Trang chủ Blog Trang 59

Mẹo dân gian làm đẹp sau sinh giúp chị em bỉm sữa đẹp duyên dáng

Nỗi ám ảnh lớn nhất của phụ nữ chính là việc vóc dáng thay đổi quá nhiều sau khi sinh em bé. Không chỉ vòng 2 tăng vượt trội, da dẻ xấu xí, các bộ phận trên khuôn mặt cũng bớt đi phần thanh thoát. Mách mẹ một số mẹo dân gian làm đẹp sau sinh cực rẻ tiền và hiệu quả, mẹ chẳng cần phải spa đắt tiền vẫn giữ được vóc dáng chuẩn.

1. Chăm sóc da mặt sau sinh

Ngay cả khi là các cô gái thanh xuân thì việc đắp mặt nạ dưỡng da cũng là điều mà phái đẹp cần làm. Việc này càng cần thiết hơn với các mẹ bầu, mẹ sau sinh. Mẹ có thể chọn 1 số loại mặt nạ tự làm với nguyên liệu dễ kiếm dưới đây.

Mặt nạ nghệ mật ong

Dành cho mẹ có nám, tàn nhang, rạn da. Chỉ cần 1 củ nghệ tươi giã nhỏ trộn đều cùng hỗn hợp mật ong, sữa chua và nghệ. Trước khi đắp mặt nạ, mẹ cần làm sạch da sau đó đắp hỗn hợp lên da khoảng 20 – 25 phút, làm như vậy không quá 3 lần/tuần để có làn da sáng, sạch thâm nám.

Xông hơi, thoa rượu nghệ

Mẹ hơ nóng lá trầu không trên bếp than rồi áp lên da mặt, lên mắt khoảng 20 phút vào buổi sáng sớm, điều này giúp giảm phù nề, ứ nước ở mẹ sau sinh.

Nhiều mẹ cũng chia sẻ kinh nghiệm làm rượu nghệ hạ thổ bằng cách cho vào hũ rượu một số loại nguyên liệu như gừng, nghệ và hạt gấc rồi ngâm hạ thổ từ trước lúc sinh. Đến khi sinh bé xong có thể mang ra dùng. Mẹ chỉ cần rót khoảng 1/4 bát rượu, lấy khăn xô thấm rượu, vắt hơi ráo rồi thoa toàn thân, đặc biệt thoa kỹ hơn ở những vị trí bị thâm và da dày. Mỗi ngày thoa 2 lần vào buổi sáng, tối và không cần tắm lại với nước.

2. Xông hơi chăm sóc da toàn thân

meo-dan-gian-lam-dep-sau-sinh-giup-chi-em-bim-sua-dep-duyen-dang
Mẹo làm đẹp sau sinh

Đây là liệu pháp rất phổ biến ở các spa, không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng cho mẹ sau sinh mà còn là phương pháp làm đẹp giá rẻ. Chuẩn bị một chiếc chăn cùng 1 nồi nước thảo dược bao gồm chanh, sả, bạc hà, tía tô, kinh giới, quế, lá bưởi, trầu không, hương nhu, …

Mẹ mang nồi nước thảo dược đã được nấu sôi vào phòng kín ngồi bên cạnh trùm chăn kín đầu sao cho cơ thể cùng nồi thảo dược không bị lộ ra khỏi chăn. Xông hơi khoảng 10 – 15 phút cho đến khi cơ thể ra mồ hôi và nước nguội dần thì dừng lại. Đây là mẹo dân gian làm đẹp sau sinh giúp thải độc qua đường bài tiết mồ hôi rất tốt.

Cũng giống như xông hơi toàn thân, mẹ chuẩn bị khoảng 1 lít nước, vò nát lá trầu cho ra tinh dầu rồi bỏ vào nồi nước, thêm 1 muỗng lớn muối hột, 1 muỗng phèn chua, nấu trên bếp đến khi sôi, có mùi lá trầu không thì tắt bếp.

Đổ nước đã nấu ra chiếc bô sạch, mẹ ngồi lên bô bắt đầu xông hơi, dùng váy chống nắng che lại phần thân dưới. Biện pháp này giúp mẹ sau sinh ra nhanh khép lại cửa mình, giảm viêm nhiễm, nấm, ngứa.

3. Chườm muối thảo dược thu lại vòng eo

meo-dan-gian-lam-dep-sau-sinh
Mẹo lấy lại vòng eo thon gọn sau sinh

Vòng 2 quá khổ là nỗi khổ tâm của rất nhiều bà mẹ sau sinh, sinh bé xong bụng vẫn to như bầu 3 4 tháng. Mẹ có thể thử cách chườm muối thảo dược, nguyên liệu cần chuẩn bị: muối, gừng, sả, nghệ, đinh lăng, ngải cứu, hương nhu, quế, hồi, gói thuốc bắc.

Thái nhỏ các loại nguyên liệu trên rồi cho lên chảo sao khô, sao càng kỹ càng tốt. Sau đó cho ra túi chườm, chườm đều quanh bụng. Mỗi ngày chườm 2 – 3 lần, mỗi lần 30 phút. Lưu ý mẹ sinh thường sau 10 ngày hoặc sinh mổ sau 20 ngày mới nên áp dụng. 

Ủ muối, rượu gừng giúp vòng 2 thon gọn

Ngoài cách chườm muối thảo dược như ở trên, mẹ cũng có thể dùng cách ủ muối với rượu gừng cho vòng 2 thon gọn hơn. Chuẩn bị 100g muối hạt, 50g ngải cứu, 3 thìa rượu ngâm gừng cùng với 1 chiếc túi vải khô. 

Ngải cứu mẹ rửa sạch để ráo, muối hạt cho vào rang 1 lúc thì cho lá ngải cứu vào rang cùng. Khi gần chín lá ngải thì thêm rượu gừng vào đảo 2 – 3 phút rồi đổ hỗn hợp này vào túi vải khô. Mẹ nằm ngửa, đặt túi vải trên bụng hoặc lưng, thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ, liên tục như vậy trong 1 tháng sẽ có hiệu quả. Lưu ý với phương pháp chườm cần thử trước nhiệt độ, chỉ cần ấm, không để nóng quá, có thể gây bỏng da.

Muối chườm mẹ có thể dùng 1 lần sau đó cho vào lọ, khi dùng lần sau lại mang ra sao nóng. 

4. Trị rạn da bằng dầu dừa, nha đam

Mẹ chuẩn bị 4 nhánh nha đam tươi, mọng nước cùng 500ml dầu dừa. Với nha đam rửa sạch rồi lột bỏ vỏ màu xanh, lấy phần thịt, cắt khúc nhỏ. Dầu dừa cho lên chảo, đun đến khi nóng già thì cho nha đam cắt khúc vào đun đến khi nha đam quắt lại thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước, để nguội bớt rồi cho vào lọ thủy tinh. 

Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ thoa đều 1 lớp dầu dừa nha đam lên vùng da, nhẹ nhàng massage để thẩm thấu vào da. Sau 1 thời gian sẽ thấy các vết rạn liền lại, da không còn sần sùi như lúc vừa sinh bé xong.

Bài viết liên quan

>>> Mẹo dân gian giúp trẻ ăn ngon lớn nhanh như thổi

Top 10 loại thức ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu vừa bổ vừa ngon

Thức ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu không hề khó tìm kiếm cũng không khó chế biến. Chỉ là những nguyên liệu cơ bản như thịt nạc, rau xanh, cá, trứng, các loại hạt, … mẹ có thể chế biến ra rất nhiều món ăn vừa ngon vừa bổ trong giai đoạn mang thai. Gợi ý 10 loại thức ăn cực tốt, mẹ bầu nên lựa chọn ăn trong 3 tháng đầu.

