Trang chủ Blog Trang 61

Đâu là 10 loại trái cây tốt cho bà bầu nên bổ sung thường xuyên?

Trong giai đoạn mang thai, bà bầu cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để tốt cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài bữa ăn chính ra thì mẹ bầu cần ăn nhiều hoa quả để bổ sung thêm vitamin để giúp mình và con luôn được khỏe mạnh. Vậy trái cây tốt cho bà bầu gồm những hoa quả gì các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Tại sao bà bầu cần ăn hoa quả tươi trong thời kỳ mang thai?

Từ lâu trái cây luôn là nguồn vitamin hoàn toàn tự nhiên rất tốt cho sức đề kháng của mẹ và bé. Khi các mẹ bổ sung nhiều loại trái cây khác nhau sẽ hấp thụ nhiều vitamin, khoáng chất và các chất xơ cần thiết để phát triển thai nhi. Các loại vitamin, khoáng chất đều đóng vai trò quan trọng để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa mẹ bầu ăn nhiều trái cây và rau quả giúp ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa tốt, mang đến các chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu.

Trái cây được xem là món ăn dễ ăn, có vị ngọt, mát tự nhiên nên hầu hết các mẹ bầu đều rất thích ăn. Tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé

10 loại trái cây tốt cho bà bầu trong thời gian thai kỳ

1. Chuối chín

Tình trạng phù nề và chuột rút thường gặp nhiều ở phụ nữ mang thai. Vì vậy trong chuối chín có nhiều kali giúp làm giảm trạng thái bị chuột rút cũng như phù nề. Các mẹ bầu nên ăn 2-3 quả chuối mỗi ngày để cung cấp lượng đường có nhiều trong chuối.

Tuy nhiên các mẹ cũng không nên ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai vì có thể làm táo bón cũng như dư thừa chất dinh dưỡng.

trai-cay-tot-cho-ba-bau
Chuối có tốt cho mẹ bầu và thai nhi không?

2. Quả lê

Lê có chứa rất nhiều chất xơ, kali và folate. Đặc biệt lê có hàm lượng đường thấp, an toàn cho sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai.

Việc cung cấp nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống của thai phụ có thể làm giảm táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ. Kali có trong quả lê có lợi cho tim mạch cho cả mẹ và tahi nhi. Axit folic hay folate là các vi chất lý tưởng cho mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Chất này rất quan trọng để ngăn ngừa các khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi đang phát triển.

3. Xoài

Từ lâu nhiều mẹ bầu đã lựa chọn xoài để làm đồ tráng miệng sau mỗi bữa ăn hay đồ ăn nhẹ. Bởi trong xoài có nhiều lợi ích cho thai nhi cũng như mẹ bầu: hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch hơn nữa giúp cải thiện trí nhớ và hệ xương, ngăn ngừa dị tật cho thai nhi.

Các mẹ cũng không nên ăn quá nhiều xoài nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ bởi trong xoài có hàm lượng calo cao không tốt cho sức khỏe. Khuyến khích các mẹ chỉ ăn 1-2 quả trong 1 tuần. Cũng lưu ý rằng nên chọn kỹ để tránh chọn nhầm xoài chín nhân tạo gây ảnh hưởng đến cả thai nhi cũng sức khỏe của mẹ.

tra
Trái cây tốt cho bà bầu gồm có những loại quả gì?

4. Các trái cây thuộc họ cam

Cam quýt… thuộc họ nhà cam có hàm lượng vitamin C cao cũng như nhiều tác dụng tốt như: tăng cường sức đề kháng, lợi tiểu, bổ sung vitamin C. Tuy vậy các mẹ chỉ nên ăn 1 quả cam hoặc uống 1 cốc nước cam 1 ngày nhé bởi các loại trái cây họ nhà cam sẽ có thể gây rối loạn tiêu hóa và hại men răng vì có tính axit cao. 

5. Táo

Táo cũng là lựa chọn của nhiều mẹ bầu. Trong táo có rất nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển gồm Vitamin A, C chất xơ kali. Chú ý khi mua táo nên mua ở những chỗ uy tín như siêu thị, cửa hàng tiện lợi hạn chế mua ở chợ bởi tránh việc ngâm hóa chất độc hại.

6. Dưa hấu

Khi nói về các loại trái cây tốt cho bà bầu thì phải nhắc đến dưa hấu. Đây là loại quả hầu như có quanh năm, trong dưa hấu có các loại vitamin A, C, B6, magiê và kali cực kỳ tốt giúp phụ nữ có thai tránh buồn nôn trong thời gian mang thai.

trai-cay-tot-cho-ba-bau
Dưa hấu là loại trái cây tốt cho thai phụ.

7. Dừa tươi

Nhắc đến dừa các mẹ đều nghĩ đến ngay nước dừa bởi nó mang lại nhiều khoáng chất và vitamin. Nước dừa nếu uống đúng cách thì cải thiện về thận, nước ối và có nhiều vi chất cho thai nhi.

8. Bơ

Bơ là loại quả rất tốt cho các mẹ bầu nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Trong bơ có nhiều vitamin C, E và K, vitamin nhóm B, axit béo không bão hòa đơn, chất xơ, kali, đồng hơn nữa còn bổ sung các chất béo cung cấp năng lượng và thúc đẩy các tế bào tạo các mô da và não của thai nhi đang hình thành và phát triển.

9. Chanh

Chanh tươi có nhiều vitamin cũng như khoáng chất cần thiết như canxi, các vitamin nhóm B, polate, phốt pho, magiê, axit pantothenic và vitamin C với hàm lượng cao. Tác dụng của chanh tươi là rất lớn như giải độc cơ thể, huyết áp ổn định và tăng khả năng miễn dịch.

10. Roi

Roi là 1 trong những loại quả có nhiều chất xơ cao. Hơn nữa các mẹ bầu dùng nhiều có tác dụng giảm táo bón, giúp lượng đường hấp thụ từ từ. Roi có vị chua nhẹ nên các mẹ ko nên ăn quá nhiều và không ăn lúc đói sẽ gây cồn ruột cho mẹ.

Trên đây là 10 loại trái cây tốt cho bà bầu trong thời gian thai kỳ. Các mẹ nhớ lưu lại và lựa chọn những loại quả mà mình yêu thích nhé.

Bài viết liên quan

>>> 5 loại hoa quả nóng mùa hè bà bầu nên tránh 

>>> Thèm ngọt là con trai hay con gái

1 thùng sữa Aptamil bao nhiêu hộp? Mua theo thùng hay theo hộp rẻ hơn?

1 thùng sữa Aptamil bao nhiêu hộp? Giá sữa theo thùng hay theo hộp sẽ rẻ hơn? Là một bà mẹ bỉm sữa phải thường xuyên suy nghĩ cách tiết kiệm khi mua bỉm sữa cho con thì chắc đây là các câu hỏi đang được nhiều khách hàng đặt ra. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem 1 thùng sữa Aptamil có mấy hộp và có nên mua cả thùng 1 lúc không nhé!

1 thùng sữa Aptamil của Úc và Anh có bao nhiêu hộp

Sữa Aptamil Úc được sản xuất khắt khe và cực kỳ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của bộ y tế Úc. Vì vậy mà nhiều mẹ lựa chọn sữa Aptamil Úc cho bé nhà mình. Tuy nhiên khi mua số lượng lớn thì các mẹ lại phân vân rằng không biết 1 thùng sữa Aptamil bao nhiêu hộp. Thường thì 1 thùng sữa Aptamin của Úc gồm 3 hộp với trọng lượng là 900G. Như vậy các mẹ sẽ tiết kiệm chi phí khi mua lẻ mà có thể sử dụng trong vòng khoảng tầm 1 tháng.

1 thùng sữa Aptamil bao nhiêu hộp là đủ dùng
1 thùng sữa Aptamil Úc có bao nhiêu hộp ?

Khác với của Úc thì 1 thùng sữa Aptamil Anh thì tùy vào dòng sản phẩm mà sẽ có số lượng khác nhau . Đơn cử như dòng PROFUTURA ANH SỐ 3 (800G) sẽ là 4 hộp hay như thùng sữa Aptamil Anh số 1 sẽ là 6 hộp. Vì vậy các mẹ hãy tham khảo kỹ khi chọn sữa Aptamil Anh nhé.

Khi nào nên mua sữa Aptamil theo thùng?

Aptamil là dòng sữa được bán khá chạy trên thị trường hiện nay vậy nên thường xuyên hết sản phẩm, “cháy hàng”. Khi mua sữa Aptamil theo thùng mẹ sẽ yên tâm cung cấp đủ sữa cho bé thường xuyên cho bé mà không lo bị hết sữa giữa chừng, chưa mua kịp

Ngoài ra trong trường hợp có nhiều mẹ bận bịu công việc nên không thể để ý được sữa của con gần hết chưa, đã hết chưa. Vì vậy việc nên mua 1 thùng sữa Aptamil Úc là lựa chọn hợp lý thay vì mua lẻ nhiều lần, tiết kiệm thời gian và giá tiền mua theo thùng cũng rẻ hơn.

Tuy nhiên đối với các bé mới dùng sữa Aptamil thì mẹ không nên mua cả thùng vì chưa biết bé uống hợp hay không, gây lãng phí.

1 thùng Aptamil Đức có bao nhiêu hộp?

Sữa Aptamil Đức cũng có số lượng khác nhau tùy thuộc vào dòng sản phẩm. Chẳng hạn đối với bé từ 6 tháng tuổi trở lên thì Aptamil Đức số 2 sẽ là 6 hộp trên 1 thùng. Vậy nên việc chọn lựa sữa Aptamil của Anh hay Aptamil Đức  là vấn đề mà nhiều mẹ đang quan tâm cũng như là sự lựa chọn cực kỳ đắn đo khi mua sản phẩm.

1 Thùng sữa Aptamil Đức bao nhiêu hộp
1 Thùng sữa Aptamil Đức là bao nhiêu hộp

 

1 thùng sữa Aptamil sử dụng trong vòng bao lâu?

Có nhiều mẹ đang băn khoăn nên mua 1 thùng sữa Aptamil hay mua hộp lẻ sẽ là hợp lý với điều kiện kinh tế nhà mình. Nếu mua 1 hộp chỉ trong vòng 1-2 tuần sẽ dùng nhanh hết lúc đấy các mẹ sẽ phải đi mua tiếp. Hơn nữa trong thời điểm dịch bệnh như này việc tiếp xúc nhiều người khiến các mẹ lo lắng. Vậy nên các mẹ nên mua 1 thùng trong 1 lần mua thay vì mỗi lần lại mua 1 hộp. Hơn nữa nếu mua 1 thùng các mẹ lại tiết kiệm được thời gian cũng như có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Tùy vào điều kiện kinh tế nhà mình mà các mẹ nên lựa chọn loại sữa Aptamil nào phù hợp cho bé nhà mình nhé.

Xem thêm:

>>>Có sữa Aptamil hộp nhỏ không và trọng lượng bao nhiêu ?

>>> Sữa Aptamil có mấy loại? Aptamil của nước nào tốt nhất?

Trên đây là bài viết tham khảo khi các mẹ mua sữa Aptamil theo thùng cho bé nhà mình. Nếu các mẹ muốn mua sữa Aptamil chính hãng ghé thăm các cửa hàng của Kidplaza gần nhất nhé.

Có sữa Aptamil hộp nhỏ không và trọng lượng bao nhiêu ?

Sữa Aptamil hộp nhỏ mang đến cho ba mẹ nhiều tiện lợi khi muốn cho bé dùng thử hoặc khi đi ra ngoài. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay Aptamil hộp nhỏ không được bán phổ biến và khá khó mua. Vậy trên thực tế có loại hộp nhỏ của sữa Aptamil không và có nên mua sản phẩm này?

Những lợi ích mà sữa Aptamil hộp nhỏ mang lại là gì?

Khi sử dụng sữa Aptamil hộp nhỏ, ba mẹ không thể không nhắc đến 1 số lợi ích mà sản phẩm mang lại như: tiết kiệm diện tích, tiện lợi bỏ vào túi xách, balo khi đi ra ngoài, về quê, giá thành thấp, phù hợp với các mẹ muốn cho bé dùng thử sữa có tốt không. Hộp nhỏ Aptamil phù hợp với các gia đình thường xuyên hay đi du lịch, về quê, gia đình có con nhỏ.

Aptamil hộp nhỏ vẫn giữ nguyên hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Cả lon lớn và lon nhỏ sữa Aptamil đều có thành phần giống nhau tuy nhiên giá thành của loại lớn chắc chắn sẽ đắt hơn loại nhỏ. Chính vì vậy so với hộp lớn thì Aptamil dạng hộp nhỏ vẫn là sự lựa chọn phù hợp với tài chính của các ba mẹ.

loi-ich-sua-aptamil-hop-nho-mang-lai
Các lợi ích mà sữa Aptamil loại nhỏ mang lại là gì?

Sữa Aptamil hộp nhỏ có dưỡng chất khác hộp lớn không?

 

Aptamil hộp nhỏ so với hộp lớn có tốt không.

Thực chất Aptamil hộp lớn và nhỏ đều có nguồn gốc xuất xứ giống nhau nên mẹ không cần phải băn khoăn dùng hộp lớn hay hộp nhỏ tốt hơn. Như chúng tôi có nói ở trên sữa Aptamil hộp nhỏ giúp mẹ và bé tiện lợi khi mang đi theo ra ngoài hoặc muốn cho bé dùng thử.

Tuy nhiên xét về mặt giá cả thì hộp nhỏ có lợi thế về giá hơn so với hộp to. Chẳng hạn hộp Aptamil NewZealand số 1 380G thì có giá thấp hơn so với Aptamil NewZealand số 1 900G. Xét về giá cả thì sữa Aptamil loại nhỏ thường có lợi thế hơn so với dạng lon lớn.

Tại sao hiện nay Aptamil hộp nhỏ không được bán phổ biến ?

Giá của sản phẩm cũng như quy trình đóng gói và vận chuyển giá thành cao nên hãng sản xuất chỉ dành cho thị trường là ở Đức và Anh. Chủ yếu Aptamil loại nhỏ chỉ có loại 800G hơn nữa do sự chênh lệch về giá cả nên sữa Aptamil hộp nhỏ không bán phổ biến ở Việt Nam đa phần là xách tay từ nước ngoài về. Hơn nữa thường thì hộp to có lợi thế về trọng lượng hơn nên hầu như các mẹ đều chọn hộp to so với hộp nhỏ là nhiều hơn.

Thực chất có sữa Aptamil hộp 400g không?

Sữa Aptamil loại 400G là có nhưng chủ yếu là ở sữa Aptamil của Anh và Đức, sữa Aptamil Úc hộp nhỏ nhưng đa số toàn xách tay về Việt Nam nên không bán rộng rãi. Nhưng vẫn có nhiều mẹ vẫn quan tâm sữa Aptamil có hộp nhỏ không nhưng đa phần mua hàng xách tay giá lại cao. Vì vậy các mẹ hãy mua hàng chính hãng mà nhập khẩu nguyên hộp tại các cửa hàng uy tín như KidsPlaza.

Có sữa Aptamil hộp 400G không?

Trên đây là ý kiến tham khảo trước khi mua sữa Aptamil  các mẹ nhé. Nếu như các mẹ muốn mua sữa Aptamil chính hãng nhập khẩu nguyên hộp thì hãy ghé thăm tại các cửa hàng của Kidplaza gần nhất.

>>> Xem thêm: Làm sao để phân biệt sữa Aptamil New Zealand thật và giả?

Trẻ sơ sinh cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?

Nước là một phần quan trọng không thể thiếu trong cơ thể ở bất cứ giai đoạn nào. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh khi chức năng thân còn chưa hoàn thiện thì nên uống nước như thế nào? Trẻ sơ sinh cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong bài viết dưới đây?

