Mách mẹ thực đơn ăn dặm trẻ 7 tháng tuổi, giàu dưỡng chất

Đọc nhiều

Ăn dặm là cột mốc quan trọng đánh dấu quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn đang loay hoay làm thế nào để xây dựng thực đơn ăn dặm trẻ 7 tháng tuổi, giàu dưỡng chất. Bài viết dưới đây với nhiều thông tin hữu ích các mẹ cùng tham khảo nhé.

Nguyên tắc ăn dặm trẻ 7 tháng tuổi

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất của trẻ trong vòng một tuổi, vì vậy mẹ không nên bỏ bú mẹ hoàn toàn mà hãy tiếp tục cho trẻ bú khoảng 600-800ml sữa mẹ mỗi ngày.

Cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá, trứng… kẻo gan, thận của trẻ phải làm việc quá sức. Từ đó có thể làm ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận của bé.

Khi chế biến thức ăn cho trẻ, hãy cố gắng giữ nguyên hương vị ban đầu của thức ăn mà không thêm gia vị, điều này sẽ giúp trẻ phát triển vị giác, cảm nhận được trọn vẹn hương vị của thức ăn, hình thành thói quen ăn uống.

Thuc-don-an-dam-tre-7-thang-tuoi
Thực đơn ăn dặm trẻ 7 tháng tuổi

10g gạo với 70ml nước là quy tắc chuẩn cho món cháo ăn dặm cho trẻ 7 tháng tăng cân trong thực đơn của trẻ biếng ăn.

Bổ sung chất béo (cần cân đối chất béo thực vật và động vật) khi chế biến thức ăn cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý, không nên lạm dụng quá nhiều.

Cung cấp thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi đa dạng bao gồm các nhóm thực phẩm cần cân đối giữa 4 nhóm chất chính: nhóm chất bột đường giúp cung cấp năng lượng và chuyển hóa cho cơ thể; nhóm chất đạm giúp tạo kháng thể và tạo cơ; nhóm chất béo, dùng để dự trữ cung cấp năng lượng và tạo môi trường cho các vitamin tan trong chất béo (như vitamin A, E, K, D); nhóm vitamin, khoáng chất, chất xơ hỗ trợ quá trình chuyển hóa, tăng cường sức đề kháng.

Lượng thức ăn cho trẻ phải phù hợp với cân nặng và độ tuổi của trẻ. Tránh để trẻ ăn quá no khiến trẻ biếng ăn và dễ dẫn đến lười ăn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngoài 700-800ml sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ 7 tháng tuổi chậm tăng cân cần duy trì 2-3 bữa ăn chính mỗi ngày. Các mẹ nên đổi bát cho con thường xuyên để tránh ngán nhưng vẫn chú ý các nguyên tắc khi kiểm tra dị ứng thực phẩm. Sau 19h mẹ nên cho trẻ bú, để không bị đói về đêm và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Thỉnh thoảng để thay đổi khẩu vị cho trẻ nên cho trẻ ăn một ít rau nấu chín, để trẻ làm quen dần với thức ăn, học cách ngậm, cắn và cầm nắm thức ăn.

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Giai đoạn 5-7 tháng này là giai đoạn bé đòi hỏi nhiều thức ăn đặc. Nhiều trẻ có thể bắt đầu ăn thức ăn rắn sớm hơn hoặc muộn hơn. Khi cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu cho thấy con mình đòi ăn thức ăn đặc, có thể rất hữu ích cho cha mẹ để xác định khi nào con mình có thể ăn thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

Đến tháng thứ 6, cơ thể bé cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt. Và đến tháng thứ 7, trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn những gì nhận được trong sữa mẹ. Lúc này, cha mẹ cần cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác như thịt, cá, trứng, sữa… Nghĩa là đã đến lúc mẹ nên cho bé ăn dặm. Trong quá trình ăn dặm, mẹ vẫn duy trì nguồn sữa mẹ cho trẻ. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ cho đến khi trẻ được 1 tuổi trở lên.

