Trang chủ Blog Trang 58

Mẹo dân gian giúp trẻ ăn ngon lớn nhanh như thổi

Con hay ăn chóng lớn là điều ba mẹ nào cũng mong muốn. Trẻ thường có xu hướng thích ăn đồ ăn vặt hơn cơm, cháo và rau củ. Mách nhỏ mẹ một số mẹo dân gian giúp trẻ ăn ngon, lớn nhanh như thổi.

1. Tuần thai thứ 32 – 33 ăn dạ dày lợn hấp tiêu

Đây là mẹo dân gian phổ biến nhất được truyền miệng để giúp trẻ không bị đi tướt, hạn chế mắc các bệnh về đường ruột, sau này bé được sinh ra sẽ chịu ăn, chóng lớn hơn. 

Cách làm món dạ dày hấp tiêu cho bà bầu và thai nhi

Nguyên liệu:

– Dạ dày lợn: 1 chiếc vừa ăn

– Hạt tiêu sọ: 1 nắm

– Gia vị: bột canh, xả, chanh và muối trắng. Nếu không có chanh, có thể thay thế bằng dấm gạo

Chế biến

– Dạ dày lợn làm sạch cả mặt trong, mặt ngoài để loại bỏ phần nhớt

– Cho muối trắng vào bóp trên mặt trong, mặt ngoài dạ dày sau đó rửa sạch. Làm tiếp vài lần cho đến khi hết phần nhớt

– Cho dạ dày đã làm sạch với muối trắng vào ngâm dấm gạo hoặc nước cốt chanh khoảng 30s để khử mùi nội tạng đồng thời sẽ giúp dạ dày có màu trắng hơn. Tiếp tục bóp dạ dày cho đều với dấm khoảng 3 phút rồi rửa sạch. Có thể làm thêm vài lần nếu muốn dạ dày không có mùi hôi

Mách nhỏ mẹ: ngoài dấm gạo và muối trắng, mẹ cũng có thể dùng Coca Cola hay Pepsi để làm sạch dạ dày. Hai loại nước có ga này có tác dụng khử mùi rất tốt

– Sau khi công đoạn làm sạch dạ dày đã hoàn tất, mẹ bỏ tiêu đen vào trong dạ dày rồi khâu lại để tiêu không rơi ra khi hấp chín. Có thể thêm 1 chút xíu bột canh để tăng thêm vị

– Hấp cách thủy trong khoảng 45 phút là dạ dày chín, vớt ra để ráo nước, như vậy là đã có món dạ dày hấp tiêu đen cực thơm ngon, bổ dưỡng cho bà bầu.

Lưu ý: trong tuần thứ 32 và tuần thứ 33, mỗi tuần mẹ nên ăn một chiếc để có hiệu quả.

Cách làm món dạ dày hấp tiêu

2. Sau sinh ăn đu đủ hấp đường

Món ăn này được các mẹ rỉ tai nhau trên cộng đồng để giúp con sáng mắt, tốt cho đường ruột. Hàng ngày mẹ ăn 2 bữa sáng, tối.

Cách làm đu đủ hấp đường phèn cho phụ nữ sau sinh

Nguyên liệu:

– Đu đủ chín: 1 trái

– Lá dứa: 1 lọn

– Đường phèn, nước lọc

Cách chế biến

– Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch để ráo nước

– Đun sôi nước lọc trên bếp sau đó cho lá dứa, đường phèn vào nấu cùng

– Khi lá dứa cùng đường phèn ra nước, cho đu đủ vào nấu thêm 1 lúc nữa rồi múc ra bát thưởng thức.

Đu đủ hấp đường cho mẹ sau sinh

3. Cá chép hấp gừng cho trẻ biếng ăn

Đây là món ăn dân gian dành cho trẻ biếng ăn, thấp còi. Món ăn này lạ miệng, dễ ăn, nhiều bé thích thú mà cách làm rất đơn giản.

Nguyên liệu

– Cá chép: 1 con vừa ăn

– Gừng: 1 củ nhỏ khoảng 25g

– Vỏ quýt: 1 – 2 vỏ

Cách làm

– Cá chép làm sạch, loại bỏ ruột

– Gừng băm nhỏ, vỏ quýt xé miếng vừa rồi nhét vào bụng cáo

– Mang cá đi hấp cách thủy, khi chín mẹ bỏ ra đĩa rồi gỡ bỏ xương, cho bé ăn khi còn ấm. Phần nước cá, mẹ cũng có thể cho bé ăn cùng

Lưu ý: mẹ cho bé ăn tối đa 2 lần/tuần để có hiệu quả

4. Thịt lươn hấp màng mề gà

Đây là mẹo dân gian khi cho bé ăn dặm được nhiều mẹ lựa chọn cho con biếng ăn trong giai đoạn tiêu chảy. 

Nguyên liệu

– Thịt lươn: 250g

– Màng mề gà khô: 6g

Cách làm

– Lươn làm sạch, bỏ ruột, cắt khúc

– Màng mề gà sao khô, tán nhỏ rồi thêm chút gia vị

– Trộn đều màng mề gà và lươn cắt khúc rồi mang đi hấp

Ngoài những mẹo dân gian giúp trẻ ăn ngon miệng như trên, mẹ có thể kích thích con thích ăn hơn bằng cách:

– Thường xuyên đổi món ăn cho bé

– Trang trí món ăn bắt mắt, nhiều màu sắc, đặc biệt là rau củ

– Không cho bé ăn ngay trước bữa ăn chính

– Dừng lại đúng lúc khi trẻ không còn muốn tiếp tục ăn

Trên đây là một số mẹo dân gian khi cho bé ăn dặm và những lưu ý nhỏ giúp con ăn ngon miệng hơn mẹ có thể tham khảo, áp dụng ngay cho con trong tuần này mẹ nhé!

Dấu hiệu có bầu con trai mà nhiều mẹ thường bỏ qua

Nhu cầu xác định giới tính thai nhi trong xã hội hiện đại vẫn luôn là mối quan tâm của đa số người. Đôi khi là vì sự tò mò không thể đợi được đến khi con chào đời mới biết, đôi khi là do mong muốn có đủ nếp đủ tẻ và cũng có thể là do sự trông mong quá lớn từ 2 bên gia đình. Một số dấu hiệu có bầu con trai dưới đây mẹ bầu có thể tham khảo để xác định giới tính thai nhi, ngay cả khi siêu âm cũng chưa chắc thấy được.

1. Khi nào có thể xác định được giới tính thai nhi?

Việc xác định giới tính thai nhi bằng phương pháp siêu âm được coi là phương pháp hiện đại nhất. Kể từ tuần thai thứ 11 trở đi, bộ phận sinh dục của bé mới bắt đầu hoàn thiện. Vậy cho nên phải sau tuần thai này, nếu có siêu âm ba mẹ mới biết được giới tính của con

Đôi khi do tư thế nằm của bé mà ngay cả siêu âm cũng không thể biết bạn đang mang thai bé trai hay bé gái. Thêm nữa tỉ lệ siêu âm sai giới tính thai nhi cũng có khoảng 0,01%, tuy thấp nhưng xác suất sai vẫn có.

dau-hieu-mang-thai-be-trai
Dấu hiệu biết mang thai con trai

2. Dấu hiệu có bầu con trai dễ bị bỏ qua

Ngoài kết quả từ việc siêu âm để xác định giới tính em bé, mẹ cũng có thể dựa vào dấu hiệu mang thai dưới đây để biết mẹ có mang thai bé trai hay không

Đường linea nigra

Đường linea nigra là đường sọc nâu ở giữa bụng chỉ xuất hiện trong thai kỳ, nếu thẳng, đậm, chạy thẳng qua rốn thì có thể bạn sẽ sinh bé trai

Bụng cao hay thấp

Dựa trên hình dáng bụng bầu của các mẹ mà có thể phán đoán rằng thai nhi là bé trai hay bé gái. Nếu bụng bầu tròn, to thường sẽ là bé gái. Còn với bụng bầu nhô cao, hơi chóp ở đỉnh thì có thể mẹ đã mang thai 1 bé trai kháu khỉnh.

