Trang chủ Blog Trang 64

Cách chữa trẻ bị nôn trớ an toàn và hiệu quả

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thường gặp tình trạng nôn trớ nên khiến nhiều ông bố, bà mẹ lo lắng. Điều này được lý giải do hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non yếu, do ruột của trẻ thẳng, khi ăn quá no sẽ dễ làm thức ăn trào lên cuống họng gây nôn trớ. Mách mẹ 1 số cách chữa trẻ bị nôn trớ theo kinh nghiệm dân gian cực hiệu quả, mẹ có thể áp dụng để giảm tình trạng này của con ngay lập tức.

1. Xử lý trẻ bị nôn trớ như thế nào?

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường đến bất ngờ, nếu là ba mẹ trẻ thì thường gặp phải tình trạng luống cuống, chưa biết xử lý như thế nào. Khi con có biểu hiện nôn trớ, sặc sữa, mẹ cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau:

– Nghiêng đầu trẻ sang bên kia để trẻ không bị sặc

– Dùng khăn sữa, lau sạch sữa, cháo hay bột do con vừa trớ ra, làm sạch vùng miệng và quanh cổ của con

– Làm sạch miệng, mũi của con bằng gạc rơ lưỡi để thấm hết thức ăn trong miệng con

– Vỗ nhẹ vào 2 bên lưng để trấn an con

– Thay cho con bộ đồ sạch sẽ, dùng nước ấm lau má, miệng và vùng cổ để con không bị khó chịu

– Cho con uống 1 chút nước ấm để làm sạch khoang miệng, cổ họng

xu-ly-tre-khi-bi-non-tro-nhu-the-nao
Xử lý trẻ khi bị nôn trớ như thế nào?

2. Cách chữa cho bé bị nôn trớ theo mẹo dân gian

Cách chữa trẻ bị nôn trớ bằng quả chanh

Cách này rất đơn giản, mẹ chỉ cần lấy quả chanh tươi, cắt thành các lát cắt mỏng rồi cho vào cốc. Thêm 1 chút nước sôi vào trong ly để vị chua trong trái chanh ngấm dần ra nước rồi cho bé uống. Nước chanh ấm có tác dụng làm an vị dịch dạ dày, giúp giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ

Cách chữa trẻ bị nôn trớ bằng gừng tươi

Đây là mẹo dân gian được các bà, các mẹ xưa truyền lại. Mẹ lấy 1 củ gừng tươi, rửa sạch rồi cạo vỏ, cắt thành từng lát mỏng. Bố ngậm miếng gừng, hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng, rốn của bé. Mẹ cũng ngậm gừng tươi rồi hà hơi vào lưng, gáy của con, luân phiên thực hiện 3 ngày liên tiếp, mỗi lần thực hiện 36 cái, sau này con không còn nôn trớ nữa.

Cách chữa trẻ bị nôn trớ bằng đọt tre (lá tre non)

Bố ra bụi tre, lấy 7 hoặc 9 đọt tre (phần lá non, dài, nhọn), nếu là con gái lấy 9 đọt, là con trai lấy 7 đọt. Mẹ rửa sạch rồi cho vào nấu nước, cho trẻ uống thay nước uống bình thường. Phương pháp này thường được áp dụng với trẻ mới gặp tình trạng ọc sữa

Cách chữa trẻ bị nôn trớ bằng gạo lức

Mẹ mua gạo lức về, nhặt 7 hoặc 9 hạt đem đi nấu nước cho con. Nếu là con trai thì lấy 7 hạt, là con gái sẽ lấy 9 hạt. Mang gạo đi rang cho vàng hạt rồi cho vào cùng nửa chén nước ấm cộng với nửa chén sữa. Đun hỗn hợp ở mức nhiệt liu riu đến khi còn khoảng ½ lượng chất lỏng so với ban đầu thì tắt bếp, để ấm ấm là có thể cho bé uống được

Cách chữa trẻ bị nôn trớ bằng tinh dầu bạc hà

cach-chua-tre-non-tro-bang-tinh-dau-bac-ha
Cách chữa trẻ nôn trớ bằng tinh dầu bạc hà

Phương pháp này áp dụng ngoài da, mẹ lấy vài giọt tinh dầu bạc hà thoa vào bụng bé kết hợp với massage. Thực hiện 2 lần/ngày, làm liên tiếp vài ngày sẽ giảm hẳn tình trạng nôn trớ ở trẻ. Tinh dầu bạc hà ngoài công dụng chống viêm, giảm đau nhanh, giúp lưu thông máu huyết còn có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa của con. Dù con không bị nôn trớ mẹ cũng có thể massage hàng ngày vùng bụng con với tinh dầu này, trẻ sẽ dễ tiêu hóa hơn, ít gặp vấn đề khó tiêu, bụng ì ạch.

3. Phương pháp ngăn ngừa tình trạng nôn trớ ở trẻ

Cho bé bú đúng cách

Mẹ bế bé trên 1 đường thẳng, một tay đỡ đầu, một tay nâng mông, giữ người bé áp sát vào cơ thể mẹ, mặt quay vào vú, mũi đối diện núm vú. Mẹ cho bé bú bên bầu ngực trái trước sau đó đổi chiều cho con sang bên phải. Cách bú này giúp cho sữa mẹ đi thẳng xuống dạ dày con và được giữ lại lâu hơn, không dễ gặp tình trạng trào sữa lên thực quản. Với các bé bú bình, mẹ cần lưu ý cũng phải bế con lên khi cho con bú, tránh để bình sữa nằm nghiêng và núm ty luôn có sữa

Cho con ăn vừa đủ

Dù là trẻ còn đang bú mẹ hay đã vào giai đoạn thì đều có thể bị nôn trớ do ăn quá no. Mẹ chỉ nên cho con ăn vừa đủ, không ép trẻ ăn quá no, có thể chia khẩu phần ăn của con thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Nới lỏng quần áo

Quần áo của con nếu mặc quá chật sẽ làm vùng bụng, dạ dày cảm thấy khó chịu, nhất là khi con vừa ăn xong. Ba mẹ lưu ý, chọn cho con quần áo vừa phải, mềm mại, chun không quá chặt, tránh mặc quần áo chật cho con

Không cho con nằm ngay sau ăn

Sau khi trẻ ăn xong, ba mẹ hãy chơi cùng con khoảng 15 – 20 phút để thức ăn xuống hết dạ dày, tránh việc thức ăn còn đang ở thực quản bé đã được đặt xuống giường nằm ngủ. Cũng lưu ý không chơi cùng con các trò vận động mạnh khi con vừa ăn xong.

Với 5 mẹo nhỏ như trên có thể giúp mẹ cải thiện ngay tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh, nhất là với những bé có phần ruột thẳng. Mẹ cũng lưu ý việc chia nhỏ khẩu phần ăn, đây là yếu tố rất quan trọng, nếu không cho con ăn quá no thì bé sẽ ít khi bị nôn trớ

Bài viết liên quan

>>> Cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả có thể mẹ chưa biết

>>> Mẹo trị ho cho trẻ em ngay tại nhà bằng kinh nghiệm dân gian

>>> Cách trị ho cho trẻ nhỏ: trị ho khan, ho có đờm hiệu quả và an toàn

Bỏ túi bí quyết sinh con da trắng hồng đáng yêu

Mẹ biết không, màu sắc làn da bé được thừa hưởng từ màu da của cha mẹ. Nếu như cha mẹ đều có màu da sậm thì khả năng cao trẻ sinh ra sẽ có màu da tương tự. Với những đứa trẻ có cha mẹ sở hữu làn da trắng, mịn màng thì cũng có thể sinh ra em bé da trắng. Ngoài yếu tố di truyền, chế độ ăn uống cũng có thể điều chỉnh được sắc tố da. Bài viết này sẽ tổng hợp các bí quyết sinh con da trắng hồng, áp dụng ngay trong thai kỳ của bà bầu.  

1. Ăn gì để con da trắng, môi đỏ?

Bổ sung thực phẩm giàu folate

Đây là dưỡng chất quan trọng góp phần hình thành tế bào não của bé. Việc bổ sung folate là điều bắt buộc với mỗi bà bầu, theo nghiên cứu, nếu phụ nữ mang thai được cung cấp đầy đủ folate trong 4 tuần đầu mang thai và trong 8 tuần sau sinh sẽ giúp giảm nguy cơ con sinh ra mắc chứng tự kỷ. 

