Kinh nghiệm bảo quản sữa mẹ vắt ra đúng cách

Đọc nhiều

Vừa mới sinh em bé, sữa mẹ về làm căng bầu ngực, lúc này mẹ có thể vắt sữa để vào bình và bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên kinh nghiệm để bảo quản sữa mẹ vắt ra đúng cách không phải ai cũng nắm rõ, đặc biệt là các mẹ lần đầu sinh con. Nội dung trong bài viết này sẽ hướng dẫn mẹ một số cách trữ sữa mẹ an toàn.

Làm như thế nào để vắt và trữ sữa mẹ an toàn?

Chúng ta không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Sữa mẹ được bú trực tiếp sẽ đảm bảo được độ thơm ngon, giàu dinh dưỡng, đáp ứng được nhu cầu phát triển của cơ thể của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó khi bé bú sữa mẹ trực tiếp sẽ cảm nhận được tình cảm mẫu tử đồng thời giúp mẹ tiết kiệm được thời gian cho con ti.

Tuy nhiên trong trường hợp bầu ngực mẹ quá căng và đau vì nhiều sữa, mẹ phải đi làm xa hoặc trong quá trình uống thuốc,…thì mẹ phải hút sữa ra cho vào túi và bảo quản. Vậy cần làm như thế nào để bảo quản sữa mẹ vắt ra đúng cách, an toàn?

Hút và trữ sữa mẹ khá đơn giản nhưng nếu bảo quản không đúng cách sẽ làm sữa bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đường ruột của bé.

vat-va-tru-sua-me-an-toan
Vắt và trữ sữa mẹ an toàn.

Bảo quản sữa mẹ vắt ra như thế nào?

Vệ sinh sạch sẽ máy hút, bình trữ trước khi hút sữa, bên cạnh đó cần rửa tay sạch sẽ trước khi hút sữa, rã đông, hâm sữa cho bé.

Sữa vừa hút xong sẽ còn ấm, mẹ không nên cho sữa vào ngăn đông ngay lập tức mà cần để nguội hơn 1 chút. Nếu muốn trộn sữa thì phải để sữa lạnh cùng nhiệt độ như nhau rồi mới pha lẫn.

Nếu mẹ muốn cho bé dùng sữa trong 1-2 ngày thì có thể cho sữa vào ngăn mát tủ lạnh, nếu để trữ lâu hơn thì nên cho sữa vào ngăn đông. Không nên để chung sữa với các thực phẩm khác để tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo. Hiện nay để tiện lợi cho việc trữ sữa mẹ, chúng ta có thể mua túi zip chuyên dụng để bảo quản sữa tốt hơn.

Nếu sữa đã rã đông hoàn toàn, mẹ nên cho bé dùng trong khoảng từ 24-48 giờ, nên chia mỗi lần uống cho bé từ 30ml-50ml (đáp ứng được với nhu cầu sử dụng của bé) để tránh lãng phí khi bé không dùng hết.

Khi đổ sữa vào túi, chỉ đổ đầy tối đa ¾ túi trữ sữa, không nên trữ đầy (vì chất lỏng khi đông lại sẽ gia tăng về thể tích). Ghi ngày hút sữa lên túi trữ sữa và sử dụng sữa trữ đông theo nguyên tắc FIRST IN – FIRST OUT: sữa hút trước sẽ được dùng trước, sữa hút sau sẽ dùng sau. Lí do là vì ngày hút sữa và ngày uống càng gần nhau thì sữa càng phù hợp với nhu cầu của bé hơn. Sữa mẹ là chất sống nên sẽ thay đổi để phù hợp với nhu cầu của bé ở từng thời điểm, sữa lúc 0 tháng sẽ khác lúc 6 tháng, sữa ngày hè sẽ khác sữa ngày đông…

Với sữa đã hút ra, trước khi cho bé uống bố mẹ nên rã đông, hâm ấm lên. Một số bố mẹ có tâm lí là trời mùa hè, nóng thì không cần phải hâm ấm. Thật ra thời tiết mùa hè ở nước ta nóng ấm nên sữa sau khi lấy ra ở nhiệt độ thường rất dễ bị lên men và hỏng. Việc hâm sữa cũng không mất nhiều thời gian, sữa hâm ấm lên sẽ gần với nhiệt độ sữa mẹ như khi uống trực tiếp, giúp bé dễ uống và dễ tiếp nhận hơn. Vì thế mỗi lần cho bé uống sữa đã hút ra bố mẹ nên cố gắng hâm ấm lên cho bé bất kể thời tiết mùa đông hay mùa hè nhé!

