Trang chủ Blog Trang 56

Mẹo dân gian hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà

Cảm sốt ở trẻ là nỗi ám ảnh của tất cả các bậc phụ huynh đặc biệt là ở thành phố, con cảm vặt, sốt nhẹ cũng phải đưa đi bác sĩ khám. Mách mẹ mẹo dân gian hạ sốt cho trẻ có thể áp dụng khi con cảm mạo do thay đổi thời tiết mà không cần phải uống thuốc, hạn chế đến gặp bác sĩ.

  1. Xông hơi

Đây là phương pháp áp dụng cho trẻ gặp hiện tượng sốt kèm cơn rét run. Cho 1 ít nước ấm vào chậu thau tắm cho bé sau đó thêm vài giọt dầu khuynh diệp vào, mẹ bế bé trên tay sau đó trùm chăn kín người và đầu, ngồi như vậy khoảng 10 – 20 phút sẽ giúp bé hạ sốt và giảm cảm giác rét run. 

Phương pháp này tuy hiệu quả nhưng lại khó thực hiện vì trẻ nhỏ thường không chịu ngồi im trong chăn, đặc biệt mẹ bế bé ở gần chậu nước nóng cũng khá nguy hiểm

  1. Đắp chanh tươi

Phương pháp này sử dụng khi trẻ sốt cao từ 38 độ trở lên và cần hạ sốt nhanh. Thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần cắt chanh thành những lát mỏng, đắp lên trán, khủy tay, chân và dọc sống lưng, 1 lúc sau là con hạ sốt. Lưu ý, không nên đắp chanh lên vùng da xước của trẻ sẽ làm con bị xót, không cho bạn thực hiện tiếp

Ngoài ra, mấy ngày nay các mẹ còn truyền tai nhau phương pháp buộc lát chanh vào lòng bàn chân của trẻ để giúp hạ sốt. Theo khuyến cáo của Ths. Lương Y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam khuyến cáo: “Tuyệt đối không buộc chanh cho trẻ trong trường hợp sốt có ho do nhiễm lạnh vì như thế sẽ làm cho trẻ nặng bệnh hơn. Buộc chanh vào chân trẻ không gây hại tuy nhiên chanh là loại quả có tính axit thì vậy không nên buộc khi lòng bàn chân có vết xước, hoặc người có cơ địa nhạy cảm”.

meo-ha-sot-cho-be-tai-nha
Mẹo hạ sốt cho bé bằng chanh
  1. Uống nước rau húng quế

Đây là một trong những mẹo dân gian hạ sốt cho trẻ rất hiệu nghiệm, rau húng quế không chỉ là loại rau thơm dùng trong bữa ăn hàng ngày mà còn là loại thuốc quý. Trong Đông y, rau húng quế có tác dụng an thần, giảm strees, cảm sốt, trầm cảm hiệu quả.

Mẹ lấy khoảng 20 chiếc lá húng quế rửa sạch, 1 thìa cà phê gừng băm cùng 200ml nước bắc lên bếp đun nhỏ lửa đến khi chỉ còn 1 bát nước nhỏ. Cho thêm chút mật ong, khuấy đều rồi tắt bếp. Mẹ cho bé uống 2 – 3 lần/ngày, liên tục như vậy trong khoảng 3 ngày, cảm sốt sẽ biến mất

  1. Chườm trán bằng lá na

Mẹ hái 1 nắm lá na, rửa sạch rồi cho vào cối giã dập, cho phần đã giã vào khăn xô rồi đắp lên trán bé, 1 lúc sau bé sẽ hạ sốt. 

  1. Dùng cây nhọ nồi

Đây là mẹo dân gian hạ sốt cho trẻ được các bà, các cô sử dụng rất nhiều. Mẹ lấy 1 nắm cây nhọ nồi, rửa sạch, ngâm muối 1 lúc. Cho vào nồi nấu chín đến khi ra nước, gạn khoảng 1 cốc cho bé uống. 

Cũng có nhiều bé không chịu uống nước lá nhọ nồi vì khá mùi và khó uống, mẹ cũng có thể giã dập rồi cho vào khăn, đắp trên trán bé, 1 lúc sau tình trạng sốt cao sẽ giảm hẳn

  1. Hành tây quấn cườm tay trái

meo-dan-gian-ha-sot-cho-be-bang-hanh-tay
Mẹo dân gian hạ sốt cho bé bằng hành tây

Phía dưới cổ tay trái có các huyệt đạo và đường gân, mẹ có thể lấy ¼ củ hành tây thái nhuyễn rồi bọc lại trong khăn, quấn vào tay trái của con. Nước hành tây thấm xuống các huyệt đạo giúp cơ thể giải nhiệt nhanh chóng, giảm hẳn tình trạng sốt cao ở trẻ.

  1. Khoai tây

Mẹ chỉ cần thái khoai tây thành những lát mỏng, sau đó ngâm trong giấm 10 phút và đắp lên trán cùng 1 chiếc khăn lên trên. Khoảng 20 phút sau mẹ bỏ khoai tây ra khỏi trán của trẻ và sẽ thấy hiệu quả tức thì. Nếu bé sốt cao, mẹ có thể làm 2 hoặc 3 lần thay lát khoai tây

  1. Hạ sốt bằng dưa chuột (dưa leo)

Mẹ chọn dưa chuột non loại không hạt là tốt nhất, sau đó lấy một nửa quả, cắt gọt thành hình ti giả phần đầu ti bỏ vỏ, gọt nhỏ bằng đầu ti giả, phần tay cầm để nguyên vỏ và đưa cho bé gặm. Mẹo này thường dùng với các bé sốt mọc răng từ 6 tháng trở lên. Dưa chuột sẽ làm mát nhẹ phần lợi bị sưng, giúp bé mau hạ sốt nhanh chóng.

Lưu ý khi chăm bé trong khi cảm sốt

Mẹ cần lưu ý tuân thủ một số lưu ý khi chăm bé bị sốt

– Vẫn duy trì chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ, tăng cường calo, protein và hạn chế chất béo

– Đảm bảo cho con uống nhiều nước: khi sốt cơ thể bé sẽ ra nhiều mồ hôi dễ dẫn đến mất nước, việc cho con uống nhiều nước sẽ giúp bé cân bằng lại. Với trẻ sơ sinh không uống nước thì cần đảm bảo bú sữa mẹ đều đặn

– Mặc quần áo thoáng mát: nếu trẻ không phải sốt rét, mẹ nên mặc cho con những bộ đồ thoáng mát, thấm hút. Nếu con ra mồ hôi ướt áo, nên thay đồ cho con ngay để đảm bảo con luôn khô thoáng

Trên đây là những mẹo dân gian giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng, dễ làm. Mẹ có thể áp dụng với trường hợp con cảm mạo thông thường, nếu con sốt quá cao hoặc lâu không thuyên giảm, cần đưa bé đến bệnh viện để thăm khám cụ thể.

Bài viết liên quan:

>>> Mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn để con lấy vía thông minh, khỏe mạnh

Món ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu từ hoa quả đơn giản dễ tìm

Trái cây là thực phẩm được khuyên nên bổ sung đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu 3 tháng đầu. Trong trái cây có hàm lượng vitamin C, axit folic, beta – carotene, tốt cho sự phát triển thị giác cũng như kích thích mô, tế bào thai nhi. Mách mẹ 1 số món ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu từ hoa quả cực đơn giản, dễ làm.

1. Các món ăn từ trái bơ cho bà bầu 3 tháng đầu

Bơ là loại trái cây tốt, được khuyên nên ăn trong giai đoạn mang bầu. Trong trái bơ có hàm lượng axit folic, sắt, chất xơ cao giúp chống táo bón. Đặc biệt vitamin C trong bơ có thể giúp giảm tình trạng ốm nghén. 

Trong thời gian mang thai mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất không chỉ từ thức ăn, sữa cho bà bầu mà hoa quả còn là thực phẩm vừa tươi ngon vừa an toàn mà mẹ cũng không nên bỏ qua.

Salad bơ rau củ

Nguyên liệu 

– Bơ: 1 trái

– Cà chua bi: 5 trái

– Xà lách: 1 cây

– Dưa chuột: 1 quả

– Gia vị: giấm gạo hoặc chanh, đường, hạt nêm, ớt

Cách chế biến salad bơ rau củ

– Bơ lột vỏ, thái miếng vừa ăn; cà chua bi rửa sạch rồi cắt đôi; dưa chuột rửa sạch thái miếng, xà lách rửa sạch thái nhỏ

– Cho nguyên liệu đã sơ chế vào tô, trộn đều tay rồi thêm 1 chút dầu oliu vào để tăng độ béo

– Nêm khoảng 2 thìa giấm, ½ thìa đường, 1 chút tiêu, nêm, rau thơm nếu thích

Sushi bơ cuộn kiểu Nhật

Nguyên liệu

– Cơm trắng: 1 bát

– Bơ: ¼ trái

– Trứng gà: 2 quả

– Thanh cua: 2 thanh

– Gia vị: sốt mayonnaise, hạt vừng, gừng ngâm, giấm Nhật

– Tấm cuộn tre: 1 chiếc

– Lá rong biển: 1 bịch

Cách làm

– Trộn cơm với giấm Nhật theo tỉ lệ 1:1, 1 bát cơm tương ứng với 1 thìa giấm Nhật cho đến khi hòa quyện

– Trứng gà đập ra bát, đánh đều rồi cho vào chảo vuông chiên lên

– Thanh cua cắt đôi, bơ cắt lát mỏng hình chữ nhật vừa ăn

– Xếp lá rong biển lên tấm cuộn tre, trải 1 lớp cơm mỏng lên, xếp trứng chiên, thanh cua, sốt mayonnaise bên trong. Cuộn đều tay, gập từng cạnh để có góc vuông

– Xếp từng lát bơ lên bề mặt sushi đã cuộn sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn là có thể thưởng thức.

mon-ngon-cho-ba-bau-3-thang-dau-tu-bo
Món ngon cho bà bầu 3 tháng đầu từ bơ

Bánh mì bơ

Nguyên liệu

– Bánh mì: 2 lát

– Bơ: ½ trái

– Trứng: 1 trái

– Gia vị: tiêu đen, rau thơm, rau chân vịt

Cách làm bánh mì bơ

– Bơ lấy phần thịt, nghiền nhuyễn, thêm chút muối, tiêu đen cho vừa ăn rồi phết lên bề mặt bánh mì. Mẹ có thể ăn kèm với trứng chiên và rau chân vịt vào buổi sáng.

– Ngoài món bánh mì bơ mặn như trên, có thể thay thế muối, tiêu đen bằng đường hoặc mật ong. Sau đó phết bơ ngọt lên bề mặt bánh mì. Như vậy là có bánh mì bơ ngọt, uống cùng 1 ly sữa không đường nữa là có bữa sáng ngon tuyệt.

Sinh tố bơ

Nguyên liệu

– Bơ: ½ trái

– Sữa đặc: 2 thìa cà phê

– Sữa tươi: 100ml

– Sữa chua: ½ hũ

– Đá

Cách chế biến

– Bơ chín lột vỏ, lấy phần thịt, cắt miếng vừa phải rồi cho vào máy xay sinh tố

– Thêm sữa tươi, sữa đặc, sữa chua và 1 vài viên đá vào

– Xay với tốc độ 1 trong khoảng 3 giây cho hỗn hợp hòa quyện rồi tiếp tục xay liên tục trong 30 giây ở tốc độ 1 để hỗn hợp sánh, mịn

– Cho ra ly và thưởng thức

2. Các món ăn từ trái xoài cho bà bầu 3 tháng đầu

Xoài là loại trái cây phổ biến ở vùng nhiệt đới, trong trái xoài có chứa hàm lượng vitamin A, vitamin C cao cùng hàm lượng carbohydrate. Bà bầu ăn xoài sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa đồng thời hạn chế nguy cơ bị tiền sản giật.

mon-ngon-cho-ba-bau-3-thang-dau-tu-hoa-qua
Món ngon cho bà bầu 3 tháng đầu từ hoa quả

Salad xoài ăn kèm bánh đa

Nguyên liệu

– Xoài chín: 1 trái

– Rau mùi: 1 nắm

– Hành tím: nửa củ

– Chanh tươi, muối, tiêu, ớt xanh

Cách làm

– Xoài chín gọt vỏ, cắt miếng nhỏ vừa ăn

– Hánh tím, rau mùi, ớt: thái nhỏ

– Trộn các nguyên liệu đã chế biến trong tô nhẹ tay, thêm tiêu, muối, cho vừa ăn rồi trình bày ra đĩa.

– Ăn cùng bánh đa thì tuyệt cú mèo

Xôi xoài

Nguyên liệu

– Gạo nếp Thái: 200g

– Nước cốt dừa: 1 lon

– Xoài chín: 1 trái

– Lá nếp: 2 cọng

– Vừng rang

Cách chế biến

– Nếp Thái vo sạch, ngâm qua đêm, đổ ra cho ráo nước rồi đem đi hấp chín khoảng 20 phút

– Cho 150ml nước cốt dừa vào nồi, thêm 70g đường, ½ thìa cà phê muối đun hỗn hợp đến sôi

– Cho xôi đã hấp chín vào nồi rồi đổ hỗn hợp nước cốt dừa vào trộn đều, thêm 2 cọng lá nếp vào rồi đậy nắp nồi lại, bật lửa thật nhỏ, để khoảng 10 phút khi thấy cốt dừa đã ngấm vào xôi hết thì tắt bếp

– Cho xôi ra đĩa, xếp xoài chín cắt miếng trang trí bên cạnh, thêm 1 chút nước cốt dừa, 1 chút vừng lên là có thể thưởng thức

Sinh tố xoài, mít

Nguyên liệu

– Xoài chín: 1 trái

– Mít chín: vài múi đã bỏ hạt

– Sữa chua: 50ml

– Sữa đặc: 1 thìa nhỏ

– Đá viên: 1 vài viên

Cách chế biến

– Xoài chín lột vỏ, cắt thành miếng vừa ăn

– Mít xé nhỏ, sữa chua cho ra bát

– Cho xoài, mít, sữa đặc, đá viên vào máy xay sinh tố, xay đến khi hỗn hợp sánh mịn thì cho ra ly là ăn được

Trên đây là các món ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu chế biến từ trái cây cực lạ miệng mà thời gian chế biến không quá 30 phút. Mẹ có thể thêm vào sổ tay món ăn mỗi ngày cho mình để đổi món.

Bài viết liên quan:

>>> Thực phẩm dành cho bà bầu 3 tháng đầu: Nên và không nên ăn gì?

Thực phẩm dành cho bà bầu 3 tháng đầu: Nên và không nên ăn gì?

Mang thai 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì? Đây là chủ đề mà nhiều mẹ bầu tìm kiếm câu trả lời để lên sổ tay thực phẩm cho bữa ăn mỗi tuần. Tham khảo ngay thực phẩm dành cho bà bầu 3 tháng đầu nên ăn và không nên ăn mẹ bầu nhé.

1. Thực phẩm dành cho bà bầu 3 tháng đầu nên ăn

Rau xanh

Không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của mẹ bầu, rau xanh không chỉ giàu vitamin mà còn có hàm lượng chất xơ rất cao. Mẹ bầu ăn nhiều rau xanh mỗi ngày sẽ giảm được nguy cơ táo bón khi mang thai. 