Tình trạng da

Biểu hiện này không dễ gặp ở các mẹ bầu mang con trai nhưng hầu hết các bà bầu lên mụn trứng cá trong thời gian mang thai sẽ sinh con trai. Nhưng không phải tất cả mẹ bầu sinh con trai đều có mụn trứng cá trên mặt.

Màu sắc nước tiểu

Dấu hiệu này thường rất dễ bỏ qua vì tỉ lệ chính xác không quá cao nhưng cũng là 1 cách để biết mẹ có mang thai bé trai hay không. Với mẹ mang thai bé trai, nước tiểu thường có màu vàng nhạt còn nếu mang thai bé gái, nước tiểu của mẹ sẽ có màu trắng đục

Thay đổi kích thước ngực

Việc bầu ngực căng tức và tăng size là chuyện chắc chắn xảy đến khi mang thai vì lúc này tuyến sữa bắt đầu chuẩn bị “cỗ máy tạo sữa” cho giai đoạn cho con bú sau này. Nếu mẹ mang bầu bé trai thì thường ngực phải sẽ lớn hơn ngực trái

Thèm chua

Việc thèm ăn theo khoa học thì do nhu cầu của bản thân nên mẹ bầu có thể sẽ thèm ăn thứ này, thứ kia. Tuy nhiên theo nghiên cứu không chính thống thì thấy mẹ bầu mang thai bé trai có nhu cầu ăn các món chua nhiều hơn. Còn mang thai bé gái thường muốn ăn đồ ăn có vị ngọt

Bàn chân lạnh, bàn tay khô

Đây cũng là 2 dấu hiệu mang thai bé trai được nhiều mẹ quan sát. Tuy nhiên dấu hiệu này thường có tỉ lệ chính xác thấp. 

Ốm nghén

Thường với các mẹ mang thai bé trai sẽ có thời gian ốm nghén ngắn hoặc thậm chí không ốm nghén. 

3. Dự đoán giới tính thai nhi qua tháng thụ thai và tuổi mẹ

Ngoài những dấu hiệu mang thai bé trai như trên, mẹ có thể dự đoán giới tính em bé trong bụng bằng tháng thụ thai và tuổi mẹ. Cách dự đoán này không chắc chắn đúng 100% mà chỉ dựa trên xác suất mang thai bé trai theo tháng thụ thai cao thôi các mẹ nhé.

bang-du-doan-gioi-tinh-thai-nhi
Bảng dự đoán giới tính thai nhi

4. Dự đoán giới tính thai nhi theo bát quái

Dự đoán giới tính thai nhi theo bát quái

Đây là cách người Trung Quốc cổ xưa vẫn hay sử dụng khi không có phương pháp siêu âm và ngay cả khi khoa học phát triển nhưng siêu âm giới tính lại không được phép.

Cách tính như sau: dòng 1 là tuổi cha, dòng 2 là tháng thụ thai, dòng 3 là tuổi mẹ

Đối với dòng 1 và dòng 3 là tuổi cha và tuổi mẹ, nếu mang thai vào năm cha hoặc mẹ có tuổi chẵn thì vạch 2 vạch liền nhau, nếu là tuổi lẻ là 1 vạch dài. Tuổi chẵn là tuổi 20, 22, 24, 26, … Tuổi lẻ là tuổi 21, 23, 25, 27, …

Còn với dòng 2 là tháng thụ thai, nếu là tháng lẻ thì vạch 1 vạch dài còn tháng chẵn thì 2 vạch ngắn

Dựa vào bát quái trên, có thể xác định được: 

– Nếu là 2 chẵn, 1 lẻ là sinh con trai

– Nếu là 2 lẻ, 1 chẵn là sinh con gái

– Nếu là 3 lẻ sẽ sinh con trai

– Nếu là 3 chẵn sẽ sinh con gái

Các dấu hiệu mang thai bé trai và cách xác định giới tính thai nhi trên đây chỉ là dựa vào xác suất, không hoàn toàn đúng 100%. Để có kết luận chính xác nhất, mẹ nên đến cơ sở y tế khám mẹ nhé. 

Bài viết liên quan:

>>> Những dấu hiệu có thai chính xác nhất bạn nên biết

Những dấu hiệu có thai chính xác nhất bạn nên biết

Mang thai là điều mà hầu hết phụ nữ đã kết hôn đều mong muốn được trải qua. Giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ sẽ cảm nhận được những điều kỳ diệu, nhịp sống của mầm nhỏ trong cơ thể. Để biết dấu hiệu có thai chính xác nhất, cần phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên nếu để ý một chút đến sự thay đổi của cơ thể, có thể người mẹ sẽ nhận biết được dấu hiệu mang thai mới.

1. Dấu hiệu mang thai vài ngày

Biểu hiện của cơ thể khi phụ nữ thụ thai trong mấy ngày đầu sẽ không rõ ràng để cảm nhận. Tuy nhiên có 1 số trường hợp sẽ xuất hiện máu báo thai sau 5 – 10 ngày kể từ khi quan hệ. Dấu hiệu mang thai này là hoàn toàn bình thường do lớp niêm mạc tử cung bong ra. Lượng máu này không nhiều và không kéo dài như kinh nguyệt, có khi chỉ là vệt máu nhỏ đỏ nhạt hoặc có màu nâu. 

Chỉ có khoảng 20% phụ nữ mang thai có biểu hiện của máu báo thai trong vài ngày đầu, 80% còn lại phải dựa vào biểu hiện của những tháng tiếp theo.

cach-nhan-biet-ban-co-thai-som-nhat
Cách nhận biết bạn có thai sớm nhất

2. Dấu hiệu mang thai tháng đầu

Trong 4 tuần đầu tiên mang thai, mẹ bầu có thể có cảm giác đau bụng âm ỉ, dấu hiệu này nếu không để ý cũng rất khó nhận biết vì chỉ là một vài cơn đau nhẹ. Dấu hiệu rõ ràng nhất trong giai đoạn tháng mang thai đầu tiên là việc chậm kinh. Sau khi phôi thai làm tổ trong tử cung, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh hormone hCG làm buồng trứng giảm bớt sự tích trứng, gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Khi thấy việc chậm kinh xảy ra sau quan hệ, bạn có thể tự kiểm tra bằng que thử thai. 

Tuy nhiên với tình trạng hiện nay, không ít phụ nữ gặp chứng rối loạn nội tiết tố, kinh nguyệt không đều nên có thể chậm kinh chưa chắc đã là dấu hiệu mang thai chính xác

dau-hieu-mang-thai-som
Dấu hiệu mang thai sớm

3. Dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu

Nếu như tháng đầu tiên dấu hiệu mang thai chỉ dừng lại ở việc chậm kinh và 1 vài cơn đau bụng nhẹ thì trong 2 tháng tiếp theo, cơ thể người mẹ sẽ có cảm nhận rõ ràng hơn.