  1. Cải bó xôi

Nhắc đến ăn gì tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu thì không thể bỏ qua món rau cải bó xôi rất giàu dinh dưỡng này. Trong 100g cải bó xôi cung cấp 23Kcalo cùng 2,2g chất xơ; 2,71mg sắt cùng 99mg canxi. Cải bó xôi giúp ngăn ngừa thiếu máu, ổn định huyết áp và góp 1 lượng nhỏ axit folic – dưỡng chất cần thiết cho sự hình thành ống thần kinh thai nhi trong 3 tháng đầu mang thai. 

Một số món ăn có thể chế biến từ cải bó xôi như súp cải bó xôi, canh cải bó xôi nấu thịt bằm, canh cải bó xôi nấu tôm tươi, …

  1. Măng tây

Măng tây rất tốt cho bà bầu vì trong loại rau này có một lượng lớn chất xơ giúp nhuận tràng và chống táo bón cho bà bầu. Đặc biệt, măng tây còn chứa inulin giúp bảo vệ chức năng đường ruột, hỗ trợ các lợi khuẩn Bifidobacteria và Lactobacilli phát triển. 

Đây cũng là loại cây có hàm lượng folic khá cao, đây là loại chất cần thiết, không chỉ cần bổ sung qua thực phẩm mà mẹ bầu còn cần bổ sung qua viên uống theo chỉ định bác sĩ. Mỗi tuần mẹ bầu có thể ăn 3 bữa măng tây, mỗi bữa khoảng 3 cây là phù hợp. Măng tây thường được dùng để làm các món xào, nấu canh hoặc nấu súp, …

mang-tay-co-tot-ch0-ba-bau-khong
Măng tây có tốt cho bà bầu không?
  1. Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là loại rau họ cải quen thuộc trong mỗi bữa ăn gia đình vì giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến, vị cũng dễ ăn. Súp lơ xanh có tác dụng giúp bổ sung chất xơ, ngăn ngừa tình trạng táo bón ở bà bầu. Bổ sung 1 lượng nhỏ axit folic, sắt. Các món canh súp lơ hay súp lơ luộc là 2 gợi ý giúp mẹ đổi bữa với loại rau giàu dinh dưỡng này.

  1. Thịt bò nạc

Thịt bò nạc có chứa hàm lượng protein cao, giúp kích thích sự chuyển hóa và tổng hợp thức ăn. Ngoài ra trong thịt bò còn có hàm lượng sắt, vitamin B12, vitamin B6 dồi dào, kích thích sự phát triển của các tế bào, tăng cường miễn dịch ở phụ nữ mang thai

Canh thịt bò rau má, rau muống xào thịt bò hay súp thịt bò khoai tây, … là một số món ăn dễ ăn từ thịt bò, mẹ có thể thêm vào thực đơn tối nay nhé.

  1. Thịt gà

Có một vài thông tin cho rằng, bà bầu ăn thịt gà sẽ không tốt cho thai nhi, đặc biệt là bà bầu mang thai bé trai vì sẽ làm giảm kích thước “cậu nhỏ” của bé. Tuy nhiên những nghiên cứu chỉ ra rằng ảnh hưởng giảm kích thước này đến từ việc tiếp xúc với phthalates của mẹ bầu, loại chất này xuất hiện nhiều trong đồ ăn nhanh. Vậy nên có thể khẳng định, nếu ăn thịt gà chế biến tại nhà, mẹ bầu sẽ không cần lo lắng.

Cũng giống như các loại thịt gia cầm khác, thịt gà là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất, 9 loại axit amin thiết yếu. Một bát thịt gà luộc có thể cung cấp đến 87% nhu cầu protein hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn thịt và loại bỏ da gà để giảm chất béo nạp vào cơ thể

  1. Cá hồi

Khi cần bổ sung Omega 3 cho cả mẹ và bé, đừng quên ăn cá hồi. Trong cá hồi có hàm lượng Omega 3 rất cao, tăng cường sức khỏe tim mạch, thị lực và phát triển hệ thần kinh. Ngoài ra còn có hàm lượng DHA cũng không nhỏ, giúp củng cố sự phát triển của não bộ, cho con thông minh, sáng tạo.

ba-bau-3-thang-dau-nen-an-gi
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Tuy vậy nhưng trong cá hồi lại có thành phần kim loại nặng như thủy ngân, ăn nhiều có thể khiến cơ thể nhiễm bệnh. Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 350g cá hồi/tuần, đặc biệt là nên nấu chín, không ăn các món salad cá hồi sống hoặc sushi cá hồi sống

  1. Trứng

Bầu 3 tháng đầu cần bổ sung gì? Bầu 3 tháng đầu cần bổ sung đầy đủ các loại dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin. Trong 1 trái trứng nhỏ, có đến khoảng 13 loại vitamin khác nhau, dù hàm lượng nhỏ nhưng cũng góp phần tăng thêm vitamin cho cơ thể

  1. Đậu lăng

Một trong số loại cây họ đậu cực giàu dinh dưỡng, nếu ăn đậu lăng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu và ngừa đái tháo đường ở bà bầu. Trong đậu năng cũng có hàm lượng axit folic – giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh

  1. Khoai lang

Khoai lang có hàm lượng vitamin A, C, B6, chất xơ cao, hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế táo bón ở bà bầu. Mẹ có thể ăn khoai lang luộc, nướng hoặc khoai lang chiên đều được

  1. Sữa

Các loại sữa cho mẹ bầu chữa rất nhiều vitamin, khoáng chất, omega 3, … Đây là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho quá trình mang thai.

Khi nhắc đến bầu 3 tháng đầu cần bổ sung gì thì không thể bỏ qua axit folic, canxi, sắt. Hãy thêm ngay 10 loại thực phẩm kể trên vào sổ tay thực đơn để đổi món hàng tuần mẹ nhé. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ biết thêm các loại thức ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu!

Bài viết liên quan

>>> Chia sẻ kinh nghiệm: Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Chia sẻ kinh nghiệm: Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh luôn là chủ đề được rất nhiều chuyên gia, bác sĩ nhắc đến trong các lớp học tiền sản. Đặc biệt là với những mẹ bầu lần đầu mang thai em bé thì việc tìm hiểu kiến thức liên quan đến dinh dưỡng lại càng quan trọng. Vậy ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu? Cùng tìm hiểu trong bài viết này mẹ nhé!

1. Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Chế độ ăn của mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên gần như không có gì thay đổi so với thời điểm trước mang thai. Tuy nhiên mẹ bầu cần điều chỉnh lại về dinh dưỡng trong lúc này, đặc biệt là các loại vi chất sau:

Axit Folic: rất cần bổ sung trong thai kỳ của phụ nữ, đặc biệt là giai đoạn tam nguyệt cá đầu tiên. Axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Nguồn thực phẩm giàu folic bao gồm rau lá xanh, thịt gia cầm, ngũ cốc, … Ngoài ra có thể bổ sung thêm viên uống theo chỉ dẫn từ bác sĩ

Sắt: mỗi ngày mẹ bầu cần nạp vào cơ thể khoảng 36 – 40mg sắt để phòng nguy cơ thiếu máu. Có thể bổ sung thông qua thực phẩm như thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh, … Viên sắt cũng là biện pháp giúp tăng cường nhanh chóng, uống theo chỉ định bác sĩ.

-ba-bau-nen-an-gi-3-thang-dau
Bà bầu nên ăn gì 3 tháng đầu?

Vitamin A: 600 microgam vitamil A mỗi ngày là lượng mẹ bầu cần bổ sung. Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm thịt, trứng, cá, sữa, gan động vật, các loại củ, quả có màu vàng, đỏ như cà rốt, gấc, …

Vitamin C: giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu, ngăn ngừa triệu chứng cảm lạnh. 