Thực phẩm giàu folate có thể ăn trong thai kỳ như cải bó xôi, đậu lăng, ngũ cốc, trái cây họ cam quýt. Những loại thực phẩm này vừa dễ ăn, vừa giàu dinh dưỡng lại giúp cải thiện sắc tố da của con ngay từ trong bụng mẹ.

bi-quyet-sinh-con-da-trang-hong
Bí quyết sinh con da trắng hồng

Ăn bơ Ghee

Bơ Ghee là 1 sản phẩm bơ làm từ sữa động vật nhưng ít protein hơn các loại bơ khác. Đặc biệt với những bà bầu nhạy cảm với lactose thì cũng có thể sử dụng được bơ Ghee. Loại bơ này có tác dụng giảm đau đớn cho bà bầu trong lúc sinh con đồng thời cải thiện làn da của con sáng mịn. Mẹ có thể dùng trong nấu ăn hàng ngày với lượng vừa đủ.

Sữa nhụy hoa nghệ tây

Nhụy hoa nghệ tây trong nhiều năm trở lại đây luôn được biết đến như 1 loại thần dược giúp đẹp dáng, đẹp da cho phụ nữ. Đối với phụ nữ mang thai, sữa nhụy hoa nghệ tây sẽ giúp làm sáng mịn làn da bé. Mẹ chỉ nên dùng sữa nhụy hoa nghệ tây trong 3 tháng cuối thai kỳ để tránh việc lạm dụng gây ảnh hưởng đến co bóp tử cung.

Nước nho ép

Là loại nước ép rất giàu axit alpha hydroxy (AHA), mỗi ngày bổ sung 60ml nước ép nho không chỉ giúp con sinh ra đỏ môi, da trắng mà còn khỏe mạnh.

Quả bơ

Là loại quả giàu vitamin C, vitamin E, tốt cho quá trình sản xuất collagen của cơ thể cùng hàm lượng chất béo trong quả bơ giúp làn da bé mỡ màng, trắng mịn và săn chắc. 

Uống nước dừa

Trước nay mẹ bầu vẫn nghe đến việc uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp bổ sung thêm nước ối tuy nhiên việc uống nước dừa còn giúp trẻ có làn da trắng trẻo, mát mẻ, giữ ẩm cho làn da trẻ vì trong nước dừa có chứa hàm lượng vitamin A, C, E.

2. Tắm nước lá gì để con da trắng hồng

Ngoài việc ăn uống, bổ sung dinh dưỡng thì tắm nước lá cũng là bí quyết sinh con da trắng môi hồng được nhiều mẹ áp dụng.

Tắm nước lá trà xanh cho con da trắng

Trà xanh có hoạt chất chống oxy hóa rất cao, ngoài công dụng mang lại cho sức khỏe còn là nguyên liệu trong rất nhiều công thức làm đẹp da của phụ nữ. Với trẻ sơ sinh khi sinh ra, nếu dùng nước lá trà xanh để tắm cho bé sẽ giúp da trắng hồng. 

Cách làm: lá trà xanh được hái về hoặc mua về, rửa sạch rồi ngâm nước muối 1 lúc để loại bỏ các loại thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng. Vò lá rồi cho nước vào đun đến sôi, loại bỏ nước thứ nhất, tiếp theo vò thêm lần nữa rồi đun sôi. Đợi đến khi nhiệt độ vừa với nhiệt độ tắm cho bé thì tắm cho con như bình thường. Tắm xong mẹ nhớ tắm lại lần nữa với nước sạch cho con. Thực hiện như vậy 2 lần/tuần sẽ giúp bé cải thiện làn da.

tam-nuoc-la-tra-xanh-cho-be
Tắm nước lá trà xanh cho bé da trắng hồng

Tắm nước lá tía tô

Lá tía tô là loại lá có màu tím đậm, bản to, được trồng nhiều ở nông thôn. Trong lá tía tô có hàm lượng sắt, magie, vitamin A, C giúp hỗ trợ điều tị rôm sảy, mụn nhọt trên da trẻ hiệu quả. Nếu dùng nước lá tía tô tắm cho trẻ sơ sinh thường xuyên, con có thể trắng hồng lên trông thấy

Cách làm: mua 1 bó tía tô, rửa sạch, ngâm kỹ trong nước sạch 1 lúc sau đó cho lên bếp, đun sôi với 1 ít nước. Pha loãng nước lá tía tô với nước sạch để được 1 chậu nước đủ ấm. Lấy nước lá tía tô tắm cho con như bình thường, mỗi tuần tắm 1 – 2 lần, không làm hơn.

Tắm nước mướp đắng cho trẻ sơ sinh

Cũng có công dụng tương tự lá tía tô, việc sử dụng mướp đắng nấu nước tắm cho trẻ có thể giúp điều trị rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả. Trong mướp đắng có thành phần kháng khuẩn, làm sạch và cải thiện làn da rất tốt. 

Cách làm: mẹ lấy quả mướp đắng, cắt nhỏ rồi đem đi đun sôi trên bếp khoảng 15 – 20 phút, đem nước mướp đắng đã nấu pha ra chậu tắm, nhiệt độ nước tắm vừa đủ thì tiến hành tắm cho con. Ngoài cách nấu nước trên bếp, mẹ cũng có thể xay nhuyễn mướp đắng, vài lá kinh giới rồi lọc lấy nước cốt, pha vào nước tắm cho con

Ngoài việc cho con ăn, uống khoa học, việc chăm sóc da cho trẻ sơ sinh cũng là điều mẹ cần quan tâm để tránh bé gặp phải các vấn đề như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt. Đừng quên lưu lại các bí quyết sinh con da trắng hồng kể trên để áp dụng trong thai kỳ, sau này bé sinh ra sẽ có làn da sáng, mịn, khỏe mạnh.

Bài viết liên quan

>>> Mẹo dân gian làm đẹp sau sinh giúp chị em bỉm sữa đẹp duyên dáng

>>> Mẹo dân gian khi mang thai giúp bé thông minh từ trong bụng mẹ

>>> Mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn để con lấy vía thông minh, khỏe mạnh

Mẹo chữa khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh cực hay ít người biết

Khóc dạ đề ở trẻ là hiện tượng trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 2 – 3 tuần tuổi và có thể kéo dài đến 3 tháng tuổi. Trẻ khóc trong nhiều tiếng liền, dỗ không ngưng và thường xảy ra vào buổi chiều tối hoặc có trẻ là vào ban đêm. Vậy trẻ khóc dạ đề là do đâu? Đây có phải là vấn đề tâm linh như các cụ vẫn nói? Mẹo chữa khóc dạ đề nào hiệu quả, hay được sử dụng?

1. Trẻ khóc dạ đề do đâu?

Trước đây khi trẻ con khóc dạ đề, nhất là vào ban đêm, ông bà vẫn cho rằng đó là do bóng của người thân về thăm con, thăm cháu nên con mới khóc lâu như vậy. Tuy nhiên trong y khoa thì trường hợp trẻ khóc nhiều hơn 3 tiếng/ngày, khóc nhiều ngày liên tiếp trong tuần thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bé nhà mẹ đang khóc dạ đề.

Nguyên nhân khiến trẻ khóc dạ đề

– Do nhu động ruột: với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì hiện tượng khóc dạ đề có thể do nhu động ruột tăng. Bình thường khi nhu động ruột điều hòa, không gây đau nhưng do 1 lý do nào đó, nhu động ruột tăng lên bất thường khiến bụng bé đau dữ dội dẫn đến con quấy khóc. Hết cơn đau thì trẻ sẽ hết khóc

– Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ khóc dạ đề

– Do trẻ ban ngày đùa nghịch quá nhiều làm căng thẳng thần kinh, đến đêm cũng có thể sẽ khóc dạ đề.

nguyen-nhan-khoc-da-de-o-tre
Nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ

2. Mẹo chữa khóc dạ đề theo phương pháp dân gian

Để cỏ hoặc rơm ở dưới chiếu ngủ

Người thân trong gia đình lấy 1 ít cỏ, loại cỏ mọc quanh chân giếng hoặc lấy 1 ít rơm thường dùng để lót ổ cho gà đẻ, đặt dưới chiếu ngủ của 2 mẹ con, cần thực hiện bí mật, không cho người mẹ biết. Sau 1 – 2 đêm là bé sẽ dừng ngay việc khóc dạ đề

Đắp lá trà non trên rốn bé

Đây cũng là 1 cách chữa khóc dạ đề dễ thực hiện, mẹ lấy lá trà xanh, loại lá búp rồi rửa sạch, sau đó đặt vào rốn của bé, dùng băng y tế băng lại. Lưu ý, mẹ phải tự tay đặt lá trà lên rốn con mới hiệu nghiệm. Làm như vậy sau 1 vài hôm, tình trạng khóc dạ đề của con sẽ chấm dứt

Dùng 3 đoạn thân cây trúc

Mẹ đi tìm 3 đoạn của thân cây trúc đùi gà hoặc trúc quan âm, lén đặt ở chỗ ngủ của trẻ, thực hiện bí mật, không cho ai biết. Sau đó vài ngày trẻ sẽ không còn khóc đêm nữa

Dùng lá trầu không

Lá trầu không được dùng rất nhiều trong các mẹo dân gian, đây cũng là 1 để chữa khóc dạ đề ở trẻ nhỏ. Mẹ lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch rồi hơ qua lửa, để 1 lúc cho ấm ấm rồi đặt lên rốn con, băng lại. Lưu ý không đặt lá trầu không quá nóng lên da sẽ khiến con bị bỏng. Làm như vậy cũng chỉ vài hôm, bé sẽ không còn hiện tượng khóc dạ đề nữa.

Dùng hạt bìm bìm

Mẹ chạy ra ngoài hiệu thuốc Đông y, mua 1 ít hạt bìm bìm về, lấy khoảng 4g ra tán nhỏ, hòa với nước ấm rồi bôi lên vùng rốn của con. Làm như vậy vài lần có thể cải thiện được chứng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ.

Dùng lá đinh lăng

Mẹ lấy 1 nắm lá đinh lăng, phơi khô rồi nhét vào trong gối của trẻ. Phương pháp này không chỉ giúp trẻ bớt khóc dạ đề mà con hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm rất hiệu quả.

Trên đây là các mẹo dân gian giúp chữa khóc dạ đề ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải mẹ nào thực hiện cũng thành công. Ngoài các mẹo trên, mẹ cũng nên lắng nghe bác sĩ để xem trẻ đang gặp chứng khóc dạ đề hay khóc do bệnh lý.

3. Chữa khóc dạ đề ở trẻ nhỏ theo y học

Ôm bé vào lòng hoặc đặt bé áp sát vào mẹ

Trẻ có thể khóc đêm do giật mình, cảm giác bất an. Khi được mẹ ôm vào lòng hoặc nằm sát cạnh bên mẹ, nghe được nhịp tim và hơi thở của mẹ, bé sẽ an tâm hơn và ngủ tiếp. Nếu trẻ ngưng khóc và vẫn trằn trọc không ngủ được, hãy nhẹ nhàng hát ru con.

cac-meo-chua-khoc-da-de-o-tre
Các mẹo chữa khóc dạ đề ở trẻ

Massage bụng bé

Một trong những nguyên nhân có thể khiến con khóc vào buổi đêm là do bụng con khó chịu. Mẹ hãy nhẹ nhàng massage vùng bụng con bằng cách chụm 5 ngón tay lại, massage khắp vùng bụng bé theo đường mái chèo, luân phiên như vậy với 2 bàn tay mẹ, vuốt theo hướng ra cạnh sườn. Hoặc mẹ có thể massage vòng tròn theo chiều kim đồng hồ khắp bụng bé, làm như vậy sẽ giảm cảm giác đầy hơi, khó tiêu và bé sẽ dễ chịu hơn.

Vỗ nhẹ vào lưng trẻ

Đây cũng là cách khiến con cảm thấy an toàn hơn khi có mẹ vỗ về. Mẹ có thể dùng bàn tay khum khum, vỗ theo nhịp vào lưng trẻ. Một lúc sau con sẽ thôi không khóc nữa và dần chìm vào giấc ngủ

Trên đây là thông tin về trẻ khóc dạ đề và cách chữa theo mẹo dân gian, cách chữa theo y học hiện đại. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ khóc kéo dài cũng là khóc dạ đề, có thể sức khỏe của con không tốt cũng là nguyên nhân khiến bé quấy khóc cả đêm. Nếu là khóc dạ đề, dỗ dành con 1 lúc con sẽ nín còn nếu con bị đau đớn hay khó chịu, con sẽ khóc lâu, khó dỗ. Với trường hợp này mẹ nên đưa con đến bác sĩ để kiểm tra chính xác tình trạng của con.

Bài viết liên quan

>>> Cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả có thể mẹ chưa biết

>>>Mẹo trị ho cho trẻ em ngay tại nhà bằng kinh nghiệm dân gian 

>>> Cách trị ho cho trẻ nhỏ: trị ho khan, ho có đờm hiệu quả và an toàn

Mẹ bầu bị va chạm vào bụng nhiều có làm sao không?

Mẹ bầu bị va chạm vào bụng là điều không thể tránh khỏi trong suốt chặng đường mang thai 9 tháng 10 ngày. Nhất là khi bụng ngày một lớn hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Nếu mẹ bầu giữ gìn, chỉ va đập 1 vài lần như nhẹ thôi thì có thể không ảnh hưởng nhưng nếu va chạm mạnh vào bụng khi mang thai có sao không? Có dẫn đến sảy thai không?

1. Mẹ bầu bị va chạm vào bụng có sao không?

Trong suốt 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu gần như không có biểu hiện gì là đang bầu bí cả, phần bụng cũng không khác so với lúc chưa mang thai nên đôi khi va đập vào vùng bụng cũng không thể tránh khỏi. Giai đoạn này việc va chạm vào vùng bụng sẽ không ảnh hưởng gì lớn nếu không phải là tai nạn hoặc chấn thương nghiêm trọng.

me-bau-bi-va-cham-vao-bung-co-sao-khong
Mẹ bầu bị va chạm vào bụng có sao không?

Thực tế thì khi mang thai, ngoài những lúc sức khỏe không đảm bảo thì những lúc khác, các hoạt động hàng ngày vẫn có thể diễn ra bình thường. Mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng, chăm sóc nhà cửa, chơi với con, chăm sóc thú cưng, trồng cây, tưới hoa, … Bé nằm trong cơ thể mẹ đã được bao bọc nên khá an toàn nhờ những bộ phận:

– Tử cung: cơ trơn hoạt động mạnh mẽ, co giãn tốt sẽ bảo vệ bé khỏi những va chạm khi mẹ không may gặp phải.

– Nước ối: trong tử cung của mẹ có lượng nước ối lớn có tác dụng giống như bộ phận “giảm xóc” và chịu phần lớn áp lực khi có va chạm xảy ra. Bé sẽ không phải chịu bất kỳ vấn đề gì nếu không phải là va chạm quá mạnh.

– Lớp mỡ bụng dày: vào tam nguyệt cá thứ 2 và thứ 3, cân nặng của mẹ tăng lên khá nhiều, lớp mỡ trên thành bụng cũng tăng lên đáng kể, điều này giúp cho bé cũng được thêm 1 lớp bảo vệ, che chắn khỏi các tác động bên ngoài.

Vậy nên khi có va chạm với phần bụng bầu nhưng là va chạm nhẹ và không có dấu hiệu như đau đớn âm ỉ, đặc biệt là đau bụng trong hoặc chảy máu âm đạo thì mẹ bầu không cần lo lắng. Tuy nhiên giai đoạn này cũng khá nhạy cảm, mẹ bầu nên đi lại chậm rãi, hạn chế va chạm để tránh làm đau bản thân

2. Những tình huống dễ dẫn đến va chạm mạnh vào bụng bầu khi mang thai

cac-tinh-huong-me-bau-hay-bi-va-cham-vao-bung
Các tình huống mẹ bầu hay bị va chạm vào bụng

Một số tình huống dễ dẫn đến va chạm mạnh vào bụng bầu khi mang thai mẹ cần lưu ý để không gặp phải:

Khi chơi với trẻ em

Ở mẹ bầu mang thai lần 2 thì rất dễ gặp tình huống khi đang chơi đùa cùng con, không may con chạm vào bụng bầu. Nhiều bé chưa ý thức được việc mẹ đang mang bầu và có thói quen ngồi lên bụng mẹ. Điều này cũng cần tránh để không làm tổn thương đến em bé phía trong. Mẹ nhớ cẩn thận khi chơi với con, nhất là những lúc trên giường ngủ.