Trái cây có múi

Các loại trái cây có múi như cam, bưởi, … là những loại quả rất giàu vitamin C, axit folic, chất xơ. Ăn trái cây có múi mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, tăng hấp thụ nguyên tố sắt. Đặc biệt còn giúp cải thiện khẩu vị, nhất là ở các bà bầu nghén nặng, cảm giác không muốn ăn thì nước ép trái cây sẽ là lựa chọn tốt. Thêm nữa, các loại nước mía, nước dừa chưa nên uống vào giai đoạn này thì bầu 3 tháng đầu nên uống nước gì? Bầu 3 tháng đầu nên uống nước ép trái cây.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa tươi, sữa bầu, sữa chua, các loại phomai cứng là thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn, uống trong 3 tháng đầu mang thai. Trong sữa và các chế phẩm từ sữa có hàm lượng canxi rất cao, đặc biệt trong sữa chua ăn và sữa chua uống có thêm hàng tỉ lợi khuẩn cực tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu.

ba-bau-3-thang-dau-nen-an-gi
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Thịt bò

Là thực phẩm dễ ăn và giàu sắt, ăn thịt bò hàng tuần sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu ở bà bầu. Protein có trong thịt bò sẽ giúp kích thích sự phát triển các tế bào trong cơ thể bé. Mẹ có thể chế biến thịt bò thành các món xào, món hầm hay canh đều rất đưa cơm

Cá chép

Nếu hỏi mẹ bầu nên ăn cá chép vào thời điểm nào tốt nhất thì có thể khẳng định 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn thai nhi hình thành nên rất dễ hấp thu dinh dưỡng. Trong cá chép có chứa axit glutamic, glycine, chất béo, arginine, protein vừa có tác dụng an thai vừa giúp bé phát triển khỏe mạnh

2. Thực phẩm bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu

Với sự tiến bộ của xã hội ngày nay, bác sĩ vẫn luôn khuyên rằng bữa ăn cho bà bầu 3 tháng đầu không cần kiêng cữ, chỉ cần đầy đủ dinh dưỡng và giúp bà bầu ngon miệng là được. Tuy nhiên vẫn có 1 số thực phẩm nên kiêng ăn vì không đảm bảo dinh dưỡng cũng như gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé

Sữa chưa qua tiệt trùng

Sữa là thức uống được khuyến khích mẹ bầu nên bổ sung trong suốt thai kỳ, mẹ có thể uống sữa tươi thay thế sữa bầu nếu như sữa bầu quá ngán hoặc khó uống. Tuy nhiên sữa chưa qua tiệt trùng mẹ không nên uống vì hàm lượng vi khuẩn có trong sữa tươi này cao, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của mẹ. 

Cá hồi sống

Cũng giống như các loại thực phẩm còn sống hoặc chế biến chưa chín hẳn khác, cá hồi sống khuyên mẹ bầu không nên ăn do trong thịt cá có thể chứa như salmonella, coliform, toxoplasmosis, … gây ngộ độc.

Đu đủ xanh

Trong trái đu đủ xanh có chứa thành phần papain, đây là chất có thể gây co thắt tử cung, dễ dẫn đến sảy thai, sinh non. Papain cũng làm chậm sự sinh trưởng của em bé trong bụng, gián tiếp dẫn đến xuất huyết nhau thai.

Ngoài ra trong trái đu đủ xanh còn có chymopapain – có khả năng gây dị tật thai nhi cao. Vậy nên mẹ bầu nếu muốn ăn đu đủ, hãy mua đu đủ chín để ăn.

bau-3-thang-dau-khong-nen-an-gi
Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Rau ngót

Luôn được xem là loại rau lành tính, tốt cho bà đẻ nhưng với bà bầu 3 tháng đầu lại không nên ăn loại rau giàu dinh dưỡng này. Trong rau ngót có chứa papaverin có khả năng làm giảm đau, giãn cơ trơn và hạ huyết áp ở bà bầu. Nếu ăn nhiều loại rau này sẽ có tác dụng không tốt.

Khổ qua

Loại trái này khá khó ăn nhưng lại cực kỳ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên với bà bầu thì lại không có tác dụng, Quinine, Monodicine sẽ kích thích co bóp tử cung gây sảy thai ở phụ nữ.

Phomat mềm

Là 1 trong các sản phẩm giàu dinh dưỡng làm từ sữa, phomat mềm được xếp vào danh sách thực phẩm không nên ăn khi mang thai vì trong phomat có chứa vi khuẩn listeria – có thể gây sảy thai. Listeria có khả năng đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm độc máu và đe dọa tính mạng.

Trên đây là các loại thực phẩm dành cho bà bầu 3 tháng đầu và thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹ có thể tìm các thực phẩm thay thế khác để đảm bảo bữa ăn cho bà bầu 3 tháng đầu luôn đủ dinh dưỡng và ngon miệng.

Bài viết liên quan:

>>> 10 điều kiêng cữ cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ bầu cần nắm rõ

10 điều kiêng cữ cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ bầu cần nắm rõ

Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu luôn là khoảng thời gian rất nhạy cảm của bà bầu vì lúc này sự làm tổ của hợp tử còn chưa chắc chắn. Nếu không kiêng kỵ, giữ gìn sẽ dễ gặp phải các vấn đề như dọa sảy hay sảy thai. Dưới đây là 10 điều kiêng cữ cho bà bầu 3 tháng đầu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

1. Bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì?

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu được khuyên nên hết sức lưu ý. Về khẩu phần dinh dưỡng có thể chưa cần thay đổi như giai đoạn trước khi bầu nhưng thực phẩm thì nên thay đổi, đặc biệt sẽ có nhiều loại thức ăn mẹ nên kiêng kỵ.

Thức ăn tái, sống

Một trong số những đồ kiêng cho bà bầu 3 tháng đầu chính là thức ăn tái, sống, chưa chín hẳn. Trong thức ăn chưa được nấu chín có chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa cho mẹ. Có thể kể đến các loại rau sống, rau mầm như giá đỗ, các loại trứng sống, …

Cá biển

Cá biển là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng với giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, mẹ nên kiêng ăn vì trong cá biển thường có hàm lượng thủy ngân cao như cá kình, cá kiếm, cá thu, … Thủy ngân là loại kim loại nặng có hại cho cơ thể nếu ăn nhiều, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Thực phẩm gây co thắt tử cung

Đu đủ xanh, dứa, rau răm, chùm ngây, cua, ba ba, … đây là một số loại thực phẩm gây co thắt tử cung mẹ bầu nên cực kỳ lưu ý. Nếu ăn nhiều các loại thực phẩm này sẽ làm tử cung lên cơn co thắt dữ dội, khả năng sảy thai cao. Vậy nên mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý không nên ăn các loại thực phẩm kể trên trong 3 tháng mang thai đầu tiên

2. Không ngồi xổm

Trạng thái ngồm xổm sẽ dẫn đến cảm giác đau tức bụng, gây khó chịu cho em bé trong bụng và cả người mẹ. Vậy nên khi ngồi, mẹ bầu cần chú ý tư thế, tránh gây áp lực lên phần bụng, nguy hiểm đến thai nhi. Mẹ cần ngồi trên ghế, ưu tiên ghế có tựa lưng. Khi nằm ngủ cũng không nên nằm úp bụng, có thể nghiêng trái hoặc nghiêng phải cho đỡ mỏi hoặc dùng gối ngủ cho bà bầu để dễ ngủ hơn.

ba-bau-can-kiwng-gi-trong-3-thang-dau
Bà bầu cần kiêng gì trong 3 tháng đầu?