Khi được 7 tháng, nhiều trẻ đã bước sang giai đoạn ăn dặm thứ hai và bắt đầu làm quen với thức ăn mặn. Nhưng nhiều trẻ mới bắt đầu ăn dặm trong tháng này. Vì vậy dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến để cho cha mẹ biết rằng con bạn đã sẵn sàng cho ăn dặm.

Ở giai đoạn 7 tháng tuổi bé có thể giữ được tư thế ngồi cân bằng. Dấu hiệu cho thấy trẻ đã cứng cáp có thể làm quen với thức ăn đặc hơn. 

  • Trẻ đã có thể biết cầm nắm, biết tự lấy thức ăn đưa vào miệng.
  • Thời điểm này trẻ cũng có phản xạ đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn.
  • Là khi mẹ cho thức ăn không vừa ý, trẻ cũng ngoảnh đầu đi chỗ khác không muốn ăn.
  • Khi người lớn đưa thức ăn trẻ luôn tỏ ra thích thú. Đó cũng là dấu hiệu thích nghi với việc ăn dặm.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi tăng cân

Cháo thịt bò cà rốt

  • Nguyên liệu: thịt bò, cháo trắng, phô mai, dầu oliu, gia vị dành riêng cho trẻ.
  • Cách chế biến: thịt bò rửa sạch đem xay nhỏ, cà rốt gọt sạch cắt hạt lựu. Cho dầu oliu và thịt bò vào đảo sau đó đổ phần cà rốt vào xào chín. Cháo nấu chín thì cho hỗn hợp thịt bò với cà rốt vào khuấy đều. Khi tắt bếp cho thêm miếng phô mai vào. Múc cháo ra bát là có món ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.

Cháo cá hồi cải bó xôi 

Chao-ca-hoi-ca-bo-xoi-voi-nhieu-duong-chat-giup-tre-tang-can
Cháo cá hồi cải bó xôi với nhiều dưỡng chất giúp trẻ tăng cân

                                             

  • Nguyên liệu: cá hồi, cải bó xôi, cháo trắng, dầu oliu, gia vị cho bé.
  • Cách chế biến: cá hồi bỏ da, lọc xương đem rửa sạch. Và cắt khúc nhỏ đem chiên qua với 1 củ gừng. Cải bó xôi rửa sạch cho vào máy xay nhỏ. Cháo chín cho phần thịt cá và cải xay nhỏ vào đảo đều. Đun thêm 5 phút tắt bếp, nêm gia vị cùng dầu oliu có thêm món cháo ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân.

Cháo tôm khoai mỡ

  • Nguyên liệu: cháo chín, tôm, khoai mỡ, dầu oliu, gia vị trẻ em.
  • Cách chế biến: tôm bỏ đầu, làm sạch gân lưng và bụng đem xay nhuyễn. Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch mang đi hấp chín và nghiền nhuyễn. Cho cháo đun đến khi chín cho hỗn hợp tôm và khoai nghiền nát cho vào khuấy đều. Nêm gia vị, dầu oliu sau đó tắt bếp. Cho hỗn hợp ra bát mẹ có thêm thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi. 

Thông tin trên giúp mẹ có thêm kiến thức xây dựng thực đơn ăn dặm trẻ 7 tháng tuổi vừa đơn giản, giàu dưỡng chất.  Mẹ có thể dựa vào bài viết để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé một cách khoa học.  Giúp giảm thiểu tình trạng ăn quá nhiều một món vừa xây dựng được thực đơn phong phú đa dạng cho trẻ.

Xem thêm:

>>>>Top 7 các món cháo cho trẻ 7 tháng thơm ngon, bổ dưỡng

>>>>Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng đầy đủ chất dinh dưỡng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ADSspot_imgspot_img

Bài viết mới

ADSspot_img

Bài viết tương tự