Táo bón ở trẻ sơ sinh là vấn đề được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm và lo ngại. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng hấp thu và đào thải của bé. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón? Và phải làm sao khi trẻ sơ sinh có triệu chứng táo bón.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón là gì?
Táo bón ở trẻ sơ sinh là gì? Táo bón ở trẻ sơ sinh là triệu chứng trẻ đi nặng khó khăn, không thường xuyên. Tình trạng này làm cho trẻ cảm thấy khó chịu và đau đớn. Cách 3 – 5 ngày trẻ mới đi ngoài một lần hoặc có thể lâu hơn.
Táo bón ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị táo bón như:
Chế độ ăn uống của mẹ
Trẻ sơ sinh còn ít tháng tuổi nên vẫn đang trong tình trạng bú sữa mẹ. Chế độ dinh dưỡng của mẹ không hợp lý hay không đủ chất cũng khiến bé dễ bị táo bón.
Để bé không bị táo bón, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng nhiều chất xơ như rau xanh hay các loại củ quả tươi. Đây là những thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe. Việc bổ sung sữa chua thường xuyên cũng khiến lợi khuẩn của mẹ tốt hơn.
Trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài
Triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh còn do mẹ cho trẻ uống sữa ngoài sớm. Dạ dày của trẻ sơ sinh còn yếu, chưa hoàn thiện. Nếu kết hợp với một số chất trong sữa bột, hệ tiêu hóa của bé khó tiêu và dẫn đến táo bón.
Do bệnh lý
Đôi khi táo bón còn do một số bệnh lý từ chính cơ thể bé. Một số bệnh lý ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé như: Đại tràng phình to, bệnh suy giáp trạng,…
Dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng nhận ra những dấu hiệu và can thiệp kịp thời. Mách mẹ 3 dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu thường gặp:
Trẻ sơ sinh quấy khóc, lười ăn
Trẻ quấy khóc vô cớ, biếng ăn và hay có biểu hiện nhăn nhó khó chịu là một dấu hiệu của bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh. Do cơ thể bé hấp thụ được khiến bé cảm thấy đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi nên hay quấy khóc vô cớ, ngủ không sâu giấc. Thức ăn không được tiêu hóa, có thể gây nên chứng biếng ăn.
Trẻ sơ sinh đi ngoài ít hơn bình thường
Mẹ theo dõi thấy trẻ đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi một lần. Phân bón rắn, đi ngoài khó khăn. Trẻ dùng nhiều sức đẩy phân ra khiến mặt bé đỏ và mất sức.
Đầy bụng, khó tiêu
Bụng bé bị phình to và sờ thấy cứng. Đây là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón.
Cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh chưa biết nói, vì vậy phụ huynh nên theo dõi hành động và biểu cảm của bé để nhận biết sớm tình trạng hiện tại của trẻ. Trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ cần:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Mẹ nên cải thiện chế độ dinh dưỡng vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của bể trong giai đoạn này. Nếu trẻ trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Các khoáng chất và nước khiến phân của bé mềm và dễ dàng đi hơn.
Vệ sinh hậu môn bằng nước ấm
Nước ấm giúp kích thích cơ vòng hậu môn giúp bé sơ sinh dễ đi ngoài. Ngâm hậu môn cho trẻ bằng nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần từ 5-10 phút. Điều này sẽ làm giảm tình trạng táo bón ở trẻ tốt hơn.
Massage bụng cho bé
Mẹ dùng 3 đầu ngón tay xoa nhẹ vùng quanh rốn với lực ấn vừa đủ. Điều này giúp thức ăn khó tiêu sẽ mềm ra và di chuyển xuống hậu môn. Thao tác mỗi lần 3 phút giúp kích thích trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
Dùng nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé tốt hơn. Những dưỡng chất bao gồm khoáng chất, vitamin và chất xơ giúp tình trạng tiêu hóa của bé tốt hơn.
Trẻ sơ sinh bị táo bón nguy hiểm không?
Táo bón ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng bệnh nguy hiểm tuy nhiên nếu tình trạng trở nặng thì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Một số biến chứng bé sẽ gặp phải nếu tình trạng táo bón trở nặng:
Sa trực tràng
Trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài can thiệp kịp thời và dứt điểm sẽ dẫn đến nguy cơ sa trực tràng. Đây là tình trạng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của bé.
Nứt kẽ hậu môn
Do lượng phân lâu không được đào thải ra ngoài, khiến phân trở nên khô cứng hơn. Khi lượng phân này được đào thải sẽ gây tổn thương niêm mạc hậu môn và nứt kẽ. Nứt kẽ hậu môn khiến bé cảm thấy đau và khó chịu thậm chí là chảy máu.
Viêm ruột, tắc ruột
Phân ở trong ruột lâu ngày sẽ gây tình trạng viêm ruột nguy hiểm hơn là bục ruột.
Biếng ăn
Trẻ bị táo bón sẽ cảm giác bị đầy hơi, chướng bụng nên trẻ ăn uống không ngon miệng, kém hấp thu, suy dinh dưỡng…
Tích tụ độc tố trong cơ thể
Phân tích tụ lại lâu ngày trong trực tràng lâu dần chất độc sẽ đọng lại và ảnh hưởng đến cơ quan khác trong cơ thể.
Vậy bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của khá nhiều ba mẹ về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón? Táo bón ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm tuy nhiên phụ huynh cần theo dõi và can thiệp kịp thời để tình trạng bệnh không trở nặng. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị trên để xử lý kịp thời tình trạng bệnh của bé.
Xem thêm:
>>>>Nguyên nhân bé bị hăm tã? Bật mí cách xử lý khi bé bị hăm tã
>>>>Chia sẻ kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi