Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh 0-12 tháng tuổi

Đọc nhiều

Từ 0 – 12 tháng tuổi, đây là giai đoạn trẻ làm quen với thế giới ngoài bụng mẹ. Có rất nhiều điều kì lạ với con. Cùng tìm hiểu xem trong 1 năm này trẻ phát triển như thế nào, các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh mẹ cần ghi nhớ để cùng con đi qua.

1. Giai đoạn 1: Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi

Đây là giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh đầu tiên khi con vừa ra khỏi sự bao bọc của bụng mẹ. Trong 3 tháng này hoạt động chủ yếu của con là ăn, ngủ và đi vệ sinh. Mẹ sẽ thấy bé ngủ cả ngày, cả đêm, trừ lúc tìm ty mẹ và cần đi vệ sinh ra thì hầu hết là ngủ.

Tuy nhiên đến cuối tháng thứ nhất, bé đã có thể cố gắng nâng đầu lên 1 chút, tuy không nhiều nhưng sẽ là dấu hiệu để đến cuối tháng thứ 2, bé có thể nâng đầu lên khoảng 45 độ và biết đặt tay phía dưới bụng khi nằm sấp.

Ở cuối tháng thứ 2 bé cũng bắt đầu phát ra được 1 vài âm thanh lớn hơn tiếng ọ ọe bình thường, thậm chí là đến tháng thứ 3, con đã có thể hóng chuyện ah, eh rồi mẹ nhé

Trong 3 tháng này, hầu hết các con đã có thể nâng được tay lên, đưa tay vào miệng, biết chú ý vật có màu sắc bắt mắt ở cự ly gần, bé nào nhanh thì có thể đưa tay cằm nắm vật ở gần.

giai-doan-phat-trien-tre-so-sinh-0-3-thang-tuoi
Giai đoạn phát triển trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi

2. Giai đoạn 2: Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn 2 này, giấc ngủ của con đã kéo dài hơn, trẻ không ngủ ngắn giấc như thời điểm 0 – 3 tháng tuổi nữa. Nguyên nhân là do dạ dày của con đã lớn hơn, mỗi lần ty mẹ cũng sẽ ty lâu hơn, nhiều hơn nên không bị đói nhanh.

Đầu tháng thứ 4 là con đã biết lật qua lật lại hay các mẹ còn gọi là con biết lẫy, đầu cổ cứng cáp hơn, bé còn có thể ngồi được rồi nếu có điểm tựa lưng.

Tháng tuổi thứ 5 con sẽ ê a nhiều hơn, giao tiếp với bố mẹ nhiều hơn, con biết cười, biết nhìn theo đồ vật ở cự ly xa hơn. 

Ở tháng thứ 6 là bé có thể ngồi cứng cáp mà không cần sự hỗ trợ nào cả. Đây là thời điểm mẹ bắt đầu tìm hiểu đến việc cho con ăn dặm

Trong các giai đoạn phát triển của trẻ em thì tháng thứ 4 – tháng thứ 6 là khoảng thời gian con tăng cân không nhiều như giai đoạn 1 nữa. Điều này là hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.

Giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh 4-6 tháng tuổi

3. Giai đoạn 3: trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi

Vào đến tháng thứ 7, con bắt đầu tập bò, trườn. Giai đoạn này cha mẹ hãy cùng con trải qua bằng cách khuyến khích con bò đến đích. Cơ thể con cứng cáp và cũng linh hoạt hơn trước rất nhiều, thậm chí con đã biết vỗ tay khi được ba mẹ chỉ dạy

Nếu ba mẹ gọi tên con và hướng mắt về phía con, con còn biết rằng đang được gọi đến. Hoạt động giao tiếp rõ ràng hơn, con có thể cười thành tiếng, đưa tay cầm nắm đồ vật chắc chắn hơn. Đến cuối tháng thứ 8, đầu tháng thứ 9 con cũng bắt đầu tập nói. Lúc này mẹ đã có thể dạy con nói 1 số từ đơn giản như “ba ba”. 

Đến tháng thứ 9, cân nặng của bé gái sẽ khoảng 7,3 – 9,3kg còn bé trai đạt khoảng 8 – 10kg. Và lúc này đã có nhiều bé bắt đầu mọc được 2 chiếc răng ở hàm dưới.

Bé cũng bắt đầu nhận thức rõ ràng hơn, nếu mẹ đưa ra trước mặt bé 1 món đồ rồi giấu sau lưng, con sẽ biết cách tìm lại món đồ đó cho mẹ.

Giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh 7-9 tháng tuổi

4. Giai đoạn 4: trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi

Đây là giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh có thay đổi rất rõ rệt, đánh dấu sự thay đổi từ trẻ sơ sinh sang em bé. Trong 3 tháng này trẻ đã bắt đầu ăn được nhiều món ăn hơn, mẹ có thể tập cho con tự xúc ăn bằng thìa được rồi vì kỹ năng cầm nắm đồ vật của con đã chắc chắn, thành thạo hơn trước rất nhiều

Ở tháng tuổi thứ 10, bé đã bắt đầu đứng và từng bước học đi nhưng đến khoảng tháng 12 thì bé mới có thể đi được nhiều hơn. Song song với học đi, bé cũng bập bẹ nói được thêm vài từ khác “ba ba”. Tuy nhiên vẫn có 1 số ít trẻ em chậm biết đi, chậm biết nói, tức là ở giai đoạn này con chưa đi được cũng chưa nói được.

Răng của con sẽ tiếp tục mọc ở hàm dưới, bên cạnh răng cửa đã mọc trong tháng 7, tháng 8. Trẻ mọc răng hay bị sốt, quấy khóc, ngứa lợi. Vậy nên khi chăm sóc con ở giai đoạn mọc răng mẹ cũng cần chú ý. 

Với trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi được chia thành các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh rất rõ ràng, mẹ nên ghi nhớ các cột mốc này để chăm sóc, nuôi dạy con tốt hơn. Mẹ đã có thể dạy con 1 số trò chơi như ú òa, tìm đồ để con rèn luyện phản xạ.

Bài viết liên quan

>>> Cách nuôi dạy trẻ sơ sinh thông minh từ sớm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ADSspot_imgspot_img

Bài viết mới

ADSspot_imgspot_img

Bài viết tương tự