Các mẹ rã đông, hâm nóng sữa mẹ như thế nào thì đúng cách?

Với những bé sử dụng sữa mẹ hút ra trữ lạnh/trữ đông thì sữa mẹ cần phải rã đông, làm ấm trước khi cho bé uống. Thời tiết nóng ẩm như khí hậu mùa hè ở nước ta thì sữa để ngoài rất dễ bị lên men và hỏng nên việc hâm sữa ấm đến gần nhiệt độ như bú mẹ trực tiếp vẫn sẽ giúp các bé dễ uống hơn.

cach-bao-quan-sua-me-vat-ra-binh
Cách bảo quản sữa mẹ vắt ra bình.

Để đảm bảo an toàn và vệ sinh sữa cho bé ti, bố mẹ cùng làm theo 1 số hướng dẫn sau nhé!

Rã đông sữa

+ Đưa sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát để qua đêm hoặc khoảng 12 tiếng.

+ Cách rã đông sữa KHÔNG NÊN sử dụng:

  • Đun sữa để rã đông
  • Để sữa ở nhiệt độ phòng
  • Rã đông sữa bằng lò vi sóng

Sữa sau khi rã đông chỉ có thể để ở nhiệt độ phòng trong vòng vài tiếng đồng hồ, trong ngăn mát tủ lạnh 24 tiếng.

Không tái trữ đông sữa đã rã đông bởi vì sữa có thể đã bị vi khuẩn xâm nhập.

Làm ấm sữa

Lưu ý quan trọng khi hâm sữa là mẹ không nên lắc mạnh bình sữa hay thay đổi nhiệt độ một cách quá đột ngột vì có thể phá vỡ các liên kết dưỡng chất quan trọng như lactose hay protein, vốn là những kháng thể quý giá trong sữa mẹ, giúp chống viêm nhiễm, sưng tấy niêm mạc ruột… để bảo vệ bé.

Có nhiều cách đang được các mẹ sử dụng để làm ấm sữa cho bé uống:

  • Dùng nước ấm:

Tương tự như phương pháp làm nóng cách thủy. Mẹ cho sữa vào bình rồi đặt cả bình sữa vào trong một tô nước ấm để sữa ấm dần lên, tăng thêm nước ấm vào nếu tô nước đã lạnh. Đây là cách đơn giản và rẻ nhất dù hơi mất thời gian chờ đợi và châm thêm nước ấm. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý không hâm sữa bằng nước nóng, chỉ sử dụng nước ấm ở khoảng 55 độ là vừa.

  • Dùng máy hâm sữa:
lam-am-sua-bang-may-ham-sua-co-tot-khong
Làm ấm sữa bằng máy hâm sữa có tốt không?

Đây là cách khá nhanh chóng và đơn giản, tiện lợi vì bố mẹ chỉ cần cho bình sữa vào trong máy là xong, không phải trông để tăng nước ấm. Máy hâm sữa cũng sẽ đảm bảo nhiệt độ của sữa sẽ gần ấm như sữa mẹ bú trực tiếp nên không phải thử kiểm tra trước khi cho bé bú. Nếu bé không bú hết ngay, mẹ cũng có thể cho bé bú lại trong vòng 1-2 tiếng. Tuy nhiên, cách này sẽ yêu cầu các bố mẹ phải đầu tư thêm một khoản tiền nhất định để mua máy hâm sữa.

Một số lưu ý khi cho bé uống sữa đã rã đông,làm ấm

Sữa có thể tách thành một lớp kem ở bên trên, đây chính là lớp chất béo của sữa tách ra, hoàn toàn bình thường.

Trước khi hâm sữa thì nhẹ nhàng xoay bình sữa để trộn đều sữa lên, không nên lắc mạnh để giữ các liên kết quan trọng có trong sữa.

Trước khi cho bé bú nên thử nhiệt độ sữa bằng cách nhỏ một vài giọt lên mu bàn tay để bé không bị uống sữa nóng hoặc lạnh

Ngửi và nếm thử sữa trước khi cho bé uống, nếu sữa có mùi chua, vị lạ thì không nên cho bé uống.

Trên đây là một số hướng dẫn giúp mẹ vắt và bảo quản sữa đúng cách. Chúc các mẹ bỉm sữa chăm bé khỏe mạnh chóng lớn nhé!

Tin liên quan:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ADSspot_imgspot_img

Bài viết mới

ADSspot_img

Bài viết tương tự