Khi chăm sóc thú cưng

Nếu chỉ là chú mèo hay chú chó nhỏ thì việc va chạm gần như không quá ảnh hưởng nhưng với những gia đình nuôi những chú chó lớn, có khi cân nặng đến 30 – 40kg thì việc chơi với thú cưng mẹ bầu cũng cần hết sức cẩn thận. Nếu được hãy hạn chế tiếp xúc với thú cưng vì chúng có bộ lông khá nhạy cảm, dễ gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp. Đặc biệt không tiếp xúc với phân chó mèo, trong phân chó mèo có vi khuẩn sống rất nhiều, có thể truyền sang cơ thể người ở khoảng cách gần để gây bệnh

Làm việc nhà

Khi làm việc nhà cũng khó tránh khỏi mẹ bầu bị va chạm vào bụng. Nhất là vào 3 tháng cuối, khi bụng bầu đã lớn, đi lại khó khăn, nhiều khi đi qua cửa cũng đã va chạm rồi chưa kể đến chuyện cất đồ, lau dọn nhà cửa.

Khi đang lái xe

Nếu mẹ bầu có thể tự lái xe đi làm thì cũng dễ gặp va chạm bụng bầu trong lúc này. Ở đường phố Việt Nam việc tắc đường xảy ra nhiều, mẹ cũng không ít lần phải phanh xe gấp, điều này làm cho bụng bầu phía trước dễ va chạm với vô lăng. Lời khuyên dành cho mẹ bầu là đến giai đoạn bầu bí 3 tháng cuối không nên tự lái xe, hãy nhờ ông xã hoặc người thân đưa đi làm.

Tập thể dục

Bà bầu luôn được khuyên vận động để khỏe mạnh, một vài động tác yoga, một vài động tác aerobic hay bơi lội, tập gym, … trong quá trình hoạt động rất khó để tránh khỏi va chạm. Ở đây mẹ bầu cần tránh những động tác nguy hiểm, các bài tập với dụng cụ nặng như nâng tạ để không va chạm mạnh với bụng bầu

Khi quan hệ vợ chồng

Trong khi quan hệ vợ chồng, việc va chạm vào bụng bầu là điều khó tránh khỏi nhưng có thể sẽ không quá mạnh. Mẹ bầu cần hướng cho ông xã không làm ở các tư thế gây áp lực lên phần bụng trước để không gặp khó chịu.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi mẹ bầu bị va chạm vào bụng nhiều có làm sao không? Dù không phải là nguyên nhân khiến đa số bà bầu bị sảy thai thì việc va chạm này cũng làm đau cơ thể. Hãy giữ gìn phần bụng bầu để không gặ các vấn đề ngoài ý muốn.

Bài viết liên quan:

>>> Các bài tập nhẹ nhàng cho bà bầu ngay tại nhà

>>> Bài tập thể dục bà bầu an toàn, giữ dáng

Các bài tập nhẹ nhàng cho bà bầu ngay tại nhà

Tập thể dục nhẹ nhàng là một trong những lời khuyên mà bác sĩ luôn nhắc nhở mẹ bầu, nhất là mẹ bầu có tình trạng sức khỏe ổn định và mang thai từ tháng thứ 4 trở đi. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các bài tập nhẹ nhàng cho bà bầu để rèn luyện sức khỏe dẻo dai, chuẩn bị cho thời gian vượt cạn mẹ tròn con vuông.

1. Có bầu có nên tập thể dục không?

Nhiều mẹ bầu vẫn lo lắng rằng khi mang thai cần phải hoạt động, đi lại nhẹ nhàng để tránh động thai, ảnh hưởng đến thai nhi mà phải dừng lại các hoạt động thể dục trước đó. Vậy khi mang thai có nên tập thể dục không?

Thực tế việc tập thể dục trong suốt thai kỳ mang lại rất nhiều lợi ích, có thể kể đến:

Chống lại căng thẳng, mệt mỏi

Đây là biểu hiện thường thấy ở các mẹ bầu lần đầu mang thai và xuất hiện nhiều 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kỳ. Tập thể dục trong thời gian này sẽ giúp loại bỏ đi cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, mẹ bầu tập luyện mỗi ngày để chuẩn bị 1 sức khỏe dẻo dai, sẵn sàng cho ngày vượt cạn sắp tới

Cải thiện giấc ngủ

Vận động cơ thể cũng sẽ giúp giấc ngủ đến sớm hơn và ngủ sâu giấc hơn. Đặc biệt với các mẹ gặp tình trạng khó ngủ thì nên thường xuyên tập thể dục

Cải thiện táo bón

Chỉ với việc đi bộ 15 – 30 phút mỗi ngày sẽ giúp đường ruột của mẹ bầu tiêu hóa tốt hơn, tình trạng táo bón sẽ giảm đi đáng kể

Giảm đau lưng hiệu quả

Đau lưng ở bà bầu gần như là không thể tránh khỏi, việc tập luyện các động tác thể dục giãn cơ cũng là cách giảm đau lưng hiệu quả ở phụ nữ mang thai.

Tạo cảm giác vui vẻ

Những người thường xuyên tập thể dục thể thao sẽ có lối sống tích cực hơn hẳn. Với phụ nữ mang thai cũng vậy, mẹ bầu sẽ dễ cảm thấy vui hơn khi dành ra 1 – 2 giờ tập thể dục mỗi ngày.

Lưu ý: việc tập thể dục khi mang thai còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, nên xin ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành luyện tập

2. Bài tập nhẹ nhàng cho bà bầu

cca-bai-tap-the-duc-nhe-nhang-cho-ba-bau
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng cho bà bầu

Bài tập hít thở cho bà bầu

Đây là bài tập nhẹ nhàng cho bà bầu, đặc biệt với phụ nữ mang thai là cực kỳ cần thiết vì khi lên bàn sinh, mẹ bầu sẽ cần đến kỹ năng hít thở và rặn đẻ. Mẹ có thể luyện tập 1 số bài tập thở từ đơn giản đến phức tạp như thở bụng, thở đếm, thở cuốn và thở ujjayi

– Tập thở bụng: giúp mở rộng phổi và hỗ trợ mẹ tăng cường cơ bụng. Mẹ nằm ra sàn, phần lưng áp sát dưới sàn, nếu cần có thể dùng thảm trải cho không bị lạnh lưng. Đặt tay phải lên phần bụng, tay trái đặt trên ngực. Bắt đầu thở sâu hít vào và thở ra bằng mũi sao cho ngực vẫn giữ nguyên và cảm nhận được phần bụng đang nhô cao hoặc xẹp xuống

– Tập thở đếm: mẹ bầu nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường, 1 tay đặt trên bụng, tay còn lại đặt trên ngực. Hít 1 hơi thật sâu và đếm đến 5, giữ yên hơi thở trong cơ thể và đếm đến 8. Đến nhịp đếm thứ 9 thì từ từ thở chậm ra, cố gắng đẩy hết phần khí có trong phổi ra ngoài. Lặp lại nhiều lần

– Tập thở cuốn: mẹ bầu nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường, 1 tay đặt trên bụng, tay còn lại đặt trên ngực. Gập 2 đầu gối lại và bắt đầu thở từng nhịp, mẹ sẽ thấy có làn sóng nhịp thở từ chân lên đến ngực. Đây gọi là phương pháp thở cuốn

– Tập thở ujjayi: bài tập này rất hữu ích trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu tập hít thở hoàn toàn bằng mũi và mím chặt môi, từ từ thở ra bằng mũi và siết chặt các cơ quan dưới họng. Phương pháp này tập không đơn giản, mẹ có thể tìm hiểu và làm theo video hướng dẫn

Bài tập lưng và lườn cho bà bầu

– Tập lưng: mẹ bầu làm tư thế như bò cao, 2 bàn tay và 2 đầu gối chống xuống sàn. Mỗi lần hít thở sẽ ngước đầu rồi cong lưng, mỗi nhịp thở ra sẽ cúi đầu, cong lưng, mông hạ thấp

– Tập lườn: ngồi xếp bằng trên sàn, lưng thẳng. Đưa tay trái lên qua đầu, nghiêng người sang phải, đổi chiều đưa tay phải lên cao rồi nghiêng người qua trái. Thực hiện động tác lặp lại nhiều lần.