3. Kiêng quan hệ tình dục

Trong giai đoạn mới mang thai, bác sĩ sẽ luôn khuyên vợ chồng nên quan hệ nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng. Hoặc tốt nhất nên tránh luôn chuyện vợ chồng gần gũi, nhất là với các trường hợp dọa sảy, chảy máu âm đạo, nhau tiền đạo, người có tiền sử sinh non, sảy thai

4. Không mang giày cao gót

Giày cao gót là vật dụng quen thuộc của nhiều phụ nữ nhưng đến khi mang thai, bạn sẽ phải tạm xa những đôi giày cao gót này 1 thời gian. Lý do là mẹ nên chuyển sang đi giày bệt, đế bằng để đi lại vững chắc hơn, tránh té ngã gây sảy thai

5. Tránh tiếp xúc với phân chó mèo

Trong phân chó, mèo có rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập thẳng vào cơ thể người. Chính vì thế trong giai đoạn bầu 3 tháng đầu, mẹ không nên tiếp xúc với các loại phân này. Nếu gia đình có nuôi thú cưng, hãy nhờ ông xã xử lý chúng giúp

6. Kiêng uốn, nhuộm tóc

Không làm tóc bằng hóa chất như uốn, ép, đặc biệt nhuộm tóc, đây là điều mà mẹ bầu cần cực kỳ chú ý. Không chỉ 3 tháng đầu mang thai mà trong suốt 9 tháng, mẹ nên ít tiếp xúc với hóa chất, nhất là hóa chất làm tóc vì có thể gây dị ứng, thậm chí là dị tật ở con

7. Không sơn móng tay, trang điểm đậm

Trong sơn móng tay cũng là hóa chất có thể ngấm vào cơ thể thông qua sừng móng, vậy nên mẹ bầu không nên làm nail cũng như hạn chế trang điểm đậm đặc biệt là tô son. Trong son có hàm lượng chì cao, khi ăn uống dễ theo đường miệng vào cơ thể, gây hại cho thai nhi.

nhung-dieu-kieng-cu-cho-ba-bau-3-thang-dau
Những điều kiêng cữ cho ba bầu 3 tháng đầu

8. Không tiếp xúc với chất tẩy rửa sàn nhà, sơn dầu, thuốc nhuộm, bình acquy

Cũng là các loại hóa chất gây độc hại cho thai nhi khi mẹ bầu tiếp xúc trực tiếp, làm tổn thương đến thai nhi, gây thai chết lưu hoặc sảy thai hoặc thai chậm phát triển trong những tháng sau. Với bình acquy, nếu tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây dị tật thai

9. Không uống chất kích thích

Các loại thức uống có hàm lượng cafein, cồn cao như cà phê, rượu, bia, nước trái cây lên men. Nếu mỗi ngày uống 200ml rượu/bia hoặc 5 ly cà phê, mẹ bầu có thể đang gây độc cho thai nhi, nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, thai chậm tăng trưởng, sinh non cao

10. Kiêng tiếp xúc khói thuốc

Khói thuốc lá có hại cho cả người hút chủ động và thụ động. Nếu mẹ bầu có thói quen hút thuốc thì nên bỏ, nếu chồng hoặc người thân trong nhà hút thuốc, nên quy định không được hút thuốc trong nhà. Còn khi đến nơi công cộng, cần hạn chế đến những nơi có khói thuốc. Khói thuốc lá gây tác hại cho thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ gây dị tật thai, sẩy thai, thai lưu, suy dinh dưỡng bào thai.

Trên đây là 10 điều kiêng cữ cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ cần ghi nhớ để không ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của thai nhi.

Bài viết liên quan:

>>> Top 10 loại thức ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu vừa bổ vừa ngon

>>> Chia sẻ kinh nghiệm: Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

>>> Bà bầu 3 tháng đầu kiêng gì để thai nhi khỏe mạnh

Hướng dẫn mua đồ sơ sinh cho bé: Nên mua khi nào, mua bao nhiêu, ở đâu?

Sắp đến ngày chào đón bé yêu rồi, mẹ đã chuẩn bị được những gì cho bé rồi? Quần mới? Áo mới? Bao tay chân, mũ, yếm, … Mẹ đã mua đủ những thứ này chưa? Hướng dẫn mua đồ sơ sinh cho bé cực chi tiết, danh sách 31 món đồ sơ sinh mẹ cần mua đủ.

1. Khi nào nên mua đồ sơ sinh cho bé?

Theo truyền tai từ các bà các cô thì phụ nữ mang thai nên kiêng sắm đồ sơ sinh cho bé quá sớm, nguyên nhân được cho là sắm đồ sơ sinh cho bé quá sớm dễ gặp bất trắc, dễ sảy thai, thai chết lưu, … Điều này có thể hiểu được là do trong giai đoạn những tháng mang thai đầu tiên, việc hoạt động mạnh sẽ dễ gặp tình trạng động thai, thai chết lưu hay sảy thai hơn. 

Vậy khi nào sắm đồ sơ sinh cho bé thì hợp lý? Từ tháng thứ 7 thai kỳ trở đi, mẹ có thể bắt đầu lên danh sách đồ cần mua. Thời gian này mẹ đã biết được giới tính của con là trai hay gái, việc mua đồ sơ sinh cho bé cũng sẽ chính xác hơn, nhất là mua quần áo sơ sinh. Thêm nữa, nếu để đến thời điểm 9 tháng mới mua đồ sơ sinh, lúc này bụng bầu đã tương đối nặng nề, đi lại sẽ khó khăn hơn các tháng trước.

huong-dan-mua-do-so-sinh
Khi nào nên sắm đồ sơ sinh cho bé?

2. Danh sách 31 món đồ sơ sinh cần mua đủ

Ngay sau việc xác định khi nào nên mua đồ sơ sinh cho bé, mẹ có thể bắt tay vào lên danh sách đồ sơ sinh cần mua đủ để khỏi quên.

STT Đồ sơ sinh Kinh nghiệm chọn mua Số lượng
1 Áo sơ sinh Mẹ mua loại áo dài tay, chất liệu cotton, loại áo nên ưu tiên lựa chọn là áo vạt chéo vì sẽ dễ mặc cho con hơn áo cổ tròn. 3 – 5 chiếc
2 Áo sơ sinh ngắn tay Mua khi sinh con vào mùa hè. Mua loại áo mỏng, mát, thấm hút mồ hôi, vạt chéo 3 – 5 chiếc
3 Quần sơ sinh Quần sơ sinh dài, chất liệu cotton 10 – 15 chiếc
4 Quần đóng bỉm Dùng để mặc bỉm cho con, giai đoạn bé dùng miếng lót sơ sinh 3 chiếc
5 Khăn tắm Loại có mũ trùm đầu 2 – 3 chiếc
6 Bộ body Bộ body dài, giúp giữ ấm bụng bé khi mùa đông đến. Mùa hè có thể mua bộ body đùi 3 bộ
7 Khăn ủ Dùng để quấn bé khi mùa đông 2 chiếc
8 Bao tay, bao chân Loại dây buộc, tránh mua loại chun quá chặt làm hằn da bé 3 – 5 bộ
9 Mũ sơ sinh Giữ ấm da đầu cho bé 3 chiếc
10 Yếm sơ sinh Loại yếm cotton dùng để quàng cổ tránh lạnh cho con. Mẹ lưu ý không mua nhầm yếm ăn 5 chiếc
11 Miếng lót sơ sinh Mặc cùng với quần đóng bỉm, trong 1 – 2 tháng đầu tiên rất cần dùng 1 bịch
12 Miếng lót phân xu Cần dùng trong 1 tuần đầu tiên khi bé ra phân xu 1 bịch
13 Gối lõm sơ sinh Mua gối lõm chất liệu cotton, chống méo đầu ở trẻ sơ sinh 1 chiếc
14 Chăn sơ sinh Chăn cotton dùng để đắp cho bé khi ngủ 1 chiếc
15 Chăn ủ kén Còn gọi là chũn, dùng để quấn bé khi ngủ, bé sẽ ngủ ngoan hơn, ít giật mình hơn 2 chiếc
16 Gối chặn Dùng để chặn ngang cho bé không lăn qua lăn lại 1 bộ
17 Dầu tắm gội Mua loại phù hợp với trẻ sơ sinh, không làm cay mắt bé 1 chai
18 Dầu massage Dùng để massage bé sau khi tắm 1 chai
19 Chậu tắm Nên mua loại chậu tắm có nhiệt kế và ghế gội đầu 1 chiếc
20 Rơ lưỡi Vệ sinh lưỡi bé 3 hộp
21 Nước muối sinh lý Nên mua nước muối sinh lý dạng ống 5ml, vệ sinh mắt, mũi bé mỗi ngày 1 hộp
22 Khăn sữa Loại 2 lớp, 3 lớp và 4 lớp, mỗi loại 1 bịch 3 bịch
23 Tăm bông, khăn ướt Vệ sinh tai, lau chùi cho bé 1 bịch
24 Bình sữa trẻ em Loại cho trẻ sơ sinh, núm ty cho bé từ 0 – 3 tháng tuổi 2 chiếc
25 Sữa cho trẻ sơ sinh Mẹ nên mua sữa dạng thanh để dễ bảo quản 1 hộp
26 Cọ rửa bình sữa Dùng để vệ sinh bình sữa 1 chiếc
27 Nước rửa bình Dùng để vệ sinh bình sữa 1 chiếc
28 Máy tiệt trùng bình sữa Nên mua loại vừa có chức năng tiệt trùng vừa hâm sữa cho bé 1 chiếc
29 Kem chống hăm Chống hăm tã cho trẻ 1 hộp
30 Nước giặt trẻ em Chuyên dùng giặt đồ cho trẻ sơ sinh 1 chai
31 Màn chụp Tránh muỗi cho con khi ngủ 1 chiếc

 

3. Mua đồ sơ sinh cho bé ở đâu uy tín?

huong-dan-mua-do-so-sinh-cho-be
Nên mua đồ sơ sinh cho bé ở đâu?

