao gồm phần dự tính cho giai đoạn mang thai, trong khi sinh bé tại bệnh viện và chăm sóc mẹ bé sau sinh. Trong đó với chi phí mua đồ sơ sinh mẹ cần chuẩn bị từ 2 triệu trở lên, tùy thuộc vào tài chính của mỗi gia đình. Nếu chỉ mua những món đồ sơ sinh cần thiết, mẹ có thể sẽ chỉ tiêu tốn khoảng 2 triệu cho list đồ sơ sinh của bé. Nhưng nếu mẹ chọn mua đồ sơ sinh trọn gói cao cấp, có thể sẽ tiêu tốn khoảng 5 triệu hơn.
2. Đồ sơ sinh cho bé cần những gì?
Nếu tìm mua tại các cửa hàng bán đồ sơ sinh, mẹ sẽ thấy tại cửa hàng có chia riêng thành từng gói đồ sơ sinh cho bé trai và đồ sơ sinh cho bé gái để mẹ dễ lựa chọn. Tuy nhiên cả 2 gói này đều khá tương đồng về sản phẩm, chỉ khác 1 vài sản phẩm nhỏ.
Danh sách đồ sơ sinh cần mua
Sản phẩm
Lưu ý
Số lượng
Áo sơ sinh tay lỡ
Áo sơ sinh có chất liệu cotton thấm hút. Nên mua áo tay lỡ, cài chéo để dễ mặc cho con hơn
5 chiếc
Áo sơ sinh dài tay/cộc tay
Nếu mùa đông, mẹ nên mua cho bé áo dài tay còn vào mùa hè thì nên chọn áo cộc. Chất liệu cotton thấm hút, loại áo cài chéo
5 chiếc
Body sơ sinh
Nên mua cả bộ body cộc tay và dài tay. Nếu là mùa đông có thể mua bộ body dày. Bộ body này có tác dụng giữ ấm cho vùng bụng bé và mẹ thay bỉm cũng dễ dàng hơn
5 bộ
Quần đóng bỉm
Mẹ mua 5 chiếc size 3M, 5 chiếc size 6M để sau này bé lớn lên có thể mặc vừa
5 – 10 chiếc
Khăn ủ
Khăn ủ có mũ, loại cotton thấm hút, họa tiết dễ thương
2 chiếc
Khăn xô
Mẹ mua khăn sữa 2 lớp, 3 lớp hoặc 4 lớp, chất liệu cotton mỏng, mỗi loại mua 1 bịch 10 chiếc
30 chiếc
Khăn tắm
2 chiếc khăn tắm cotton thấm hút, mềm mại với da em bé, nên mua loại có mũ
2 chiếc
Tã chéo
Loại tã này thường dùng trong những ngày đầu, thời gian trước các mẹ hay dùng nhưng hiện tại đã có miếng lót phân su dùng 1 lần thì tã chéo không còn được dùng nhiều như trước nữa
5 chiếc
Mũ sơ sinh
Mẹ có thể mua mũ cotton mỏng nếu mùa hè hoặc mua mũ len giữ ấm cho bé vào mùa đông. Ưu tiên chọn loại mũ dễ đội, vừa với size đầu em bé
2 – 3 chiếc
Bao tay, bao chân
Nếu là mùa hè mẹ có thể mua bao tay chân loại cotton mỏng còn với mùa đông có thể chọn loại dày dặn hơn. Lưu ý khi mua bao tay chân cho con nên chọn loại có dây buộc
3 – 5 đôi
Yếm sơ sinh
Mẹ có thể mua cả yếm cài vai và yếm buộc dây, chất liệu yếm cotton. Yếm sơ sinh có tác dụng làm ấm cổ, hứng rớt rãi cho con
5 chiếc
Gối ngủ
Nếu lo sợ con có thể bị méo đầu do nằm nhiều, mẹ nên mua 1 chiếc gối lõm sơ sinh để kê đầu cho con trong những ngày đầu đời
1 chiếc
Gối chặn
1 bộ gối chặn vỏ đỗ giúp bé ngủ ngoan hơn, không còn bị giật mình. Ngoài gối chặn vỏ đỗ, mẹ cũng có thể mua gối chặn bông nhưng loại này dùng vào mùa hè thường hơi nóng
1 bộ
Lót phân su
Dùng trong những ngày đầu tiên khi bé ra phân su, chỉ dùng 1 lần và có thể thay thế cho tã chéo
1 bịch
Khăn ướt
Khi vệ sinh cho bé, nhất là lúc thay tã bỉm, mẹ cần dùng khăn ướt để làm sạch cho con
2 bịch
Khăn vải khô
Mua loại 2 lớp, dai, mịn, dùng khi cần vệ sinh cho con
2 bịch
Miếng lót sơ sinh
Dùng để dán lên bề mặt quần đóng bỉm, có tác dụng như bỉm trẻ em nhưng khả năng trữ nước tiểu không bằng bỉm, phù hợp với 1 – 2 tháng đầu khi bé tè dầm nhiều
1 bịch
Ủ kén
Cần thiết mua vào mùa đông, khi con ngủ sẽ ngoan hơn, ủ kén giúp giữ ấm cho con trong thời gian ngủ
2 chiếc
Miếng lót chống thấm
Dùng để lót khi bé ngủ hoặc khi thay tã để tránh cho nước tiểu, phân dính ra chăn gối
2 chiếc
Sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Mẹ nên mua sữa thanh để dễ bảo quản và nhớ mua đúng loại dành cho trẻ sơ sinh. Thường là mẹ sẽ không về sữa ngay sau sinh bé, có nhiều mẹ còn mất sữa cả tuần đầu
1 hộp
Bình sữa
1 chiếc 120ml, 1 chiếc 240ml để dùng cho bé trong suốt 6 tháng đầu đời
2 chiếc
Cọ rửa bình sữa
Nên mua cọ rửa bình sữa và cọ rửa núm ty để dễ vệ sinh bình sữa cho con
1 bộ
Nước rửa bình sữa
Loại chuyên dụng, an toàn với trẻ và có thể rửa được cả rau củ
1 chai
Nước muối sinh lý
Mua loại nước muối của Pháp, dạng ống 5ml dùng trong ngày cho con
1 hộp
Rơ lưỡi
Vệ sinh lưỡi cho con
5 – 10 hộp
Kem chống hăm
Dùng khi đóng bỉm cho con, nhất là vào mùa hè nóng
1 hộp
Dầu tắm gội
Loại không cay mắt, phù hợp với trẻ sơ sinh
1 chai
Chậu tắm
Mẹ mua loại kèm ghế gội đầu cho con, mua loại có báo nhiệt độ sẽ tiện dùng hơn
1 chiếc
Nước giặt quần áo sơ sinh
Loại nước giặt chuyên dụng, dành cho trẻ sơ sinh. Không dùng chung nước giặt với người lớn vì dễ gây dị ứng da
1 chai
Dụng cụ hút mũi
Dùng để vệ sinh mũi cho con khi con bị nghẹt mũi, khò khè
1 chiếc
Màn chụp
Dùng để chụp cho bé khi ngủ, tránh muỗi, côn trùng
1 chiếc
Giỏ đựng đồ
Đựng đồ cho bé khi mẹ sắp giỏ đồ đi sinh. Nên mua loại có nắp đậy
1 chiếc
Trên đây là những đồ dùng cần thiết mẹ cần mua trong giỏ đồ sơ sinh. Khi sắm đồ sơ sinh cho bé trai, sắm đồ sơ sinh cho bé gái, mẹ cần lưu ý thêm 1 số điều sau.
Sắm đồ sơ sinh cho bé trai
Khi mua đồ sơ sinh cho bé trai, mẹ cần chú ý lựa chọn về màu sắc quần áo, mũ, yếm, bao tay chân cho con cho phù hợp. Với bé trai mẹ nên ưu tiên lựa chọn quần áo có màu sắc mạnh mẽ, họa tiết nam tính như ô tô, gấu bear, …
Sắm đồ sơ sinh cho bé gái
Đối với bé gái, mẹ có thể mua thêm váy sơ sinh, mũ sơ sinh có thể mua kiểu mũ tiểu thư điệu đà. Quần áo sơ sinh cho bé gái, mẹ cũng nên mua kiểu dáng bánh bèo hơn chút xíu. Đồ cho bé gái thường có màu hồng, vàng, họa tiết nơ, lá, búp bê, …
Ngoài những món đồ sơ sinh kể trên, nếu là mùa đông, mẹ nên mua thêm áo ấm như áo khoác, áo len, chăn ấm. Còn thêm một số món đồ cũng khá cần thiết cho con nhưng mẹ có thể mua sau như ghế rung, xe đẩy, máy hâm sữa, máy tiệt trùng bình sữa, địu cho bé ra ngoài.
Đồ sơ sinh cho bé cần mua những gì?
3. Khi nào nên sắm đồ sơ sinh?
Theo quan niệm dân gian, việc mua sắm đồ sơ sinh cho bé cần chú ý về thời gian, không nên mua đồ sơ sinh cho bé quá sớm vì dễ gặp các vấn đề như sinh non hay sảy thai. Quan niệm này xuất phát từ việc người xưa cho rằng nếu mẹ mua đồ sơ sinh cho con quá sớm, con sẽ thích thú mà đòi ra sớm.
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn đầu mang bầu, nếu vận động quá nhiều dễ dẫn đến động thai, dọa sảy hoặc sảy thai. Khi đi mua đồ sơ sinh, mẹ bầu cũng sẽ di chuyển khá nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi nào thì nên đi sắm đồ sơ sinh cho bé
Vậy tháng thứ mấy nên mua đồ sơ sinh? Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ bầu có thể đi mua sắm đồ sơ sinh cho bé. Giai đoạn này khá phù hợp vì mẹ đã xác định được giới tính thai nhi nên mua đồ cho con cũng sẽ phù hợp hơn. Hơn nữa giai đoạn 7 tháng, thai nhi đã ổn định, mẹ đi lại, vận động cũng sẽ không lo động thai. Nếu để đến thời điểm cuối tháng thứ 8, đầu tháng thứ 9 thì bụng bầu sẽ rất nặng nề, mẹ khó có thể tự đi sắm đồ sơ sinh cho bé được. Mà để nhờ vả anh xã thì không yên vì nhiều món đồ muốn được tự tay chọn cho con.
Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm cho mẹ bầu lần đầu sắm đồ sơ sinh cho con đầy đủ, tiết kiệm. Mẹ cũng có thể xin đồ sơ sinh cũ từ người thân như quần áo sơ sinh, dụng cụ tiệt trùng bình sữa, máy đun nước pha sữa, … như vậy cũng sẽ tiết kiệm được 1 khoản nhỏ chi phí mua đồ sơ sinh. Ngoài ra, khi mua đồ sơ sinh cho bé, mẹ cũng nên tìm hiểu trước giá bán tại 1 số địa chỉ uy tín để tìm kiếm các chương trình khuyến mại đồ sơ sinh, với các hệ thống cửa hàng lớn sẽ luôn có chương trình giảm giá, tặng quà cho khách hàng.
Sữa Aptamil New Zealand là sản phẩm sữa công thức rất được ưa chuộng tại châu Âu, hiện nay sản phẩm này đã có mặt trên rất nhiều quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam. Sữa Aptamil New Zealand số 1 được nghiên cứu với công thức phù hợp cho trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi, hàm lượng dinh dưỡng đủ để cung cấp cho nhu cầu phát triển của con. Bài viết này sẽ hướng dẫn pha sữa Aptamil New Zealand số 1 đúng chuẩn của hãng để giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng, bé tiêu hóa khỏe, tăng cân, tăng chiều cao đúng chuẩn.
1. Sữa Aptamil New Zealand số 1 có tốt không?
Sữa New Zealand số 1 có vị nhạt, mát, mùi thơm nhạt khá giống với sữa mẹ, dành cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi. Trong sữa Aptamil New Zealand số 1 có chứa 13 loại vitamin cần cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Các Nucleotides có mặt trong sữa, đây là thành phần cấu tạo nên DNA, tham gia vào quá trình phát triển của tế bào.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa – đây là 1 trong những ưu điểm nổi bật của sữa Aptamil được lòng rất nhiều mẹ bỉm sữa, IMMUNORTIS có trong sữa Aptamil New Zealand số 1 là tổ hợp men vi sinh chứa prebiotics với tỉ lệ GOS/FOS 9/1, tỉ lệ này tương tự loại men vi sinh tự nhiên trong thành ruột của trẻ có tác dụng thúc đẩy lợi khuẩn phát triển, tăng cường sự hấp thu dinh dưỡng cũng như tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy mà hầu hết trẻ sơ sinh uống sữa Aptamil New Zealand đều không gặp tình trạng như táo bón, đầy hơi, khó tiêu.
Sữa Aptamil New Zealand số 1 có tốt không?
Thêm 1 hợp chất quý giá nữa có trong sữa Aptamil New Zealand số 1 là LCPs – đây là hỗn hợp DHA/ARA và các loại Omega 3, 6 tham gia vào quá trình phát triển trí não cũng như thị giác của trẻ. Hàm lượng DHA có trong sữa Aptamil thường cao hơn các dòng sữa công thức cho trẻ sơ sinh khác.
Bổ sung Canxi cho chiều cao đạt chuẩn: trong 100ml sữa Aptamil đã pha sẽ bổ sung cho trẻ 55mg Canxi, góp phần vào việc hỗ trợ phát triển hệ xương vững chắc.
Tăng cường hệ miễn dịch của trẻ bằng các vi chất Beta-carotene, Selen, vitamin nhóm A, B, E, … cùng chất chống oxy hóa giúp phòng tránh các bệnh cảm vặt, các bệnh khi giao mùa.
2. Sữa Aptamil New Zealand số 1 pha ở nhiệt độ bao nhiêu?
Cũng tương tự các loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh khác, sữa Aptamil New Zealand cũng cần được pha ở mức nhiệt độ phù hợp để tránh việc dinh dưỡng biến mất nếu pha nước quá nóng hoặc sữa không chín nếu pha nước quá nguội. Nhiệt độ nước pha sữa Aptamil New Zealand số 1 ở mức 37 – 40 độ C là hợp lý, nếu mẹ dùng nước nóng hơn có thể làm lợi khuẩn trong sữa tan biến.
Cách pha sữa Aptamil cho trẻ sơ sinh
– Trước khi pha sữa cho bé, mẹ cần đảm bảo đã vệ sinh và tiệt trùng các dụng cụ pha sữa như bình sữa, núm ty, ly đong. Rửa tay sạch bằng nước rửa tay chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn.
– Đun 1 lượng nước đủ để pha sữa cho bé đến khi sôi thì tắt bếp, để nguội bớt đến khoảng 37 – 40 độ C rồi tiến hành pha sữa
– Cho lượng nước vừa đủ vào bình, thêm sữa bột tương ứng tỉ lệ 1 muỗng gạt pha với 30ml nước. Tiếp theo lắc đều để sữa tan hết. Nếu pha bằng cốc thì nên dùng thìa khuấy cho sữa nhanh tan và không bị cặn hạt phía đáy cốc.
– Kiểm tra nhiệt độ sữa cho bé bằng nhiệt kế hồng ngoại đạt khoảng 35 – 37 độ C hoặc nhỏ 1 giọt ra cổ tay thấy ấm ấm là có thể cho con uống.
Hướng dẫn pha sữa Aptamil New Zealand số 1
Gợi ý lượng sữa Aptamil pha cho con theo độ tuổi
Độ tuổi
Sữa bột (thìa)
Lượng nước (ml)
Cữ bú/ngày
0 – 2 tuần tuổi
3
90
6
2 – 4 tuần tuổi
4
120
5
4 – 8 tuần tuổi
5
150
5
8 – 12 tuần tuổi
6
180
5
3 – 4 tháng tuổi
6
180
5
4 – 5 tháng tuổi
7
210
5
5 – 6 tháng tuổi
7
210
5
Một số lưu ý khi pha sữa Aptamil New Zealand
– Sử dụng nước lọc đun sôi để nguội đến 40 độ C để pha sữa cho con, không dùng nước khoáng vì trong nước khoáng có hàm lượng Canxi, Natri cao. Khi kết hợp với thành phần sữa Aptamil có thể dẫn đến dư thừa khoáng chất gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
– Sữa sau khi đã pha nên cho con uống hết trong vòng 1 giờ để hạn chế việc vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khỏe của con
– Sử dụng thìa gạt ngang được đóng gói trong hộp khi đong sữa để đảm bảo đúng tỉ lệ sữa, nước theo khuyến cáo từ nhà sản xuất
– Không hâm sữa đã pha trong lò vi sóng, cần sử dụng máy hâm sữa chuyên dụng để làm ấm sữa trước khi cho con ăn
3. Bảo quản sữa Aptamil New Zealand số 1 đúng cách
– Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp – đây là khuyến cáo từ hãng để tránh tình trạng bảo quản không đúng cách dẫn đến sản phẩm hỏng, biến chất. Mẹ đặc biệt lưu ý không để sữa ở nơi có độ ẩm cao quá 75%
– Sữa đã mở nắp nên sử dụng hết trong vòng 4 tuần, không để sữa trong tủ lạnh
– Chọn sữa có ngày sản xuất còn mới, tránh dùng sữa cách hạn sử dụng từ 6 tháng trở xuống hoặc các sản phẩm cận date
Những hướng dẫnpha sữa Aptamil New Zealandnhư trên được nhà sản xuất khuyến cáo người dùng tuân thủ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng trọn vẹn trong mỗi ly sữa. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích với các mẹ đang lựa chọn cho con sữa Aptamil hàng xách tay vì trên bao bì sữa xách tay sẽ không có tem phụ tiếng Việt hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản sữa.
Mổ lấy thai là phương pháp y khoa được áp dụng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại khi mà nhiều bà mẹ trẻ ngại phương pháp sinh thường. Theo các chuyên gia y tế, việc trẻ sinh mổ thường thiệt thòi hơn so với trẻ sinh thường vì vậy quá trình chăm sóc cũng cần hết sức lưu ý, nhất là quá trình chọn sữa cho bé sinh mổ. Vậy bé sinh mổ nên uống sữa gì? Có nên chọn sữa Aptamil cho trẻ sinh mổ không?
1. Đặc điểm của trẻ sinh mổ so với trẻ sinh thường
So với phương pháp sinh thường, trẻ sinh mổ sẽ được lấy thai ra ở vết rạch tử cung phía trước bụng còn trẻ được sinh thường sẽ chui qua ống sinh tự nhiên của người mẹ. Khi chui qua ống sinh, đặc biệt là qua vùng âm đạo, trẻ sẽ được tiếp xúc với 1 lượng lớn lợi khuẩn vừa có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vừa có tác dụng tăng cường miễn dịch ở trẻ. Vì vậy mà trẻ sinh mổ thường có hệ miễn dịch kém hơn trẻ sinh thường, dễ mắc các bệnh vặt và “khó nuôi” hơn trẻ sinh thường.
Trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường có đặc điểm gì khác biệt?
Hệ hô hấp của trẻ sinh mổ cũng sẽ yếu hơn trẻ sinh thường do trong quá trình sinh thường, trẻ sẽ phải thu hẹp phổi lại đến mức tối đa mới có thể chui ra khỏi âm đạo của mẹ. Sau khi ra ngoài, phổi của bé cũng được giãn nở tối đa do hoạt động đầu tiên là khóc. Dịch trong phổi trẻ sinh thường lúc này đã được loại bỏ hết khi đi qua ống sinh còn trẻ sinh mổ thì không như vậy. Dịch phổi của bé sinh mổ không được đưa hết ra ngoài, đó là lý do vì sao trẻ sinh mổ dễ gặp các vấn đề về hô hấp hơn trẻ sinh thường
Ngoài hệ miễn dịch và hệ hô hấp bị ảnh hưởng, hệ tiêu hóa ở trẻ sinh mổ cũng sẽ có phần kém hơn vì lợi khuẩn có trong đường ruột ít hơn hẳn hại khuẩn. Điều này dễ dẫn đến việc con khó khăn khi tiêu hóa, nhất là với mẹ sinh mổ, chưa có sữa cho con ty ngay, con phải dùng đến sữa ngoài. Trẻ có thể gặp phải chứng khó tiêu, bụng ì ạch thậm chí là táo bón nếu dùng sữa công thức không phù hợp.
2. Bé sinh mổ nên uống sữa gì?
Với 3 đặc điểm nổi bật kể trên, khi lựa chọn sữa cho con, mẹ cần cân nhắc xem sữa nào tốt cho trẻ sinh mổ. Mẹ có thể quan tâm đến các yếu tố sau đây:
– Sữa tăng cường lợi khuẩn: vì trẻ sinh mổ bị thiếu hụt lợi khuẩn so với trẻ sinh thường, điều này dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Việc cho con sử dụng sữa tăng cường lợi khuẩn là điều hết sức cần thiết
– Sữa tăng cường miễn dịch: 80% hệ miễn dịch của trẻ được quyết định ở hệ vi sinh đường ruột, chính vì vậy mà khi cân bằng được hệ vi sinh, miễn dịch của con cũng sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên có 1 số sản phẩm sữa công thức bổ sung thêm HMO – lá chắn giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ trẻ trong suốt những năm tháng đầu đời
– Sữa có vị nhạt, mát, giống sữa mẹ và dễ tiêu hóa với đường ruột còn non yếu của trẻ
– Bé sinh mổ nên uống thêm sữa non vì trong sữa non có hàm lượng IgG – kháng thể tự nhiên chỉ có trong sữa mẹ, giúp tăng cường sức khỏe cho con. Đặc biệt sữa non có thể uống cùng sữa công thức.
Bé sinh mổ nên uống sữa gì?
3. Sữa Aptamil có dùng được cho trẻ sinh mổ không?
Câu trả lời là sữa Aptamil có thể dùng được cho trẻ sinh mổ. Aptamil có 4 dòng sản phẩm đang được bán tại thị trường Việt Nam: sữa Aptamil Anh, Úc, Đức và New Zealand. Trong đó sữa Aptamil New Zealand là dòng sản phẩm mới được nghiện cứu, phát triển và đưa về Việt Nam. Điểm nổi trội của sản phẩm là bổ sung Synbiotic độc quyền – là sự kết hợp giữa lợi khuẩn Probiotic cùng chất xơ Prebiotic giúp nhanh chóng cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột của trẻ.
Ngoài bổ sung lợi khuẩn, giúp cân bằng vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa ở trẻ sinh mổ, sữa Aptamil New Zealand cũng mang đầy đủ đặc điểm của dòng sữa Ap đến từ Nutricia với vị nhạt, mát, hàm lượng DHA cao, cho con phát triển trí não vượt trội mà không gặp tình trạng táo bón, khó tiêu vì trong sữa có tỉ lệ đạm whey chiếm đến 60%
Aptamil New Zealand cũng là sản phẩm sữa công thức đầu tiên được chứng minh lâm sàng phù hợp với trẻ sinh mổ. Sản phẩm được chia thành 3 số dành cho con theo từng độ tuổi:
– Sữa Aptamil New Zealand số 1: dành cho trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi
– Sữa Aptamil New Zealand số 2: dành cho trẻ từ 1 – 2 tuổi
– Sữa Aptakid: dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên
Không chỉ là sữa cho bé sinh mổ, Aptamil New Zealand còn phù hợp với cả trẻ sinh thường, giúp tăng cường hệ miễn dịch, gia tăng sự có mặt của lợi khuẩn cùng hàm lượng vitamin D, Kali, Canxi cao giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao đúng chuẩn. Sản phẩm đang được bán tại hệ thống cửa hàng mẹ và bé KidsPlaza với giá bán từ 579.000đ – 639.000đ tùy từng số cho con.
Khoảng 2 tiếng sau khi chào đời, trẻ cần được bú mẹ lần đầu tiên. Sữa mẹ lúc này được gọi là sữa non, có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội đặc biệt là kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi bệnh tật trong suốt những năm tháng đầu đời. Vậy nhưng không phải mẹ nào sau khi sinh con cũng về sữa ngay để cho con bú. Bài viết này sẽ tổng hợp các mẹo giúp sữa mẹ về nhanh và nhiều, sữa đặc sánh và rất thơm.
1. Gọi sữa về bằng lá mít
Vốn được biết đến là cách gọi sữa mẹ về nhanh được rất nhiều bà mẹ sau sinh áp dụng, đặc biệt là với những người sinh mổ. Nếu sinh con gái, mẹ lấy 9 lá mít non, nếu sinh bé trai mẹ lấy 7 lá mít non, đem rửa sạch rồi nấu cùng với nước. Đợi đến khi nước ấm thì lấy lược nhúng vào rồi trải đều trên bầu ngực từ trên xuống dưới. Nếu sinh con trai thì chải 7 cái, nếu là con gái thì chải 9 cái, sau 1 lúc sữa sẽ về ồ ạt
Mẹ dùng khăn xô nhúng vào nước lá mít sau đó làm sạch đầu ti, loại bỏ các loại bụi bặm, chất cặn trên núm ty để tia sữa được thông thoáng. Như vậy sữa cũng dễ về, dễ ra hơn, mẹ cũng ít gặp tình trạng tắc tia sữa. Ngoài cách chải lược nước lá mít, mẹ bỉm sữa cũng có thể lấy 200g lá mít non, rửa sạch rồi nấu nước uống hàng ngày. Cách này không chỉ giúp sữa về nhanh, về nhiều mà còn giúp sữa đặc sánh, có mùi thơm hơn.
Giúp sữa mẹ về bằng lá mít
2. Uống nước vừng đen
Mẹ lấy khoảng 30g vừng giã nhỏ rồi trộn với 10g làm tằm rang khô, nghiền vụn. Trộn hỗn hợp với 1 ít đường đỏ sau đó đổ nước sôi vào, đậy kín nắp trong khoảng 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần vào lúc đói, chỉ uống 2 ngày là có sữa về cho con bú, sau 4 ngày thì sữa sẽ ra nhiều hơn. Chị em nếu ở vùng khó tìm được lá tằm có thể chế biến vừng đen thành các món ăn khác như chè vừng, muối vừng đen ăn với cơm đều có tác dụng lợi sữa.
Mẹo giúp sữa mẹ về bằng nước vừng đen
3. Cách để sữa mẹ về nhanh với ngọn dứa
Ngọn dứa hay trong miền Nam còn gọi là ngọn trái thơm, đây là cách gọi sữa mẹ về sau sinh được rất nhiều mẹ lựa chọn. Mẹ cũng dùng 7 ngọn lá dứa non nếu sinh bé trai, 9 ngọn lá dứa non nếu sinh bé gái, cắt bỏ đi phần màu xanh và chỉ lấy màu trắng băm nhỏ ra nấu cùng thịt nạc hoặc nấu với xương. Mẹ sau sinh cần uống hết bát canh ngọn dứa này, lúc sau sẽ có cảm giác sữa về. Với các mẹ ít sữa cũng có thể áp dụng bài thuốc này để sữa về nhiều hơn.
4. Uống nước lá đinh lăng
Cây đinh lăng là loại cây rất quý trong Đông y, tất cả các bộ phận của đinh lăng đều có thể làm thuốc, từ rễ, thân đến lá. Riêng với lá đinh lăng rất có tác dụng với mẹ sau sinh và em bé. Dùng gối lá đinh lăng giúp trẻ hạn chế đổ mồ hôi trộm, với mẹ sau sinh, uống nước lá đinh lăng giúp sữa về nhiều và rất thơm.