Mệt mỏi, chướng bụng

Đây chắc chắn là cảm giác của tất cả các mẹ bầu tuy nhiên chỉ khác nhau ở thời điểm có biểu hiện. Có người sẽ cảm thấy chướng bụng, mệ mỏi ở vào tuần thứ 5 hoặc thứ sáu, có người sẽ muộn hơn là vào tuần thứ 8. Nhưng dù sao đây cũng được xem là dấu hiệu mang thai mới mà mẹ bầu có thể lưu tâm

Buồn nôn

Buồn nôn hay mắc ói là dấu hiệu đã rất rõ rằng phụ nữ có mang thai hay không. Khoảng 2/3 phụ nữ mang thai sẽ gặp phải tình trạng này, những cơn nôn khan làm cơ thể mẹ bầu càng thêm mệt mỏi. Tuy vậy nhưng sang đến tháng thứ 4 trở đi, cảm giác buồn nôn sẽ giảm dần và biến mất vào những tháng cuối. Có những mẹ bầu sẽ phải mang triệu chứng này cho đến khi sinh bé mẹ tròn con vuông. Đây được gọi là giai đoạn ốm nghén của phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên buồn nôn hay mắc ói cũng dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh đau dạ dày nên nếu tần suất buồn nôn không quá dày thì cũng dễ bị bỏ qua

Thay đổi ở vùng ngực

Ngoài cảm giác chướng bụng thì ngực căng tức cũng là dấu hiệu mang thai mới mà mẹ bầu có thể cảm nhận được. Mẹ bầu sẽ thấy ngực căng tức, quầng sậm màu hơn, đầu ty nhô cao và to hơn. Nguyên nhân cũng do thay đổi lượng hormone HCG trong cơ thể. 

4. Dấu hiệu mang thai chính xác nhất

cac-dau-hieu-mang-thai-chinh-xac-nhat
Các dấu hiệu mang thai chính xác nhất

Nếu như 3 tháng đầu tiên những dấu hiệu mang thai mới sẽ làm mẹ bầu “đoán già đoán non”, phân vân không biết có chính xác mang thai hay không thì đến tháng thứ tư trở đi, biểu hiện mang thai sẽ “rõ mồn một”

Bụng nhô cao hơn

Ngay cả với những mẹ bầu vóc dáng nhỏ bé thì đến tháng thứ 4, bụng cũng đã bắt đầu nhô cao hơn bình thường. Mẹ bầu có thể chắc rằng đây là dấu hiệu mang thai rất rõ rệt rồi

Khó thở, hụt hơi

Em bé trong cơ thể càng lớn, người mẹ càng mệt mỏi, có thể không chật vật như giai đoạn ốm nghén của 3 tháng đầu tiên nhưng triệu chứng hụt hơi, khó thở sẽ gặp thường xuyên hơn. 

Thay đổi tâm trạng

Điều thường gặp ở phụ nữ cấn bầu khi hàm lượng estrogen và progesterone trong cơ thể thay đổi. Cảm xúc của phụ nữ mang thai rất thất thường, khi thì chán nản, khó chịu, lo lắng đôi khi lại hưng phấn thái quá.

Nhạy cảm với mùi

Phụ nữ mang bầu thường khá nhạy cảm với các loại mùi đặc biệt là thức ăn. Giai đoạn này thường đi kèm cảm giác buồn nôn như giai đoạn 3 tháng đầu tiên

Trên đây là một số dấu hiệu mang thai chính xác nhất có thể giúp sớm phát hiện “mầm sống nhỏ” trong cơ thể. Khi có một hoặc một vài biểu hiện trên, bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra sẽ chính xác nhất.

Bài viết liên quan:

>>> Những việc làm bố có thể giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn

>>> Ăn gì để con thông minh từ trong bụng mẹ?

Sinh con năm 2022 tháng nào tốt nhất, tiền tài rủng rỉnh

Đối với các cặp vợ chồng nào kết hôn trong năm nay và chuẩn bị có kế hoạch con cái sắp tới thì trong năm 2022 là thời điểm thích hợp để chào đón thành viên mới chào đời. Tuy nhiên cũng có khá nhiều bố mẹ phân vân rằng không biết có con trong thời điểm này có tốt không, sinh con năm 2022 tháng nào tốt nhất?

Năm 2022 sinh con có tốt không?

Năm 2022 là năm tuổi con Hổ (Nhâm Dần), cung mệnh Nữ là Khảm Thủy, mệnh Nam là Khôn Thổ. Thường những người sinh năm con Hổ có tính tình khô khan, cô độc, khó hòa hợp với người thân, bề ngoài tuy lạnh lùng nhưng bên trong lại sống tình cảm. Trong công việc họ là người công tư phân minh, quả quyết, có chính kiến và rất bản lĩnh.

Sinh con năm 2022 là con trai

Nếu con trai được sinh vào năm 2022 thì cuộc sống phải trải qua nhiều khổ ải, hay gặp nhiều chuyện trong tình cảm. Về sự nghiệp, con trai tuổi Nhâm Dần cũng không gặp nhiều mau mắn, công danh lận đận, lên xuống thất thường.

Sinh con năm 2022 là con gái

Ngược lại với con trai, con gái được sinh vào năm 2022 có cả chuyện tình cảm và công danh khá thuận lợi. Họ sẽ có nhiều cơ hội phát triển về mặt sự nghiệp, tài lộc. Tuy nhiên để thành công, con gái Nhâm Dần cũng phải trải qua nhiều cực khổ trong công việc và phải thật bình tâm, không nóng vội để giảm bớt những thất thoát trong công việc.

nam-2022-sinh-con-tot-khong
Sinh con vào năm 2022 có tốt không?

Bố mẹ tuổi nào nên và không nên sinh con năm 2022?

Con cái là lộc trời ban, khi con cái có năm sinh hợp tuổi với bố mẹ sẽ giúp cho tài lộc gia đình rủng rỉnh, gặp nhiều may mắn. Ngược lại nếu con cái và bố mẹ không hợp tuổi nhau sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự nghiệp của các thành viên trong gia đình.

Tuổi nào nên sinh con năm 2022?

Để biết bố mẹ tuổi nào nên và không nên sinh con năm 2022, chúng ta có thể xem tử vi năm 2022.

Theo tử vi năm 2022 tuổi Nhâm Dần, người sinh năm này có tuổi hổ, thuộc mệnh Kim (Bạch Kim) hợp với bố mẹ có mệnh Thổ, mệnh Thủy. Xét theo ngũ hành, Thổ sinh Kim, mệnh Kim tương sinh với với mệnh Thủy.

Vì vậy tuổi của bố mẹ hợp sinh con vào năm 2022 sẽ là : Nhâm Dần , Giáp Thìn, Mậu Thân, Canh Tuất.

Tuổi nào không nên sinh con năm 2022

Ngược lại với người tuổi Nhâm Dần, mệnh Kim sẽ khắc với mệnh Mộc, mệnh Hỏa.  Những tuổi đại kỵ tương khắc với con sinh năm Nhâm Dần 2022 sẽ là : Ất Tỵ, Bính Ngọ, Nhâm Tý, Mậu Ngọ, Canh Tý, Giáp Ngọ.

bo-me-tuoi-nao-nen-va-khong-nen-sinh-con-nam-2022
Bố mẹ tuổi nào nên và không nên sinh con năm 2022

Sinh con năm 2022 tháng nào tốt nhất?

