Nguyên nhân bé bị hăm tã? Bật mí cách xử lý khi bé bị hăm tã

Đọc nhiều

Da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, da dễ bị ma sát dẫn đến mẩn đỏ và hăm tã. Hăm tã (rôm sảy) không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Hăm tã có thể gây phát ban, lở loét, mẩn đỏ và các tổn thương khác khiến trẻ sơ sinh rất khó chịu và bực bội. Vậy nguyên nhân bé bị hăm tã và làm cách nào để xử lý hăm tã cho bé?

Nguyên nhân bé bị hăm tã

Hăm tã là một tình trạng viêm da, bất kể nguyên nhân nào gây ra vùng da quấn tã. Nhóm đối tượng gặp phải tình trạng hăm tã nhiều nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ước tính có khoảng 16-65% trẻ em dưới 2 tuổi bị hăm tã.

Một số nguyên nhân dẫn đến hăm tã thường gặp như:

+ Do da bé bị ẩm ướt quá lâu: Bé đóng bỉm quá lâu làm cho nước tiểu và phân ứ đọng lại quá lâu vì mẹ ít thay tã. Hoặc khi thay tã rửa không sạch sẽ gây kích ứng da, khiến làn da bé bị tổn thương, dẫn đến hăm tã. Hăm tã cũng có thể xảy ra khi người bé còn ẩm mà mẹ đã vội quấn tã.

+ Tã thô ráp hoặc chật so với cơ thể bé chà xát vào da của bé khiến da bị trầy xước.

+ Hoá chất hay nước xả vải phông phù hợp gây kích ứng làn da của bé

+ Lạm dụng phấn rôm. Thực chất phấn rôm gây ra bít lỗ chân lông, làm cho việc thoát ẩm của da khó khăn hơn, tình trạng hăm của bé dễ xảy ra hơn.

+ Da của bé bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn gây nên

Nguyen-nhan-be-bi-ham-ta
Nguyên nhân bé bị hăm tã

Dấu hiệu bé bị hăm tã

Các dấu hiệu bé bị hăm tã rất dễ nhận biết nếu mẹ để ý kĩ. Một số dấu hiệu phổ biến như:

+ Bé hay cựa quậy do ngứa, bứt rứt không yên, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, biếng ăn, quấy khóc.

+ Nơi quấn tã khô rát có mặt những vết mẩn đỏ, phát ban. Nốt mẩn đỏ phát triển thành mụn nước nếu không điều trị kịp thời

+ Da khô hoặc ướt ở nơi trẻ bị hăm.

+ Đau, rát khi vùng bị hăm tiếp xúc với các chất kích ứng da.

Cách điều trị an toàn cho da bé

Mẹ lưu ý da bé rất mỏng do đó việc bị nhiễm trùng là không thể tránh khỏi nếu không xử lý hăm kịp thời.

Trị hăm cho bé bằng phương pháp dân gian

Trị hăm cho bé bằng lá trầu không

Tri-ham-cho-be-bang-la-trau-khong
Trị hăm cho bé bằng lá trầu không

Lá trầu là một nguyên liệu tự nhiên có nhiều công dụng nhất. Ngay cả việc trị hăm các mẹ cũng ưu tiên dùng loại lá này.

Mẹ đun sôi 3-4 lá trầu không  đã được rửa sạch , để nguội. Dùng khăn bông thấm vào nước trầu đã để nguội rồi thấm lên vùng da bị hăm của bé. Mẹ cứ duy trì 1 ngày 3 lần để có thể thấy hiệu quả nhanh nhất có thể .

Trị hăm cho bé bằng lá khế

Lá khế là một nguyên liệu tự nhiên có hiệu quả cao giúp điều trị hăm cho trẻ.

Mẹ lấy một nắm lá khế giã nhuyễn, cho thêm một chút muối trắng rồi mẹ vắt lấy nước. Thấm vào khăn bông rùi thoa lên vùng bị hăm cho bé.

Trị hăm cho bé bằng lá chè tươi

Lá chè xanh mang đặc tính kháng khuẩn cao giúp cho các vùng hăm của bé tránh bị nhiễm trùng nhiễm khuẩn.