Để có thể lựa chọn đầy đủ các món đồ sơ sinh cần mua cho con, mẹ nên đến các cửa hàng mẹ bầu và em bé uy tín như KidsPlaza để mua sắm. Tại KidsPlaza có rất nhiều đồ sơ sinh như quần áo, yếm, mũ, bao tay chân, … Hơn nữa, mua đồ sơ sinh tại KidsPlaza luôn được ưu đãi với giá tốt, nhiều quà tặng, quần áo sơ sinh cho bé chỉ 19.000đ

Trên đây là các hướng dẫn mua đồ sơ sinh cho bé cũng như danh sách 31 món đồ sơ sinh cần thiết mua và dùng cho trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu đời. Ngoài danh sách này còn một số món đồ có thể dùng sau, nếu chưa cần thiết mẹ có thể để đến khi cần sử dụng rồi mua sau cũng được.

Bài viết liên quan

>>> Nên sắm đồ sơ sinh vào tháng thứ mấy thì tốt nhất?

Mẹo dân gian làm đẹp sau sinh giúp chị em bỉm sữa đẹp duyên dáng

Nỗi ám ảnh lớn nhất của phụ nữ chính là việc vóc dáng thay đổi quá nhiều sau khi sinh em bé. Không chỉ vòng 2 tăng vượt trội, da dẻ xấu xí, các bộ phận trên khuôn mặt cũng bớt đi phần thanh thoát. Mách mẹ một số mẹo dân gian làm đẹp sau sinh cực rẻ tiền và hiệu quả, mẹ chẳng cần phải spa đắt tiền vẫn giữ được vóc dáng chuẩn.

1. Chăm sóc da mặt sau sinh

Ngay cả khi là các cô gái thanh xuân thì việc đắp mặt nạ dưỡng da cũng là điều mà phái đẹp cần làm. Việc này càng cần thiết hơn với các mẹ bầu, mẹ sau sinh. Mẹ có thể chọn 1 số loại mặt nạ tự làm với nguyên liệu dễ kiếm dưới đây.

Mặt nạ nghệ mật ong

Dành cho mẹ có nám, tàn nhang, rạn da. Chỉ cần 1 củ nghệ tươi giã nhỏ trộn đều cùng hỗn hợp mật ong, sữa chua và nghệ. Trước khi đắp mặt nạ, mẹ cần làm sạch da sau đó đắp hỗn hợp lên da khoảng 20 – 25 phút, làm như vậy không quá 3 lần/tuần để có làn da sáng, sạch thâm nám.

Xông hơi, thoa rượu nghệ

Mẹ hơ nóng lá trầu không trên bếp than rồi áp lên da mặt, lên mắt khoảng 20 phút vào buổi sáng sớm, điều này giúp giảm phù nề, ứ nước ở mẹ sau sinh.

Nhiều mẹ cũng chia sẻ kinh nghiệm làm rượu nghệ hạ thổ bằng cách cho vào hũ rượu một số loại nguyên liệu như gừng, nghệ và hạt gấc rồi ngâm hạ thổ từ trước lúc sinh. Đến khi sinh bé xong có thể mang ra dùng. Mẹ chỉ cần rót khoảng 1/4 bát rượu, lấy khăn xô thấm rượu, vắt hơi ráo rồi thoa toàn thân, đặc biệt thoa kỹ hơn ở những vị trí bị thâm và da dày. Mỗi ngày thoa 2 lần vào buổi sáng, tối và không cần tắm lại với nước.

2. Xông hơi chăm sóc da toàn thân

meo-dan-gian-lam-dep-sau-sinh-giup-chi-em-bim-sua-dep-duyen-dang
Mẹo làm đẹp sau sinh

Đây là liệu pháp rất phổ biến ở các spa, không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng cho mẹ sau sinh mà còn là phương pháp làm đẹp giá rẻ. Chuẩn bị một chiếc chăn cùng 1 nồi nước thảo dược bao gồm chanh, sả, bạc hà, tía tô, kinh giới, quế, lá bưởi, trầu không, hương nhu, …

Mẹ mang nồi nước thảo dược đã được nấu sôi vào phòng kín ngồi bên cạnh trùm chăn kín đầu sao cho cơ thể cùng nồi thảo dược không bị lộ ra khỏi chăn. Xông hơi khoảng 10 – 15 phút cho đến khi cơ thể ra mồ hôi và nước nguội dần thì dừng lại. Đây là mẹo dân gian làm đẹp sau sinh giúp thải độc qua đường bài tiết mồ hôi rất tốt.

Cũng giống như xông hơi toàn thân, mẹ chuẩn bị khoảng 1 lít nước, vò nát lá trầu cho ra tinh dầu rồi bỏ vào nồi nước, thêm 1 muỗng lớn muối hột, 1 muỗng phèn chua, nấu trên bếp đến khi sôi, có mùi lá trầu không thì tắt bếp.

Đổ nước đã nấu ra chiếc bô sạch, mẹ ngồi lên bô bắt đầu xông hơi, dùng váy chống nắng che lại phần thân dưới. Biện pháp này giúp mẹ sau sinh ra nhanh khép lại cửa mình, giảm viêm nhiễm, nấm, ngứa.

3. Chườm muối thảo dược thu lại vòng eo

meo-dan-gian-lam-dep-sau-sinh
Mẹo lấy lại vòng eo thon gọn sau sinh

Vòng 2 quá khổ là nỗi khổ tâm của rất nhiều bà mẹ sau sinh, sinh bé xong bụng vẫn to như bầu 3 4 tháng. Mẹ có thể thử cách chườm muối thảo dược, nguyên liệu cần chuẩn bị: muối, gừng, sả, nghệ, đinh lăng, ngải cứu, hương nhu, quế, hồi, gói thuốc bắc.

Thái nhỏ các loại nguyên liệu trên rồi cho lên chảo sao khô, sao càng kỹ càng tốt. Sau đó cho ra túi chườm, chườm đều quanh bụng. Mỗi ngày chườm 2 – 3 lần, mỗi lần 30 phút. Lưu ý mẹ sinh thường sau 10 ngày hoặc sinh mổ sau 20 ngày mới nên áp dụng. 

Ủ muối, rượu gừng giúp vòng 2 thon gọn

Ngoài cách chườm muối thảo dược như ở trên, mẹ cũng có thể dùng cách ủ muối với rượu gừng cho vòng 2 thon gọn hơn. Chuẩn bị 100g muối hạt, 50g ngải cứu, 3 thìa rượu ngâm gừng cùng với 1 chiếc túi vải khô. 

Ngải cứu mẹ rửa sạch để ráo, muối hạt cho vào rang 1 lúc thì cho lá ngải cứu vào rang cùng. Khi gần chín lá ngải thì thêm rượu gừng vào đảo 2 – 3 phút rồi đổ hỗn hợp này vào túi vải khô. Mẹ nằm ngửa, đặt túi vải trên bụng hoặc lưng, thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ, liên tục như vậy trong 1 tháng sẽ có hiệu quả. Lưu ý với phương pháp chườm cần thử trước nhiệt độ, chỉ cần ấm, không để nóng quá, có thể gây bỏng da.

Muối chườm mẹ có thể dùng 1 lần sau đó cho vào lọ, khi dùng lần sau lại mang ra sao nóng. 