Khi sinh con chúng ta nên xem tử vi trong các tháng âm lịch để xem phong thủy, tuổi tác và vận mệnh của bé.

Tháng 1(tháng Dần)

Bé được sinh vào tháng giêng âm lịch đều mang phong thái yêu kiều, quý phái và dễ đạt được nhiều thành công.

Tháng 2 (tháng Mão)

Là người có trí tuệ, mưu lược và có chí lớn, có tài gây dựng sự nghiệp, được nhiều người kính nể.

Tháng 3 (tháng Thìn)

Có vận số uy quyền, gây dựng được sự nghiệp hiển hách, nối tiếp được nghề nghiệp của tổ tiên và phát triển nó đến độ vang dội hơn. Sinh vào tháng này là một người thành công trong sự nghiệp, được nhiều người kính nể

Tháng 4 (tháng Tỵ)

Gia đình gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống. Cả đời ít muộn phiền chuyện quan trường cũng như gia đình, luôn an nhàn, vui vẻ.

Tháng 5 (tháng Ngọ)

Tuổi Dần sinh vào tháng này là người văn võ song toàn, tự thân lập nên sự nghiệp vẻ vang, được mọi người khâm phục, có số phú quý. Ngoài ra, không nên quá cứng nhắc trong quan điểm và việc ứng xử.

Tháng 6 (tháng Mùi)

Là người có ý chí, khí phách, khoáng đạt, lạc quan. Tuy vậy, số lại không gặp thời, có hoài bão và trí lực nhưng sự nghiệp khó thành.

Tháng 7 (tháng Thân)

Em bé sinh vào tháng Thân là người tài giỏi hơn người, có tầm nhìn xa trông rộng, kiên cường, gan dạ. Tuy nhiên họ lại hay gặp những thử thách của hoàn cảnh, nếu biết vượt qua khó khăn nhất định sẽ thành công.

Tháng 8 (tháng Dậu)

Tính cách ôn hoà, nhã nhặn, thông minh và có số văn nghệ sĩ. Vì vậy nếu những người sinh tháng này theo nghiệp văn chương sẽ dễ dàng đạt thành công vang dội.

Tháng 9 (tháng Tuất)

Người tuổi Dần sinh vào tiết Hàn Lộ thường không gặp thời. Tuy có tài mưu lược nhưng thiếu ý chí, thiếu kiên cường, sống dựa dẫm vào người khác nên không thành nghiệp lớn.

Tháng 10 (tháng Hợi)

Là người có tính ôn hòa, thông minh, sáng suốt, nhanh nhẹn, có nghĩa khí nên mối quan hệ thường khá rộng rãi, nhưng sự nghiệp lại gặp phải nhiều gian nan. Vận số phải sống đơn độc, phải lập nghiệp xa quê và khó thành danh.

Tháng 11 (tháng Tý)

Là người có khí chất kiên cường. Vận số thường gặp may bất ngờ dù phải trải qua nhiều khó khăn, trắc trở trong sự nghiệp.

Tháng 12 (tháng Sửu)

Tuy rất tự tin nhưng luôn phải lo âu, số kém may mắn, lành ít dữ nhiều, thiếu thốn. Đây là tháng sinh không tốt, bản mệnh kém.
Qua các tháng sinh trên chúng ta cũng có thể thấy rằng người tuổi Nhâm Dần mệnh Kim nên được sinh vào các tháng 1-9 âm lịch sẽ có vượng khí tốt. Hoặc sinh vào các  tháng 3,6,9,12 sẽ có tướng làm nên sự nghiệp lớn.

Người tuổi Nhâm Dần không nên được sinh vào mùa Đông, Xuân, Hạ, cuộc sống sẽ kém may mắn, không được thuận lợi về tương lai sau này.

Hy vọng với những thông tin ngắn trên đây sẽ giúp bố mẹ biết được Sinh con năm 2022 tháng nào tốt nhất? Tuổi nào nên sinh con vào năm 2022?

Bài viết liên quan:

>>> Bố mẹ tuổi nào nên và không nên sinh con vào năm 2021?

Gợi ý mẹ list đồ sơ sinh cần thiết khi đi đẻ

List đồ sơ sinh cần thiết khi đi đẻ được chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ giúp các mẹ yên tâm và sẵn sàng hơn trước kỳ vượt cạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem đó là các đồ dùng gì nhé!

Danh sách đồ sơ sinh cho mẹ khi đi đẻ 

Pijama, quần áo mặc ở nhà

Những bộ quần áo như thế này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi đi lại, cử động. Đặc biệt vào ngày dự kiến sinh hoặc trước khi lên bàn đẻ chúng ta lại cần sự khoải mái hơn bao giờ hết để tinh thần của mẹ được thoải mái nhất. Mẹ nên mang theo 3-4 bộ quần áo cho mình nhé.

list-do-so-sinh- can-thiet-cho-khi-di-de
Khi đi đẻ mẹ nên mang theo những gì?

Áo khoác

Nếu mẹ có dự kiến sinh vào mùa thu đông hoặc mùa xuân thì nên mang theo 2-3 áo khoác để giữ ấm. Nếu sinh đẻ vào mùa hè mẹ cũng nên mang theo những chiếc áo khoác mỏng để giữ nhiệt vào buổi tối khi nhiệt độ xuống thấp.

Quần lót sau sinh

Trong thời gian nằm viện mẹ nên dùng loại quần lót 1 lần để tiện cho việc vệ sinh cơ thể.

Băng vệ sinh, bông lót

Trong các bệnh viện có cung cấp băng vệ sinh và bông lót cho sản phụ tuy nhiên mẹ cũng nên mang theo 1 ít tránh trường hợp dịch sản ra quá nhiều mà bệnh viện không cấp đủ.

Áo lót dùng cho con bú

Áo lót dùng cho con bú mẹ nên chọn áo có thể đóng mở được. Nếu không hãy chọn áo rộng rãi, dễ chịu mẹ nhé!

list-do-so-sinh-can-thiet-cho-me-khi-di-de
Áo ngực cho con bú mẹ cần mang theo khi đi sinh

Miếng lót thấm sữa

Khi mới sinh xong, tuyến sữa của mẹ ra nhiều và làm ướt áo. Mẹ nên mang theo 1 túi miếng lót thấm sữa trong thời gian đi sinh nhé, nên sử dụng loại dùng 1 lần.

Mỹ phẩm chăm sóc da cơ bản

Trong thời gian nằm viện, có những bệnh viện chỉ cho phép dùng các đồ mỹ phẩm cơ bản, không được trang điểm. Tuy nhiên nếu có mẹ hãy mang bộ mỹ phẩm chăm sóc da cơ bản để phục hồi lại làn da sau sinh nhé.

Giấy ướt, khăn mặt

Giấy ướt tiện lợi cho việc lau rửa cho mẹ và bé, không phải giặt khăn nhiều lần. Ngoài ra mẹ cũng nên mang theo khăn mặt, khăn tắm khi lau người,vệ sinh chân tay

Tiền lẻ, điện thoại

Bên cạnh việc chi trả tiền viện phí, mẹ cũng nên chuẩn bị ít tiền lẻ, tiền mặt bên ngoài đề phòng chi phí phát sinh khi mua đồ dùng. Trong danh sách đồ sơ sinh cần thiết khi đi đẻ mẹ đừng bỏ qua các món đồ này nhé!