Canxi và vitamin D: Là 2 thành phần dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành hệ xương của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi trong trứng, tôm, cá, cua, sữa, rau xanh, đậu đỗ và nên tắm nắng sớm để tăng cường hấp thu vitamin D

Protein: cực kỳ quan trọng, mô thai sẽ được hình thành dựa trên hàm lượng protein do cơ thể mẹ cung cấp. Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần nạp vào khoảng 85 – 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày. Đậu, trứng, cá, thịt gà, sữa, thịt bò, thịt nạc, … là nguồn cung cấp protein rất cao, mẹ bầu nên ăn mỗi ngày và tăng cường số bữa

Nguyên tố vi lượng: Magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,… cũng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu cho bà bầu.

Ngoài ra, mỗi ngày mẹ bầu cần đến 2300 – 2400 kcal để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể cũng như tham gia vào quá trình hình thành, phát triển của thai nhi.

2. Thức ăn cho bà bầu 3 tháng đầu

Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu? Ăn đủ chất, ăn đủ bữa và hạn chế các thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Mẹ bầu có thể tham khảo 1 số nhóm thực phẩm dưới đây để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình.

Thực phẩm họ đậu

Các loại rau họ đậu bao gồm đậu Hà Lan, đậu đũa, các loại đậu hạt, … có hàm lượng protein vô cùng lớn, cần thiết cho sự phát triển mô, cơ bắp thai nhi. Với rau họ đậu, có thể làm món luộc hoặc xào, với các loại đậu hạt có thể nấu chè, làm bánh ăn bữa phụ

Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh nên thường xuyên có mặt trong bữa ăn của phụ nữ mang thai vì hàm lượng sắt, axit folic rất cao. Rau cải xanh, rau chân vịt, … là những loại rau quen thuộc, nên ăn.

Cá hồi

Đây là loại cá rất nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai vì trong thịt cá hồi có hàm lượng vitamin D cùng Canxi cao, Omega 3 trong cá hồi cũng giúp phát triển tế bào thần kinh và tế bào não. Lưu ý, mẹ bầu nên chế biến cá hồi thành các món ăn chín, không nên ăn cá hồi sống và chỉ ăn khoảng 350g thịt cá hồi mỗi tuần.

Ăn gì tốt cho mẹ bầu 3 tháng?

Thịt đỏ

Thịt bò, thịt nạc, … là nguồn sắt, protein tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua. Nếu mẹ bầu là người ăn chay, có thể ăn thêm các loại nấm giàu dinh dưỡng để thay thế thịt

Thịt gia cầm

Các loại thịt gia cầm như gà, ngan, ngỗng, … có hàm lượng canxi, phốtpho, sắt, vitamin A, B1, B2, D, E cũng như các loại acid nicotic rất cao, hơn hẳn các loại thịt khác như thịt bò, thịt dê… Canh gà hầm, gà tần thuốc bắc hay cháo vịt đậu xanh là 1 vài món ăn gợi ý cho mẹ bổ sung vào thực đơn khi chế biến thịt gia cầm

Trứng

Có đến 13 loại vitamin có mặt trong 1 trái trứng, tuy hàm lượng không nhiều nhưng cũng là thực phẩm giúp mẹ bầu đổi món khi đã nhiều bữa ăn thịt, cá. Mỗi tuần ăn 3 – 4 trái trứng để không nạp quá nhiều cholesterol vào cơ thể. Ngoài trứng gà, trứng vịt, mẹ cũng có thể ăn trứng ngỗng. Nếu ăn trứng ngỗng thì chỉ nên ăn 1 – 2 trái/tuần vì trứng ngỗng khá to, không như trứng gà, trứng vịt.

Trên đây là gợi ý một số loại thực phẩm dành cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai, mẹ có thể bổ sung trong thực đơn để đảm bảo dinh dưỡng cũng như đổi món thường xuyên để không bị nhàm chán khi chỉ ăn 1 vài thực phẩm cả tuần.

Bài viết liên quan

>>> Bà bầu 3 tháng đầu kiêng gì để thai nhi khỏe mạnh

Bà bầu 3 tháng đầu kiêng gì để thai nhi khỏe mạnh

3 tháng đầu tiên khi mang thai là giai đoạn cực kỳ quan trọng nhưng lại ít được các mẹ nhận ra, đặc biệt là các bà mẹ trẻ. Nhiều mẹ trễ kinh hơn 2 tháng mới phát hiện mình đã bầu 3 tháng rồi. Vậy bầu 3 tháng đầu kiêng gì, cần làm gì để con an toàn, mẹ khỏe mạnh?

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Ăn sống các loại rau mầm

Không chỉ 3 tháng đầu, trong cả 9 tháng mang thai, cơ thể mẹ bầu trở lên yếu đuối, mỏng manh hơn nhiều. Các cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch đều dễ gặp vấn đề hơn lúc trước. Vậy nên khi mang bầu mẹ sẽ luôn được bác sỹ khuyên rằng nên thực hiện việc ăn chín uống sôi nhất là không ăn sống thực phẩm tanh và các loại rau mầm.

Trong rau mầm như giá đỗ có rất nhiều vi khuẩn tồn tại, sinh sôi suốt quá trình từ hạt đến lá mầm. Đặc biệt là khả năng cao sẽ có loại ký sinh trùng toxoplasma sống trên rau, thịt chưa được rửa kỹ, chưa nấu chín có thể gây hại cho sự phát triển tâm thần của thai nhi. Vậy nên nếu muốn, mẹ cần nấu chín trước khi ăn để tránh bệnh về đường tiêu hóa.

Phomat mềm, sữa chưa tiệt trùng

Trong các chế phẩm của sữa, có loại phomat mềm mẹ bầu không nên kiêng vì trong loại thực phẩm này có chứa vi khuẩn listeria có thể gây sảy thai. Listeria có khả năng đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm độc máu và đe dọa tính mạng.

Trong các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng cũng tương tự, đây cũng là nguồn vi khuẩn Listeria cao, mẹ bầu nên tránh.

me-bau-3-thang-dau-khong-nen-an-gi
Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Chùm ngây

Chùm ngây được biết đến là loại rau rất tốt cho phụ nữ sau sinh vì giàu vitamin, kali và sắt nhưng chùm ngây lại có chứa alpha sitosterol có hại cho phụ nữ mang thai vì có thể dẫn tới sảy thai. Đó là lý do thai phụ trong 3 tháng đầu không nên ăn loại rau này.

Cua, cá và các loại hải sản thủy ngân cao

Các loại hải sản được đánh bắt ngoài biển thường có lượng thủy ngân khá cao, nhất là một số loại cá kình, cá ngừ, cá thu, tôm biển, cua biển, … không tốt cho mẹ bầu. Với cua mẹ nên hạn chế ăn trong 3 tháng này vì trong cua  có hàm lượng cao cholesterol, không tốt cho sức khỏe của thai phụ; chúng có thể làm tử cung co lại, gây xuất huyết bên trong hoặc thậm chí là thai chết lưu. Mẹ có thể ăn các loại động vật thay thế như tôm sông, cá sông.

Nước ép lô hội (nha đam)

Sử dụng nước ép nha đam trong 3 tháng bầu đầu tiên có thành phần dẫn đến xuất huyết vùng chậu dẫn đến sảy thai

2. Bầu 3 tháng đầu không nên ăn quả gì?

Đu đủ xanh

Trong đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai. Vậy nên nếu muốn ăn đu đủ, hãy chọn đu đủ chín hẳn mẹ bầu nhé.

bau-3-thang-dau-khong-nen-an-qua-gi
Bầu 3 tháng đầu không nên ăn quả gì?