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Nước là yếu tố quan trọng tham gia mọi quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vậy trẻ sơ sinh có nên uống nước không?

Câu trả lời là có. Bởi với cơ thể người lớn, nước chiếm khoảng 55 – 60%, thì trong cơ thể trẻ sơ sinh con số này lên đến 65 – 75%. Do đó nước chính là yếu tố không thể thiếu và đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là với trẻ em. 

Tuy nhiên trẻ sơ sinh nạp chất dinh dưỡng vào cơ thể hoàn toàn bằng sữa mẹ, do đó không cần bổ sung thêm nước. Đối với trẻ sử dụng sữa công thức thì mẹ có thể cho bé uống thêm nước nhưng chỉ ở lượng vừa phải để hỗ trợ quá trình bài tiết. Hoặc nếu bé bị sốt, táo bón hoặc thời tiết quá nóng mẹ có thể cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội để hạ nhiệt. Cần lưu ý không nên cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước và hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làm điều này.

tre-so-sinh-can-uong-bao-nhieu-nuoc
Trẻ sơ sinh cần phải uống nước không?

Trẻ sơ sinh cần uống bao nhiêu nước?

Mỗi giai đoạn phát triển của bé đều có những yêu cầu nhất định về mặt dinh dưỡng. Bởi vậy mẹ có thể cho bé uống nước nhưng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định cho từng độ tuổi.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, bé dưới 6 tháng tuổi không cần uống thêm nước. Bởi giai đoạn này bé chỉ bú mẹ hoàn uống sữa công thức pha chuẩn tỷ lệ nước 100% nên không cần uống thêm nước. nếu mẹ cho bé uống nước ở giai đoạn này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe như:

  • Tăng nguy cơ ngộ độc nước ở trẻ sơ sinh
  • Giảm cảm giác thèm ăn dẫn đến bé giảm bú sữa mẹ hoặc uống ít sữa công thức hơn. Bé giảm bú mẹ cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mẹ giảm sản xuất sữa và mất sữa sớm hơn.
  • Giảm nhu cầu bú mẹ khiến cơ thể bé không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng dễ mắc chứng nhẹ cân, chậm tăng cân, còi xương,…
  • Thực tế, bé dưới 6 tháng tuổi không cần bổ sung thêm nước bởi dung tích nước có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức đã đủ để cung cấp cho nhu cầu của bé. Nếu trong các trường hợp mẹ muốn bổ sung thêm nước cho bé phải chờ trẻ đủ 4 tháng tuổi trở lên. Lúc này mẹ có thể cho bé uống  tối đa 60ml nước/ngày hoặc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
tre-so-sinh-can-uong-bao-nhieu-nuoc
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bổ sung nước như thế nào?

Trẻ sơ sinh 6-12 tháng tuổi

Ngoài 6 tháng tuổi là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm. Ở giai đoạn này, thân của bé cũng đã phát triển hoàn thiện hơn, kích thước dạ dày cũng tăng. Do đó mẹ có thể bổ sung thêm nước mỗi ngày cho bé để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và bài tiết. Trẻ sơ sinh từ 6- 12 tháng tuổi sẽ cần khoảng 100ml/kg để đáp ứng nhu cầu mỗi ngày. Tuy nhiên mẹ cần đảm bảo việc bổ sung thêm nước sẽ không ảnh hưởng tới sức ăn cũng như lượng sữa bé bú mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho bé mỗi ngày.

Lượng nước cần cung cấp sẽ được tính trên trọng lượng cơ thể của bé và trong đó bao gồm cả sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

Cụ thể, nếu bé nặng 10kg thì nhu cầu nước của bé một ngày sẽ là 10 x 100 = 1000ml. Đây là tổng khối lượng nước bé cần trong cả 1 ngày, nếu bé đã bú được 700ml sữa thì mẹ có thể cho bé uống thêm 300ml nước đun sôi để nguội. 

tre-so-sinh-can-uong-bao-nhieu-nuoc
Trẻ sơ sinh cần uống bao nhiêu nước là đủ

Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống nước

Như đã nói trên, giai đoạn thích hợp nhất để cho bé bắt đầu tập uống nước là khi bé bắt đầu ăn dặm. Tại thời điểm này mẹ có thể cho bé uống thêm một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội. Để đảm bảo việc bé uống nước không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Cách cho bé uống nước: Với bé mới tập uống nước mẹ có thể cho bé uống bằng thìa hoặc cho vào bình sữa để bé dễ uống hơn.
  • Uống theo nhu cầu: Mẹ có thể tính toán lượng nước uống của bé theo cân nặng, tuy nhiên đôi khi nhu cầu của bé không nhiều như vậy. Do đó mẹ cần cân đối theo nhu cầu của bé và không nên ép bé uống quá nhiều nước. Khi bé lớn hơn 1 chút, mẹ có thể tập cho bé thói quen uống nước thường xuyên hơn.
  • Thời gian uống nước: Không nên cho bé uống nước trước bữa ăn để tránh giảm cảm giác thèm ăn, đồng thời làm loãng dịch vị không tốt cho hệ tiêu hóa. Cũng không nên cho bé uống nước trước khi đi đi ngủ tránh hệ bài tiết hoạt động gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc có thể khiến bé dễ “tè dầm”.

Tất cả những thông tin chi tiết trên đã giúp mẹ trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày. Tuy nhiên thực tế nhu cầu của mỗi bé là khác nhau, do đso tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện điều này để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con.

Hướng dẫn nấu nước dashi rau củ cực chi tiết

Nước Dashi cho bé ăn dặm được coi là nước thần thánh không chỉ giúp bé ăn ngon miệng mà còn giúp bé lớn nhanh như thổi. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn mẹ cách nấu nước Dashi rau củ cực chi tiết, mẹ chỉ cần chuẩn bị một số nguyên liệu cơ bản, dễ tìm là có thể nấu cho con 1 lượng dashi đủ dùng trong vài ngày.

1. Nước Dashi rau củ là gì? Có tác dụng gì?

Dashi là tên gọi chung của các loại nước dùng trong ẩm thực Nhật Bản, loại nước này được nấu từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau và tùy vào đối tượng sử dụng mà có thể lựa chọn nguyên liệu nấu nước cho mùi vị phù hợp.

Một số vị nước dashi phổ biến có thể kể đến nước dashi làm từ rong biển kombu, nước dashi rau củ, nước dashi từ xương gà, nấm hương hay cá khô, … 

Với trẻ em đang trong giai đoạn ăn dặm thì nước dashi rau củ được nhiều mẹ lựa chọn nhất. Lý do là bởi dashi rau củ có vị tự nhiên từ rau củ, không thêm gia vị vì trẻ nhỏ chưa ăn được các loại bột ngọt, đường hay muối. Thêm nữa trong nước dashi cho bé ăn dặm còn có hàm lượng vitamin cao, giúp trẻ lớn nhanh như thổi. 

cach-nau-nuoc-dashi-rau-cu
Nước Dashi cho bé ăn dặm là gì?

2. Cách nấu nước dashi rau củ

Trước khi nấu nước dashi cho bé, mẹ cần chuẩn bị 1 số nguyên liệu sau:

– Bắp non: 50g

– Bắp ngọt hoặc bắp mỹ: 50g

– Cà rốt: 50g

– Mướp hương: 50g

– Su su: 50g

– Khoai tây: 50g

– Bông cải trắng: 50g

– Hành tây: 50g

– Bí đỏ: 50g

– Rau cải ngọt: 50g

cach-nau-nuoc-dashi-rau-cu
Hướng dẫn cách nấu nước dashi rau củ

Cách nấu dashi

– Bước 1: Trước tiên cần sơ chế nguyên liệu: mẹ cho bắp non, bắp ngọt, bông cải trắng và rau cải ngọt rửa sạch rồi cắt khúc nhỏ. Với các nguyên liệu còn lại, mẹ bỏ vỏ rồi rửa sạch sau đó cắt khúc nhỏ như bắp. 

