Để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng không quá khó nhưng cũng không phải là một điều dễ dàng. Trẻ nhỏ không cần cung cấp quá nhiều dinh dưỡng nhưng chúng lại không thể ăn quá nhiều các món ăn như một người trưởng thành. Bởi vậy, ngoài việc mua sẵn bột ăn dặm Kids Plaza có sẵn thì các mẹ có thể tự tay làm thực đơn ăn dặm cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé.
Thực đơn ăn dặm cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng
Bắt đầu từ tháng thứ 10 trở đi, bé cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ sữa bột, đồ ăn dặm để bổ sung các dưỡng chất còn thiếu từ sữa mẹ.
Phân bổ thực đơn hợp lý cũng là cách hay để bé có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng qua bữa ăn được tốt nhất. Trong thời kỳ ăn dặm, thời gian ăn uống cũng như các loại thực phẩm bổ sung cho bé vô cùng quan trọng. Mẹ có thể tham khảo một số chia sẻ của Kids Plaza dưới đây nhé!
Bữa sáng (6:00-7:00)
Nếu mẹ muốn một bữa sáng nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho con thì có thể nấu cháo hoặc bột ăn dặm cho thêm các loại rau quả, thịt, trứng,… Đối với người lớn hay trẻ nhỏ thì bữa sáng vẫn luôn là bữa quan trọng nhất để cung cấp năng lượng hoạt động cả ngày.
Bữa xế sáng (8:00-9:00)
Mẹ có thể cho bé ti sữa mẹ hoặc bú bình đều được. Hiện nay, trên thị trường đã có sữa chua, yogurt dành cho trẻ sơ sinh vô cùng tiện lợi, ngoài sữa bột, mẹ có thể chuẩn bị những thứ này cho bữa điểm tâm của con.
Bữa điểm tâm chỉ cho bé ăn lót dạ, không nên cho bé ăn quá no, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn chính. Bữa này nên ăn cách bữa chính 30 phút đến 1 giờ đồng hồ.
Bữa trưa (10:00-12:00)
Thực đơn ăn dặm cho bé vào bữa trưa cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng (chất béo, chất xơ, tinh bột, khoáng chất).
Các chất dinh dưỡng này được lấy từ rau củ quả, thịt, cá xay nhuyễn rồi trộn cùng với bột ăn dặm được nấu từ trước. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng thực đơn bao gồm trứng luộc, cải xanh và nát ruột bánh mì. Mẹ nên linh hoạy thay đổi thực đơn bữa ăn để bé không bị chán.
Bữa xế chiều (14:00-16:00)
Khoai tây tán phô mai, bông cải xanh nạo là những món ăn vô cùng hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Hoặc mẹ có thể chuẩn bị súp đậu lăng nấu đặc, cùng với táo đút lò và cháo hoặc là mầm lúa mì. Các món ăn trong bữa chiều tối của thực đơn ăn dặm cho bé tuy không cần đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn phải đảm bảo không có gia vị, thực phẩm tự nhiên.
Bữa tối (18:00-19:00)
Thực đơn bữa tối mẹ có thể chuẩn bị như thực đơn bữa ăn trưa. Để bé ăn được nhiều và ngon miệng hơn, trước bữa tối 1 giờ đồng hồ mẹ không nên cho bé ăn thêm bất cứ thứ gì, cho bé ăn tối sau bữa xế 1-2 giờ đồng hồ.
Lưu ý khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé
Trong khoảng thời gian mẹ cho bé ăn dặm, chất dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể đóng một vai trò rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là sự thích nghi ở hệ tiêu hóa của cơ thể trẻ nhỏ với những món ăn mới. Hơn thế, hệ tiêu hóa của bé rất nhạy cảm nên bạn đặc biệt cần phải chú ý.
Lúc này, lượng sắt dự trữ trong cơ thể bé đã được sử dụng hết. Bởi vậy, việc bổ sung thêm các món ăn có chứa sắt là những món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé mà mẹ phải chuẩn bị. Chúng ta có thể cung cấp sắt cho bé thông qua đậu lăng và các loại đầu khác. Một lưu ý nhỏ nhưng cũng không thể bỏ qua là mẹ cần phải nấu thật kỹ chúng. Ngoài ra, các loại rau xanh cũng có chứa một lượng sắt khá lớn mà mẹ nên lựa chọn trong thực đơn ăn chay của trẻ.
Trên đây là chia sẻ của Kids Plaza về thực đơn ăn chay cho bé ăn dặm mà Kids Plaza chia sẻ, hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với mọi người.
Xem thêm: