Các dấu hiệu bị trầm cảm sau sinh mà các mẹ cần biết

Đọc nhiều

Trầm cảm sau sinh là vấn đề mà nhiều mẹ đang gặp phải sau khi sinh bé. Vậy những dấu hiệu bị trầm cảm sau sinh mà các mẹ cần chú ý. Các mẹ hãy xem bài viết dưới đây để xem việc trầm cảm sau sinh có tác động như nào đến tâm lý của phụ nữ sau sinh nhé.

Trầm cảm sau sinh là như thế nào ?

Trầm cảm sau sinh là tình trạng mà phụ nữ sau sinh có những biểu hiện rối loạn cảm xúc có những ý nghĩ tiêu cực, tâm trạng mệt mỏi, buồn chán cũng như lo lắng về các vấn đề của cuộc sống. 

Chuyên gia tâm lý đã từng cảnh báo sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ thường có sự thay đổi đột ngột về nội tiết nên việc dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, trầm cảm. Cùng với đó là thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp và sự chuyển hóa lúc này cũng biến đổi nên dẫn đến những bất ổn về cảm xúc. Vậy nên những dấu hiệu bị trầm cảm sau sinh thường không được các gia đình chú ý, khi xảy ra nhiều hậu quả đau lòng thì người ta mới nghĩ lại về các dấu hiệu gợi báo của căn bệnh này.

dau-hieu-bi-tram-cam-sau-sinh
Dấu hiệu bị trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh con trở nên trầm trọng nếu ngay sau thời điểm sinh con , người mẹ đang gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé mà gia đình lại có mâu thuẫn không thể gỡ bỏ hay gặp khó khăn về tài chính… Nguy hiểm hơn nhất là nếu trong gia đình có người đã từng trầm cảm vậy người phụ nữ sau khi sinh càng nguy cơ bị  trầm cảm nhiều hơn.

Những dấu hiệu bị trầm cảm sau sinh mà các mẹ cần lưu ý

Với những dấu hiệu bị trầm cảm sau sinh sau thì có thể các mẹ cần lưu ý:

–  Có những tâm trạng chán nản, bồn chồn, ủ rũ

– Khóc nhiều, khóc thường xuyên và không hiểu lý do tại sao mình khóc.

– Tâm lý xa lánh gia đình và bạn bè

– Thường chán ăn hoặc ăn nhiều hơn ở mức bình thường

– Hay mất ngủ triền miên hoặc ngủ quá nhiều ở mức bình thường

– Không có những hứng thú hoặc các niềm vui với các hoạt động xung quanh ngay cả khi thường ngày yêu thích

– Thường xuyên có cảm giác khó chịu hoặc tức giận vô cớ

– Tâm trạng luôn lo lắng rằng mình không phải là một người mẹ tốt

– Không có hứng thú với em bé hay cảm thấy em bé dường như không phải là con của mình.

– Bị suy giảm trí nhớ, giảm khả năng suy nghĩ tập trung hoặc đưa ra quyết định

– Hay có những suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé

– Suy nghĩ thường xuyên đến cái chết hoặc tự tử như thế nào.

dau-hieu-tram-cam-sau-sinh
Trầm cảm sau sinh có những dấu hiệu nào?

Hậu quả khi bị trầm cảm sau sinh

Với mẹ bị trầm cảm sau sinh : Trầm cảm sau sinh nếu  không được điều trị có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí lâu hơn, đôi khi đây trở thành một rối loạn trầm cảm mãn tính. Nếu như ngay cả khi được điều trị, trầm cảm sau sinh có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm trong tương lai của người phụ nữ. Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường có những hậu quả như: 

– Không có đủ năng lượng để hoạt động nhất là việc trong chăm sóc con cái

– Người mẹ không thể chăm sóc em bé mới sinh

– Có nguy cơ tự tử cao hơn hoặc thậm chí muốn tự tử cùng con mình

Với em bé có mẹ bị trầm cảm sau sinh: Con của các mẹ bị trầm cảm sau sinh không được điều trị có khả năng gặp vấn đề về cảm xúc và hành vi như:

– Chậm phát triển ngôn ngữ 

– Sự liên kết mẹ-con bị ảnh hưởng nặng nề

– Có các hành vi bất thường hay dễ kích động so với hơn trẻ bình thường hơn.