– Bước 2: Cho khoảng 1,6 lít nước vào nồi đun sôi sau đó bỏ các loại rau củ lâu chín như bắp, cà rốt, su su, khoai tây, bí đỏ nấu trong 20 phút rồi bỏ các nguyên liệu còn lại vào nấu thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp. Công đoạn nấu dashi chỉ đến đây là hoàn thành, mẹ để nước nguội tự nhiên rồi cho ra tô lớn chuẩn bị cho giai đoạn bảo quản.

Khi nấu nước dashi cho bé, ngoài các nguyên liệu kể trên, mẹ cũng có thể sử dụng nguyên liệu rau củ khác, tùy vào sở thích của bé và món ăn mẹ thường kết hợp cho con. Nhiều mẹ muốn nấu cho con các món có màu sắc có thể chọn củ dền hay lá nếp. Nhiều mẹ muốn tăng vị ngọt thì chọn thêm mía hoặc quả lê vì vị ngọt cao.

3. Cách bảo quản nước dashi cho bé ăn dặm

cach-nau-nuoc-dashi
Bảo quản nước dashi đông lạnh như thế nào?

Nước dashi cho bé ăn dặm thường được nấu 1 lần và bảo quản dùng dần trong nhiều bữa sau đó. Cách bảo quản nước dashi như sau:

– Nước dashi nấu xong để nguội, mẹ lọc nước qua rây để loại bỏ hết phần rau củ còn sót lại

– Mẹ cho nước dashi vào khay làm đá hoặc các loại khuôn chia khay sau đó cho vào tủ lạnh để làm đông. Mẹ có thể chia thành các viên nhỏ đủ ăn cho 1 bữa. 

– Nếu không có nhiều khay chia khuôn, mẹ có thể bỏ bớt các viên đã đông lại ra túi zip vì nước dashi đã đóng đá sẽ không bị dính vào nhau nữa.

– Nước dashi sau khi nấu xong nên được bảo quản trong tủ đông, tối đa 2 ngày cần sử dụng hết đế không bị mất đi dinh dưỡng cũng như hương vị của rau củ.

4. Cách sử dụng nước dashi sau khi trữ đông

Nước dashi mẹ có thể sử dụng để nấu cháo, bột hoặc thêm vào hoa quả nghiền để tăng độ sánh của thức ăn cho bé. Nhất là với các bé mới tập làm quen với thức ăn lỏng thì rất nên dùng vì dashi có khả năng pha loãng tốt. Đồng thời đây cũng là cách làm tăng hương vị cho món ăn của bé khi mà bé chưa ăn được nhiều loại thực phẩm, không ăn được gia vị nêm.

Nước dashi sau khi trữ đông, mẹ cần bỏ xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông trong khoảng 1 đêm, trước khi dùng nên cho ra ngoài khoảng 1 – 2 giờ cho rã đông tự nhiên. Khi đã rã đông hoàn toàn, mẹ có thể cho vào cháo, bột của bé với khoảng 15ml – 30ml tùy vào lượng ăn cũng như độ đặc loãng của thức ăn. 

Hoặc mẹ cũng có thể thêm vào các món rau củ nghiền như bí nghiền, khoai nghiền, … để bé dễ ăn hơn

Lưu ý khi cho bé dùng nước dashi, mẹ cần rã đông hoàn toàn và rã đông tự nhiên luôn tốt hơn rã đông trong lò vi sóng.

Cũng giống như gia vị nấu ăn, nước dashi có hương vị mặn, ngọt tùy thuộc và nguyên liệu mẹ lựa chọn. Vậy nên khi dùng nước dashi cho bé, mẹ cũng lưu ý không nên sử dụng quá nhiều. Ngoài cách nấu nước dashi rau củ, mẹ cũng có thể sử dụng thêm nguyên liệu như xương, nấm để đổi vị cho bé khi bé lớn hơn. Hy vọng với cách nấu dashi chi tiết như trên, mẹ có thể nấu cho con những viên dashi thơm ngon, bổ dưỡng, bé sẽ ăn thun thút và lớn nhanh như thổi.

Bài viết liên quan

>>> Các loại dầu ăn dặm cho bé giúp bé ăn ngon miệng hơn

>>>Nên chọn nước mắm ăn dặm cho bé loại nào tốt?

Các loại dầu ăn dặm cho bé giúp bé ăn ngon miệng hơn

Dầu ăn dặm cho bé là thực phẩm kích thích bé ăn ngon và bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện. Tùy vào nhu cầu dinh dưỡng cũng như khẩu vị của bé mà ba mẹ có thể lựa chọn nhiều loại dầu ăn khác nhau. Dưới đây là các loại dầu ăn dặm cho trẻ tốt nhất hiện nay được nhiều bà mẹ tin dùng. 

Dầu Olive Ajinomoto Extra Virgin Nhật Bản

Dầu Ajinomoto Extra Virgin là dầu oliu cho bé ăn dặm của Nhật được nhiều bà mẹ lựa chọn. Bởi nó bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng cực tốt hỗ trợ bé ăn ngon miệng và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Đồng thời, sản phẩm được sản xuất từ 100% các nguyên liệu tự nhiên nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cho bé. 

Trong mỗi thìa dầu Olive Ajinomoto 14g chứa 126 calorie, 14g lipid và 10 axit oleic. Đây đều là những chất cần thiết quá trình phát triển của bé. Sản phẩm còn chứa hàm lượng lớn các loại vitamin như A, C, D, E, K, B+ và các chất chống oxy hóa tăng cường sức khỏe. Đặc biệt hàm lượng axit linoleicvà linoleni trong dầu Olive Ajinomoto hỗ trợ phát triển và tăng cường hệ xương của bé. Sản phẩm được chiết xuất từ 100% các nguyên liệu tự nhiên nên mẹ có thể yên tâm sử dụng cho bé.

cac-loai-dau-an-dam-cho-be
Dầu ăn dặm Olive Ajinomoto có tốt không?

Tuy nhiên mẹ cũng không nên quá lạm dụng sản phẩm để tránh khiến trẻ bị tiêu chảy. Với hàm lượng calorie cao, dầu Olive Ajinomoto được các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng cho trẻ sinh non, nhẹ cân hay thấp còi.

Dầu gạo Tsuno Nhật Bản 

Dầu gạo cho bé ăn dặm Tsuno là loại dầu ăn dặm cho bé được chiết xuất từ  100% cám gạo lứt Nhật Bản. Bởi vậy sản phẩm được đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng. Dầu Tsumo cung cấp một lượng lớn Omega 6, 9, vitamin E và Gamma Oryzanol giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. 

Với chiết xuất tự nhiên, sản phẩm cung cấp rất nhiều chất bổ dưỡng và cần thiết cho quá trình phát triển của bé. Trong dầu gạo Tsuno Nhật Bản có Cholesterol, vitamin E, Omega 6, Omega 9, Phytosterol, y-oryzanol, Tocotrienol. Các chất này có vai trò quan trọng giúp bé phát triển trí não và thị giác. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn cung vitamin E từ thực vật dồi dào giúp bé yêu cân bằng dưỡng chất trong cơ thể. Tính chất lành mạnh của dầu gạo Tsuno không chỉ vô cùng an toàn cho sức khỏe của bé và còn cho phép mẹ tái sử dụng từ 3 đến 4 lần mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng.