Máy hút sữa

Trong trường hợp sữa mẹ không về kịp, chúng ta nên dùng máy hút sữa để kích tuyến sữa, mẹ đừng quên món đồ này nhé.

Đồ sơ sinh cho bé

Bên cạnh đồ đi sinh cho mẹ, chúng ta cũng phải mang theo đồ sơ sinh cho bé như quần áo sơ sinh, đồ vệ sinh, bỉm tã,…

Bài viết liên quan:

>>> Danh sách đồ sơ sinh bé trai mùa hè cần những gì?

Thời gian biểu ăn dặm cho bé 6 tháng trong ngày

Thời gian biểu cho bé ăn dặm trong ngày giúp mẹ chủ động được thời gian cho bé ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu để con phát triển tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua thời gian biểu ăn dặm cho các bé dưới đây nhé!

Tại sao cần phải có thời gian biểu ăn dặm hợp lý?

Ăn dặm là một mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự phát triển của con yêu, bé lớn lên từng ngày. Nên thời điểm ăn dặm vào thời gian nào trong ngày càng là mối quan tâm của những ai lần đầu làm mẹ. Bên cạnh đó nhiều mẹ cũng băn khoăn không biết nên cho bé ăn gì và không được ăn gì. Lên lịch cụ thể vào những thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé làm quen với chế độ ăn mới khi ăn dặm.

Tai-sao-can-co-thoi-gian-bieu-an-dam-cho-be
Tại sao cần có thời gian biểu ăn dặm cho bé?

Thực tế, khi ăn dặm trẻ sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Vì vậy việc chọn thời gian biểu ăn dặm không nên quá cứng nhắc, chỉ cần mẹ đảm bảo nguyên tắc 2 bữa ăn cách xa nhau và ăn trước 19h. Tùy thuộc vào cách sắp xếp thời gian của mẹ, khi mẹ rảnh rỗi, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái.

Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày không quan trọng bằng việc cho bé ăn đúng cách, đúng thời điểm. Bổ sung bột ăn dặm, đồ ăn dặm cho con đúng cách sẽ giúp bé hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả, không bị chán ăn, biếng ăn.

Thời gian biểu ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Thời điểm ăn dặm được các chuyên gia khuyến khích là từ 5-6 tháng tuổi, không nên sớm hơn cũng đừng quá trễ, cả hai đều không tốt cho bé. Khi bé được 6 tháng tuổi, về cơ bản lịch sinh hoạt cũng như ăn uống của các bé khá giống nhau. Dưới đây là thời gian biểu mà mẹ có thể tham khảo:

thoi-gian-bieu-an-dam-cho-be-6-thang
Thời gian biểu ăn dặm cho bé 6 tháng

Từ 6-7 giờ

Buổi sáng lúc bé mới ngủ dậy, chúng ta cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Sữa mẹ có thời gian tiêu hóa 1-2 giờ, sữa công thức có thời gian tiêu hóa 2-3 giờ. Mẹ nên cho bé uống cách bữa phụ 2-3 tiếng để sữa được tiêu hóa hết.

Từ 8-9 giờ

Mẹ cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức (thời gian tiêu hóa sữa mẹ và sữa công thức đã được nói ở trên)

10-11 giờ

Mẹ chuẩn bị bột ăn dặm, đồ ăn dặm cho bé. Bữa ăn này cho con, mẹ có thể chủ động thay đổi thức ăn theo ngay như ăn bột, cháo loãng, rau củ nghiền, hoa quả nghiền.
Đồ ăn nhẹ sẽ có thời gian tiêu hóa 3-4 giờ, đồ ăn thông thường tiêu hóa hết trong vòng 4-5 giờ.

Từ 14-15 giờ chiều

Cho bé uống sữa bột hoặc sữa công thức.

Từ 17-18 giờ

Cho bé ăn đồ ăn dặm, bột ăn dặm

Từ 20-21 giờ (hoặc trước khi bé đi ngủ)

Cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức

Cho bé ăn dặm đúng cách

Tập cho bé ăn dặm cũng sự thoải mái, hoan hỉ của cả mẹ và bé nhưng cũng cần có những nguyên tắc nhất định. Đó là:

Từ ngọt – mặn: Khi bé tập ăn dặm, ba mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt hữu cơ như xoài, táo, chuối, khoai. Sau đó mới thử đến các loại rau củ, ngũ cốc, thịt cá. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nêm gia vị trong bột ăn dặm của con nhé!

Ăn từ ít – nhiều: Lúc bắt đầu, mẹ có thể cho bé ăn bằng bình tập ăn dặm hoặc bằng thìa, sau đó tăng dần từ 1-2 muỗng nhỏ thức ăn xay nhuyễn. Dùng muỗng nhựa, hoặc silicon mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé và nên bắt đầu với một lượng nhỏ trên đầu muỗng. Khi bé đã quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm cho bé.

Làm quen với từng loại thực phẩm mới trong 3-5 ngày: Đây là cách giúp mẹ quan sát bé có dị ứng với thực phẩm hay không. Trong thời gian này, nếu bé không có biểu hiện đặc biệt, mẹ có thể cho bé thử món khác.

Bài viết liên quan:

>>> Mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn dặm, chậm tăng cân? 

>>>Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng đầy đủ chất dinh dưỡng 

Lưu ý “sống còn” khi mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm

Khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm, chúng ta phải quan tâm đến nhiều vấn đề hơn về kỹ năng nhai, nuốt,…của bé và thức ăn cần chuẩn bị trong mỗi bữa ăn là gì ngoài sữa mẹ, sữa công thức. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số vấn đề dưới đây để cho bé ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách nhé! 

Những điều mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn dặm

  • Trước tiên mẹ cần cho bé tập làm quen với thức ăn dặm dần dần chứ không thể áp dụng một cách trực tiếp và đẩy nhanh quá trình. Vì mỗi trẻ cần có thời gian để thích nghi và mỗi bé có một cơ địa khác nhau. Có thể thực phẩm này đối với bé này thì tốt nhưng đối với bé kia có thể khó hấp thụ. Mẹ nên lưu ý kỹ và thử lại với bé sau 1, 2 tuần nếu lần đầu bé không chịu ăn.
me-can-luu-y-dieu-gi-khi-tap-cho-be-an-dam
Mẹ cần lưu ý điều gì khi tập cho bé ăn dặm?
  • Mẹ nên quan sát chú ý thức ăn nào phù hợp với độ tuổi nào và thức ăn nào tuyệt đối cấm. Nhất là đối với những bé có ba/ mẹ hay bị dị ứng thực phẩm.
  • Chia nhỏ nhiều bữa ăn để bé không bị đầy bụng và hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng trong một lần ăn.
  • Nên thay đổi thức ăn thông thường từ 3-5 ngày cho bé để tránh dư thừa chất dinh dưỡng và cũng là để bé tập với những thức ăn mới.
  • Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra, mẹ cần kĩ lưỡng trong quá trình sơ chế và chế biến thực phẩm ăn dặm. Thực phẩm dành cho bé phải được xay hoặc nghiền nhuyễn.
  • Luôn ở bên cạnh bé khi bé ăn để kịp thời can thiệp nếu bé bị nghẹn
  • Cho con bú và ăn dặm song hành với nhau khi trẻ dưới 12 tháng tuổi vì thời điểm này bé vẫn cần phải có sữa mẹ để đảm bảo những dinh dưỡng tối cần thiết.