– Trẻ có thể thường có những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống

– Phát triển chậm cả chiều cao cũng như là có nguy cơ béo phì cao hơn trẻ khác

– Trẻ thường xuyên căng thẳng,khó thích nghi với môi trường, hay gặp vấn đề về hòa nhập xã hội.

dau-hieu-bi-tram-cam-sau-sinh
Hậu quả của trầm cảm sau sinh

Khắc phục tình trạng bị trầm cảm sau sinh

Ngay từ khi mang thai: phụ nữ bình thường trong thời gian mang thai, ngay từ lúc mang thai cần phải quan tâm cũng như chăm sóc cả về dinh dưỡng và tinh thần. Phụ nữ mang thai nêntham gia các hoạt động tích cực như đi bộ, vận động nhẹ, nghe nhạc, học một bộ môn nghệ thuật nào đó hoặc gặp gỡ bạn bè – người có kinh nghiệm thai kỳ… để giúp tâm trạng luôn luôn ổn định, vui vẻ.

Với những phụ nữ đã có tiền sử trầm cảm hoặc dấu hiệu nên gặp ngay chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.Với các trường hợp nghiêm trọng, thuốc chống trầm cảm có thể dùng để phù hợp với phụ nữ đang mang thai.

Sau khi sinh: Sau khi sinh em bé, nên đề nghị với bác sĩ kiểm tra sớm sau sinh để sàng lọc các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm sau sinh. Việc càng phát hiện sớm, điều trị sớm hơn có thể bắt đầu. Nếu các mẹ có tiền sử trầm cảm sau sinh, bác sĩ có thể đề nghị điều trị chống trầm cảm hoặc trị liệu tâm lý ngay sau khi sinh.

Phụ nữ sau khi sinh cần có các chế độ sinh hoạt phù hợp cho bản thân:

– Có lối sống lành mạnh bao gồm các hoạt động thể chất như đi dạo với bé hàng ngày, cần được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thực phẩm lành mạnh và tránh những chất kích thích như cà phê, chè hay bia.

– Tuyệt đối là không gây áp lực cho bản thân phải làm tất cả mọi thứ, phải điều chỉnh các mong muốn của bản thân, không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo, chỉ làm những gì mà mình có thể làm.

– Dành thời gian cho chính mình. Nên mặc quần áo đẹp, hay nên đi ra khỏi nhà và ghé thăm một người bạn hoặc làm một vài việc vặt. Hãy dành thời gian ở một mình hoặc tâm sự với bạn đời.

– Tránh việc tự cô lập bản thân của mình. Bàn bạc với chồng, gia đình và bạn bè của bạn về các cảm xúc của mình. Nên thường xuyên hỏi các bà mẹ khác về những trải nghiệm của họ. Phải phá vỡ sự cô lập để giúp bạn cảm thấy hòa mình trở lại với cuộc sống.

– Có sự giúp đỡ: Hãy cố gắng mở lòng với những người thân và cho họ biết mình cần sự giúp đỡ. Nếu có ai đó nhận trông bé để mình có thể nghỉ ngơi, hãy nhận ngay sự giúp đỡ này. Các mẹ có thể ngủ, chợp mắt một chút hoặc có thể xem một bộ phim hay uống nước hoa quả với bạn bè.

Các thông tin cung cấp trong bài viết trên mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác dấu hiệu bị trầm cảm sau sinh cũng như tình trạng bệnh lý, các mẹ cần tới các bệnh viện để được bác sĩ khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn để có phác đồ điều trị hợp lý. Hi vọng bài viết trên mang lại những kiến thức quan trọng về trầm cảm sau sinh cũng như cách phòng chống.

Bài viết liên quan

>>> Những việc làm bố có thể giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn

>>> Thèm ngọt là con trai hay con gái

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ADSspot_imgspot_img

Bài viết mới

ADSspot_img

Bài viết tương tự