Bài tập cơ hông cho bà bầu

– Căng cơ hông: ngồi trên sàn, gập chân lại sao cho 2 lòng bàn chân áp vào nhau, lưng thẳng. Hít vào và đẩy hai gối về phía sàn nhà một cách nhẹ nhàng, thở ra thư giãn.

– Giãn khớp hông: ngồi trên sàn, gập chân lại sao cho 2 lòng bàn chân áp vào nhau, lưng thẳng. Hít vào đẩy 2 gối về phía sàn nhà trong khi 2 tay kéo 2 gối lên, hai lực đối kháng này sẽ làm giảm căng thẳng vùng hông và làm giảm đau lưng dưới rồi thở ra thư giãn.

Bài tập xương chậu cho bà bầu

– Nằm ngửa, lòng bàn tay úp xuống sàn, gập 2 gối lại gần cơ thể. Khi hít vào đồng thời nhấc đầu, cong mông sao cho sống lưng cong như tư thế gập người. Khi nhịp thở ra hạ đầu và mông xuống sàn. Lặp lại nhiều lần

Bài tập chân cho bà bầu

– Căng chân: mẹ bầu ngồi thẳng, 2 tay chống dưới sàn nhà, chân duỗi thoải mái. Khi hít vào đồng thời đẩy 2 chân về phía trước, thở ra thì kéo 2 chân lại gần với cơ thể. Lặp lại động tác nhiều lần

Trên đây là các bài tập nhẹ nhàng cho bà bầu, với những mẹ bầu có sức khỏe tốt hơn, có thể rèn luyện các môn khó hơn như yoga, bơi lội, aerobic, gym, … Hãy thường xuyên rèn luyện để có sức khỏe dẻo dai mẹ bầu nhé!

Bài viết liên quan

>>> Bài tập thể dục bà bầu an toàn, giữ dáng

>>> Món ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu từ hoa quả đơn giản dễ tìm

Bài tập thể dục bà bầu an toàn, giữ dáng

Thể dục cho bà bầu là hoạt động cực kỳ hữu ích trong giai đoạn mang thai, không chỉ giúp ích cho mẹ bầu 1 sức khỏe dẻo dai, khi vào phòng sinh có khả năng chịu đau tốt hơn mà còn giúp ích cho sự phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 1 số bài tập thể dục cho bà bầu đơn giản, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả cao.

1. Bài tập thể dục cho bà bầu với tư thế sấp

Bài tập tư thế sấp này sẽ giúp cơ bụng, lưng và cánh tay được tăng cường thêm sức mạnh. Cách thực hiện như sau:

– Đầu tiên hạ thấp trọng tâm, chống 2 tay trên nền, 2 đầu mũi chân chạm trên mặt sàn làm tư thế như hít đầu, không để bụng bầu chạm sàn.

– Khụyu đầu gối xuống sau đó từ từ nâng đầu gối xuống rồi thẳng 2 chân ra sau sao cho cơ thể tạo thành đường thẳng.

– Ngừng lại 1 – 2 nhịp thở sau đó tiếp tục thực hiện. Mỗi đợt luyện tập sẽ tập luyện khoảng 5 lần.

the-duc-cho-ba-bau-ngay-tai-nha
Thể dục cho bà bầu ngay tại nhà

2. Bài tập thể dục cho bà bầu với tư thế nằm

Đây là bài tập thể dục cho bà bầu giúp cải thiện cơ bụng và đùi, giúp thai nhi khỏe mạnh hơn. Cách thực hiện bài tập thể dục cho bà bầu tư thế nằm:

– Mẹ bầu nằm nghiêng sang phải, chếch góc 45 độ, đầu đặt trên tay phải, tay trái duỗi thẳng, chân phải gấp 1 góc 45 độ, chân trái duỗi thẳng

– Nâng chân trái lên cao hơn hông, lặp lại vài lần như vậy

– Gập chân trái như chân phải sau đó đặt chân trái lên trên chân phải, duỗi chân phải ra rồi nâng cao chân phải. Thực hiện vài lần rồi đổi bên

– Nếu bụng bầu đã khá to, mẹ có thể kê thêm gối cao vừa phải phía dưới bụng để không có cảm giác khó chịu

3. Bài tập thể dục cho bà bầu với tư thế tam giác

Tư thế góc tam giác là một trong những bài tập thể dục cho bà bầu hiệu quả giúp giảm căng thẳng rất tốt, vùng chân, hông và vai sẽ được luyện tập để giảm mệt mỏi. Các bước thực hiện:

– Hai chân đứng thẳng bằng vai, 2 tay để dọc chỉ quần, lòng bàn tay hướng vào trong

– Từ từ mở rộng 2 chân, nâng 2 tay lên trước mặt sao cho ngang bằng vai và lòng bàn tay hướng xuống sàn

– Hít 1 hơi thật sâu rồi nghiêng người sang bên trái, tay trái hạ thấp gần chân phải đồng thời nâng tay phải lên cao

– Đầu nghiêng sang trái, đánh mắt nhìn về đầu ngón tay phải sao cho tay trái, vai, tay phải tạo thành đường thẳng

– Đứng ở tư thế đó, giữ hơi thở ổn định, đếm từ 10 – 20 sau đó trở về tư thế ban đầu

– Làm lại các bước như trên nhưng đổi bên sang phải

4. Bài tập cho bà bầu với tư thế đứng

bai-tap-the-duc-cho-ba-bau-voi-tu-the-dung
Bài tập thể dục cho bà bầu với tư thế đứng

Đây là một trong những động tác thể dục đơn giản nhất cho bà bầu, phù hợp với những người hạn chế vận động hoặc được khuyên vận động nhẹ nhàng. Các bước thực hiện:

– Mẹ bầu đứng thẳng lưng, 2 chân mở rộng bằng vai, lưng thẳng dựa vào tường. 

– Nhẹ nhàng hít thở sâu, căng bụng, hóp bụng, thực hiện vài lần rồi nghỉ

Một ngày có thể thực hiện nhiều lần

5. Bài tập cho bà bầu với chiếc ghế

– Mẹ bầu chuẩn bị 1 chiếc ghế gỗ hoặc 1 chiếc ghế có tay vịn. Đứng song song với mặt ghế, đặt 2 tay lên thành ghế, 2 chân dang rộng bằng hông.

– Hạ thấp trọng tâm sao cho mũi chân và đầu gối hướng ra góc 45 độ. Hạ thấp trọng tâm nhưng vẫn phải giữ thẳng lưng

– Từ từ duỗi chân ra, trở về vị trí ban đầu, lặp lại vài lần

Bài tập này giúp cải thiện sự cân bằng của cơ thể, vận động cơ đùi, mông, gân kheo

6. Bài tập dưới nước cho bà bầu

Nếu sức khỏe mẹ bầu đảm bảo, mẹ có thể thực hiện các động tác thể dục dưới nước để mang lại cảm giác thư giãn tối đa, phục hồi năng lượng. Bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước là 2 bài tập được khuyên nên lựa chọn. Tuy nhiên khi vận động dưới nước, mẹ bầu cần lưu ý không nên hoạt động quá lâu sẽ khiến cơ thể mệt và mất nước vì ra mồ hôi nhiều

7. Đi bộ

Không chỉ giai đoạn mang thai mà với những người bình thường, đi bộ sẽ giúp hệ tuần hoàn của mẹ hoạt động tốt hơn, tim bơm máu đến khắp cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là nhau thai. Mẹ bầu có thể duy trì việc đi bộ đến tuần thai thứ 27 hoặc lâu hơn. Không chỉ giúp tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn mà phương pháp này còn giúp cơ thể mẹ dẻo dai hơn. Nhiều người cho rằng hoạt động đi bộ mỗi ngày sẽ giúp dễ sinh hơn cũng như giải tỏa căng thẳng trong giai đoạn mang thai.