Các bước quan trọng khi tập cho bé ăn dặm

Bước 1 – Để ý xem bé đã sẵn sàng ăn dặm chưa

“Thời điểm nào có thể bắt đầu cho con làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ?” Đó là câu hỏi khiến nhiều mẹ – nhất là những mẹ lần đầu sinh con tỏ ra lúng túng. Bởi không phải cứ hết “cữ” bú mẹ trong 6 tháng đầu là bé nào cũng chuyển thẳng sang bước tiếp theo đâu nhé. Hoặc có những mẹ ít sữa, con không thể bú hoàn toàn được thì mẹ có thể “thử” xem con đã có thể ăn dặm trước 6 tháng được chưa, cách nhận biết dấu hiệu như sau:

– Bé nhìn chằm chằm vào thức ăn: Lúc mẹ thấy bé hay nhìn chăm chú vào bất cứ món ăn trên bàn và cố gắng đưa tay với lấy, cho vào miệng “mút mát”, đó cũng là lúc mẹ có thể cho con “bốc” một chút thức ăn được.

cac-buoc-quan-trong-khi-tap-cho-be-an-dam
Các bước quan trọng khi tập cho bé ăn dặm

– Để ý hoạt động miệng của con: Bé không cần phải mọc răng trước khi bắt đầu ăn dặm, vì thức ăn ban đầu hầu hết là rất mềm, lỏng. Mẹ chỉ cần để ý thấy con bắt đầu “túm” lấy tất cả mọi thứ trong tầm tay và cho vào miệng để gặm, thay vì chỉ mút thì đó là tín hiệu mà bé có thể làm quen với thức ăn được rồi.

– Ngồi yên: Khi bé chịu ngồi yên trên ghế để mẹ cho ăn, giữ đầu thẳng lên mà không cần sự hỗ trợ nào thì thực sự là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu “bước ngoặt” mới của mình rồi. Tuy nhiên, mẹ có thể nên mua cho bé ghế ăn có lưng tựa, và dùng gối/chăn để giữ cho đầu bé được cố định.

Bước 2 – Chuẩn bị ngũ cốc cho bé

Thức ăn đầu tiên cho bé phải mềm, mịn để con dễ ăn, dễ tiêu hóa. Mẹ có thể cho con ăn cháo loãng, hoặc 1 chút bột ngũ cốc pha loãng với sữa mẹ hay sữa công thức.

Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không cho bé dùng sữa bò trong giai đoạn này.

Bước 3 – Để bé cảm thấy thoải mái với thức ăn

cho-be-lam-quen-voi-do-an-dam
Cho bé tập làm quen với đồ ăn dặm

Điều này vô cùng quan trọng vì nó quyết định việc con sẽ hào hứng với chuyện ăn dặm, hay tỏ ra sợ hãi nó. Vì thế, mẹ vội xúc những thìa thật to và cố “nhồi nhét” cho con. Thay vào đó, chỉ nên lấy chút xíu thức ăn vào thìa và đưa lại gần miệng và mũi để bé có thể ngửi thấy và bắt đầu “nhấm nháp” từ từ. Đôi khi, mẹ có thể “giả vờ” đưa thìa thức ăn vào miệng cho bé, nhưng lại lập tức kéo ra rồi lại đưa vào, lặp lại vài lần như thế giống như đang chơi một trò chơi thú vị. Kết quả là bé sẽ cố gắng ăn được chỗ thức ăn đó với tâm trạng vui vẻ, hứng thú.

Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không đánh lạc hướng bé bằng cách mở TV, mở nhạc hay bất cứ hoạt động nào khác khiến bé mất tập trung vào bữa ăn.

Bước 4 – Thử nghiệm tỉ lệ

Khi bé đã bắt đầu quen với các loại ngũ cốc, mẹ hãy thử thêm bớt lượng thức ăn mỗi bữa tùy theo, hoặc tăng/giảm lượng sữa công thức/sữa mẹ và quan sát xem phản ứng của con thế nào để rút ra chế độ ăn phù hợp nhất cho bé.

Lưu ý "sống còn" khi mới bắt đầu tập ăn dặm cho bé

Sau đó, mẹ nên bắt đầu cho con làm quen với rau củ quả bằng cách thêm chút chuối nghiền, rau nghiền vào cháo/ bột cho bé ăn.

Bước 5 – Dừng lại khi con chưa sẵn sàng

Nếu bé không tỏ ra quan tâm tới thức ăn, gạt bỏ bất cứ món gì hoặc đã chán ăn rồi thì mẹ nên lập tức dừng lại. Tuyệt đối không nên ép con vì có thể gây ra những hệ quả không tốt khiến con sợ hãi với thức ăn. Hãy chờ đến một thời điểm khác – khi bé đã thực sự sẵn sàng.

Bài viết liên quan:

>>> Mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn dặm, chậm tăng cân?

Mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn dặm, chậm tăng cân?

Được nhìn con lớn khỏe mỗi ngày, thông minh và hoạt bát là hạnh phúc giản đơn của các mẹ chăm sóc con nhỏ. Tuy nhiên không ít bà mẹ cảm thấy “bất lực” khi thấy con mình biếng ăn dặm, tăng cân chậm mà không có giải pháp nào ngoài cách ép ăn.

Các giai đoạn xây dựng chế độ ăn uống của bé

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ chính vì vậy khi bé vừa chào đời đến 6 tháng tuổi, chúng ta nên cho bé uống sữa mẹ hoàn toàn. Đối với các mẹ bị thiếu sữa, tắc sữa, mẹ có thể cho bé uống sữa ngoài để bổ sung lượng sữa cần thiết trong 1 ngày cho trẻ.

Thời gian bé được 7-8 tháng tuổi, mẹ nên cho bé thử ăn các loại trái cây mọng nước như cam, dưa hấu hoặc bánh gạo, các lại rau củ được ninh nhừ, bánh quy ăn dặm. Các loại thức ăn này giúp bé không bị chán ăn và kích thích răng bé mọc nhanh hơn.

me-can-lam-gi-khi-tre-bieng-an-dam
Mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn dặm?

Giai đoạn khi bé 9- 10 tháng tuổi, sữa mẹ loãng hơn trước và dần bớt đi một số chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ như protein, vitamin B12, chất béo. Lúc này mẹ có thể sử dụng sữa ngoài nhiều hơn cho trẻ để bổ sung dưỡng chất.

Từ 10 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, mẹ nên cho bé cai sữa để hình ảnh thói quen tốt ở trẻ. Ở giai đoạn này bé đã mọc răng và có thể ăn dặm, chúng ta có thể cho bé ăn bột, cháo dinh dưỡng và sữa ngoài. Bột ăn dặm cho trẻ mẹ có thể xay cơm, rau, chất béo để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong một bữa ăn cho trẻ.

Tuy nhiên tình trạng trẻ biếng ăn, từ chối thức ăn làm cho kế hoạch chăm sóc bé của gia đình bị thất bại. Vậy mẹ cần phải làm gì khi trẻ biếng ăn dặm?

Các cách “đối phó” khi trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn là nỗi lo của cả nhà vì mỗi lần đến giờ ăn, mẹ phải mất hàng giờ đồng hồ mới cho bé ăn xong. Và sau đây là một số cách giúp mẹ và bé hòa hợp nhau hơn khi ăn cơm.