Dầu ăn hoa cải Ajinomoto 

Dầu ăn hoa cải Ajinomoto tiếp tục là sản phẩm dầu ăn dặm cho bé đến từ Nhật Bản. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ hoa cải tự nhiên giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt dầu hạt cải cho bé ăn dặm còn có công dụng lớn trong việc ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Cũng giống như dầu ăn dặm olive hay dầu dạo, óc chó, dầu hạt hoa cải cũng đem đến cho bé nguồn dưỡng chất dồi dào. Sản phẩm đã được các chuyên gia dinh dưỡng tại Australia nghiên cứu dành riêng cho bé trong độ tuổi ăn dặm từ có độ tuổi từ 6 tháng tuổi trở lên. Sản phẩm giúp làm giảm lượng cholesterol có hại trong cơ thể bé. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ bé yêu phát triển tốt hơn. Trong 2 tháng đầu tiên,  mẹ nên cho bé ăn khoảng 15g dầu hạt cải mỗi ngày, sau đó tăng dần lên khoảng 22g.

cac-loai-dau-an-dam-cho-be
Dầu ăn dặm hoa cải Ajinomoto cho bé

Dầu óc chó Jaywis Nhật Bản

Óc chó là thực phẩm giàu dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe và sản phẩm dầu óc chó cũng vậy. Dầu óc chó cho bé ăn dặm của Nhật Jaywis được nhiều mẹ tin chọn bởi công dụng ngăn ngừa và phòng chống nhiều bệnh tật nguy hiểm. Loại dầu ăn dặm cho bé này còn chứa hàm lượng lớn acid béo Omega 3 rất cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Dầu óc chó Jaywis được chiết xuất 100% từ những hạt óc chó và không chứa chất bảo quản cũng như các chất có hại khác. Sản phẩm sử dụng phương pháp ép dầu truyền thống của Nhật Bản giúp giữ nguyên vị thơm ngon tự nhiên và tinh khiết nhất. Thêm một thìa dầu óc chó vào các món ăn dặm sẽ giúp kích thích vị giác của trẻ nhỏ ăn ngon hơn nhờ vị béo ngậy. Đồng thời, hàm lượng dưỡng chất có trong dầu óc chó rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú, người béo phì.

Dầu cá hồi Nutra Omega 3 HiPP 

Cá hồi là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao và tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Dầu cá hồi Nutra Omega 3 HiPP được chế biến hoàn toàn từ cá hồi. Sản phẩm cung cấp hàm lượng lớn Omega 3, Omega 6, DHA, EPA, vitamin E hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dầu cá hồi cho bé ăn dặm nutra thích hợp sử dụng cho bé từ 2- 8 tháng tuổi.

cac-loai-dau-an-dam-cho-be
Dầu cá hồi Nutra Omega 3

Dầu ăn Nutra với hàm lượng chất dinh dưỡng cao giúp điều hòa nhu động ruột kích thích cảm giác thèm ăn và ăn ngon hơn ở trẻ. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng giúp cải thiện thị lực và nâng cao khả năng miễn dịch ở trẻ. Khi sử dụng sản phẩm, mẹ có thể nhỏ một vào giọt vào cháo hoặc bột ăn dặm của bé. Còn nếu sử dụng để chế biến món ăn mẹ nên lưu ý không nên nấu quá kỹ dầu nutra để tránh mất dưỡng chất.

Trên đây là những sản phẩm dầu ăn dặm cho bé phổ biến và được nhiều mẹ lựa chọn cho thực đơn mỗi ngày của bé yêu. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào mẹ hãy nhớ sử dụng sản phẩm đúng cách để bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Bài viết liên quan

>>> Nên chọn nước mắm ăn dặm cho bé loại nào tốt?

Nên chọn nước mắm ăn dặm cho bé loại nào tốt?

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hoá vô cùng non nớt do đó chế độ ăn mỗi ngày cần được đặc biệt quan tâm. Do đó mẹ cần lưu ý đến tất cả các loại thực phẩm sử dụng cho bé trong đó có cả nước mắm. Vậy đâu là loại nước mắm ăn dặm cho bé mẹ nên sử dụng trong thực đơn cho bé?

Nên sử dụng nước mắm ăn dặm cho bé vào giai đoạn nào?

Giai đoạn 4- 6 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu tập ăn dặm. Lúc này bé không thể ăn mặn do hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện. Bởi vậy mẹ không nên thêm muối hoặc nước mắm vào thực đơn mỗi ngày của bé. 

Đến tháng thứ 8 ngoài sữa công thức mẹ cần bổ sung thêm bột ăn dặm cho bé để đảm bảo dinh dưỡng. Trong sản phẩm bột ăn dặm của bé đã được tính toán lượng muối thích hợp. Do đó mẹ cũng không cần sử dụng thêm muối hoặc nước mắm. 

nuoc-mam-cho-be-an-dam
Sử dụng nước mắm cho bé ăn dặm khi nào?

Tuy nhiên khi chuyển sang bột xay hoặc cháo xay mẹ cần thêm khoảng ⅓ thìa nước mắm. Điều này không những giúp tăng hương vị kích thích bé ăn ngon mà còn đảm bảo sự phát triển thận của bé.

Đến khoảng giai đoạn từ tháng 12- 24, bé bắt đầu ăn cháo đặc, cơm nát cùng các món ăn khác. Lúc này mẹ cần thêm 1 giọt dầu ăn và ½ đến 1 thìa nước mắm để đảm bảo lượng i-ốt cần thiết cho sự  phát triển thể chất và trí não của trẻ nhỏ.

Tại sao nên dùng nước mắm cho bé?

Nước mắm là gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn Việt và với chế độ dinh dưỡng của bé cũng vậy. Trong giai đoạn phát triển, nước mắm giúp cung cấp các chất đạm, i-ốt, canxi,… cần thiết cho bé. Không những vậy, trong nước mắm còn chứa hàm lượng lớn axit amin thủy phân từ cá mà mẹ không thể tìm thấy ở trong các loại thực phẩm hàng ngày khác. 

Thêm vào đó, nước mắm cho bé ăn dặm được sản xuất theo phương pháp truyền thống còn đảm bảo độ lành tính. Do đó mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.

Nên chọn nước mắm ăn dặm cho bé loại nào tốt?

Mặc dù không phải nguồn cung cấp dinh dưỡng chính những nước mắm là loại gia vị không thể thiếu trong chế độ ăn của bé. Dưới đây là những loại nước mắm trẻ em ăn dặm tốt mà mạ có thể tham khảo:

Nước mắm Lê Gia 

Nước mắm Lê Gia được chiết xuất từ cá cơm Than theo tỷ lệ 4 cá : 1 muối giúp đem đến cho bé nguồn dưỡng chất dồi dào. Sản phẩm đã được kiểm định an toàn cho bé và có chứa nhiều vitamin quan trọng. Trong đó có nhóm vitamin B, B1, B2, PP và B12. 

Không những vậy sản phẩm còn chứa tới gần 20 axit amin bổ dưỡng. Đây đều là các dưỡng chất giúp bé ăn ngon và hỗ trợ phát triển toàn diện như: valin, methionine, alanine , threonine, leucine… và lysine..

nuoc-mam-an-dam-cho-be
Nước mắm cho bé ăn dặm Lê Gia có tốt không ?

Nước mắm Hạnh Phúc

Nước mắm Hạnh Phúc là thương hiệu nước mắm Phú Quốc nổi tiếng. Sản phẩm có mùi hương cá cơm đặc sản vị dìu dịu, ngọt ngào khó quên. Sản phẩm là nguồn cung cấp đạm vô cùng lớn với 60 độ đạm cao cấp đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp bằng độc quyền sáng chế.

Khi sử dụng nước mắm hạnh phúc cho bé trong giai đoạn ăn dặm, mẹ chỉ nên cho vài giọt vào cháo hoặc bột của bé. Sau đó tăng dần lên trong mỗi bữa ăn đến khoảng ½  hoặc 1 thìa cà phê tùy theo lượng thức ăn. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé quen dần với việc sử dụng gia vị.

Nước mắm Thiên Ngư 

Nước mắm Thiên Ngư được sản xuất theo phương pháp cổ truyền từ nguồn cá cơm Trường Sa thiên nhiên. Sản phẩm mang đến hương vị đậm đà cùng mùi hương đặc trưng của cá cơm. Sản phẩm được kiểm chứng có nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt là canxi, đạm, i-ốt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. 

Nước mắm Thiên Ngư với thành phần 100% cá cơm tươi và muối biển cam kết không có chứa chất bảo quản và chất phụ gia. Bởi vậy mẹ có toàn có thể yên tâm đây là sản phẩm sạch nhất- tươi ngon nhất.

Nước mắm Ngư Nhi

Nước mắm Ngư Nhi là sản phẩm được đặc chế dành riêng cho trẻ nhỏ, bắt đầu từ độ tuổi ăn dặm. Sản phẩm được chiết xuất từ 100% cá cơm tươi Phú Quốc. Bởi vậy đây là nguồn cung protein tự nhiên vô cùng dồi dào đạt mức 300g/l. Với hàm lượng chất dinh dưỡng này sản phẩm hoàn toàn có thể đáp ứng đủ lượng đạm và protein cần thiết cho sự phát triển của bé.

nuoc-mam-cho-be-an-dam
Nước mắm ăn dặm cho bé Ngư Nhi

Bên cạnh đó, nước mắm Ngư Nhi hoàn toàn không chứa chất bảo quản, không hương liệu. bởi vậy  mẹ hoàn toàn an tâm khi sử dụng và chỉ nên sử dụng cho bé trên 6 tháng tuổi.

Nước mắm Hà An

Sản phẩm được sản xuất từ nguồn cá cơm Nha Trang. Cùng với đó là sự kết hợp  giữa phương pháp chế biến theo phương pháp cổ truyền và dây chuyền hiện đại giúp nước mắm Hà An giữ được hương vị của nước mắm cốt. 

Trong 100ml nước mắm Hải An chó chứa 34g protein, 9.2g sodium và 136 calorie. Do đó bổ sung sản phẩm vào chế độ ăn dặm mỗi ngày giúp bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo quá trình phát triển toàn diện.

Trên đây là các loại nước mắm ăn dặm cho bé được nhiều mẹ tin chọn hiện nay. Hy vọng qua những chia sẻ trên mẹ sẽ có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho quá trình ăn dặm và sự phát triển của bé.

Bài viết liên quan

>>> Top 4 thương hiệu cháo tươi cho bé ăn dặm uy tín tại Việt Nam

>>> Top 5 loại bánh tập ăn dặm cho bé 5 tháng tốt nhất

Những loại hạt ngũ cốc tốt cho bé ăn dặm giai đoạn khởi đầu

Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, ngày càng có nhiều mẹ lựa chọn ngũ cốc ăn dặm cho bé. Tuy nhiên khi nào bé có thể ăn hạt và có phải tất cả các loại hạt đều tốt cho trẻ em hay không? Hãy cùng tìm hiểu những loại hạt tốt cho bé ăn dặm nên áp dụng trong thực đơn dinh dưỡng ngay dưới đây.

Khi nào có thể cho bé ăn?

Các loại hạt là thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng bởi vậy không phải lứa tuổi nào cũng có thể ăn được. Nếu bố mẹ muốn đưa các loại hạt vào thực đơn ăn dặm của trẻ thì phải khi trẻ lớn lên. Điều đó có nghĩa là trả ngoài 6 tháng tuổi mới có thể ăn hạt. Tuy nhiên bố mẹ không nên vì trẻ dị ứng mà bỏ qua những thực phẩm này. Thay vào đó cho trẻ làm quen dần với chúng trong giai đoạn ăn dặm sẽ giúp bé sẽ ít bị dị ứng hơn. 

Hầu như mọi loại hạt đều chứa hàm lượng dưỡng chất vô cùng dồi dào nhưng bố mẹ cần nhớ không nên cho bé ăn nguyên hạt. Tất cả trẻ dưới 5 tuổi ăn hạt còn nguyên đều có thể khiến trẻ bị hóc hoặc ngạt thở. 

nhung-loai-hat-cho-be-an-dam
Hạt ngũ cốc có tốt cho bé ăn dặm không?

Những loại hạt tốt cho bé ăn dặm

Các loại hạt ngũ cốc hay hạt dinh dưỡng đều chứa các chất rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện trẻ nhỏ. Vậy nên bố mẹ chắc chắn không nên bỏ qua chúng trong thực đơn ăn dặm của bé.

Yến mạch 

Yến mạch là một trong những loại hạt ăn dặm với hàm lượng lớn chất xơ, ít đường, không bé và dễ tiêu hóa. Trong giai đoạn ăn dặm của bé mẹ nên sử dụng bột yến mạch hoặc yến mạch cán mỏng ăn liền. Hai loại yến mạch này sẽ dễ chín và nhuyễn với các loại thực phẩm khác giúp bé dễ ăn hơn.

Gạo lứt

Gạo lứt được xếp vào hàng các loại hạt ngũ cốc “sang chảnh” bởi mức giá của chúng tương đối cao. Tuy nhiên hàm lượng chất xơ và chất dinh dưỡng của gạo lứt lại vô cùng dồi dào. Đây là một trong những loại hạt tốt cho bé ăn dặm bởi giữ trọn vẹn dinh dưỡng tự nhiên của hạt gạo và không chứa chất gây dị ứng. Bổ sung gạo lứt vào thực đơn cho bé giúp tốt cho hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng và cung cấp đầy đủ năng lượng cho bé.

nhung-loai-hat-tot-cho-be-an-dam
Cháo gạo lứt bổ sung nhiều chất xơ cho bé

Đậu đen

Đậu đen là loại hạt chứa hàm lượng canxi, kali và phốt pho khs cao. Bởi vậy sử dụng loại hạt này nghiền thành bột để uống hoặc hấp chín và nghiền nát giúp củng cố hệ xương cho bé. Đồng thời loại hạt này cũng rất tốt cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể và sức đề kháng cho trẻ.

Đậu lăng

Đậu lăng là loại hạt ăn dặm cho trẻ chứa protein, sắt, folate, kẽm và mangan tốt cho sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, loạt hạt này còn chứa ít chất béo nên mẹ có thể yên tâm về nguy cơ béo phì hay tim mạch. Đồng thời bổ sung đậu lăng vào thực đơn ăn dặm cũng giúp cơ thể bé dễ hấp thu dinh dưỡng hơn và tăng năng lượng hoạt động cả ngày cho bé.

Ngoài các loại hạt trên vẫn còn nhiều loại hạt khác rất tốt cho sự phát triển của bé như Ngoài quinoa, hạt điều, óc chó hay hạnh nhân,… Tuy nhiên những loại hạt này sẽ phù hợp hơn với các bé trên 1 tuổi.

Cách sử dụng các loại hạt ăn dặm cho trẻ đúng cách

Trong từng giai đoạn khác nhau nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ thay đổi và bé cũng sẽ phù hợp với những loại hạt khác nhau. Tuy nhiên dù sử dụng loại hạt ngũ cốc nào mẹ cũng không nên cho bé ăn trước 6 tháng tuổi.

nhung-loai-hat-tot-cho-be-an-dam
Hướng dẫn sử dụng hạt cho bé ăn dặm đúng cách

Giai đoạn 6- 7 tháng

Trong giai đoạn này, mẹ nên sử dụng các loại ngũ cốc không chất béo, ít đường và nghiền duối dạng bột hoặc nấu cháo nhuyễn. Bởi đây là giai đoạn bé đang làm quen với việc nhai và nuốt thức ăn nên mẹ cần chú ý để tránh bé bị nghẹn, hóc.

Giai đoạn 8- 12 tháng

Ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé đã có sự phát triển nhất định và có thể thu nạp chất béo từ ngũ cốc. Do đó mẹ có thể bổ sung thêm hạt óc chó, hạnh nhân hay macca vào chế độ ăn dặm của bé.  Tuy nhiên khi chế biến các loại hạt này mẹ cũng cần chú ý đến khả năng ăn thô của bé. Tốt nhất mẹ nên nghiền nhỏ hạt ra ninh cùng gạo hoặc yến mạch để thành cháo cho bé ăn.

Hoặc mẹ cũng có thể nghiền thành bột và pha kết hợp với sữa tươi và hoa quả cho bé ăn sáng. Đây không chỉ là món ăn đầy đủ dưỡng chất mà còn giúp mẹ tiết kiệm thời gian.