Trên đây là những bài tập thể dục cho bà bầu cực đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích, mẹ bầu hãy chăm chỉ luyện tập để có sức khỏe thật tốt, chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới.

Bài viết liên quan

>>> 10 điều kiêng cữ cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ bầu cần nắm rõ

>>> Top 10 loại thức ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu vừa bổ vừa ngon

>>> Chia sẻ kinh nghiệm: Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Khi nào thì nên đi khám thai? Có nên khám thai thường xuyên không?

Khi nào thì nên đi khám thai? Nhất là với những mẹ bầu mang thai lần đầu thì việc này lại càng cần ghi nhớ. Lần khám thai đầu tiên rất quan trọng, không chỉ giúp phát hiện chính xác mẹ bầu có mang thai hay không mà còn liên quan đến các lần khám thai tiếp theo.

1. Có thai mấy tuần nên đi khám?

Theo bác sĩ sản khoa, khi phát hiện trễ kinh khoảng 2 tuần và dùng que thử thai mà thấy 2 vạch thì mẹ bầu nên đi khám thai ngay. Thông thường vào khoảng tuần thai thứ 5 đến tuần thai thứ 8. Trong lần khám thai đầu tiên này, bác sĩ sẽ thăm hỏi 1 vài dấu hiệu nghi ngờ mang thai, các bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y, … mà mẹ bầu mắc phải. 

Ngoài ra sẽ có các thăm khám như cân nặng, chiều cao, huyết áp, có thể bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra hormone Hcg, bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS, yếu tố Rh, nhóm máu, …

Vậy nên khám thai khi nào tốt nhất cho lần đầu? Mẹ bầu nên ghi nhớ ngay khi thấy que thử thai 2 vạch thì cần đi khám thai ngay.

nen-kham-thai-khi-nao-thi-tot-nhat
Nên khám thai khi nào thì tốt nhất?

2. Nên đi khám thai vào những tuần nào?

Ngoài lần đầu tiên được xác định dựa vào dấu hiệu từ que thử thai, các lần khám thai tiếp theo, mẹ sẽ căn cứ vào lịch hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên có 1 số cột mốc mẹ vẫn cần ghi nhớ

Lịch khám thai lần 2: từ tuần thứ 11 – tuần thứ 13

Lần khám thai thứ 2 này, bác sĩ sẽ thực kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và siêu âm để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi. Trường hợp bác sĩ thấy có các biểu hiện bất thường hoặc với các thai phụ lớn tuổi có thể sẽ làm xét nghiệm double test, siêu âm độ mờ da gáy để đánh giá khả năng thai nhi mang hội chứng Down hoặc 1 số bệnh liên quan đến bất thường của nhiễm sắc thể.

Lịch khám thai lần 3: từ tuần thứ 16 – tuần thứ 22

Trong lần khám thai này, bác sĩ vẫn sẽ tiến hành kiểm tra các chỉ số cơ bản như chiều cao, cân nặng, huyết áp, siêu âm thai, xét nghiệm nước tiểu để đo tốc độ phát triển thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.

Nếu trong lần khám thai thứ 2, mẹ bầu chưa được chỉ định hiện xét nghiệm Double test, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Triple test, đây là loại xét nghiệm máu được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 15 – 18) của thai kỳ. Đây là các xét nghiệm sàng lọc quan trọng giúp sớm phát hiện dị tật thai nhi.

Lịch khám thai lần 4: từ tuần thứ 22 – tuần thứ 28

khi-nao-thi-nen-di-kham-thai
Khi nào thì nên đi khám thai?

Giai đoạn này khi thai nhi đã khá ổn định trong bụng mẹ, lúc này bác sĩ vẫn cần theo dõi cân nặng và huyết áp của người mẹ. Ngoài ra bác sĩ sẽ tiến hành đo khoảng cách từ đá tử cung xuống xương mu đây được gọi là đo chiều cao tử cung và vòng bụng sản phụ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, kiểm tra tim thai

Trong lần khám thai thứ 4, bác sĩ cũng sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu, siêu âm 4D tầm soát dị tật thai nhi, tầm soát tiểu đường thai kỳ và tiến hành tiêm vacxin uốn ván VAT mũi đầu tiên

Lịch khám thai lần 5: từ tuần thứ 28 – tuần thứ 32

Khám thai lần 5 trong tuần thai từ 28 đến 32, bác sĩ sẽ siêu âm tầm soát dị quý 3 của thai kì để phát hiện các bất thường khởi phát muộn của thai nhi như: Tắc ruột, giãn não thất, nhiễm trùng bào thai, kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để theo dõi sự phát triển của thai nhi. 

Thời điểm này thai nhi cũng đã khá lớn, sẽ dễ dàng phát hiện các vấn đề bất thường. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai, bánh nhau, lượng nước ối… để xác định ngày dự sinh, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ kịp thời nếu thai nhi có biểu hiện chậm phát triển. Ngoài ra mẹ bầu cũng sẽ được tiêm uốn ván VAT mũi tiêm thứ 2

Lịch khám thai lần 6: từ tuần thứ 32 – tuần thứ 34

Lần khám thai này không còn khám nhiều như trước, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra chỉ số cơ bản cùng việc làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm non – stress, kiểm tra tim thai cùng kích thước thai nhi

Ngoài 6 lần khám thai như trên, mẹ bầu có thể sẽ thăm khám nhiều lần hơn hoặc ít lần hơn, tùy thuộc vào chỉ định từ phía bác sĩ. Đến cuối tháng mang thai thứ 8, đầu tháng thứ 9, mẹ bầu cần đi khám thai mỗi tuần 1 lần vì đã vào giai đoạn cận sinh, bác sĩ cần kiểm tra cổ tử cung, làm thêm các xét nghiệm đánh giá xương chậu để tư vấn mẹ bầu nên sinh thường hay sinh mổ. 

Trên đây là 1 số cột mốc có thai mấy tuần nên đi khámnên đi khám thai vào những tuần nào, mẹ bầu cần lưu ý, tuân thủ đúng lịch hẹn của bác sĩ. Đừng xem nhẹ việc khám thai, đây là 1 trong số những việc phải thường xuyên làm để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé.

Bài viết liên quan:

>>> Nên đi khám thai lần đầu khi nào thì tốt nhất?

>>> Thực phẩm dành cho bà bầu 3 tháng đầu: Nên và không nên ăn gì?

>>> Top 10 loại thức ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu vừa bổ vừa ngon

Nên đi khám thai lần đầu khi nào thì tốt nhất?

Nên đi khám thai lần đầu khi nào? Trong suốt thai kỳ cần đi khám thai mấy lần? Những thời điểm cần thiết phải đi khám thai? Đây chắc hẳn là điều mà rất nhiều mẹ quan tâm, đặc biệt với các mẹ mang thai lần đầu. Cùng khám phá các cột mốc khám thai mẹ lưu ý trong bài viết này nhé!

1. Nên đi khám thai lần đầu khi nào tốt nhất?

Việc khám thai lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng, đây là cột mốc giúp xác định chính xác mẹ có mang thai hay không. Kết quả khám thai lần đầu tiên có chính xác hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm đi khám thai của mẹ. 2 tuần đầu sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong tử cung khoảng 48 giờ để thực hiện hoạt động phân bào. 2 – 3 ngày tiếp theo, hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ ở đó luôn. Vậy nên có thể xác định thời điểm đi khám thai lần đầu tiên phù hợp là sau khoảng 3 tuần kể từ thời điểm chậm kinh. Nếu đi khám thai quá sớm, trước 3 tuần thì sẽ hơi khó để có thể xác định mẹ có mang thai hay không. Còn nếu đi khám thai lần đầu quá muộn, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu.

Hiện nay không ít mẹ bầu phát hiện ra việc mình mang thai ở giai đoạn khá muộn. Vậy nên khuyên các cô vợ trẻ, khi thấy trễ kinh khoảng 3 – 4 tuần thì nên đi kiểm tra để biết chính xác mình có đang mang mầm nhỏ hay không. Hoặc không thì cũng có thể biết mình có đang gặp vấn đề gì về nội tiết dẫn đến việc trễ kinh hay không.

nen-di-kham-thai-lan-dau-khi-nao
Nên đi khám thai lần đầu khi nào?