Mẹ lấy 1 nắm lá đinh lăng, rửa sạch, cho lên chảo sao vàng lên rồi hạ thổ. Tiếp theo mẹ bỏ lá đinh lăng đã sao vào nồi, đun lấy nước uống hằng ngày. Nước này rất dễ uống, có công dụng gọi sữa về nhiều hơn, tăng chất lượng sữa mẹ.
Gọi sữa mẹ về bằng lá đinh lăng
5. Cách gọi sữa mẹ về nhanh bằng cơm nóng
Dùng 1 nắm xôi hoặc 1 nắm cơm nóng vừa phải, cho vào khăn xô rồi áp lên bầu ngực, lăn đều theo hướng kim đồng hồ. Khi nắm xôi nguội đi, mẹ lấy nắm khác rồi tiếp tục lăn. Thời gian làm ấm vùng ngực khoảng 20 phút mỗi lần. Nếu mẹ bỉm sữa ở trong bệnh viện và chưa tìm được cơm nóng, xôi nóng thì có thể dùng nước ấm, nhúng khăn xô sạch vào rồi massage vùng ngực. Đây là cách mẹ có thể gọi sữa về trong lần đầu tiên cho con bú hay trước khi bắt đầu hút sữa cho con.
Cách gọi sữa về bằng cơm nóng
6. Dùng lá bồ công anh gọi sữa mẹ về
Lá bồ công anh thường được sử dụng để chữa tắc tia sữa cho các mẹ sau sinh. Mẹ lấy 1 nắm lá bồ công anh hơ nóng lên rồi áp vào bầu ngực, mẹ lưu ý điều chỉnh mức nhiệt độ vừa phải, tránh để da phải bỏng. Nếu kết hợp việc này với uống nước lá bồ công anh có thể vừa gọi sữa về nhanh vừa giảm hiện tượng tắc tia sữa ở mẹ sau sinh.
Mẹo giúp sữa mẹ nhanh về bằng lá bồ công anh
Ngoài ra mẹ cũng có thể lấy 1 nắm lá bồ công anh rửa sạch rồi đem đi giã nhuyễn sau đó mang trộn với rượu rồi cho hỗn hợp lên chảo đảo thật nóng. Lấy khăn xô sạch, nhúng vào nước rượu trộn lá bồ công anh, massage trên bầu ngực người mẹ, như vậy sữa sẽ về rất nhanh nhưng cách này sẽ hơi rát vùng da vì rượu có tính cay của cồn.
Với 6 cách để sữa mẹ về nhanh như trên, mẹ có thể lựa chọn 1 hoặc 2 cách để áp dụng. Lưu ý không vừa uống nước lá này với nước lá khác vì có thể gây ảnh hưởng khi kết hợp 2 loại thảo dược. Ngoài áp dụng mẹo dân gian, mẹ bỉm sữa cũng cần quan tâm đến dinh dưỡng sau sinh để có thể duy trì nguồn sữa dồi dào và sức khỏe cho cơ thể mẹ.
Sốt là biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh khi vừa đi tiêm về, nhất là với trẻ khi thực hiện tiêm phòng. Nhiều khi biểu hiện sốt mới chứng tỏ mũi tiêm vừa rồi có tác dụng. Tuy vậy cũng có nhiều mũi tiêm, khi tiêm xong con bị sốt, quấy khóc khiến nhiều mẹ rất mệt mỏi. Nếu muốn con ít bị sốt hoặc ít quấy khóc khi tiêm phòng, mẹ có thể áp dụng mẹo giúp bé đi tiêm về không bị sốt dưới đây.
1. Mẹo để trẻ đi tiêm về không bị sốt bằng là tía tô
Trước ngày đi tiêm, mẹ ăn khoảng chục ngọn lá tía tô, có thể nấu hoặc xay lấy nước uống. Tiếp theo mẹ cho con bú, bú càng nhiều càng tốt. Lá tía tô trong đông Y có tác dụng giảm cảm, trị phong hàn, hạ sốt. Mẹo này thường được các mẹ áp dụng với trẻ sơ sinh khi chưa dùng được thuốc hạ sốt và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
2. Cho con bú nhiều hơn
Một số mẹ chia sẻ cách để trẻ không quấy khóc trong lúc tiêm đó là để con bú mẹ. Bé sẽ tập trung vào việc bú mẹ mà quên mất việc vừa bị chích vào tay. Sau khi bé được tiêm xong, mẹ cũng cần cho bé bú sữa nhiều hơn để tránh mất nước, cơ thể cân bằng lại, vitamin và kháng thể có trong sữa mẹ cũng giúp con tăng cường miễn dịch, cách này đơn giản mà giúp con giảm sốt nhanh chóng.