Nhãn

Nếu mẹ bầu mang thai vào mùa hè thì sẽ gặp rất nhiều nhãn, loại quả này dễ ăn, ngon miệng nhưng lại không hề tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Nhãn thường gây nóng trong làm gia tăng triệu chứng táo bón, dễ động thai, ra huyết, đau tức bụng dưới nặng hơn là sảy thai.

Quả dứa

Trong dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Nếu ăn nhiều có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Vậy nên nếu có muốn ăn loại quả thơm thơm, chua ngọt này, mẹ chỉ nên ăn 1 ít thôi.

Quả đào

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ăn đào có thể dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng. Vì thế bà bầu nên hạn chế ăn đào, nếu có ăn thì nên gọt vỏ và không ăn thường xuyên.

Trên đây là danh sách các loại trái cây, thực phẩm bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai. Mẹ đã biết bầu 3 tháng đầu kiêng gì rồi chứ, mẹ nên “kiềm chế” để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con nhé!

Bài viết liên quan

>>> Ăn gì để con thông minh từ trong bụng mẹ?

10 dấu hiệu có thai con gái theo kinh nghiệm dân gian

Hầu hết các ông bố trẻ nếu được hỏi đến đều nói rằng thích có con gái hơn. Không phải ngẫu nhiên mà các cụ ta nói rằng “con gái là tình kiếp trước của cha”. Một cô công chúa dễ thương, xinh xắn và tình cảm gia đình nào cũng mong muốn. Vậy nên đừng bỏ qua 10 dấu hiệu có thai con gái này mẹ bầu nhé.

1. Các dấu hiệu có thai con gái

Ốm nghén

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai con gái sớm nhất mẹ bầu có thể xác định giới tính thai nhi. Thông thường mẹ bầu mang thai bé gái thường có hệ miễn dịch yếu hơn nên thường ốm nghén nặng hơn, kéo dài hơn. Đặc biệt cảm giác buồn nôn hay đến vào buổi sáng

Hình dáng bụng bầu

Theo kinh nghiệm dân gian, hình dáng bụng bầu là dấu hiệu có thai con trai hay con gái khá rõ ràng. Nếu mẹ mang thai con trai, bụng bầu thường nhô cao và nhọn hơn. Nếu là bầu bé gái, bụng bầu thường tròn đều, càng về các tháng cuối càng nặng nề.

Khu vực tăng cân

Với các mẹ bầu mang thai bé gái, thông thường sẽ tập trung tăng cân nặng ở vùng đùi, phía sau hông. Cân nặng sẽ tăng khá nhanh và nhiều, đây cũng là lý do vì sao các mẹ bầu mang thai bé gái sẽ khá nặng nề, đi lại khó khăn, chậm chạp.

nhung-dau-hieu-mang-thai-be-gai
Những dấu hiệu mang thai bé gái

Nhịp tim thai

Theo quan sát từ nhiều trường hợp mang thai bé gái, nhịp tim thai thường cao hơn 140, dao động từ khoảng 150 – 170 lần/phút.

Đường sọc nâu linea nigra

Nếu xuất hiện sọc nâu ở giữa bụng nhạt màu và cong thì đây chính là dấu hiệu có thai bé gái rất rõ ràng. Đường sọc nâu này sẽ chỉ xuất hiện khi mẹ mang bầu, khi sinh bé xong, đường sọc này cũng biến mất.

Màu sắc nước tiểu

Khi quan sát màu sắc nước tiểu trong vài ngày, nếu thấy nước tiểu có màu vàng đục thì đây cũng là dấu hiệu mẹ có thể phán đoán rằng mình đang mang bầu một tiểu công chúa.

Thích ăn ngọt

Trong giai đoạn mang bầu, đặc biệt là thời gian ốm nghén, nếu mẹ có cảm giác thèm ăn, đặc biệt là thức ăn có vị ngọt như bánh, kẹo, socola, …

Kích thước ngực

Mang thai, không chỉ tăng size bụng mà vòng ngực cũng tăng size đáng kể. Nếu ngực trái và ngực phải bằng nhau hoặc ngực phải lớn hơn ngực trái thì mẹ đang mang bầu bé gái

Thay đổi về chất tóc

Nếu bỗng thấy tóc mỏng, xơ xác thì rất có thể em bé trong bụng của mẹ là một cô công chúa xinh đẹp

Nhẹ nhàng, duyên dáng

Mọi người thường cho rằng việc mẹ bầu trở nên dịu dàng, duyên dáng và điệu đà hơn khi mang thai và đây cũng là một trong các dấu hiệu khả năng cao là bạn đang có một công chúa nhỏ

2. Phương pháp xác định giới tính thai nhi theo dân gian

Nếu như chưa có những dấu hiệu rõ ràng kể trên hay chưa thể siêu âm để biết được chính xác giới tính của bé, mẹ có thể thử 3 phương pháp dự đoán giới tính thai nhi theo dân gian

Kiểm tra với nhẫn

Chuẩn bị sợi tóc dài khoảng 30cm và 1 chiếc nhẫn cưới vàng trơn. Xỏ sợi tóc qua chiếc nhẫn sau đó để cách cổ tay người mang thai khoảng 1 – 2 cm. Giữ tư thế này trong khoảng 30s sẽ thấy nếu nhẫn đung đưa theo chiều ngang thì là dấu hiệu mang thai. Còn chiếc nhẫn xoay tròn, đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu mang thai bé gái.

Kiểm tra giới tính thai nhi bằng nhẫn

Thử với nước tiểu

Theo kinh nghiệm được chia sẻ lại, mẹ bầu dùng 1 ít bột nở cho vào nước tiểu. Nếu nước tiểu phản ứng với bột nở và sủi bọt thì có thể bạn đang mang thai bé trai. Còn nếu thấy nước tiểu không phản ứng gì, có thể đây là dấu hiệu có thai bé gái.

Xác định giới tính thai nhi theo phương pháp bát quái

Đây là cách người Trung Quốc cổ xưa vẫn hay sử dụng khi không có phương pháp siêu âm và ngay cả khi khoa học phát triển nhưng siêu âm giới tính lại không được phép.

Cách tính như sau: dòng 1 là tuổi cha, dòng 2 là tháng thụ thai, dòng 3 là tuổi mẹ

Đối với dòng 1 và dòng 3 là tuổi cha và tuổi mẹ, nếu mang thai vào năm cha hoặc mẹ có tuổi chẵn thì vạch 2 vạch liền nhau, nếu là tuổi lẻ là 1 vạch dài. Tuổi chẵn là tuổi 20, 22, 24, 26, … Tuổi lẻ là tuổi 21, 23, 25, 27, … Còn với dòng 2 là tháng thụ thai, nếu là tháng lẻ thì vạch 1 vạch dài còn tháng chẵn thì 2 vạch ngắn

Dựa vào bát quái trên, có thể xác định được: 

– Nếu là 2 chẵn, 1 lẻ là sinh con trai

– Nếu là 2 lẻ, 1 chẵn là sinh con gái

– Nếu là 3 lẻ sẽ sinh con trai

– Nếu là 3 chẵn sẽ sinh con gái

Trên đây là 10 dấu hiệu mang thai con gái sớm nhất và 3 cách xác định giới tính thai nhi theo phương pháp dân gian mẹ bầu có thể dựa vào đó để biết mình đang mang thai bé trai hay bé gái. Tuy nhiên, để chính xác nhất, mẹ nên siêu âm khi bé đã đủ tuần tuổi.