Với việc sử dụng lá chè tươi mẹ chỉ cần đun nước tắm cho bé hằng ngày và tráng lại cho bé bằng nước sạch sau khi tắm. Mẹ cũng có thể kết hợp tắm lá chè tươi với 1 trong 2 cách trên để đạt hiệu quả tốt nhất

Trị hăm cho trẻ bằng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm là nguyên liệu nổi tiếng trong việc kháng khuẩn , thường được dùng để điều trị mụn nhọt và cả hăm đỏ.

Mẹ có thể trộn dầu tràm trà và dầu dưỡng da  để thoa lên da bé giúp tạo cho bé một tấm chắn khỏi các vi khuẩn có hại

Trị hăm cho bé bằng các loại thuốc bôi ngoài da

Có những cách trị hăm dân gian dù rất tốt tuy nhiên thì có những bé không thể thích ứng được các nguyên liệu tự nhiên. Thì mẹ phải can thiệp bằng các thuốc bôi ngoài da :

Kem trị hăm Sudocrem: Loại kem này có chứa kẽm  và mỡ cừu. Giúp ngăn ngừa vi khuẩn và nấm gây phát ban. Ngoài ra, nó còn kích thích tái tạo da và giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương.

Kem trị hăm Bepanthen:

Kem-tri-ham-Bepanthen
Kem trị hăm Bepanthen

Kem này có chứa Dexpanthenol (Provitamin B5) giúp phục hồi da sau tổn thương do vi khuẩn, và Protein X giúp ngăn ngừa vi khuẩn trên da.

Kem trị hăm Sudocrem: Loại kem này có chứa kẽm và mỡ cừu tương tự như kem Sudocrem. Giúp ngăn ngừa vi khuẩn và nấm gây phát ban. Ngoài ra, nó còn kích thích tái tạo da và giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương.

Kem trị hăm Bepanthen: Kem này có chứa Dexpanthenol (Provitamin B5) giúp phục hồi da sau tổn thương do vi khuẩn, và Protein X giúp ngăn ngừa vi khuẩn trên da.

Kem trị hăm Penaten: Thành phần của loại kem này có chứa suet giúp giữ ẩm cho da, kết hợp với kẽm oxit chống viêm và panthenol giúp tái tạo làn da tươi trẻ cho bé.

Kem trị hăm Ceradan 50g : Là sản phẩm của Việt Nam sản xuất. Trong thành phần có chứa oxit kẽm giúp hình thành lớp màng bảo vệ trên da. Octenidine hydrochloride giúp ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn và nấm, và lipid sinh lý giúp phục hồi các hàng rào bảo vệ da bị tổn thương.

Với bộ tứ thảo dược kháng viêm: Chiết xuất yến mạch, Bơ hạt mỡ Đức, Nano bạc, Nano THC chiết xuất nghệ trắng. Kutie Skin được coi là loại kem trị hăm tã rất an toàn cho bé.

Cần làm gì để phòng tránh bé bị hăm tã

Nên chú ý thay tã cho bé thường xuyên, không nên để quá lâu

Không nên cho bé mặc tã quá chặt gây ra tình trạng hăm da cho bé. Vì da không thể thoát ẩm

Mẹ nên vệ sinh vùng da mặc tã cho bé thật sạch sẽ, khô ráo trước khi mặc tã mới

Mẹ nên chọn loại tã tốt, size phù hợp , không gây kích ứng da cho bé

Sử dụng kem chống hăm cho bé

Bảo vệ bé ngay từ những thứ bên ngoài để đảm bảo cho sức khỏe bên trong của bé được khỏe mạnh hơn. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp mẹ phần nào trong việc điều trị hăm tã cho trẻ. Giúp mẹ nhẹ nhàng bớt phần nào trong việc nuôi con.

Xem thêm:

>>>>Mẹo giúp bé đi tiêm về không bị sốt mẹ nên nắm rõ

>>>>Cách chữa trẻ bị nôn trớ an toàn và hiệu quả

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ADSspot_imgspot_img

Bài viết mới

ADSspot_imgspot_img

Bài viết tương tự