2. Khám thai lần đầu cần làm những gì?

Sau khi đã xác định được khi nào nên đi khám thai lần đầu tiên, mẹ bầu cần biết trong lần khám thai này, mẹ bầu cần làm những gì? 

Trong lần khám thai đầu tiên này, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi han, thăm khám theo trình tự 5 bước sau:

– Hỏi thăm tiền sử bệnh: vì là lần khám thai đầu tiên nên bác sĩ cần thăm hỏi về các bệnh mẹ bầu đã từng gặp trước đó như bệnh mãn tính, các loại thuốc thường dùng, có từng làm phẫu thuật chưa, có bị dị ứng chất gì đặc biệt không, thói quen ăn uống, có sở thích với các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, … có từng sảy thai trước đó hay không?

– Hỏi về dấu hiệu mang thai: bác sĩ sẽ hỏi thăm về các dấu hiệu mang thai hiện tại của mẹ bầu như lần có kinh nguyệt gần nhất, có dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, … hay không

– Kiểm tra sức khỏe hiện tại: bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra 1 vài chỉ số cơ bản của cơ thể như nhịp tim, huyết áp, cân nặng, chiều cao. Ngoài ra một số trường hợp bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cơ quan sinh sản và kích thước vùng xương chậu

– Tiến hành xét nghiệm cơ bản: việc làm những xét nghiệm gì trong lần khám thai đầu tiên sẽ được quyết định bởi bác sĩ trực tiếp thăm khám. Tuy nhiên một số xét nghiệm dưới đây chắc chắn sẽ được tiến hành: xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu và mức độ thiếu máu, xét nghiệm beta HCG, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra hàm lượng đường trong máu với các mẹ bầu dấu hiệu tiểu đường, xét nghiệm mức độ lây nhiễm với các mẹ mang bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, …

– Giải đáp thắc mắc: người mang bầu những tháng đầu thường có khá nhiều câu hỏi như nên ăn gì, nên ăn bao nhiêu, nên kiêng ăn gì, nên uống thuốc gì, tình trạng sức khỏe hiện tại có đảm bảo mang thai an toàn? Khi nào thì nên đến khám thai lần nữa? Bác sĩ khám thai sẽ giải đáp hết mọi điều thắc mắc và hẹn lần khám thai tiếp theo.

3. Khi nào thì đi siêu âm thai lần đầu tiên?

Nếu như thời điểm khám thai lần đầu là khi trễ kinh được 3 – 4 tuần thì theo bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp – bác sĩ bệnh viện Từ Dũ, thời điểm siêu âm thai lần đầu tiên thích hợp nhất là vào tuần thai thứ 6 hoặc thứ 7.

Nhiều mẹ không nhớ được thời điểm trễ kinh mà thường được chỉ định siêu âm thai lần đầu trong lần khám thai đầu tiên luôn. Tuổi thai được tính kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Việc siêu âm thai lần đầu nếu quá sớm hoặc quá muộn có thể ảnh hưởng đến kết quả siêu âm. Nếu siêu âm quá sớm, lúc này hợp tử còn quá nhỏ, sẽ không phán đoán chính xác được mẹ có chính xác mang bầu hay không. Còn nếu siêu âm quá muộn sau 7 tuần có thể sẽ muộn phát hiện 1 số vấn đề như dị tật, mang thai ngoài dạ con, …

khi-nao-thi-di-sieu-am-thai-lan-dau
Khi nào thì đi siêu âm thai lần đầu tiên?

4. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi khám thai lần đầu tiên?

Khi khám thai lần đầu tiên, mẹ bầu cần lưu ý 1 số điều sau đây:

– Lựa chọn kỹ cơ sở thăm khám, đặc biệt là bác sĩ khám thai vì có thể bác sĩ sẽ theo mẹ trong suốt thời gian mang thai. Nhiều mẹ còn lựa chọn luôn bác sĩ đỡ đẻ trong phòng sinh là người thăm khám, theo dõi sức khỏe mẹ bé

– Chuẩn bị trước những câu hỏi cần được giải đáp khi gặp bác sĩ

– Nên uống nhiều nước trước khi siêu âm thai lần đầu tiên

– Luôn giữ lại kết quả khám thai để sau này làm hồ sơ đi sinh sẽ không phải làm lại các xét nghiệm và bác sĩ trợ sinh sẽ nắm được tình hình sức khỏe của mẹ bầu

Trên đây là lời khuyên nên khám thai lần đầu tiên khi nàokhi nào nên siêu âm thai lần đầu tiên. Nếu mẹ đang tìm hiểu trước thông tin bầu bí thì nên ghi nhớ các cột mốc này, nếu thấy trễ kinh nên theo dõi biểu hiện cơ thể và đi kiểm tra để biết chính xác tình trạng mang thai.  

Bài viết liên quan

>>> 15 dấu hiệu khi mang thai con trai chuẩn không cần chỉnh

>>> Dấu hiệu có bầu con trai mà nhiều mẹ thường bỏ qua

>>> Những dấu hiệu có thai chính xác nhất bạn nên biết

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ có giống nhau không?

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản trong xã hội, phản ánh nhận thức, tư duy và tâm lý của trẻ. Ngay từ những năm đầu tiên, trẻ đã bắt đầu phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên không phải bé nào cũng phát triển ngôn ngữ giống nhau, không phái bé nào cũng tập nói ở tháng thứ 10, tháng thứ 11. Điểm qua các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ để biết bé của mẹ có đang gặp vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ không nhé.

1. Phát triển ngôn ngữ ở trẻ dưới 1 tuổi

Với trẻ dưới 1 tuổi, các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ được chia làm 4 chặng:

Từ 0 – 3 tháng tuổi

Ba mẹ có thể nhận thấy trong giai đoạn này, ngoài việc khóc, trẻ cũng bắt đầu biết ê a, ọ ọe khi ngủ, khi thức, khi ty mẹ. Đây là biểu hiện đầu tiên của trẻ trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ cũng như cách biểu đạt ngôn ngữ.

Từ 4 – 6 tháng tuổi

Giai đoạn này bé bắt đầu phản ứng với câu chuyện của ba mẹ, bé có thể đã cười thành tiếng, vẫn ê a nhưng chưa rõ được từ ngữ. Nhiều bé thậm chí còn hét lên khi thích thú quá mức

Từ 7 – 9 tháng

Giai đoạn này bé đã bắt đầu ăn dặm, lưỡi cũng linh hoạt hơn. Mẹ có thể bắt đầu dạy bé 1 số từ đơn giản như “ba ba”, “mama”, … bé sẽ có thể lặp lại theo. 

cac-giai-doan-phat-trien-ngon-ngu-cua-tre-0-12-thang
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ 0-12 tháng

Từ 10 – 12 tháng

Nếu trẻ đã bắt đầu tập nói từ giai đoạn trước thì sang đến 3 tháng này, trẻ bắt đầu nói được từ dài hơn. Còn 1 số trẻ nếu chưa bắt đầu tập nói ở tháng thứ 9, mẹ có thể dạy con tập trong giai đoạn này. Lúc này kỹ năng nghe của bé cũng đã hoàn thiện hơn, điều này giúp cho con học nói cũng tốt hơn

2. Phát triển ngôn ngữ ở trẻ trên 1 tuổi

Từ 12 – 18 tháng tuổi

Hầu hết các bé đều bắt đầu nói được nhiều từ hơn trong 6 tháng này. Ba mẹ bắt đầu dạy thêm cho con nhiều từ vựng hơn như đồ vật, màu sắc, con vật, cây cối và những điều xảy ra hàng ngày. Có thể bé chưa nói theo ba mẹ ngay được nếu là từ ngữ dài hoặc khó phát âm. Tuy nhiên trẻ sẽ hiểu được từ ngữ đó, nhất là các từ ngữ về mệnh lệnh, các câu hỏi ở đâu, cái gì. …

Từ 18 – 24 tháng tuổi

Giai đoạn này con có thể nghe, hiểu và nói được khoảng 300 từ vựng khác nhau. Ba mẹ lưu ý để dạy con vốn từ, cùng con luyện tập nhất là khả năng nói. Ngoài việc học được nhiều từ vựng hơn, trẻ cũng nói được những câu nói dài hơn. Có thể trả lời câu hỏi của bố mẹ, tuy chưa đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ nhưng cũng đã biểu đạt được câu trả lời. 

Ở giai đoạn này nếu ba mẹ thấy con ít nói hoặc không nói thì nên đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế để kiểm tra khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Có thể con đang gặp vấn đề chậm nói.

Từ 2 – 3 tuổi

Giai đoạn này trẻ đã nói được khá thành thạo rồi, các câu dài hơn, đầy đủ chủ ngữ vị ngữ. Mẹ bắt đầu nên dạy con cách nói chuyện với người lớn, cách dùng kính ngữ thưa gửi và những câu nói về địa chỉ, khu vực sống. Đây là điều mà rất nhiều cha mẹ lựa chọn dạy con để phòng khi con đi lạc sẽ biết trả lời.

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ trên 1 tuổi

Từ 4 – 5 tuổi

Đây là giai đoạn con bắt đầu đi học các lớp mầm, lớp lá, con khám phá thế giới xung quanh rộng lớn. Sẽ có nhiều câu hỏi “Tại sao” được con đặt ra trong giai đoạn này. Nhiều bé có khả năng ghi nhớ tốt, nếu ba mẹ đã giải thích cho con 1 vấn đề, con sẽ có thể trả lời lưu loát trong những lần sau nếu được hỏi đến.

Giai đoạn này ba mẹ có thể dạy con đọc chữ cái hoặc sớm hơn là ghép từ, làm quen với cách học đánh vần trên sách. Trẻ cũng có thể kể cho ba mẹ nghe chuyện ở trường lớp, những câu chuyện được cô giáo kể cho nghe, hay hát, hay bắt chước các đoạn quảng cáo trên tivi.

Từ 6 tuổi trở lên

Lúc này khả năng nghe nói của con đã rất tốt rồi, ba mẹ cần giúp con trau dồi thêm vốn từ vựng để con sử dụng từ ngữ đa dạng, linh hoạt hơn

Trên đây là các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ trong 6 năm đầu đời, ba mẹ có thể cùng con học từ vừng, học cách nói chuyện, giao tiếp qua việc nói chuyện hàng ngày, nghe nhạc, đọc sách, đố con từ vựng. Có nhiều gia đình chọn cách cho con học 2 ngôn ngữ trong 6 năm đầu tiên vì khả năng học ngôn ngữ của con lúc này rất tốt, nhất là nghe, nói.

Bài viết liên quan

>>> Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh 0-12 tháng tuổi 

>>> Các giai đoạn phát triển trí não của trẻ mẹ cần biết

Các giai đoạn phát triển trí não của trẻ mẹ cần biết

Sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ đã hình thành ngay từ trong giai đoạn mang thai. Việc con thông minh, lanh lợi chịu tác động rất lớn từ phát triển não bộ. Chính vì vậy mẹ cần nắm rõ các giai đoạn phát triển trí não của trẻ để bổ sung kịp thời dinh dưỡng, giúp con phát triển vượt trội. 

1. Sự phát triển trí não của bé trong thai kỳ

Não bộ của bé hình thành và phát triển rất sớm, ngay từ tuần thứ 3 của thai kỳ hoạt động này đã bắt đầu diễn ra. Qua đến tuần thứ 5 thai kỳ, cac noron thần kinh đã bắt đầu nhiệm vụ truyền đạt thông tin xuyên suốt hệ thần kinh trung ương, bắt đầu hình thành, phân chia và nhân lên trong khu vực não bộ của trẻ.

Đến tam cá nguyệt thứ 2, não bộ của bé đã có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh, từ tuần thai thứ 20, khả năng vận động của bé được phát triển mạnh. Mẹ có thể cảm nhận được bé đá chân, cuộn mình ngay trong bụng. Trong tuần thai từ 19 – 21, thính giác của bé cũng phát triển vượt bậc, lúc này bé có thể nghe được tiếng nói của mẹ và âm thanh bên ngoài bụng.

giai-doan-phat-trien-tri-nao-cua-tre-trong-bung-me
Giai đoạn phát triển trí não của trẻ trong bụng mẹ

3 tháng cuối thai kỳ, hệ thần kinh trung ương đã bắt đầu điều khiển được nhịp thở nhịp nhàng và kiểm soát thân nhiệt tốt hơn. Lúc này sóng não của bé đã bắt đầu xuất hiện chu kỳ giấc ngủ, có cả giấc mơ nữa.

Trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ cần bổ sung các nguyên tố vi lượng như Iot, kẽm, protein, sắt, choline, axit folic để giúp con phát triển trí não ngay từ trong bụng mẹ.

2. 6 năm đầu đời – Giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ

Từ 0 – 2 tuổi não bộ phát triển vượt bậc

Khi con vừa chào đời cho đến 2 tuổi, đây được xem là giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ, trong 2 năm này có khoảng 1000 tỷ kết nối giữa tế bào thần kinh. Não bộ của trẻ sẽ diễn ra nhiều chuyển biến quan trọng như nghe, nhìn, ghi nhớ và ngôn ngữ đều phát triển. Trọng lượng não bộ bé trong 2 năm đầu đời chiếm 80% trọng lượng não bộ người trưởng thành.

Thời gian này, ba mẹ có thể cùng con tăng tương tác như cùng hát, trò chuyện, chơi các trò chơi như ú òa, trốn tìm, đọc truyện.

Từ 2 – 6 tuổi, bé phát triển tư duy

Sau 2 tuổi, não bộ của con không phát triển nhanh như giai đoạn 0 – 2 tuổi nữa, đây là giai đoạn não bộ tập trung vào hoàn thiện, phát triển tư duy. Khả năng quan sát, học hỏi và ghi nhớ của con lúc này đã phát triển tốt. Mẹ có thể dạy con tập hát, dạy con làm quen với màu sắc, đồ vật, chữ và số đếm khi con 3 tuổi. Con cũng nhận biết được cảm xúc của ba mẹ như vui, buồn, giận dữ.

Khi bé 4 tuổi, khả năng vận động của bé đã rất linh hoạt rồi, đây cũng là giai đoạn hầu hết các con được đến lớp mầm, được tiếp xúc với nhiều bạn bè hơn. Bé có thể tập trung lắng nghe tốt hơn, hoạt động tập thể cũng tốt hơn. Đặc biệt ở thời điểm này, con cũng bắt đầu biết hỏi “Tại sao”?

giai-doan-phat-trien-cua-be-0-2-tuoi
Giai đoạn phát triển của bé 0-2 tuổi

Khi con lên 5, lên 6, con bắt đầu khéo léo hơn, vận động cũng linh hoạt hơn. Nhiều khi ba mẹ còn cảm giác con quá nghịch ngợm, quá hiếu động. Ở độ tuổi này, bố mẹ thường dạy bé nhớ tên mình, tên bố mẹ, địa chỉ nhà và cả số điện thoại bố mẹ để phòng khi đi lạc bé sẽ biết cách trả lời khi người lớn hỏi. 

Đây sẽ là lần đầu tiên bé làm ba mẹ thấy thật biết ơn cuộc sống vì bé biết cách dùng cử chỉ hoặc lời nói vỗ về, an ủi bạn khi bạn cảm thấy không vui. Khả năng phát triển trí não bình thường của một em bé sẽ giúp em vẽ được tranh, dù còn nguệch ngoạc. Khi bé 6 tuổi, bé sẽ đọc được ít nhất là 10 chữ trong bảng chữ cái. Vốn từ vựng của một em bé 6 tuổi có thể lên tới 5.000 từ, cho nên bé sẽ có thể làm ba mẹ lăn ra cười hoặc “choáng” khi bé nói ra những câu đậm tính “ cụ non”.

Trong 6 năm đầu đời, ba mẹ nên tập trung vào dinh dưỡng cho bé, ngoài ra ba mẹ cũng có thể cùng con chơi các trò chơi rèn luyện trí nhớ. 

Bài viết liên quan

>>> Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh 0-12 tháng tuổi

>>> Cách nuôi dạy trẻ sơ sinh thông minh từ sớm