Bài viết liên quan

>>> 15 dấu hiệu khi mang thai con trai chuẩn không cần chỉnh

Mẹo dân gian khi mang thai giúp bé thông minh từ trong bụng mẹ

Trong xã hội hiện đại, việc gia đình có được một hai bé bụ bẫm, dễ thương đã là điều vô cùng hạnh phúc. Nhưng chắc chắn hạnh phúc ấy sẽ nhân lên gấp bội khi bạn có một đứa bé thông minh, lanh lợi. Mách mẹ 1 số mẹo dân gian khi mang thai để bé thông minh, khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.  

Thông minh bắt đầu từ ăn uống

Điều này không chỉ là kinh nghiệm dân gian mà cũng là điều khoa học đã chứng minh. Trong thời gian mang thai, ngoài việc bổ sung đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng, mẹ bầu nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm chứa DHA, Omega 3

Còn theo người Do Thái, khi phụ nữ mang thai sẽ ăn khá nhiều cá, đặc biệt là thịt cá ở phần thân vì trong cá có hàm lượng DHA, Omega 3 cao. Ngoài ra họ còn ăn các loại hạt, đặc biệt là hạt hạnh nhân. Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 200mg DHA

Axit Folic cũng là dưỡng chất cần thiết cho mẹ khi mang thai, trong chế độ ăn của mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm như cà chua, các loại rau lá màu xanh thẫm: rau muống, mồng tơi, rau ngót, súp lơ xanh… 

giup-con-thong-minh-tu-viec-an-uonh-khoa-hoc
Giúp bé thông minh từ việc ăn uống khoa học

3 tháng đầu chăm uống nước cam, ăn nhiều đậu bắp

Cam sành và đậu bắp là 2 loại thực phẩm rất phổ biến ở Việt Nam. Hàm lượng dinh dưỡng trong 2 thực phẩm này rất cao. Ngoài bổ sung vitamin C giúp tăng cường đề kháng cho người mẹ, việc thường xuyên uống nước cam, ăn nhiều đậu bắp còn giúp thai nhi phát triển noron thần kinh, tránh nguy cơ dị tật

Ăn cá chép khi mang thai

Cá chép ăn khi mang thai không chỉ giúp an thai mà còn giúp trẻ sau này sinh ra thông minh, lanh lợi, mắt to, môi đỏ. Ngoài cá chép, mẹ bầu cũng có thể ăn cá hồi, cá ngừ hay cá mòi đều có tác dụng tương tự

Uống nước dừa và nước mía

Mẹ bầu có thể uống nước dừa từ tháng thứ 3 để có nhiều nước ối và bé sinh ra sạch sẽ, hồng hào. Còn nước mía có thể bắt đầu uống từ tháng thứ 5 cũng giúp con bụ bẫm. Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu uống nước mía, con sẽ tăng cân nhanh. Tuy vậy cũng không nên lạm dụng 2 loại nước này, chỉ nên uống 1 – 2 lần/tuần

Thường xuyên nói chuyện cùng con

Dù là bé còn trong bụng mẹ và chưa thể nói chuyện nhưng bé có thể nghe được tiếng mẹ, cảm nhận được những cái vuốt ve quanh bụng mẹ. Để con lớn lên thông minh, tình cảm, mẹ bầu nên thường xuyên nói chuyện cùng con. Nếu có thể hãy để cả bố cùng cảm nhận những cử động của con, cùng con nói chuyện. Đây là sợi dây kết nối tuyệt vời giữa bố mẹ và bé ngay từ khi con còn trong bụng. 

Đọc sách cho con nghe

Có thể mẹ chưa biết, khi con còn nằm trong bụng mẹ, con đã có thể nghe được âm thanh mẹ đọc sách cho con nghe rồi đấy ạ. Cũng giống như việc nói chuyện, mẹ hãy thường xuyên đọc sách để con nghe và hiểu biết từ sớm nhé!

meo-dan-gian-khi-mang-thai-giup-be-thong-minh-tu-trong-bung-me
Đọc sách giúp con thông minh từ trong bụng mẹ

Cho con nghe nhạc

Theo cách gọi hiện đại thì đây là cách thai giáo bằng âm nhạc. Chọn cho con những bản vui tươi, phù hợp với trẻ em hoặc những bản nhạc không lời nổi tiếng. Mỗi ngày 30 phút – 60 phút nghe nhạc sẽ kích thích não bộ của trẻ rất phát triển. Khả năng cảm nhận âm thanh thậm chí là khả năng cảm thụ âm nhạc sau này của bé cũng sẽ rất tốt

Trên đây là những mẹo dân gian khi mang thai giúp con thông minh, khỏe mạnh. Nếu trong giai đoạn mang bầu, mẹ chưa kịp làm những điều này cho bé thì ngay khi con sinh ra, mẹ cũng có thể áp dụng cách sau:

– Khi trẻ rụng cuống rốn, mẹ có thể treo trước bóng đèn, điều này theo quan niệm dân gian sẽ giúp trẻ thông minh, sáng dạ. Nếu không treo trước bóng đèn, mẹ cũng có thể chôn cuống rốn của bé cùng cuống rốn các anh chị trong nhà để con sau này sẽ tình cảm chan chứa.

Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ

Có thể các mẹ bầu sẽ quên mất bổ sung dinh dưỡng cho chính mình mà chỉ tập trung bổ sung dinh dưỡng cho con. Mẹ cũng nên chăm sóc mình thật khỏe mạnh, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học để con sinh ra được khỏe mạnh và kháu khỉnh nhé!

Ngoài ra, sau khi sinh bé, mẹ cũng quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con, bổ sung DHA trong bữa ăn sẽ giúp bé phát triển trí não vượt trội.

Trên đây là một số phương pháp đơn giản giúp bé thông minh từ trong bụng mẹ được chúng tôi tổng hợp từ kinh nghiệm của các bà bầu, mẹ bỉm sữa thành công trong việc nuôi con khỏe mạnh, thông minh. Và đừng bỏ qua các bài viết mới nhất được Đồ sơ sinh trọn gói chia sẻ mỗi ngày nhé!

Bài viết liên quan

>>> Mẹo dân gian giúp trẻ ăn ngon lớn nhanh như thổi 

Mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn để con lấy vía thông minh, khỏe mạnh

Nếu là người lần đầu làm mẹ, hẳn là mẹ chưa từng nghe đến chuyện giữ cuống rốn để con thông minh khỏe mạnh đâu nhỉ? Mách mẹ 1 số mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn, mẹ có thể làm để sau này con thông minh, khỏe mạnh. Phải thử ngay các mẹ nhé!

1. Trẻ bao lâu thì rụng rốn?

Cuống rốn là phần nhau thai được bác sĩ cắt bỏ khi bé ra khỏi cơ thể mẹ, rốn của bé sẽ còn sót lại 1 mẩu ngắn nhau thai này. Sau khoảng 7 – 10 ngày, cuống rốn của trẻ sẽ tự rụng. Có bé sẽ lâu hơn một chút là khoảng 15 ngày. 

Thời gian rụng cuống rốn nhanh hay chậm hoàn toàn không biểu hiện vấn đề gì về sức khỏe của bé cả. Mẹ chỉ cần lưu ý khi cuống rốn có biểu hiện bất thường như sưng tấy hay chảy mủ thì hãy đưa bé đến cơ sở y tế

Trường hợp cuống rốn của bé đã lâu không rụng, mẹ cũng không cần tác động gì cả, nó sẽ rụng tự nhiên và khi rụng xong sẽ để lại màu ửng hồng trên rốn của bé. Không sao, chỉ 2 tuần sau là rốn của bé sẽ hoàn toàn bình thường.

tre-bao-lau-thi-rung-ron
Trẻ bao lâu thì rụng rốn?

