Tại sao bé khóc đêm? Bé khóc đêm phải làm sao?

Đọc nhiều

“Bé khóc đêm” là tình trạng mà các bà mẹ bỉm sữa không thể tránh khỏi trong giai đoạn nuôi con nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bé khóc đêm, vậy bé khóc đêm phải làm sao và vấn đề này có nguy hiểm không?

Các trường hợp bé khóc đêm và phương pháp giải quyết

Bé khóc đêm do đói

tai-sao-be-khoc-dem-be-khoc-dem-phai-lam-gi
Các nguyên nhân khiến bé khóc đêm

Trẻ nhỏ cần được cho ăn nhiều lần trong ngày, chính vì vậy hầu hết các bé khóc vào ban đêm là do đói. Từ 1 đến 4 tháng tuổi, các bé cần được cho bú một cử vào giữa đêm.
Bắt đầu từ 5 tháng tuổi, trẻ ngủ nhiều hơn và có thể bú bình lúc này bé sẽ ít ăn vào buổi đêm và hạn chế tình trạng khóc đêm.

Hệ tiêu hóa gặp vấn đề

Đối với trẻ sơ sinh đang còn được nuôi bằng sữa mẹ, nếu mẹ ăn các loại thức ăn có tính lạnh, đồ sống sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, bé dễ gặp về các vấn đề tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,…Đây cũng là một trong những vấn đề dẫn đến tình trạng bé khóc đêm.
Vì trẻ sẽ không thể nói cho chúng ta rằng bé đang bị đau bụng, khó chịu hay không chính vì vậy mẹ có thể kiểm tra bằng cách để ý đến bụng của bé có bị phình to, chướng lên không.
Mẹ nên chú ý đến thực đơn ăn uống của mình cũng như các loại thức ăn cho bé, không nên cho bé ăn quá no vì sẽ làm bé khó chịu, mất ngủ.

Trẻ khóc đêm do bị dị ứng

tai-sao-be-khoc-dem-be-khoc-dem-phai-lam-gi
Bé khóc đêm do bị dị ứng

Dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bé khóc đêm.
Thông thường bị dị ứng bé sẽ khóc đêm dai dẳng và rất khó để giải quyết trong đêm. Trong trường hợp này mẹ cần tham khảo ý kiến bác sỹ để xác định được nguyên nhân bé bị dị ứng có phải do sữa công thức, thức ăn hay thời tiết không để tìm phương pháp giải quyết an toàn nhất.

Trẻ khóc đêm do ốm

Trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, trẻ nhỏ thường hay bị ngạt mũi, ho, cảm, gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Bé bị ngạt mũi, có đờm ở cổ họng dẫn đến khó thở, ho, trớ sữa ra ngoài.
Trong trường hợp bé sốt cao mẹ cần áp dụng biện pháp giảm sốt an toàn, có thể chườm khăn ướt cho bé, cần đưa trẻ đến các cơ sở ý tế để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bé trong giai đoạn cai sữa cũng là lý do bé hay quấy đêm. Các thói quen bú vào đêm hoặc sờ ti mẹ trong khi ngủ bắt buộc phải cai làm cho bé khó chịu và mất cảm giác an toàn, sợ mẹ bỏ đi. Tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra trong 5-7 ngày, nếu bé khóc đêm khi gặp vấn đề này thì mẹ cũng không cần phải lo lắng quá.

Trẻ mọc răng

Hầu hết các trẻ nhỏ khi mọc răng sẽ bị sốt cao trong 1-2 ngày. Trong giai đoạn mọc răng bé hay cáu kỉnh, khó chịu trong đêm. Mẹ cần chú ý đến dấu hiệu mọc răng của bé như phần gò má, nướu, cằm nếu thấy bé bị sưng đỏ.
Để làm giảm thiểu tình trạng này mẹ có thể dùng khăn đá lạnh chườm vào chỗ sưng đó.

Các nguyên nhân khác làm bé khóc đêm

Có nhiều trường hợp bé khóc không rõ nguyên nhân kèm theo tiếng nấc, hắt hơi hoặc khóc do giật mình vì tiếng ồn, nhiệt độ và ánh sáng trong phòng. Ngoài ra nếu ban ngày bé hoạt động nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh làm cho bé sợ hãi, co giật. Trong trường hợp này bé chỉ khóc một lúc rồi thôi nên mẹ cũng không cần lo lắng quá đâu nhé!

Hy vọng với các chia sẻ trên của chúng tôi mẹ không cần phải lo lắng về vấn đề “bé khóc đêm phải làm sao?”, mẹ hãy quan tâm đến vấn đề ăn uống của con là có thể cải thiện một phần tình trạng bé khóc đêm rồi nhé!

Bài viết liên quan

>>>Có nên đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh thường xuyên

>>> 10 điều mẹ cần biết khi chăm sóc bé vào mùa đông 

>>> Có hay không sữa Blackmores số 4 cho trẻ 2 tuổi?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ADSspot_imgspot_img

Bài viết mới

ADSspot_img

Bài viết tương tự