Tạo không khí thoải mái

Sai lầm của nhiều mẹ ép trẻ ăn đó chính là vô tình tạo ra áp lực cho bé khi đến giờ ăn, bé sẽ khóc lóc, giả vờ nôn để trốn giờ ăn. Chính vì vậy mẹ nên tạo không khí vui vẻ trong giờ ăn để bé luôn cảm thấy thoải mái và tiếp nhận thức ăn một cách chủ động.

Không cho trẻ ăn vặt quá gần bữa ăn chính

Giờ ăn phụ của bé cách giờ ăn chính 2-3 giờ đồng hồ, không cho bé ăn vặt trước khi ăn cơm. Điều này không những xây dựng thói quen tốt cho trẻ mà còn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn vào mỗi bữa ăn.

Tăng cường rau củ quả trong khẩu phần ăn

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, chúng ta tuyệt đối không bỏ gia vị vào thức ăn của bé. Thay vào đó chúng ta có thể sử dụng các loại rau củ có chất ngọt như bí ngô, cà rốt,..để tạo chất ngọt cho thức ăn và giúp đồ ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Tăng tỉ lệ rau củ trong bột ăn dặm cho bé

Cùng bé hoạt động nhiều hơn

Khi đốt được nhiều năng lượng trước bữa ăn, bé sẽ cảm thấy đói và khi vào bữa ăn bé sẽ ăn ngon miệng và nạp được lượng thức ăn nhiều hơn. Chúng ta có thể cho bé nhảy theo nhạc, tập đi, tập đá bóng dưới sân nhà.

Bé biếng ăn – mẹ đừng lo

Điều khiến các mẹ lo nhất khi trẻ biếng ăn đó là cơ thể bé không được nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như các nhóm vitamin A,B,C,D, chất béo, protein, canxi, i-ốt, sắt.

Trường hợp trẻ biếng ăn trong thời gian dài, dù đã thử mọi cách mà vẫn không thể cải thiện tình trạng, mẹ có thể sử dụng sữa để bổ sung các chất cần thiết cho bé.

Vị béo tự nhiên, hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng có trong sữa sẽ giúp bé yêu thích với việc ăn uống. Bên cạnh đó sữa mang đến nhiều năng lượng hơn cho bé để phục vụ các hoạt động hàng ngày.

Các loại sữa bột dinh dưỡng được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn hiện nay như sữa Meiji, sữa Friso, sữa Similac,…Thương hiệu các loại sữa này không chỉ nổi tiếng trong thị trường Việt Nam mà còn được ưa chuộng trên thị trường các nước phát triển.

Kinh nghiệm mua bột ăn dặm cho bé chậm tăng cân

Lựa chọn cho con một loại bột ăn dặm tốt nhất trong hàng trăm thương hiệu bột ăn dặm trên thị trường hiện nay là một sự lựa chọn khó khăn với bà mẹ bỉm sữa chưa có nhiều kinh nghiệm.

Bột ăn dặm HiPP cho trẻ từ 4 tháng.

Chúng ta có thể mua bột ăn dặm cho bé tại các cửa hàng, siêu thị hoặc có thể đặt hàng online. Khi mua bột ăn dặm online các mẹ cần lựa chọn cho mình địa chỉ tin cậy được người thân, bạn bè giới thiệu hoặc các siêu thị mẹ và bé có thương hiệu nổi tiếng. Kinh nghiệm này giúp mẹ tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, đừng vì ham rẻ mà “tiền mất tật mang”.

Tại siêu thị Kids Plaza, đồ ăn dặm, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và các loại sữa bột cho mẹ và bé đều có nguồn gốc uy tín, rõ ràng. Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu được mang đến các sản phẩm tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Bài viết liên quan

>>> Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng đầy đủ chất dinh dưỡng

List đồ sơ sinh mùa hè đầy đủ và tiết kiệm

Nếu mẹ có kế hoạch sinh em bé vào thời gian tới thì nên lên danh sách đồ sơ sinh mùa hè ngay từ bây giờ nhé. Trước thời điểm sinh 1-3 tháng mẹ nên chuẩn bị cho việc sắm đồ để việc mua sắm đỡ vất vả và có thêm thời gian bổ sung đồ còn thiếu nhé!

Hãy lên danh sách đồ sơ sinh trước nhé !

Trước khi đi sắm đồ sơ sinh, mẹ cần chuẩn bị danh sách các món đồ cần mua. Việc lập danh sách đồ sơ sinh cần mua vô cùng quan trọng vì điều này giúp mẹ chuẩn bị được các đồ dùng thiết yếu, không bị mua thừa, mua thiếu.

list-do-so-sinh-mua-he-day-du-va-tiet-kiem-nhat
Mẹ cần lên danh sách đồ cần mua trước

Bên cạnh đó việc liệt kê chi tiết các sản phẩm cần thiết giúp mẹ cân nhắc được mức tài chính phù hợp. Đồ bé sơ sinh không quá đắt nhưng cần số lượng nhiều chính vì vậy mẹ cần tiết kiệm một khoản kha khá trước khi mua sắm cho con.

Khi đi sắm đồ sơ sinh mùa hè, mẹ chỉ nên mua những sản phẩm đã được liệt kê trong danh sách. Điều này giúp mẹ hạn chế được việc mua đồ sơ sinh quá tay, nhìn thấy đồ xinh đều muốn mua, dẫn đến việc cháy túi và bị âm tiền vào khoản khác.

Danh sách đồ sơ sinh mùa hè mẹ nên tham khảo

Quần áo sơ sinh

– 10 bộ quần áo cotton cộc tay

– 20 đùi cho bé

– 5 áo khoác mỏng, 5 đôi bao tay, bao chân cho bé

– 15-20 quần đóng bỉm, tã cho bé

– 5 bộ body dài tay mỏng

– 5 yếm giữ ấm cổ cho bé

Bỉm và tã

– 20-30 tã chéo, tã vuông các loại

– 2 bịch bỉm size S

Đồ vệ sinh cho bé

–  30 chiếc khăn xô các loại 2 lớp, 3 lớp, 4 lớp

– 20 miếng lót chống thấm, lót phân xu

– Nước muối sinh lý dùng để vệ sinh mắt, mũi cho bé

– Kem chống hăm

– Băng rốn

– Sữa tắm cho bé

Các đồ dùng thiết yếu khác

– Đồ cho bé ăn, bình sữa, ti giả

– Máy hâm sữa cho bé

– Máy hút sữa (dùng cho mẹ bị tắc sữa)

– Nhiệt kế đo nhiệt độ

list-do-so-sinh-mua-he-day-du-va-tiet-kiem-nhat
Một số đồ sơ sinh mùa hè cơ bản cho bé

Cần bao nhiêu để mua đồ sơ sinh đầy đủ?

Để bé có thể phát triển tốt nhất, mẹ không những phải chuẩn bị tài chính cho việc sắm đồ sơ sinh mà còn phải chuẩn bị cho việc chăm sóc con sau này. Chính vì vậy mẹ cần có từng kế hoạch riêng để luôn cảm thấy yên tâm về điều kiện tài chính.

Nếu mẹ muốn sắm nhiều đồ mùa hè mới cho bé thì cần chuẩn bị từ 3-5 triệu đồng. Tuy nhiên mẹ không nên mua quá nhiều đồ cùng một lúc vì có những đồ dùng như nôi rung, cũi giường nằm, xe tập đi cho bé không thực sự cần thiết có thể mua sau hoặc không cần mua khi bé không có nhu cầu sử dụng.