2. Một số mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn giúp bé thông minh

Có một số mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn mẹ có thể làm để sau này bé thông minh, khỏe mạnh, dễ nuôi.

Treo cuống rốn của trẻ lên bóng đèn hoặc cuối gương

Nhiều gia đình khi thấy con rụng cuống rốn thường nhặt lại treo lên đèn bàn hoặc treo trước gương hoặc hướng về phía mặt trời mọc. Điều này có ý muốn con sau này lớn lên sẽ thông minh, sáng dạ, tương lai tươi sáng

Cất cuống rốn trong lọ để đầu giường

Sau khi cuống rốn của bé rụng ra, mẹ mang đi phơi khô rồi bỏ vào lọ để đầu giường. Điều này cũng với mong muốn con thông minh khỏe mạnh.

Tuy nhiên với 2 cách treo, cất cuống rốn này có thể không thực hiện được lâu vì sau vài ngày, cuống rốn sẽ sinh mùi và hỏng. Mẹ có thể chọn làm theo phương pháp thứ 3 này

Chôn cuống rốn

Mẹ có thể chôn cuống rốn trong vườn hoặc bồn hoa nếu nhà không có vườn, chôn cùng nhau thai hoặc chôn cùng các cuống rốn khác của anh chị em trong gia đình. Việc chôn cuống rốn của bé cùng các cuống rốn khác sẽ giúp cho tình cảm anh chị em trong gia đình khăng khít hơn. Đây cũng là cách giúp giữ lại kỷ niệm cho bé và ba mẹ

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Một nghiên cứu chỉ ra rằng tế bào gốc cuống rốn có khả năng chữa trị được khoảng 80 loại bệnh khác nhau trong đó có 1 số bệnh liên quan đến máu, rối loạn miễn dịch như: ung thư, u tủy, tiểu cầu, huyết tán, …

Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu về khả năng chữa bệnh alzheimer, parkinson, bại não, tiểu đường, … từ tế bào gốc cuống rốn này. Mẹ chỉ cần đăng ký với bệnh viện, ngay sau khi bé được sinh ra, bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu cuống rốn và lưu trữ. Chi phí cho năm ưu trữ đầu tiên khoảng 25 triệu, các năm tiếp theo khoảng 2,5 triệu đồng và có thể bảo quản tối đa trong vòng 18 năm.

mẹo-dan-gian-khi-tre-rung-ron-can-lam-de-lay-via-thong-minh-khoe-manh
Mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn

3. Chăm sóc bé thế nào sau khi rụng cuống rốn

Ngay sau khi rụng cuống rốn, rốn của trẻ sẽ có vết màu hồng đỏ như bị thương, điều này là hoàn toàn bình thường. Mẹ chỉ cần lưu ý vệ sinh cuống rốn của bé sạch sẽ bằng cách lau quanh rốn, xung quanh 5cm bằng bông gòn và cồn 70 độ. 

Sau khi lau xong, mẹ để miệng rốn của bé hở tự nhiên như vậy sẽ nhanh liền sẹo hơn. Thông thường sẽ khoảng 1 – 2 tuần là rốn của bé trở lại bình thường. Mẹ cũng nên lưu ý không mặc quần áo quá cứng, cọ xát vào miệng rốn của bé, bé sẽ cảm thấy khó chịu.

Trong quá trình chăm sóc miệng rốn của bé, nếu thấy có biểu hiện bất thường như sưng tấy, chảy mủ hoặc có mùi hôi, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để kịp thời phát hiện tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nếu có.

Bài viết liên quan

>>> Cách nuôi dạy trẻ sơ sinh thông minh từ sớm

15 dấu hiệu khi mang thai con trai chuẩn không cần chỉnh

Dù trong xã hội hiện tại, giới tính con cái không còn quá quan trọng với ba mẹ. Ấy thế nhưng việc hồi hộp, mong ngóng là không thể tránh khỏi, nhất là các bà mẹ. Dấu hiệu khi mang thai con trai thường bộc lộ ở rất nhiều điểm và cũng không hoàn toàn giống nhau ở tất cả các bà bầu. Mẹ có thể quan sát những biểu hiện dưới đây để biết mình có đang mang thai bé trai hay không.  

1. Ốm nghén trong những tháng đầu

Ốm nghén là biểu hiện thường thấy ở các mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Thế nhưng mẹ sẽ thấy không phải mẹ bầu nào cũng ốm nghén như nhau. Có người nôn ói như chết đi sống lại, có người ăn nhiều bất thường một vài món ăn còn có người lại chẳng thể ăn gì ngay cả mấy món đơn giản.

Đối với những mẹ bầu dấu hiệu mang thai là con trai thường thời gian ốm nghén ngắn, chủ yếu vào buổi sáng. Đa số người mang bầu con trai thường không ốm nghén nặng như người mang bầu bé gái

2. Thèm ăn chua

Theo khảo sát, những người mang bầu bé trai thường có xu hướng thích ăn đồ chua như dưa muối, cà muối, cóc, cam chua, … Trong khi những mẹ bầu bé gái thường thích ăn đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, socola, …

3. Hình dáng bụng bầu

Nếu để ý quan sát hình dáng bụng của các mẹ bầu, khi mang bầu bé gái thường có dáng bụng tròn, nặng nề hơn. Còn với các mẹ mang bầu bé trai, dáng bụng thường nhô cao, dẹt và không tròn như mang bầu bé gái.

dau-hieu-mang-bau-con-trai
Dấu hiệu mang bầu con trai

4. Nhịp tim của bé

Từ tuần thứ 6 trở đi, khi siêu âm đã có thể đo được nhịp tim của trẻ. Nhiều bác sĩ, nhiều mẹ truyền tai nhau rằng nếu nhịp tim của bé dưới 140 nhịp/phút thì đó là bé trai còn lớn hơn 140 nhịp đó sẽ là bé gái. 

Tuy nhiên không có bất kỳ nghiên cứu khoa học này chứng minh điều này nên đây cũng chỉ là một trong những dấu hiệu mang bầu con trai được truyền miệng, vẫn có xác suất sai.

5. Thay đổi làn da

Khi mang thai bé trai, da mặt mẹ không còn căng mịn như trước nữa mà thay vào đó là mụn trứng cá, bề mặt da có thể thô nám, mũi lớn hơn. 

6. Dựa vào đường linea nigra

Nếu có một đường sọc nâu ở giữa bụng, đường sọc nâu này còn được gọi là linea nigra chỉ xuất hiện khi mang thai. Nếu linea nigra của mẹ thẳng, đậm thì khả năng cao mẹ sẽ hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Còn nếu đường sọc này có màu nâu nhạt, cong thì có thể mẹ đang mang thai một nàng công chúa

7. Tăng cân phần bụng

Thêm một dấu hiệu khi mang thai con trai khá chính xác nữa là mẹ bầu thường tăng cân hay gọi cách khác là béo lên ở phần bụng bầu còn nếu tăng cân tập trung ở mông và hông thì mẹ đang mang thai một bé gái.

dau-hieu-mang-thai-con-trai-khac-con-gai-cho-nao
Dấu hiệu mang thai con trai khác con gái chỗ nào?

8. Nước tiểu có màu vàng, sáng

Khi đi vệ sinh, mẹ có thể quan sát màu sắc nước tiểu để nhận biết xem mình có đang mang thai bé trai hay không. Mẹ mang thai bé trai thường có nước tiểu vàng nhạt, sáng. Còn nếu mang thai bé gái, nước tiểu có màu trắng đục. 

Tuy nhiên dấu hiệu này có thể rất dễ nhầm lẫn vì nước tiểu biến đổi màu dựa vào chế độ ăn uống của mẹ. Nếu thấy nước tiểu có màu vàng đậm là do cơ thể mẹ đang thiếu nước, cần bổ sung nước ngay.