4. Trị rạn da bằng dầu dừa, nha đam

Mẹ chuẩn bị 4 nhánh nha đam tươi, mọng nước cùng 500ml dầu dừa. Với nha đam rửa sạch rồi lột bỏ vỏ màu xanh, lấy phần thịt, cắt khúc nhỏ. Dầu dừa cho lên chảo, đun đến khi nóng già thì cho nha đam cắt khúc vào đun đến khi nha đam quắt lại thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước, để nguội bớt rồi cho vào lọ thủy tinh. 

Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ thoa đều 1 lớp dầu dừa nha đam lên vùng da, nhẹ nhàng massage để thẩm thấu vào da. Sau 1 thời gian sẽ thấy các vết rạn liền lại, da không còn sần sùi như lúc vừa sinh bé xong.

Bài viết liên quan

>>> Mẹo dân gian giúp trẻ ăn ngon lớn nhanh như thổi

Top 10 loại thức ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu vừa bổ vừa ngon

Thức ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu không hề khó tìm kiếm cũng không khó chế biến. Chỉ là những nguyên liệu cơ bản như thịt nạc, rau xanh, cá, trứng, các loại hạt, … mẹ có thể chế biến ra rất nhiều món ăn vừa ngon vừa bổ trong giai đoạn mang thai. Gợi ý 10 loại thức ăn cực tốt, mẹ bầu nên lựa chọn ăn trong 3 tháng đầu.

  1. Cải bó xôi

Nhắc đến ăn gì tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu thì không thể bỏ qua món rau cải bó xôi rất giàu dinh dưỡng này. Trong 100g cải bó xôi cung cấp 23Kcalo cùng 2,2g chất xơ; 2,71mg sắt cùng 99mg canxi. Cải bó xôi giúp ngăn ngừa thiếu máu, ổn định huyết áp và góp 1 lượng nhỏ axit folic – dưỡng chất cần thiết cho sự hình thành ống thần kinh thai nhi trong 3 tháng đầu mang thai. 

Một số món ăn có thể chế biến từ cải bó xôi như súp cải bó xôi, canh cải bó xôi nấu thịt bằm, canh cải bó xôi nấu tôm tươi, …

  1. Măng tây

Măng tây rất tốt cho bà bầu vì trong loại rau này có một lượng lớn chất xơ giúp nhuận tràng và chống táo bón cho bà bầu. Đặc biệt, măng tây còn chứa inulin giúp bảo vệ chức năng đường ruột, hỗ trợ các lợi khuẩn Bifidobacteria và Lactobacilli phát triển. 

Đây cũng là loại cây có hàm lượng folic khá cao, đây là loại chất cần thiết, không chỉ cần bổ sung qua thực phẩm mà mẹ bầu còn cần bổ sung qua viên uống theo chỉ định bác sĩ. Mỗi tuần mẹ bầu có thể ăn 3 bữa măng tây, mỗi bữa khoảng 3 cây là phù hợp. Măng tây thường được dùng để làm các món xào, nấu canh hoặc nấu súp, …

mang-tay-co-tot-ch0-ba-bau-khong
Măng tây có tốt cho bà bầu không?
  1. Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là loại rau họ cải quen thuộc trong mỗi bữa ăn gia đình vì giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến, vị cũng dễ ăn. Súp lơ xanh có tác dụng giúp bổ sung chất xơ, ngăn ngừa tình trạng táo bón ở bà bầu. Bổ sung 1 lượng nhỏ axit folic, sắt. Các món canh súp lơ hay súp lơ luộc là 2 gợi ý giúp mẹ đổi bữa với loại rau giàu dinh dưỡng này.

  1. Thịt bò nạc

Thịt bò nạc có chứa hàm lượng protein cao, giúp kích thích sự chuyển hóa và tổng hợp thức ăn. Ngoài ra trong thịt bò còn có hàm lượng sắt, vitamin B12, vitamin B6 dồi dào, kích thích sự phát triển của các tế bào, tăng cường miễn dịch ở phụ nữ mang thai

Canh thịt bò rau má, rau muống xào thịt bò hay súp thịt bò khoai tây, … là một số món ăn dễ ăn từ thịt bò, mẹ có thể thêm vào thực đơn tối nay nhé.

  1. Thịt gà

Có một vài thông tin cho rằng, bà bầu ăn thịt gà sẽ không tốt cho thai nhi, đặc biệt là bà bầu mang thai bé trai vì sẽ làm giảm kích thước “cậu nhỏ” của bé. Tuy nhiên những nghiên cứu chỉ ra rằng ảnh hưởng giảm kích thước này đến từ việc tiếp xúc với phthalates của mẹ bầu, loại chất này xuất hiện nhiều trong đồ ăn nhanh. Vậy nên có thể khẳng định, nếu ăn thịt gà chế biến tại nhà, mẹ bầu sẽ không cần lo lắng.

Cũng giống như các loại thịt gia cầm khác, thịt gà là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất, 9 loại axit amin thiết yếu. Một bát thịt gà luộc có thể cung cấp đến 87% nhu cầu protein hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn thịt và loại bỏ da gà để giảm chất béo nạp vào cơ thể

  1. Cá hồi

Khi cần bổ sung Omega 3 cho cả mẹ và bé, đừng quên ăn cá hồi. Trong cá hồi có hàm lượng Omega 3 rất cao, tăng cường sức khỏe tim mạch, thị lực và phát triển hệ thần kinh. Ngoài ra còn có hàm lượng DHA cũng không nhỏ, giúp củng cố sự phát triển của não bộ, cho con thông minh, sáng tạo.

ba-bau-3-thang-dau-nen-an-gi
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Tuy vậy nhưng trong cá hồi lại có thành phần kim loại nặng như thủy ngân, ăn nhiều có thể khiến cơ thể nhiễm bệnh. Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 350g cá hồi/tuần, đặc biệt là nên nấu chín, không ăn các món salad cá hồi sống hoặc sushi cá hồi sống

  1. Trứng

Bầu 3 tháng đầu cần bổ sung gì? Bầu 3 tháng đầu cần bổ sung đầy đủ các loại dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin. Trong 1 trái trứng nhỏ, có đến khoảng 13 loại vitamin khác nhau, dù hàm lượng nhỏ nhưng cũng góp phần tăng thêm vitamin cho cơ thể

  1. Đậu lăng

Một trong số loại cây họ đậu cực giàu dinh dưỡng, nếu ăn đậu lăng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu và ngừa đái tháo đường ở bà bầu. Trong đậu năng cũng có hàm lượng axit folic – giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh

  1. Khoai lang

Khoai lang có hàm lượng vitamin A, C, B6, chất xơ cao, hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế táo bón ở bà bầu. Mẹ có thể ăn khoai lang luộc, nướng hoặc khoai lang chiên đều được

  1. Sữa

Các loại sữa cho mẹ bầu chữa rất nhiều vitamin, khoáng chất, omega 3, … Đây là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho quá trình mang thai.

Khi nhắc đến bầu 3 tháng đầu cần bổ sung gì thì không thể bỏ qua axit folic, canxi, sắt. Hãy thêm ngay 10 loại thực phẩm kể trên vào sổ tay thực đơn để đổi món hàng tuần mẹ nhé. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ biết thêm các loại thức ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu!

Bài viết liên quan

>>> Chia sẻ kinh nghiệm: Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Chia sẻ kinh nghiệm: Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh luôn là chủ đề được rất nhiều chuyên gia, bác sĩ nhắc đến trong các lớp học tiền sản. Đặc biệt là với những mẹ bầu lần đầu mang thai em bé thì việc tìm hiểu kiến thức liên quan đến dinh dưỡng lại càng quan trọng. Vậy ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu? Cùng tìm hiểu trong bài viết này mẹ nhé!

1. Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Chế độ ăn của mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên gần như không có gì thay đổi so với thời điểm trước mang thai. Tuy nhiên mẹ bầu cần điều chỉnh lại về dinh dưỡng trong lúc này, đặc biệt là các loại vi chất sau:

Axit Folic: rất cần bổ sung trong thai kỳ của phụ nữ, đặc biệt là giai đoạn tam nguyệt cá đầu tiên. Axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Nguồn thực phẩm giàu folic bao gồm rau lá xanh, thịt gia cầm, ngũ cốc, … Ngoài ra có thể bổ sung thêm viên uống theo chỉ dẫn từ bác sĩ

Sắt: mỗi ngày mẹ bầu cần nạp vào cơ thể khoảng 36 – 40mg sắt để phòng nguy cơ thiếu máu. Có thể bổ sung thông qua thực phẩm như thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh, … Viên sắt cũng là biện pháp giúp tăng cường nhanh chóng, uống theo chỉ định bác sĩ.

-ba-bau-nen-an-gi-3-thang-dau
Bà bầu nên ăn gì 3 tháng đầu?

Vitamin A: 600 microgam vitamil A mỗi ngày là lượng mẹ bầu cần bổ sung. Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm thịt, trứng, cá, sữa, gan động vật, các loại củ, quả có màu vàng, đỏ như cà rốt, gấc, …

Vitamin C: giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu, ngăn ngừa triệu chứng cảm lạnh. 

Canxi và vitamin D: Là 2 thành phần dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành hệ xương của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi trong trứng, tôm, cá, cua, sữa, rau xanh, đậu đỗ và nên tắm nắng sớm để tăng cường hấp thu vitamin D

Protein: cực kỳ quan trọng, mô thai sẽ được hình thành dựa trên hàm lượng protein do cơ thể mẹ cung cấp. Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần nạp vào khoảng 85 – 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày. Đậu, trứng, cá, thịt gà, sữa, thịt bò, thịt nạc, … là nguồn cung cấp protein rất cao, mẹ bầu nên ăn mỗi ngày và tăng cường số bữa

Nguyên tố vi lượng: Magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,… cũng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu cho bà bầu.

Ngoài ra, mỗi ngày mẹ bầu cần đến 2300 – 2400 kcal để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể cũng như tham gia vào quá trình hình thành, phát triển của thai nhi.

2. Thức ăn cho bà bầu 3 tháng đầu

Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu? Ăn đủ chất, ăn đủ bữa và hạn chế các thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Mẹ bầu có thể tham khảo 1 số nhóm thực phẩm dưới đây để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình.

Thực phẩm họ đậu

Các loại rau họ đậu bao gồm đậu Hà Lan, đậu đũa, các loại đậu hạt, … có hàm lượng protein vô cùng lớn, cần thiết cho sự phát triển mô, cơ bắp thai nhi. Với rau họ đậu, có thể làm món luộc hoặc xào, với các loại đậu hạt có thể nấu chè, làm bánh ăn bữa phụ

Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh nên thường xuyên có mặt trong bữa ăn của phụ nữ mang thai vì hàm lượng sắt, axit folic rất cao. Rau cải xanh, rau chân vịt, … là những loại rau quen thuộc, nên ăn.

Cá hồi

Đây là loại cá rất nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai vì trong thịt cá hồi có hàm lượng vitamin D cùng Canxi cao, Omega 3 trong cá hồi cũng giúp phát triển tế bào thần kinh và tế bào não. Lưu ý, mẹ bầu nên chế biến cá hồi thành các món ăn chín, không nên ăn cá hồi sống và chỉ ăn khoảng 350g thịt cá hồi mỗi tuần.

Ăn gì tốt cho mẹ bầu 3 tháng?

Thịt đỏ

Thịt bò, thịt nạc, … là nguồn sắt, protein tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua. Nếu mẹ bầu là người ăn chay, có thể ăn thêm các loại nấm giàu dinh dưỡng để thay thế thịt

Thịt gia cầm

Các loại thịt gia cầm như gà, ngan, ngỗng, … có hàm lượng canxi, phốtpho, sắt, vitamin A, B1, B2, D, E cũng như các loại acid nicotic rất cao, hơn hẳn các loại thịt khác như thịt bò, thịt dê… Canh gà hầm, gà tần thuốc bắc hay cháo vịt đậu xanh là 1 vài món ăn gợi ý cho mẹ bổ sung vào thực đơn khi chế biến thịt gia cầm

Trứng

Có đến 13 loại vitamin có mặt trong 1 trái trứng, tuy hàm lượng không nhiều nhưng cũng là thực phẩm giúp mẹ bầu đổi món khi đã nhiều bữa ăn thịt, cá. Mỗi tuần ăn 3 – 4 trái trứng để không nạp quá nhiều cholesterol vào cơ thể. Ngoài trứng gà, trứng vịt, mẹ cũng có thể ăn trứng ngỗng. Nếu ăn trứng ngỗng thì chỉ nên ăn 1 – 2 trái/tuần vì trứng ngỗng khá to, không như trứng gà, trứng vịt.

Trên đây là gợi ý một số loại thực phẩm dành cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai, mẹ có thể bổ sung trong thực đơn để đảm bảo dinh dưỡng cũng như đổi món thường xuyên để không bị nhàm chán khi chỉ ăn 1 vài thực phẩm cả tuần.

Bài viết liên quan

>>> Bà bầu 3 tháng đầu kiêng gì để thai nhi khỏe mạnh

Bà bầu 3 tháng đầu kiêng gì để thai nhi khỏe mạnh

3 tháng đầu tiên khi mang thai là giai đoạn cực kỳ quan trọng nhưng lại ít được các mẹ nhận ra, đặc biệt là các bà mẹ trẻ. Nhiều mẹ trễ kinh hơn 2 tháng mới phát hiện mình đã bầu 3 tháng rồi. Vậy bầu 3 tháng đầu kiêng gì, cần làm gì để con an toàn, mẹ khỏe mạnh?

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Ăn sống các loại rau mầm

Không chỉ 3 tháng đầu, trong cả 9 tháng mang thai, cơ thể mẹ bầu trở lên yếu đuối, mỏng manh hơn nhiều. Các cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch đều dễ gặp vấn đề hơn lúc trước. Vậy nên khi mang bầu mẹ sẽ luôn được bác sỹ khuyên rằng nên thực hiện việc ăn chín uống sôi nhất là không ăn sống thực phẩm tanh và các loại rau mầm.

Trong rau mầm như giá đỗ có rất nhiều vi khuẩn tồn tại, sinh sôi suốt quá trình từ hạt đến lá mầm. Đặc biệt là khả năng cao sẽ có loại ký sinh trùng toxoplasma sống trên rau, thịt chưa được rửa kỹ, chưa nấu chín có thể gây hại cho sự phát triển tâm thần của thai nhi. Vậy nên nếu muốn, mẹ cần nấu chín trước khi ăn để tránh bệnh về đường tiêu hóa.

Phomat mềm, sữa chưa tiệt trùng

Trong các chế phẩm của sữa, có loại phomat mềm mẹ bầu không nên kiêng vì trong loại thực phẩm này có chứa vi khuẩn listeria có thể gây sảy thai. Listeria có khả năng đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm độc máu và đe dọa tính mạng.

Trong các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng cũng tương tự, đây cũng là nguồn vi khuẩn Listeria cao, mẹ bầu nên tránh.

me-bau-3-thang-dau-khong-nen-an-gi
Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Chùm ngây

Chùm ngây được biết đến là loại rau rất tốt cho phụ nữ sau sinh vì giàu vitamin, kali và sắt nhưng chùm ngây lại có chứa alpha sitosterol có hại cho phụ nữ mang thai vì có thể dẫn tới sảy thai. Đó là lý do thai phụ trong 3 tháng đầu không nên ăn loại rau này.

Cua, cá và các loại hải sản thủy ngân cao

Các loại hải sản được đánh bắt ngoài biển thường có lượng thủy ngân khá cao, nhất là một số loại cá kình, cá ngừ, cá thu, tôm biển, cua biển, … không tốt cho mẹ bầu. Với cua mẹ nên hạn chế ăn trong 3 tháng này vì trong cua  có hàm lượng cao cholesterol, không tốt cho sức khỏe của thai phụ; chúng có thể làm tử cung co lại, gây xuất huyết bên trong hoặc thậm chí là thai chết lưu. Mẹ có thể ăn các loại động vật thay thế như tôm sông, cá sông.