Trên 20 tháng

Ở giai đoạn này bé hoàn toàn có khả năng ăn hạt quinoa. Mẹ có thể sử dụng loại hạt này nấu cùng cơm cho bé ăn. Đây là loại hạt ngũ cốc ăn dặm có giá trị dinh dưỡng rất lớn khi chứa lượng protein cao, giàu canxi, sắt, magie và chất xơ. loại hạt ăn dặm này sẽ giúp bé phát triển trí não toàn diện hơn và tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, khi sử dụng loại hạt này, mẹ nên lưu ý đến chế độ đạm trong thực đơn của bé bởi hạt quinoa rất giàu đạm.

Trên đây là tổng hợp những loại hạt tốt cho bé ăn dặm mà mẹ không nên bỏ qua. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bà mẹ có thêm nhiều gợi ý để nấu những món ăn ngon bổ dưỡng cho bé yêu. 

Bài viết liên quan

>>> Hướng dẫn cách nấu mì ăn dặm cho bé 9 tháng

>>> Top 5 loại bánh tập ăn dặm cho bé 5 tháng tốt nhất

>>> Review 5 loại bánh ăn dặm cho bé dị ứng sữa bò

5 loại hoa quả nóng mùa hè bà bầu nên tránh

Mùa hè đến trái cây ngập tràn trên các quầy kệ ở siêu thị, ngoài chợ với đủ màu sắc, mùi vị. Có những loại quả mà chỉ đợi đến mùa hè mới có để mua về ăn, tuy nhiên mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ vì có nhiều loại hoa quả nóng mùa hè có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và em bé trong bụng. Bài viết này sẽ liệt kê 5 loại quả nóng vào mùa hè mà bà bầu nên tránh.

1. Quả nhãn

hoa-qua-nong-mua-he
Bà bầu có ăn được nhãn không?

Đây là loại trái cây đặc trưng cho mùa hè, thường xuất hiện vào giữa và cuối hè. Nhãn có vị ngọt vừa, mùi thơm dễ chịu nên rất thu hút vị giác của bà bầu. Đối với cơ thể người bình thường, ăn nhãn có tác dụng dưỡng huyết an thần, bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí và có tác dụng kéo dài tuổi thọ. 

Với phụ nữ mang thai khi ăn nhãn, rất nhiều ý kiến cho rằng loại quả này không nên ăn vì có tác động không tốt với thai nhi. Trên thực tế thì nhãn vẫn có tác dụng với phụ nữ mang thai nếu ăn đúng cách có thể giúp nâng cao sức khỏe, giải quyết vấn đề tiêu hóa, loại bỏ giun sán đồng thời bổ sung vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn nhãn nhiều trong mùa hè có thể khiến mẹ bầu dễ bốc hỏa, ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi thậm chí có thể dẫn đến sảy thai. Mẹ bầu nếu quá thích ăn loại quả này cũng chỉ nên ăn tối đa 300g/ngày và hạn chế ăn nhiều ngày liên tiếp để tránh điều đáng tiếc xảy ra.

2. Quả vải

hoa-qua-nong-mua-he
Bà bầu có nên ăn vải không?

Có cùng họ với nhãn nhưng là loại quả xuất hiện sớm hơn, mẹ bầu có thể tìm mua vải vào ngay đầu mùa hè. Trong số các loại hoa quả nóng mùa hè thì vải gần như đứng đầu vì chỉ ăn vài quả thôi đã có thể khiến mẹ bầu nóng trong, nổi mụn nhọt, rôm sảy.

Theo bác sĩ Lê Thị Hải – chuyên gia dinh dưỡng đến từ Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia thì phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn 1 lượng nhỏ quả vải. Trong vải có rất nhiều khoáng chất như kali, canxi, kẽm, sắt, … có thể cung cấp lượng không nhỏ dinh dưỡng cho bà bầu. Khuyến cáo mẹ bầu nên ăn không quá 300g vải mỗi ngày. Với những người đang mắc chứng tiểu đường thai kỳ, không nên ăn vải vì hàm lượng đường trong loại quả này rất cao.

3. Quả táo mèo

hoa-qua-nong-mua-he
Táo mèo có gây nguy hiểm cho bà bầu khi ăn không?

Loại quả này cũng là loại trái cây bà bầu không nên ăn trong mùa hè vì theo cảnh báo, đây là trái cây có thể gây co thắt tử cung, sinh non. Mặc dù táo mèo có vị chua chua, chát nhẹ nên rất hợp khẩu vị bà bầu, nhiều mẹ nghén nặng còn dùng loại quả này như 1 phương pháp chữa nghén hữu hiệu. Mẹ bầu nhớ nhé, nếu có ăn táo mèo cũng chỉ nên ăn 1 – 2 quả, không ăn nhiều mẹ nhé. 

Sau khi sinh em bé xong, mẹ có thể sử dụng táo mèo ngâm dấm để giúp giảm cân, giảm eo rất hiệu quả.

4. Quả dứa

hoa-qua-nong-mua-he
Bà bầu có ăn dứa được không?

Ngay từ những ngày đầu hè, mẹ bầu đã có thể ngửi thấy mùi thơm của trái dứa khi ghé qua các sạp bán trái cây tươi. Loại quả này có quanh năm nhưng đến mùa hè mới là chính vụ. Dứa có vị chua chua, nếu là dứa mật thì có vị ngọt dễ ăn, dễ chế biến thành các món như canh dứa, nước ép dứa, sinh tố hay ăn trực tiếp. Tuy nhiên với các bà bầu thì cần lưu ý, trong tam cá nguyệt thứ nhất không nên ăn dứa các bwowrisex – thành phần của dứa – sẽ mang đến cảm thấy mệt mỏi, tăng triệu chứng ốm nghén và thúc đẩy nguy cơ sẩy thai. Còn trong các tháng tiếp theo của thai kỳ, nếu có ăn dứa mẹ bầu cũng nên hạn chế vì bromelain có trong trái dứa có thể làm mềm tử cung, dễ gây chuyển dạ sớm. Ăn nhiều dứa cũng khiến bà bầu rát lưỡi, mất vị giác trong ngày.

5. Quả đu đủ xanh

hoa-qua-nong-mua-he
Bà bầu nên tránh các món ăn từ đu đủ xanh

Không chỉ là hoa quả nóng vào mùa hè mà vào mùa nào mẹ bầu cũng không nên ăn đu đủ xanh. Trong trái đu đủ xanh có rất nhiều nhựa hay còn gọi là mủ, hoạt chất có mặt trong loại quả này là Papain và chymopapain có tác hại tạo ra cơn co thắt tử cung, dễ dẫn đến sinh non thậm chí là sảy thai. Papain còn làm yếu đi các màng bọc đóng vai trò nâng đỡ bào thai, làm chậm quá trình phát triển thai nhi, dễ gây xuất huyết. 

Đặc biệt Papain còn làm tăng nhiệt độ cơ thể, đây là lý do vì sao người ta xếp đu đủ chín vào danh sách hoa quả nóng vào mùa hè và mẹ bầu tuyệt đối không ăn. Ở một số đất nước như Sri Lanka, Bangladesh, Ấn Độ và Pakistan phụ nữ ở đây họ còn sử dụng đu đủ xanh như 1 loại thuốc phá thai tự nhiên. Mẹ bầu nhớ nhé, tuyệt đối không ăn đu đủ xanh. Nếu thích hương vị của loại trái cây này, mẹ có thể ăn đu đủ chín, đây lại là loại quả có tác dụng tốt với bà bầu, trái ngược với đu đủ còn xanh.

Mùa hè có rất nhiều loại trái cây để mẹ lựa chọn ăn, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể chính vì vậy hãy mạnh dạn loại bỏ 5 loại hoa quả nóng mùa hè gây ảnh hưởng không tốt kia ra khỏi danh sách mẹ bầu nhé. 