9. Bàn tay khô

Thông thường những mẹ bầu khi mang thai mà có lòng bàn tay khô thì rất có thể đây là dấu hiệu mang thai là con trai. Nhưng điều này chỉ đúng với những mẹ bầu trước đó có bàn tay bình thường còn với người có cơ địa khô da bàn tay từ lúc trước mang bầu thì dấu hiệu này không chính xác

10. Chênh lệch vòng 1

Bên ngực phải của mẹ bầu mang thai bé trai thường to hơn ngực bên trái. Nhìn chung ngực mẹ mang bầu bé trai không lớn như mang bầu bé gái.

11. Thay đổi chất tóc

Khi mang thai bé trai, không chỉ làn da thay đổi mà nước tóc cũng không như trước. Tóc mẹ bầu có màu đen và dày hơn so với trước đây

12. Bàn chân lạnh

Bàn chân lạnh là dấu hiệu mà không ít phụ nữ gặp phải. Trong giai đoạn thai kỳ, dấu hiệu của 1 bàn chân lạnh lại là cơ sở để phán đoán mẹ bầu có đang mang thai bé trai không. Tuy chưa có căn cứ khẳng định mẹ bầu bàn chân lạnh sẽ sinh con trai nhưng hầu hết những người sinh con trai đều có bàn chân lạnh

13. Thay đổi hình dáng khuôn mặt

Những người mang thai bé gái, ngoài bụng bầu to, vòng mông và đùi tăng size bất thường thì mặt cũng tròn trịa đáng kể trong khi mẹ bầu mang thai bé trai lại không có nhiều thay đổi về hình dáng khuôn mặt.

14. Ngủ nghiêng bên trái

Mệt mỏi, khó ngủ vì bụng nặng nề là điều mà tất cả mẹ bầu đều gặp phải. Nếu mẹ ngủ nghiêng bên trái mà thấy thoải mái, dễ chịu hơn thì rất có thể mẹ đã mang thai 1 bé trai

15. Thay đổi tính cách

Giới tính của bé thường bị ảnh hưởng bởi tính cách của người mẹ. Nếu mẹ bầu trở lên hung hăng, mạnh mẽ khi mang thai nhiều khả năng sẽ sinh bé trai bởi khi đó, nồng độ testosterone tăng dẫn đến việc hình thành giới tính ở bé.

Trên đây là những dấu hiệu có thai con trai mẹ bầu nên quan sát để sớm biết đang mang thai bé trai hay bé gái. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tham khảo, mẹ nên đến cơ sở y tế thăm khám để được xác định đúng nhất.

Bài viết liên quan

>>> Dấu hiệu có bầu con trai mà nhiều mẹ thường bỏ qua

Danh sách đồ sơ sinh cần chuẩn bị trước khi đi đẻ

Đến cuối tháng mang thai thứ 8, đầu tháng mang thai thứ 9, mẹ bầu nên bắt tay vào việc chuẩn bị đồ sơ sinh đi đẻ. Nhất là với những mẹ sinh con thứ 2 trở đi, bé có thể ra ngoài sớm vài ngày so với ngày dự sinh. Vậy danh sách đồ sơ sinh cần chuẩn bị những gì, chuẩn bị mỗi thứ bao nhiêu là đủ dùng khi ở bệnh viện?

1. Danh sách đồ sơ sinh khi đi viện có gì?

Mẹ cần chuẩn bị riêng cho bé 1 giỏ đồ sơ sinh bao gồm:

– Quần áo sơ sinh: khoảng 5 – 7 bộ, phù hợp với thời điểm sinh bé

– Miếng lót sơ sinh: 1 bịch

– Mũ đội đầu: 2 – 3 chiếc

– Bao tay, bao chân: 3 – 4 đôi

– Chăn quấn: 2 chiếc

– Khăn xô: 1 bịch khoảng 10 – 20 chiếc

– Khăn tắm: 2 chiếc

– Gối lõm: 1 chiếc

– Chăn vừa: 1 chiếc

– Sữa dành cho bé: 1 hộp nhỏ

– Dụng cụ pha sữa: bình sữa, thìa, cốc uống nước, bình giữ nhiệt, dụng cụ cọ rửa bình sữa, nước rửa bình sữa chuyên dụng

– Đồ dùng vệ sinh cho bé: Bông gòn, tăm bông, rơ lưỡi, nước muối sinh lý, kem chống hăm, khăn ướt

2. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ

do-cho-me-truoc-khi-di-sinh
Đồ cho mẹ trước khi đi sinh

Mẹ bầu cũng cần chuẩn bị 1 giỏ đồ đi sinh cho mình, khác với giỏ đồ của bé để khi cần dùng sẽ dễ lấy đồ hơn.

– Trang phục: khi ở bệnh viện, mẹ có thể sẽ mặc đồ của bệnh viện nhưng vẫn nên mang dự phòng theo 2 – 3 bộ đồ rộng rãi, dễ mặc. Lưu ý nên chọn mua đồ sau sinh là đồ cài khuya trước cho dễ mặc và áo có ống tay rộng để dễ đo huyết áp, lấy máu. Mang thêm 1 bộ đồ mặc khi xuất viện

– Quần áo lót: 5 chiếc áo lót loại cho con bú, 4 – 5 đôi tất chân cùng 5 – 10 chiếc quần lót dùng 1 lần.

– Bỉm cho mẹ sau sinh: 3 bịch băng vệ sinh cho mẹ sau sinh, có thể chọn bỉm người lớn Caryn hoặc bỉm mama

– Miếng lót chống thấm: 4 – 5 miếng

– Khăn tắm: 1 – 2 chiếc

– Sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội khô

– Dung dịch vệ sinh phụ nữ

– Đồ dùng vệ sinh răng miệng

– Miếng lót thấm sữa loại dùng 1 lần: 1 hộp

– Máy hút sữa: nên mang theo phòng trường hợp mẹ bị tắc tia sữa ngay ngày đầu sinh bé

– Giấy tờ cần thiết: các loại giấy tờ tùy thân mẹ cần chuẩn bị bao gồm: chứng minh nhân dân, bảo hiểm y tế, hồ sơ khám thai trong suốt thai kỳ. 

– Đồ ăn nhẹ

danh-sach-do-so-sinh-khi-di-de-can-chuan-bi-nhung-gi
Danh sách đồ sơ sinh khi đi đẻ cần chuẩn bị những gì

3. Chuẩn bị đồ đi sinh cho bố

Chồng cũng cần chuẩn bị một số đồ dùng để cùng vào viện với vợ vì cũng cần ở lại viện ít nhất 2 – 3 ngày mới có thể xuất viện.