Mẹo giúp bé đi tiêm về không bị sốt
3. Lau người cho con bằng khăn ấm
Khi sốt, trẻ sẽ thoát nhiệt ra ngoài, việc mẹ dùng khăn ấm lau cơ thể cho con sẽ giúp giảm nhiệt đồng thời loại bỏ đi mồ hôi trên người con. Nếu lượng mồ hôi trên da bé không được lau sạch, có thể sẽ lại ngấm lại cơ thể con gây bệnh thêm. Tuy nhiên mẹ cần chú ý dùng nước ấm để lau cho con, thời gian lau không quá 5 – 10 phút, lâu hơn cũng dễ làm con bị cảm. Đặc biệt không dùng nước lạnh để hạ sốt nhanh cho trẻ
4. Chườm lạnh bằng nha đam
Thông thường vùng da tiếp xúc với mũi tiêm sẽ dễ mẩn đỏ, gây đau cho con. Mẹ có thể dùng bông y tế day vào chỗ tiêm sau đó dùng nha đam để lạnh làm mát cho vùng da này của con. Mẹ có thể ra chợ, mua lấy 1 cành nha đam lớn, về lọc lấy phần thịt, cắt thành từng thanh nhỏ, vừa với vết tiêm. Sau đó cho vào ngăn đông đá từ tối hôm trước, hôm sau khi con đi tiêm về thì bỏ ra dùng. Lưu ý, nếu nha đam đóng tuyết, mẹ cần để rã đông 1 lúc để loại bỏ lớp băng trên bề mặt rồi mới chườm cho con. Nếu cẩn thận, mẹ có thể dùng khăn sạch bọc lại nha đam rồi chườm trên da con để tránh hiện tượng nhiễm trùng. Mẹ cũng không nên dùng các loại rau củ như khoai tây, dưa leo, … đắp trực tiếp lên vết tiêm của con vì nhựa có thể ảnh hưởng không tốt đến da con, thậm chí có thể còn gây nhiễm trùng.
5. Thêm đường
Ngọt là vị mà cảm giác của não bộ rất thích, đặc biệt ở giai đoạn trẻ con. Khi bé đi tiêm về, mẹ có thể cho con uống 1 chút nước đường hoặc nhúng núm ty vào nước đường pha rồi cho con ngậm. Vị ngọt sẽ đánh lạc hướng cảm giác đau đớn ở vùng da vừa tiêm của con
6. Dùng miếng dán hạ sốt
Dùng miếng dán hạ sốt cho bé đi tiêm về có tốt không?
Nếu trẻ sốt cao, dưới 38,5 độ C, mẹ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt để cắt đi cơn sốt cho con. Tuy nhiên mẹ cũng cần hỏi rõ bác sĩ về việc dấu hiệu con bị sốt có là bình thường không khi tiêm cho con mũi này. Trường hợp trẻ sốt bất thường, mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra vết tiêm
7. Cho trẻ mặc quần áo thông thoáng
Khi bị sốt, cơ thể trẻ sẽ thoát nhiệt rất nhiều, mẹ cần cho con nghỉ ngơi ở phòng thoáng mát, mặc cho con những bộ đồ mát mẻ, thoáng khí để thoát mồ hôi, tránh bật điều hòa nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.
8. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Nếu bé đã lớn, mẹ có thể xin ý kiến bác sĩ để cho con uống thuốc hạ sốt. Đây cũng là mẹo giúp trẻ đi tiêm về không sốt nhưng áp dụng được với bé đã lớn, trẻ nhỏ không được sử dụng.
9. Bổ sung vitamin C
Vitamin C cũng là thành phần giúp bé tăng cường sức đề kháng, phòng chống lại các loại bệnh như cảm mạo, ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố có hại cho cơ thể con. Sau khi bé đi tiêm về, mẹ hãy cho con ăn uống đầy đủ, đặc biệt bổ sung vitamin C trong bữa ăn thông qua các loại thực phẩm và trái cây. Mẹ có thể vắt nước cam hoặc nước chanh để con uống sau bữa ăn, đây là cách bổ sung vitamin C nhanh nhất.
Hiện tượng trẻ bị sốt sau khi đi tiêm về thường không quá hiếm gặp vậy nên mẹ hoàn toàn yên tâm nếu thấy con sốt nhẹ và hết trong 1 – 2 ngày sau tiêm. Có nhiều bé sau khi tiêm về có thể gặp sốt cao, nhiệt độ cơ thể ở mức 38 độ C, lúc này mẹ cần thực hiện các biện pháp hạ sốt nhanh cho con. Với các bé sốt cao, sốt lâu hơn 2 ngày thì cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra lại vết tiêm, sớm phát hiện các tác dụng phụ không mong muốn.