Chia sẻ kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi

Đọc nhiều

Đối với những bạn lần đầu làm ba mẹ, kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh luôn là điều cơ bản và rất cần thiết. Bạn có thể khá bỡ ngỡ vì có quá nhiều thứ phải học hỏi và thích nghi ngay sau khi bé yêu ra đời. Vì thế, ba mẹ hãy cố gắng đem đến cho bé yêu sự chăm sóc tuyệt vời nhất. Thấu hiểu được điều đó và chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi trong bài viết này.

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh luôn cần được chăm sóc một cách kỹ lưỡng trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời. Nhất là tháng đầu tiên, ba mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh. Để trẻ nhỏ có thể thích nghi với môi trường mới cũng như có sự phát triển tốt nhất. 

Đối với trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng, mẹ cần cho bé uống từ 6 – 7 lần sữa/ ngày. Trong giai đoạn này, trẻ nhỏ cũng cần ngủ đủ giấc. Bé yêu đã có một thời gian khá dài trong bụng mẹ. Cho nên khi chào đời thì khái niệm ban ngày hay ban đêm với các bé là không rõ ràng. Vì vậy, ba mẹ hãy hướng dẫn cho bé cách nhận biết rằng bé nên ngủ trong không gian đủ tối và yên tĩnh.

Chia-se-kinh-nghiem-cham-soc-tre-so-sinh
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh

Kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh vào mùa hè

Đối với trẻ sơ sinh chào đời vào mùa hè thường có ít nguy cơ cảm lạnh hơn so với mùa đông. Tuy nhiên, mùa hè lại kéo theo nhiều căn bệnh khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì thế, các bậc cha mẹ cần học kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè để giúp trẻ được bảo vệ an toàn. 

Lưu trữ sữa cho trẻ sơ sinh vào mùa hè 

Vào mùa hè, việc lưu trữ sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ và phương pháp bảo quản đúng cách. Tránh tình trạng sữa bị vi khuẩn xâm nhập do điều kiện thời tiết nóng bức. Bên cạnh đó, ba mẹ luôn phải kiểm tra để đảm bảo thân nhiệt của trẻ nhỏ, luôn giữ cho phòng thoáng mát. 

Nhiệt độ phòng thích hợp vào mùa hè cho bé

Nhiệt độ tối thiểu trong phòng của trẻ nhỏ nên là 25 – 26 độ C. Vào mùa hè, ba mẹ không nên mở điều hòa quá lạnh sẽ khiến trẻ nhỏ dễ bị bệnh. Chênh lệch giữa nhiệt độ phòng với nhiệt độ ngoài trời cũng là nguyên nhân khiến trẻ không kịp thích ứng và khiến bé bị bệnh.

Tắm cho bé vào mùa hè

Vào mùa hè, các mẹ nên tắm cho các bé mỗi ngày. Bởi tắm cho bé mỗi ngày giúp cho bé được thoải mái và dễ chịu hơn, ngủ ngon hơn. Nước tắm cho trẻ sơ sinh phải là nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh. 

Trong quá trình tắm, mẹ bỉm cần đảm bảo nâng đỡ bé đúng cách. Sau khi tắm, mẹ hãy lau khô da cho bé bằng khăn mềm, nhất là những chỗ da bị nhăn. Nếu bé bị ra mồ hôi, các mẹ hãy thay quần áo cho bé để tránh gây cảm lạnh. Trẻ sơ sinh nên được mặc kiểu quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi.

Kinh-nghiem-tam-cho-tre-so-sinh-vao-mua-he
Kinh nghiệm tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Chú ý đến vệ sinh trong ăn uống của bé vào mùa hè

Mùa hè có nhiệt độ cao khiến cơ thể của trẻ bị mất nước nhiều hơn so với thông thường. Lúc này, đòi hỏi ba mẹ cần bổ sung thêm nước cho trẻ nhỏ đầy đủ và thường xuyên. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm chăm sóc bé sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không được uống nước trực tiếp. Thay vào đó, các mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn để bù nước. Việc cho bé yêu bú nhiều hơn cũng giúp người mẹ tạo ra nhiều sữa hơn.

Các loại vi khuẩn trong khoang miệng của bé cũng thường phát triển mạnh vào mùa hè. Do đó, ba mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ sau bú để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu nhà mình.

Kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh vào mùa đông

Vào mùa đông các bé từ 0 – 6 tháng tuổi rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi có sức đề kháng còn yếu ớt; ba mẹ cần phải bảo vệ bé yêu khỏi các bệnh như viêm phế quản, sổ mũi.

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông luôn là điều cần thiết

Mùa đông, các mẹ nên giữ ấm cho hai bàn chân, ngực, cổ và đầu của bé. Các bé từ 0 – 6 tháng tuổi rất nhạy cảm, dễ bị cảm lạnh, ho và sốt. Do đó, mẹ nên cài áo cho bé cần thận để khuy áo của bé không bị bung ra. Đặc biệt, vào mùa đông các mẹ không nên thay tã thường xuyên để tránh bé bị nhiễm lạnh vì ướt tã quá lâu.

Nhiệt độ trong phòng vào mùa đông của trẻ sơ sinh cần duy trì từ 25 – 28 độ, đảm bảo thoáng nhưng cũng cần tránh gió lùa. Ba mẹ có thể sử dụng thêm lò sưởi, điều hòa, quạt sưởi để làm ấm phòng. Tuy nhiên, ba mẹ tuyệt đối không dùng bếp than vì bếp than tạo ra khí CO2 gây nhiễm độc và ngạt cho bé.

Kinh nghiệm tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Vào mùa đông, các mẹ nên bắt đầu tắm cho trẻ sơ sinh từ dưới chân lên trên để tránh sốc nhiệt. Các mẹ nên tắm rồi mới gội đầu cho trẻ nhỏ. Trong quá trình tắm, mẹ nên đặt một chiếc khăn mặt to ở trên ngực của trẻ. Thường xuyên rưới nước ấm lên để đảm bảo toàn thân của các bé không bị nhiễm lạnh. Tắm cho bé chỉ từ 5 – 7 phút; phải tắm bằng nước ấm và trong phòng kín gió các mẹ cần lưu ý.

Các mẹ không nên tắm cho các bé lúc bé vừa mới thức giấc sẽ khiến bé dễ cảm lạnh. Sau khi tắm xong, mẹ nên lau khô cho bé yêu nhà mình bằng khăn tắm loại to và cuốn kín. Ngoài ra, thay quần áo đến đâu thì mở khăn đến đó và có thể bôi thêm một chút dầu tràm vào gan bàn tay và gan bàn chân của bé.

Cho trẻ ăn đúng cách vào mùa đông

Việc cho trẻ nhỏ bú trong phòng kín gió nhưng thoáng đãng; đồng thời đắp một tấm chăn nhẹ cho mẹ và bé vào mùa đông là một kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông mà các mẹ nên lưu ý. Các bé từ 0 – 6 tháng tuổi cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng làm ấm cơ thể.

Thông thường, trẻ nhỏ thường mất khoảng 20 phút để bú một lần đủ no. Nếu trẻ chỉ bú mẹ khoảng 10 phút rồi không chịu bú; mẹ nên cân nhắc cho bé yêu dùng thêm sữa công thức. 

Chăm sóc da cho trẻ vào mùa đông

Trong mùa đông da của trẻ rất khô. Để làn da của trẻ sơ sinh được mềm mại, không bị phát ban; các mẹ nên chú ý giữ cho da của bé luôn được khô thoáng và sạch sẽ. Theo kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh của nhiều mẹ hiện nay; sau khi tắm xong các mẹ nên thoa một chút dầu dưỡng sau khi tắm xong cho bé. Bởi dầu dưỡng sẽ làm mềm da và giúp bé được giữ ấm trong mùa đông khô lạnh.

Trên đây là chia sẻ một số kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi đến các mẹ. Hi vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bé yêu.

Xem thêm:

>>>>Nguyên nhân bé bị hăm tã? Bật mí cách xử lý khi bé bị hăm tã

>>>>Cách chữa trẻ bị nôn trớ an toàn và hiệu quả

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ADSspot_imgspot_img

Bài viết mới

ADSspot_img

Bài viết tương tự