Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ? Cách chăm sóc trẻ em bị sốt

Đọc nhiều

Sốt xuất huyết là bệnh gây tử vong hàng đầu ở bé nên bố mẹ cần lưu ý. Vậy làm sao để biết những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, bé bị sốt rồi cần chăm sóc ra sao? Bài viết dưới sẽ chia sẻ về biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ và cách chăm sóc trẻ em bị sốt xuất huyết tại nhà.

Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Hiện tượng sốt xuất huyết ở trẻ em có nhiều tình trạng bệnh khác nhau:

Giai đoạn sốt: bị sốt cao đột ngột. Thời gian trước đó bé hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt kéo dài từ 2-7 ngày kèm theo các biểu hiện: sưng mặt, đau nhức người, viêm họng, buồn nôn, mệt mỏi trong người, quấy khóc, chán ăn,….

Giai đoạn nguy hiểm: Vào ngày từ 3-7 ngày trong quá trình nhiễm bệnh được xem là nguy hiểm nhất. Bé lúc nào đã có thể được hạ sốt, tuy nhiên có dấu hiệu tăng tính thấm thành mạch gây ra các biểu hiện thoát huyết tương. Bé có thể gặp phải các triệu chứng sau: sưng đau gan, tràn màng dịch bụng,…

Một số biểu hiện sốc có thể xuất hiện khi người bệnh bị thoát huyết tương là: đau bụng, khát nước, mệt mỏi,….

Giai đoạn phục hồi: Sau giai đoạn nguy hiểm 48-72 giờ bệnh sốt xuất huyết ở bé có giai đoạn phục hồi. Cơ thể bé sẽ được phục hồi và cải thiện có cảm giác thèm ăn hơn, huyết áp được ổn định.

can-luu-y-khi-phát-hien-cac-bieu-hien-cua-sot-xuat-huyet
Cần lưu ý khi phát hiện các biểu hiện của sốt xuất huyết

Cách chăm sóc trẻ em bị sốt xuất huyết tại nhà

Khi bé bị sốt cao từ ngày thứ 2 trở đi cần đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để được khám và theo dõi sức khỏe.

Khi bé sốt >38 độ C cần cho bé uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10 – 15 mg/ kg cân nặng, nếu bé bị sốt lại cần uống cách nhau 4-6giờ/lần. Cân kết hợp chườm ấm để tránh trường hợp sốt cao, gây co giật. Lưu ý không dùng các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.

Cần bổ sung nước oresol, nước điện giải, nước cam, nước hoa quả ép,…

Cần cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt, bổ sung thêm các loại củ quả giàu vitamin

Không cho bé uống các loại nước có ga, chất kích thích

Tránh cho bé ăn các loại đồ ăn cay, đồ nóng, đồ lạnh.

Cachcham-soc-tre-em-bi-sot-xuat-huyet-tai-nha
Cách chăm sóc trẻ em bị sốt xuất huyết tại nhà

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Ngủ màn cả ngày lẫn đêm

Không cho bé chơi những chỗ tối, ẩm ướt vì đây là chỗ trú ngụ của muỗi, cần mặc quần áo dài, dùng các sản phẩm dành cho bé để tránh bị muỗi đốt

Diệt bọ gậy loăng quăng

Cần đậy kín các chum, vại, các dụng cụ chứa nước để tránh nơi muỗi sinh sản

Dùng vợt, nhang, bình xịt để diệt muỗi

Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, thoáng đãng, không treo nhiều quần áo để tránh muỗi ẩn lấp

Thu dọn các đồ vật đọng nước quanh nhà như: chai, lọ,…

Dọn rác quanh khu vực nhà ở để tránh muỗi

Có thể diệt côn trùng bằng hóa chất 

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ thêm thông tin và kiến thích về các hiện tượng sốt xuất huyết ở trẻ em cho các bố mẹ tham khảo. Cần phòng tránh cũng như phát hiện sớm nếu bé bị mắc phải.

Xem thêm:

>>>>Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón? Khi trẻ bị táo bón phải làm sao?

>>>>Chia sẻ kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ADSspot_imgspot_img

Bài viết mới

ADSspot_imgspot_img

Bài viết tương tự