Hướng dẫn mẹ 3 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Đọc nhiều

Vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh là việc vô cùng quan trọng, đặc biệt là việc rơ lưỡi. Lưỡi của trẻ sơ sinh thường có lớp màng trắng bám dính, đây là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên sẽ giúp loại bỏ lớp màng bám này, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh về răng miệng như nấm lưỡi, tưa miệng,…

Rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong

Mật ong được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, giúp hạn chế hiệu quả bệnh tưa lưỡi ở trẻ em. Tuy nhiên, sử dụng mật ong cho trẻ sơ sinh tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do vi khuẩn Clostridium botulinum, dẫn đến tê liệt, khó thở, ảnh hưởng thần kinh. Do đó, phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi và đảm bảo mật ong có nguồn gốc rõ ràng.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong:

Chuẩn bị:

Ba mẹ có thể sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho bé

Cách thực hiện:

Rửa tay sạch bằng cồn y tế, dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng.

Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ hoặc có thể quấn gạc quanh ngón tay thuận thật chặt.

Nhúng gạc vào mật ong sao cho mật thấm ⅔ chiều dài gạc.

Cho tay vào miệng bé và thực hiện rơ lưỡi:

  • Massage thâth nhẹ nhàng phần nướu theo hình xoáy ốc để loại bỏ mảng bám.
  • Dùng gạc rơ nhẹ 2 bên má và vòm họng.
  • Cuối cùng, làm sạch bề mặt lưỡi từ ngoài vào trong theo 1 chiều.

Rơ lưỡi cho trẻ bằng rau  ngót

Rau ngót từ lâu đã được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và làm sạch răng miệng hiệu quả. Do đó, sử dụng rau ngót để rơ lưỡi là phương pháp dân gian được nhiều bà mẹ áp dụng cho trẻ em. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ phù hợp cho trẻ trên 12 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt, dễ bị kích ứng bởi rau ngót.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót:

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Rửa sạch rau ngót: Ngâm rau ngót trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

Giã hoặc xay nhuyễn rau ngót: Cho rau ngót vào máy xay sinh tố hoặc cối giã cùng một ít muối. Lọc lấy nước cốt, nếu hỗn hợp quá đặc có thể thêm một ít nước đun sôi để nguội.

Rửa tay sạch sẽ: Vệ sinh tay bằng cồn y tế hoặc nước rửa tay trước khi rơ lưỡi cho bé.

Rơ lưỡi cho bé: Thấm nước rau ngót vào gạc rơ lưỡi và nhẹ nhàng lau lưỡi bé theo trình tự: nướu, 2 bên má, vòm họng và cuối cùng là lưỡi từ ngoài vào trong theo một chiều. Nên thực hiện rơ lưỡi bằng rau ngót 3-4 lần/tuần.

Rơ lưỡi bằng rau ngót là phương pháp mà được mẹ bỉm tin dùng

Rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ

Lá hẹ từ lâu đã được biết đến như một nguyên liệu tự nhiên an toàn và hiệu quả trong việc rơ lưỡi cho bé. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống nấm lưỡi và tiêu viêm, lá hẹ sẽ giúp bé giảm sưng, không bị sốt khi mọc răng, đặc biệt phù hợp cho bé trên 1 tuổi.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá hẹ tươi
  • Băng gạc rơ lưỡi
  • Muối
  • Máy xay sinh tố hoặc cối giã

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá hẹ, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

Xay nhuyễn lá hẹ cùng nước ấm (khoảng 40 – 50 độ C) rồi lọc lấy nước cốt, bỏ phần bã.

Rửa tay sạch bằng cồn y tế hoặc xà phòng. Quấn gạc rơ lưỡi quanh ngón trỏ hoặc ngón út.

Nhúng gạc vào nước cốt lá hẹ đã chuẩn bị.

Bắt đầu rơ lưỡi cho bé theo trình tự: nướu, 2 bên má, vòm họng và cuối cùng là lưỡi từ ngoài vào trong theo 1 chiều.

Thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là việc đơn giản, nhưng cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bé. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ tự tin rơ lưỡi cho con yêu của mình.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ADSspot_imgspot_img

Bài viết mới

ADSspot_imgspot_img

Bài viết tương tự