– Tiền mặt: bệnh viện cũng có thể thanh toán tiền qua thẻ ATM nhưng bố vẫn cần chuẩn bị vài triệu tiền mặt để khi cần có tiền mặt mua đồ, chi tiêu ngay

– Tiền lẻ: để trả tiền xe, mua mấy đồ nhỏ. Chuẩn bị tiền lẻ sẽ giúp bố tiết kiệm được một chút thời gian, thay vì đứng xếp hàng chờ trả lại tiền ở nhà ăn bệnh viện thì bố đưa tiền lẻ sẽ nhanh chóng quay về chăm sóc vợ hơn

– Điện thoại, sạc điện thoại, sạc dự phòng: rất cần thiết, đây là phương tiện liên lạc, trong vài ngày ở viện sẽ không ít người gọi điện hỏi thăm tình hình mẹ sau sinh nên hãy luôn bật nguồn điện thoại

– Đồ vệ sinh cá nhân, dép hoặc giày

– Chăn mỏng, gối: rất có thể sẽ phải ngủ ở ghế ngoài hành lang nếu vợ sinh trong viện công hoặc viện đông người. Nên chuẩn bị sẵn đến khi cần là có đồ dùng

4. Một vài lưu ý khi chuẩn bị danh sách đồ sơ sinh khi đi đẻ

– Thông báo ngày dự sinh: đối với cơ quan bạn đang làm việc, hãy thông báo về kế hoạch nghỉ sinh, bộ phận hành chính nhân sự sẽ có phương án bổ sung người đảm nhận công việc của bạn

– Khi chuẩn bị đồ đi sinh, nên chuẩn bị 2 giỏ đồ nhựa, 1 giỏ cho bé, 1 giỏ là đồ của ba mẹ. 2 giỏ đồ là đủ dùng cho vài ngày ở viện rồi, nếu viện gần nhà thì có thể về lấy thêm đồ dễ dàng còn nếu ở xa bệnh viện, có thể mang thêm nhiều đồ 1 chút

– Mang thêm 1 chiếc túi đựng đồ bẩn, có thể sẽ không tiện giặt đồ ở bệnh viện

Trên đây là danh sách đồ sơ sinh cần chuẩn bị trước khi mẹ chuyển dạ vào bệnh viện. Ngoài chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết, mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn cho mình 1 tâm lý thoải mái để việc sinh bé được thuận lợi, mẹ tròn con vuông.

Bài viết liên quan

>>>Gợi ý mẹ list đồ sơ sinh cần thiết khi đi đẻ

Nên sắm đồ sơ sinh vào tháng thứ mấy thì tốt nhất?

Không ít mẹ bầu trẻ khi mới biết tin mang thai, rất háo hức tìm hiểu, đi mua đồ sơ sinh sớm cho bé. Nhưng cũng được bạn bè, người thân nhất là các dì, các cô nhắc nhở không nên mua đồ sơ sinh sớm cho bé. Vậy thực hư chuyện kiêng kỵ mua đồ sơ sinh sớm cho bé là sao? Nên sắm đồ sơ sinh vào tháng thứ mấy là hợp lý?

1. Kiêng sắm đồ sơ sinh sớm có đúng không?

Chuyện kiêng sắm đồ sơ sinh sớm cho bé bắt nguồn từ quan niệm của ông bà ta cho rằng, đồ sơ sinh sẽ khiến bé thích thú, đòi ra ngoài sớm. Điều này đồng nghĩa với việc mua sắm đồ sơ sinh sớm, mẹ bầu sẽ dễ gặp phải vấn đề như sinh non, sảy thai, thai chết lưu.

Lý giải cho quan điểm này là do giai đoạn sớm được coi là thời điểm mang thai 3, 4 tháng đầu tiên. Đây là giai đoạn nhạy cảm của thai kỳ khi hợp tử làm tổ trong tử cung nhưng chưa chắc chắn nên dễ dẫn đến sảy thai. 

Cũng giống như chúng ta đang sống trong xã hội hiện đại, sảy thai, hiếm muộn, vô sinh là không khó gặp. Bác sĩ sẽ luôn khuyên mẹ bầu trẻ nên đi lại nhẹ nhàng, hạn chế vận động, cố gắng giữ gìn. Vậy nên trong tam nguyệt cá thứ nhất và thứ hai, mẹ chưa nên vội đi sắm đồ sơ sinh, hãy an tĩnh, tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng để cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh

2. Bầu mấy tháng thì sắm đồ sơ sinh?

nen-sam-do-so-sinh-vao-thang-thu-may
Nên đi sắm đồ sơ sinh vào tháng thứ mấy?

Lời khuyên cho mẹ bầu là không nên sắm đồ sơ sinh quá sớm cho trẻ, mẹ nên mua đồ khi đã xác định được giới tính của trẻ và mẹ cũng nên dành thời gian tìm hiểu, lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất với con. Đừng vội mua, thời gian mang thai là cả 9 tháng 10 ngày, mẹ có thể từ từ tìm hiểu rồi quyết định mua.

Vậy mấy tháng thì sắm đồ sơ sinh sẽ hợp lý? Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể ghé cửa hàng bán đồ mẹ và bé để mua đồ sơ sinh rồi. Lý do là bởi giai đoạn này, mẹ đã chắc chắn về giới tính của con, chọn mua đồ cũng sẽ phù hợp với bé. Đến tháng thứ 7 trở đi, cũng chỉ còn khoảng 2 tháng hơn là mẹ sẽ sinh bé, nếu đến giai đoạn kề cận ngày sinh quá, bụng sẽ rất nặng nề, đi lại cũng sẽ khó khăn.

3. Lưu ý khi mẹ bầu đi mua đồ sơ sinh

Khi đã biết được tháng thứ mấy thì sắm đồ sơ sinh, mẹ có thể lên kế hoạch trước khi đi mua đồ cho con. Một vài lưu ý mẹ cần nhớ:

– Đi mua đồ sơ sinh khi sức khỏe ổn định: đây là điều kiện đầu tiên mẹ bầu cần quan tâm, mua đồ sơ sinh cũng sẽ khá “mất sức” mẹ bầu nhé

– Đi cùng người thân: hãy rủ chồng hoặc chị gái, bạn bè thân để đi mua đồ sơ sinh cùng mình. Nếu có thể, hãy rủ ông xã đi cùng để gia tăng tình cảm gia đình. Còn nếu không hãy rủ chị em gái hoặc bạn bè, đặc biệt là những người đã có kinh nghiệm sinh em bé, họ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích, nên mua hay không nên mua đồ gì. 

– Viết ra những món đồ cần mua: sẽ có rất nhiều đồ nhỏ mẹ cần mua, nếu không viết ra, sẽ có món mua thiếu, sẽ có món mua thừa hoặc mẹ cũng có khi chẳng biết phải mua gì khi đứng trước cửa hàng mẹ bé

– Đồ sơ sinh không phải mua 1 lần: mẹ có thể chia nhiều đợt để mua, không nhất định phải mua 1 lần đủ hết đồ cho con. Hãy mua những món đồ cần thiết trước.

– Tùy vào mùa sinh mà mua đồ phù hợp: đồ sơ sinh mùa đông, đồ sơ sinh mùa hè khi mua sẽ có sự khác biệt. Với đồ sơ sinh mùa hè, mẹ cần quan tâm đến các sản phẩm quần áo chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi. Còn với đồ sơ sinh mùa đông, mẹ cần quan tâm chuyện con mặc đủ ấm, cần thêm các vật dụng giữ nhiệt, sưởi ấm cho con

4. Nên mua đồ sơ sinh ở đâu uy tín?

Địa chỉ sắm đồ sơ sinh uy tín

Hãy ghé đến các cửa hàng bán đồ mẹ và bé uy tín như KidsPlaza để tự tay sắm đồ cho con. KidsPlaza là hệ thống cửa hàng bán đồ mẹ và bé với hệ thống hơn 100 cửa hàng, đầy đủ sản phẩm cho trẻ từ sơ sinh. Tại đây mẹ có thể sẽ tìm được đầy đủ những thứ cần thiết. 

Trên đây là một vài chia sẻ về chủ đề khi nào nên sắm đồ sơ sinh mẹ bầu có thể tham khảo để chuẩn bị sức khỏe, tài chính cũng như danh sách cần thiết trước khi đi mua cho bé.

Bài viết liên quan

>>> Gợi ý mẹ list đồ sơ sinh cần thiết khi đi đẻ

>>> Bầu mấy tháng thì mua đồ sơ sinh?

>>> Danh sách đồ sơ sinh trọn gói chi tiết tất tần tật từ A-Z