Bài viết liên quan 

>>> Món ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu từ hoa quả đơn giản dễ tìm

>>> Thực phẩm dành cho bà bầu 3 tháng đầu: Nên và không nên ăn gì?

Điểm danh 10 loại hoa quả mát mùa hè cho bé

Mùa hè là mùa của rất nhiều loại hoa quả như nhãn, vải, dưa, xoài, … Mỗi loại quả đều có tác dụng với sức khỏe tuy nhiên nhiều loại còn gây nóng trong, mụn nhọt với trẻ em. Bài viết này sẽ mách mẹ top 10 loại hoa quả mát mùa hè cho bé. Mẹ hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bé nhé.

Quả cam

Cam là loại trái cây họ bưởi có nguồn gốc từ châu Á và được trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và có mùa cam chính vụ vào mùa hè. Đây là loại quả rất giàu vitamin, có thể kể đến 6 tác dụng của quả cam dành cho trẻ nhỏ: tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu, ngăn ngừa khó tiêu, ngừa táo bón, giảm nguy cơ còi xương, chữa ho trị cảm lạnh.

Theo nghiên cứu cho thấy, chỉ với 1 lát cam có thể cung cấp đến 90% nhu cầu C trong ngày của trẻ. Mẹ có thể chế biến cam thành sinh tố, nước ép cho bé dễ uống.

hoa-qua-mat-mua-he-cho-be
Quả cam cung cấp nhiều vitamin C cho bé

Quả xoài

Xoài cũng là loại quả mùa hè rất giàu beta caroten, trong 100g xoài có khoảng 445 microgram beta caroten. Ngoài ra xoài còn có 20 loại axit amin dễ hấp thụ với hệ tiêu hóa non trẻ của con. Mỗi ngày mẹ có thể cho con ăn khoảng ½ quả xoài để cung cấp 30% beta caroten cho bé mà không sợ ăn nhiều gây nóng trong. Xoài ngoài làm sinh tố,  mẹ cũng có thể làm bánh, cho con ăn trực tiếp hoặc làm món xôi xoài hấp dẫn.

hoa-qua-mat-mua-he-cho-be
Xoài chứa 20 loại axit amin tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Đu đủ

So với xoài thì đu đủ có hàm lượng beta caroten thấp hơn 1 chút, đây là loại quả có hàm lượng beta caroten cao thứ 3 trong các loại hoa quả mát mùa hè cho bé chỉ sau xoài và dưa hấu. Đu đủ khi chín có mùi thơm và vị ngọt dễ ăn, mẹ có thể chế biến thành sinh tố hay kem khá hợp vào mùa hè này. Không chỉ giàu beta caroten, đu đủ chín cũng bổ sung 1 lượng canxi nhỏ cho cơ thể trẻ cùng với enzyme thúc đẩy tiêu hóa papain, trẻ ăn đu đủ chín sẽ dễ đi vệ sinh hơn.

hoa-qua-mat-mua-he-cho-be
Đu đủ là loại trái cây mát cho bé mẹ không nên bỏ qua

Chuối

Được xếp vào danh sách những loại quả năng lượng cao vì rất dễ hấp thụ, mẹ có thể cho bé ăn chuối vào các bữa ăn phụ để giảm tình trạng đói bụng ở con. Chuối không chỉ có vào mùa hè mà các mùa quanh năm đều có, tuy nhiên mùa hè vẫn được coi là mùa có nhiều loại quả này nhất. Trong 1 quả chuối có đến 3g chất xơ, không chỉ làm dịu hệ tiêu hóa mà còn giúp điều hòa nhu động ruột.

Quả chuối chứa nhiều chất xơ tốt cho bé

Dưa hấu

Vị mát, ngọt thanh của dưa hấu cùng màu sắc bắt mắt của loại quả này không chỉ khiến các bé thích thú mà còn cực ghiền. Trong dưa hấu có hàm lượng beta caroten nhiều hơn cả đu đủ chín, chỉ ít hơn xoài. Tuy nhiên dưa hấu có hạt nhỏ nên trẻ ăn có thể dễ bị hóc đồng thời dưa hấu cũng khá nhiều đường nên mẹ chỉ nên cho con ăn 1 miếng vừa phải trong ngày là đủ. Khi chọn dưa hấu cho bé, mẹ hạn chế chọn loại dưa đông lạnh vì ăn vào không tốt và cũng không giàu dinh dưỡng như dưa hấu thông thường.

Dưa hấu bổ sung nhiều nước cho bé

Hồng xiêm

Nếu mẹ muốn tìm 1 loại trái cây giàu sắt cho bé thì hồng xiêm là loại quả nên chọn nhất. Trong 100g hồng xiêm có chứa 52mg Canxi và hàm lượng sắt đủ cung cấp 29% cho nhu cầu cơ thể bé. Hồng xiêm cũng là loại hoa quả mát mùa hè cho bé nên mẹ tranh thủ đến mùa nên bổ sung cho con. 

Hồng xiêm chứa nhiều chất sắt cho bé

Dâu tây

Không chỉ các bé gái thích loại quả vừa thơm vừa dễ thương này mà ngay cả các bé trai cũng có rất nhiều bé yêu thích dâu tây. Trong dâu tây có đến 92% là nước nên có tác dụng giải khát, bù nước cho cơ thể trẻ vào mùa hè rất tốt. Đặc biệt quả dâu tây có mùi thơm cùng màu sắc bắt mắt, mẹ cũng dễ chế biến thành các món như sinh tố, nước ép, sữa chua hay dâu dầm, …

hoa-qua-mat-mua-he-cho-be
Dâu chứa nhiều vitamin C và khoáng chất

Dừa

Nước dừa được biết đến là 1 loại nước thần không chỉ nhiều công dụng với bà bầu, phụ nữ sau sinh mà cả với trẻ nhỏ cũng rất tốt. Nước dừa giàu kali và muối khoáng giúp cung cấp nước nhanh chóng cho cơ thể trẻ, điều hòa dịch nội bộ. Nhờ vậy mà nước dừa rất thích hợp sử dụng khi bé bị sốc nhiệt, thời tiết nóng, khi bé bị tiêu chảy, giúp cơ thể bé cân bằng điện giải.

hoa-qua-mat-mua-he-cho-be

Quả thanh long

Thanh long là loại quả có nhiều nước, vị ngọt hoặc chua nhẹ. So với các loại hoa quả mát mùa hè cho bé kể trên thì thanh long có vẻ khó ăn hơn vì phần hạt vừng nhỏ bên trong khiến nhiều bé không thích. Tuy nhiên đây cũng là loại quả mẹ nên cho bé tập ăn vào mùa hè từ khi bé đủ 1 tuổi. Thanh long giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, C, chất xơ cùng hàm lượng sắt cao giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể trẻ. Mỗi ngày mẹ có thể tập cho bé ăn 1 miếng nhỏ thanh long trước.

Bé ăn thanh long vào mùa hè có tốt không?

Quả dứa

Dứa là loại quả chỉ xuất hiện vào mùa hè, với các mùa khác nếu có mua thì thường là mẹ sẽ mua phải dứa trái vụ. Đây là loại quả cực giàu dinh dưỡng với kali, magie, natri, photpho, lưu huỳnh, canxi và sắt. Hàm lượng vitamin C có trong dứa cũng không nhỏ, có thể giúp trẻ tăng cường miễn dịch, hạn chế cảm vặt. Khi cho bé ăn dứa, mẹ cần loại bỏ hết phần mắt của quả này. Đặc biệt dứa ăn nhiều có thể gây rát lưỡi nên mẹ chế biến thành nước ép hoặc sinh tố cho bé dễ ăn hơn.

Dứa chứa nhiều khoáng chất tốt cho bé

Với danh sách 10 loại hoa quả mát mùa hè cho bé kể trên, mẹ đừng quên bổ sung ngay vào thực đơn của con trong tuần này nhé. Lưu ý với các loại trái cây có hạt lớn, dễ hóc mẹ cần loại bỏ hạt ra trước khi cho con ăn hoặc chế biến thành nước ép để con uống cho tiện