Nước ép lô hội (nha đam)

Sử dụng nước ép nha đam trong 3 tháng bầu đầu tiên có thành phần dẫn đến xuất huyết vùng chậu dẫn đến sảy thai

2. Bầu 3 tháng đầu không nên ăn quả gì?

Đu đủ xanh

Trong đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai. Vậy nên nếu muốn ăn đu đủ, hãy chọn đu đủ chín hẳn mẹ bầu nhé.

bau-3-thang-dau-khong-nen-an-qua-gi
Bầu 3 tháng đầu không nên ăn quả gì?

Nhãn

Nếu mẹ bầu mang thai vào mùa hè thì sẽ gặp rất nhiều nhãn, loại quả này dễ ăn, ngon miệng nhưng lại không hề tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Nhãn thường gây nóng trong làm gia tăng triệu chứng táo bón, dễ động thai, ra huyết, đau tức bụng dưới nặng hơn là sảy thai.

Quả dứa

Trong dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Nếu ăn nhiều có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Vậy nên nếu có muốn ăn loại quả thơm thơm, chua ngọt này, mẹ chỉ nên ăn 1 ít thôi.

Quả đào

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ăn đào có thể dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng. Vì thế bà bầu nên hạn chế ăn đào, nếu có ăn thì nên gọt vỏ và không ăn thường xuyên.

Trên đây là danh sách các loại trái cây, thực phẩm bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai. Mẹ đã biết bầu 3 tháng đầu kiêng gì rồi chứ, mẹ nên “kiềm chế” để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con nhé!

Bài viết liên quan

>>> Ăn gì để con thông minh từ trong bụng mẹ?

10 dấu hiệu có thai con gái theo kinh nghiệm dân gian

Hầu hết các ông bố trẻ nếu được hỏi đến đều nói rằng thích có con gái hơn. Không phải ngẫu nhiên mà các cụ ta nói rằng “con gái là tình kiếp trước của cha”. Một cô công chúa dễ thương, xinh xắn và tình cảm gia đình nào cũng mong muốn. Vậy nên đừng bỏ qua 10 dấu hiệu có thai con gái này mẹ bầu nhé.

1. Các dấu hiệu có thai con gái

Ốm nghén

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai con gái sớm nhất mẹ bầu có thể xác định giới tính thai nhi. Thông thường mẹ bầu mang thai bé gái thường có hệ miễn dịch yếu hơn nên thường ốm nghén nặng hơn, kéo dài hơn. Đặc biệt cảm giác buồn nôn hay đến vào buổi sáng

Hình dáng bụng bầu

Theo kinh nghiệm dân gian, hình dáng bụng bầu là dấu hiệu có thai con trai hay con gái khá rõ ràng. Nếu mẹ mang thai con trai, bụng bầu thường nhô cao và nhọn hơn. Nếu là bầu bé gái, bụng bầu thường tròn đều, càng về các tháng cuối càng nặng nề.

Khu vực tăng cân

Với các mẹ bầu mang thai bé gái, thông thường sẽ tập trung tăng cân nặng ở vùng đùi, phía sau hông. Cân nặng sẽ tăng khá nhanh và nhiều, đây cũng là lý do vì sao các mẹ bầu mang thai bé gái sẽ khá nặng nề, đi lại khó khăn, chậm chạp.

nhung-dau-hieu-mang-thai-be-gai
Những dấu hiệu mang thai bé gái

Nhịp tim thai

Theo quan sát từ nhiều trường hợp mang thai bé gái, nhịp tim thai thường cao hơn 140, dao động từ khoảng 150 – 170 lần/phút.

Đường sọc nâu linea nigra

Nếu xuất hiện sọc nâu ở giữa bụng nhạt màu và cong thì đây chính là dấu hiệu có thai bé gái rất rõ ràng. Đường sọc nâu này sẽ chỉ xuất hiện khi mẹ mang bầu, khi sinh bé xong, đường sọc này cũng biến mất.

Màu sắc nước tiểu

Khi quan sát màu sắc nước tiểu trong vài ngày, nếu thấy nước tiểu có màu vàng đục thì đây cũng là dấu hiệu mẹ có thể phán đoán rằng mình đang mang bầu một tiểu công chúa.

Thích ăn ngọt

Trong giai đoạn mang bầu, đặc biệt là thời gian ốm nghén, nếu mẹ có cảm giác thèm ăn, đặc biệt là thức ăn có vị ngọt như bánh, kẹo, socola, …

Kích thước ngực

Mang thai, không chỉ tăng size bụng mà vòng ngực cũng tăng size đáng kể. Nếu ngực trái và ngực phải bằng nhau hoặc ngực phải lớn hơn ngực trái thì mẹ đang mang bầu bé gái

Thay đổi về chất tóc

Nếu bỗng thấy tóc mỏng, xơ xác thì rất có thể em bé trong bụng của mẹ là một cô công chúa xinh đẹp

Nhẹ nhàng, duyên dáng

Mọi người thường cho rằng việc mẹ bầu trở nên dịu dàng, duyên dáng và điệu đà hơn khi mang thai và đây cũng là một trong các dấu hiệu khả năng cao là bạn đang có một công chúa nhỏ

2. Phương pháp xác định giới tính thai nhi theo dân gian

Nếu như chưa có những dấu hiệu rõ ràng kể trên hay chưa thể siêu âm để biết được chính xác giới tính của bé, mẹ có thể thử 3 phương pháp dự đoán giới tính thai nhi theo dân gian

Kiểm tra với nhẫn

Chuẩn bị sợi tóc dài khoảng 30cm và 1 chiếc nhẫn cưới vàng trơn. Xỏ sợi tóc qua chiếc nhẫn sau đó để cách cổ tay người mang thai khoảng 1 – 2 cm. Giữ tư thế này trong khoảng 30s sẽ thấy nếu nhẫn đung đưa theo chiều ngang thì là dấu hiệu mang thai. Còn chiếc nhẫn xoay tròn, đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu mang thai bé gái.

Kiểm tra giới tính thai nhi bằng nhẫn

Thử với nước tiểu

Theo kinh nghiệm được chia sẻ lại, mẹ bầu dùng 1 ít bột nở cho vào nước tiểu. Nếu nước tiểu phản ứng với bột nở và sủi bọt thì có thể bạn đang mang thai bé trai. Còn nếu thấy nước tiểu không phản ứng gì, có thể đây là dấu hiệu có thai bé gái.

Xác định giới tính thai nhi theo phương pháp bát quái

Đây là cách người Trung Quốc cổ xưa vẫn hay sử dụng khi không có phương pháp siêu âm và ngay cả khi khoa học phát triển nhưng siêu âm giới tính lại không được phép.

Cách tính như sau: dòng 1 là tuổi cha, dòng 2 là tháng thụ thai, dòng 3 là tuổi mẹ

Đối với dòng 1 và dòng 3 là tuổi cha và tuổi mẹ, nếu mang thai vào năm cha hoặc mẹ có tuổi chẵn thì vạch 2 vạch liền nhau, nếu là tuổi lẻ là 1 vạch dài. Tuổi chẵn là tuổi 20, 22, 24, 26, … Tuổi lẻ là tuổi 21, 23, 25, 27, … Còn với dòng 2 là tháng thụ thai, nếu là tháng lẻ thì vạch 1 vạch dài còn tháng chẵn thì 2 vạch ngắn

Dựa vào bát quái trên, có thể xác định được: 

– Nếu là 2 chẵn, 1 lẻ là sinh con trai

– Nếu là 2 lẻ, 1 chẵn là sinh con gái

– Nếu là 3 lẻ sẽ sinh con trai

– Nếu là 3 chẵn sẽ sinh con gái

Trên đây là 10 dấu hiệu mang thai con gái sớm nhất và 3 cách xác định giới tính thai nhi theo phương pháp dân gian mẹ bầu có thể dựa vào đó để biết mình đang mang thai bé trai hay bé gái. Tuy nhiên, để chính xác nhất, mẹ nên siêu âm khi bé đã đủ tuần tuổi.

Bài viết liên quan

>>> 15 dấu hiệu khi mang thai con trai chuẩn không cần chỉnh