Các chú ý khi mua đồ sơ sinh mùa hè cho bé

Quần áo mặc ở nhà cho bé mẹ không nên chọn đồ dày quá, chất vải quá cộm và thô làm cho bé thấy khó chịu khi cử động chân tay.

Sau khi sinh, thời gian ở cử trong nhà khá lâu, vào mùa hè mẹ nên mở cửa thông thoáng, không nên bật điều hòa quá nhiều để bảo vệ hệ hô hấp cho con.

Đồ sơ sinh mùa hè cho bé mẹ nên chọn những bộ đồ với chất liệu vải cotton, vải sợi tre để tạo cảm giác dễ chịu, mát mẻ và có tính thấm hút mồ hôi tốt cho bé. Không nên mua quần áo ở những nơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không được đảm bảo lại cần phải tốn tiền mua đồ mới.

Đồ sơ sinh mùa hè nên mua ở đâu?

dia-chi-mua-do-so-sinh-mua-he-uy-tin
KidsPlaza – Địa chỉ mua đồ sơ sinh uy tín dành cho mẹ và bé

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán đồ sơ sinh mùa hè mẹ có thể tham khảo tuy nhiên mẹ nên chọn mua tại các cửa hàng, siêu thị mẹ và bé uy tín để yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm.

Kids Plaza là địa chỉ lý tưởng để mẹ có thể mua đồ sơ sinh mùa hè đầy đủ với giá tốt nhất.

Các sản phẩm được bán tại đây có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thuộc các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Đồ sơ sinh phong phú, đa dạng, mang đến nhiều sự lựa chọn cho mẹ.

Bên cạnh đo chất lượng, giá cả sản phẩm luôn là các yếu tố quan trọng Kids Plaza tạo được thương hiệu nổi bật của mình so với các đơn vị khác.

Kids Plaza luôn tự hào được trở thành sự lựa chọn tin cậy số một của các bà mẹ thông thái!

Bài viết liên quan:

>>> Danh sách đồ sơ sinh bé trai mùa hè cần những gì?

>>> Địa chỉ bán bộ đồ sơ sinh cho bé gái giá tốt nhất

Danh sách đồ sơ sinh bé trai mùa hè cần những gì?

Nhiệt độ thời tiết mùa hè khá nóng bức và đối với những ai lần đầu mua sắm đồ sơ sinh cho bé sẽ không biết phải mua những gì với số lượng bao nhiêu. Trong bài viết này chúng tôi sẽ gợi ý danh sách đồ sơ sinh bé trai mùa hè cho những mẹ bầu có kế hoạch sinh đẻ trong thời gian tới nhé!

Danh sách đồ sơ sinh bé trai mùa hè chi tiết nhất

Quần áo sơ sinh

  • 10 áo sơ sinh cộc tay
  • 15 quần đùi sơ sinh (hoặc mẹ có thể mua quần áo cho bé theo bộ)
  • 5 áo yếm liền thân
  • 5 bộ quần áo mỏng dài tay (mặc cho bé khi về đêm hoặc trời trở lạnh bất thường)
  • 5 đôi bao tay, 5 đôi bao chân
  • 5 mũ che thóp
ao-lien-than-cho-be-trai-mua-he
Áo liền thân mùa hè cho bé trai

Bỉm tã cho bé trai

  • 5-10 chiếc quần đóng bỉm, tã
  • 10 miếng lót chống thấm
  • 5 miếng lót phân xu

Đồ vệ sinh cá nhân cho bé

– 2 túi khăn ướt trẻ em

– 15 chiếc khăn xô 2 lớp

– 3 khăn tắm 4 lớp

– băng rốn, gạc vệ sinh lưỡi

– 1 bình kem trị hăm

– sữa tắm cho bé

Đồ cho bé ngủ

– 2 gối cao su non

– 1 gối chặn

– 2 chăn mỏng

– màn chụp

goi-cao-su-non-cho-tre-so-sinh
Gối cao su non cho trẻ sơ sinh

Mẹ sau sinh

– 1 máy hút sữa (mẹ cần đến khi sữa không xuống đều)

– băng vệ sinh cho những ngày đầu sản dịch chưa ra hết

– 5 áo cho con bú, 5 bộ quần áo mặc ở nhà

– 1 chai dung dịch vệ sinh

Cần lưu ý điều gì khi sắm đồ sơ sinh mùa hè cho bé?

Khi chọn quần áo sơ sinh mùa hè cho bé, mẹ nên ưu tiên chọn chất liệu vải có tính năng thấm hút mồ hôi, mỏng nhẹ để bảo vệ làn da nhạy cảm của trẻ em.

Trong khoảng thời gian từ 1 đến 6 tháng, cơ thể em bé phát triển rất nhanh, mẹ nên chọn những bộ quần áo rộng rãi để bé cảm thấy thoải mái hơn khi cử động và mặc được lâu hơn. Tốt nhất mẹ nên chọn 2 size quần áo khác nhau để có thể dùng đủ mà không gây lãng phí khi mua sắm.

Đồ sơ sinh giá rẻ có sức hút đặc biệt đối với các mẹ và làm cho mẹ mua nhiều hơn so với dự kiến. Dù mua đồ giá rẻ hay với mức giá bình thường mẹ cũng hãy theo danh sách ban đầu để có thể chọn vừa đủ đồ dùng cần thiết cho bé.

Hiện nay trên thị trường, đồ sơ sinh được bán rất đa dạng, mẹ khó có thể phân biệt được hàng giả, hàng thật. Đồ sơ sinh giá rẻ tại hàng chợ có chất lượng không thể bằng sản phẩm được bán trong cửa hàng.

Các sợi chỉ thừa hay cúc bấm ở trên quần áo không được chắc chắn, sẽ gây nguy hiểm đến bé trong lúc vui chơi khi  bé vô tình cho tay vào miệng.

Địa chỉ mua đồ sơ sinh cho bé trai uy tín

Bên cạnh các siêu thị mẹ và bé, mẹ có thể mua đồ sơ sinh cho con trên các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng và sự an toàn cho bé, mẹ nên ưu tiên việc mua trực tiếp tại cửa hàng mẹ và bé.

Một số vấn đề chúng ta hay gặp phải khi mua quần áo cho bé sơ sinh ở ngoài chợ hoặc trên các địa chỉ không uy tín như:

  • Quần áo nhanh bị giãn, chảy nhão, rách các đường chỉ
  • Nhuộm màu vào quần áo quá nhiều
  • Chất vải thô, không thấm hút mồ hôi, gây khó chịu cho bé khi mặc
  • Nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng

Để yên tâm hơn khi mua sắm, các cửa hàng mẹ và bé như KidsPlaza, Con Cưng, Bibo Mart… luôn là sự lựa chọn số một của mọi khách hàng. Tại đây bố mẹ có thể xem và mua trực tiếp tại các cửa hàng hoặc đặt hàng bằng hình thức online. Thương hiệu lâu năm của các cửa hàng này giúp bố mẹ yên tâm hơn về chất lượng và giá cả.

Bài viết liên quan

>>> Địa chỉ bán bộ đồ sơ sinh cho bé gái giá tốt nhất 

>>> Mẹ nên lưu ý những gì khi mua quần sơ sinh cho bé?

>>> Bảng giá mua đồ sơ sinh trọn gói giá rẻ