Ở nhà chăm con là nỗi sợ hãi của không ít bà mẹ trẻ, nhất là với các mẹ bầu công sở. Phần vì ở nhà chăm con nghe có phần đơn giản nhưng cực kỳ bận rộn, phần vì ở nhà chăm sóc bé sẽ phụ thuộc vào chồng về kinh tế, ngoại hình cũng sẽ không được xinh đẹp như khi đi làm. Mách mẹ 1001 bí quyết cực hay chăm con nhàn tênh, cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh cho mẹ từ giai đoạn mang bầu đến khi thành bà mẹ bỉm sữa.
1. Bí quyết chăm con từ trong bụng mẹ
Ăn đủ dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục, nhớ lịch khám thai định kỳ, đây là những điều mẹ bầu cần ghi nhớ khi mang thai để mẹ khỏe, bé khỏe. Tuy nhiên trong giai đoạn mang thai, có 1 số điều mẹ cần ghi nhớ để sau sinh con ngoan, mẹ khỏe mạnh.
Thực phẩm giúp bé thông minh từ trong bụng mẹ
Việc ăn, uống đầy đủ dinh dưỡng là bắt buộc với mẹ bầu để có giai đoạn thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên để bé thông minh từ trong bụng mẹ, mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm sau:
Các loại cá giàu DHA
Ăn nhiều cá giúp con thông minh, đây là điều mà nhiều cô, nhiều dì mách lại con cháu, đặc biệt là các loại cá giàu DHA như cá hồi, cá chép. DHA là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ, nhiều mẹ còn bổ sung DHA cho con sau khi sinh ra bằng các loại sữa công thức.
Trứng
Trái trứng nhỏ nhưng lại chứa đựng hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong trứng có choline – chất trung gian truyền dẫn thần kinh giúp tăng khả năng học tập và ghi nhớ của não bộ. Phụ nữ mang thai có thể ăn 2 trái trứng gà/ngày để đáp ứng nhu cầu choline của cơ thể
Sữa chua
Là món ăn quen thuộc trong các bữa phụ của bà bầu, không chỉ cung cấp thêm lợi khuẩn, làm đẹp da mà trong sữa chua còn có protein từ sữa lên men cùng canxi được bổ sung thêm giúp trẻ phát triển hệ xương, thông minh
Rau chân vịt, thịt gà, đậu
Đây đều là các loại thực phẩm rất giàu sắt, chống thiếu máu cho bà bầu và cả cho mẹ sau sinh. Không những vậy, sắt còn giúp tổng hợp Hemoglobin – có tác dụng tăng cường vận chuyển oxy tới nuôi các tế bào não bộ của trẻ. Việc thiếu sắt ở bà bầu có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ ở trẻ, nguy cơ trẻ phát triển chậm. Đây là lý do vì sao trong giai đoạn mang thai, bác sĩ luôn kê đơn cho bà bầu uống thêm sắt dạng viên hoặc sắt dạng lỏng
Bổ sung I – ot
Iot cũng là thành phần ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số thông minh của trẻ nhỏ. Trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ bầu cũng nên chú ý đến việc bổ sung nguyên tố này trong bữa ăn bằng các loại thực phẩm như cá biển, sò, sữa chua, rau cần, cải thảo, … và chuyển qua dùng bột canh có iot khi nêm gia vị thay vì các loại muối thông thường khác.
Bí quyết ăn uống khi mang thai để con hồng hào, trắng trẻo
– Uống nước mía: từ tháng mang thai thứ 5 trở đi, mỗi tuần mẹ bầu uống 3 ly nước mía đến tháng thứ 9 thì giảm xuống còn 2 ly/tuần. Sau này sinh ra, bé sẽ hồng hào, trắng trẻo. Chú ý không uống nước mía với các mẹ bầu đang gặp vấn đề tiểu đường thai kỳ
– Ăn dạ dày lợn hấp tiêu: từ tuần mang thai 32 – 33, mỗi tuần ăn 1 chiếc dạ dày hấp tiêu sẽ giúp con sau này có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đến tuổi mọc răng con sẽ không bị đi tướt. Đây là phương pháp dân gian được các mẹ truyền tai nhau.
2. Mẹo nuôi bé khỏe mạnh, thông minh
Cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi
– Để sữa thơm và về nhiều: sau sinh, làm gì để gọi sữa về là điều mà không ít mẹ quan tâm. Mách mẹ mẹo nhỏ, lấy 7 lá mít, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi, lấy nước uống. Sữa vừa về nhiều lại vừa thơm nức mũi.
– Gọi sữa về nhanh cho cả mẹ sinh thường và sinh mổ: mẹ trộn rượu gạo nấu với men, ủ trong 20 phút, sau đó nhúng khăn và đắp lên ngực. Mỗi lần đắp, để trong khoảng 15 phút. Men và rượu sẽ làm nóng bầu ngực và kích thích sữa về nhanh hơn cách chườm nước. Cách này cũng kích sữa rất đều, không bị bên quá ít, bên quá nhiều. Hoặc mẹ có thể luộc bó rau ngổ chung với rau lang và ăn hết một đĩa trong vài ngày đầu sau sinh. Cách này dùng được cho các mẹ mà không sợ dị ứng do cơ địa nhưng với các mẹ không thích ăn rau thì sẽ phải cố gắng nhiều chút.
– Khi con rụng rốn: mẹ lấy dầu dừa thêm vào 1 ít phèn chua đã nướng giã nát cho vào dầu dừa. Lấy miếng bông gòn cắt nhỏ hình vuông, thấm hỗn hợp đó và đắp lên rốn bé, đến khi nào miếng gạc đó khô thì bỏ đi, chỉ cần làm 1 lần. Như vậy sau này bé sẽ ít gặp các vấn đề về tiêu hóa.
– Làm sạch lưỡi cho bé: trẻ sơ sinh sau 1 thời gian hay có vệt trắng ở lưỡi, trên vùng lợi. Nhiều bà truyền lại kinh nghiệm cho các mẹ sau sinh là dùng mật ong để làm sạch lưỡi cho con. Tuy nhiên mẹ cần hết sức lưu ý, mật ong rất nguy hiểm nếu dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Cách để làm sạch lưỡi
– Chữa bé khóc dạ đề: đây là hiện tượng trẻ hay khóc về đêm khiến mẹ và bé đều bị stress, mẹ lấy lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn trẻ, rồi bế vào lòng, áp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn. Hoặc nếu ở vùng mẹ có hạt bìm bìm, có thể lấy 7 – 9 hạt, đem đi giã nát, trộn với nước ấm để được một hỗn hợp bột hơi nhão. Khi con ngủ đêm, mẹ đắp 1 chút lên rốn con, làm như vậy con sẽ ngủ ngoan cả đêm.
– Mẹo chữa bé nôn trớ: mẹ lấy đọt tre là phần lá nhọn nhất của cành tre, đun lên lấy nước cho bé uống. Theo kinh nghiệm dân gian, bé trai mẹ lấy 7 đọt, bé gái 9 đọt. Bé uống xong sẽ không còn gặp các vấn đề về nôn trớ nữa
– Trị rôm sẩy cho con: nắng nóng trẻ dễ mọc rôm sảy, mẹ có thể đun nước lá dền gai với ngũ trảo tắm cho con hoặc đun khổ qua với lá kinh giới cho con tắm.
– Mọc răng không sốt: khi con được 3 tháng 10 ngày, mẹ lấy nước giá đỗ trộn với nước hẹ rồi chấm 1 ít vào miệng bé.
– Chữa táo bón: mẹ lấy ngọn mùng tơi, bỏ lá và tước phần vỏ ngoài rồi đưa vao hậu môn của con, đưa ra đưa vào vài lần như vậy, 1 lúc sau con đi ngoài sẽ thấy thuận lợi hơn vì được nước nhờn trong cành mùng tơi bôi trơn
– Chữa đi ngoài: mẹ lấy lá ổi, rửa sạch đun lấy nước cho con uống, nếu con đã biết ăn, mẹ lấy cà rốt hấp rồi cho con ăn cũng cầm được việc đi ngoài. Nhiều bác y tế phường còn chia sẻ kinh nghiệm mua nước vôi nhì cho bé uống vài giọt, ngày uống 2 lần, uống khoảng 2 ngày con sẽ giảm ngay chứng đi ngoài.
– Bé tiêm phòng không sốt: trước hôm đi tiêm thì các mẹ nhớ mua rau tía tô về, rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn, nói chung ăn càng nhiều càng tốt, rồi cho con ti, ti càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm xong cũng cần cho con ti nhiều để tránh mất nước. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp con không bị sốt tẹo nào. Sau khi tiêm lấy bông mà các cô để ở chỗ tiêm day day cho đến khi khô, sau đó chườm lạnh – bằng cách mang theo sẵn khăn lạnh cất trong túi giữ lạnh. Hoặc mẹ dán 1 miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm, bé sẽ không đau mà giảm được sốt, không quấy khóc.
Các phương pháp nuôi dạy trẻ sơ sinh
Các cụ thường có câu dạy con từ thuở còn thơ, việc giáo dục sớm cho trẻ đang là chủ đề ba mẹ hiện đại rất quan tâm. Mách mẹ 2 phương pháp nuôi dạy trẻ sơ sinh được nhiều gia đình ưa chuộng
Nuôi dạy con kiểu Nhật
Không chỉ là nuôi dạy con trong việc ăn uống mà giáo dục con như người Nhật cũng là một phương pháp hay có trong cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh được nhiều ông bố, bà mẹ tìm hiểu.
– Nuôi dưỡng năng lực quan sát của trẻ: 0 – 3 tuổi là giai đoạn não bộ của bé phát triển mạnh mẽ, khả năng quan sát, nhận thức tăng lên đáng kể. Năng lực học tập của trẻ sau này cũng được hình thành từ trải nghiệm trong giai đoạn này. Tại các trường mầm non Nhật Bản, trẻ luôn được đi dạo công viên vào buổi sáng để cảm nhận thiên nhiên, quan sát thế giới xung quanh.
– Mẹ là người quan trọng: nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ tối đa nhất có thể để giúp con phát triển khỏe mạnh. Trong gia đình Nhật, mẹ không chỉ có vai trò chăm sóc con cái mà còn là người rất nghiêm khắc rèn kỷ luật cho con ngay từ nhỏ
– Truyền cảm hứng, khơi gợi trí tò mò: kích thích trí tò mò, tạo cảm giác muốn khám phá là cách dạy con hợp lý của người Nhật thay vì bắt ép con học. Khi con làm việc tốt sẽ được khen ngợi, khuyến khích, tạo cảm hứng cho con trong những lần tiếp theo. Còn khi con làm chưa tốt sẽ được giảng giải để rút kinh nghiệm, không lặp lại lỗi trong những lần sau.
– Nuôi dưỡng cảm xúc: âm nhạc và những câu chuyện cổ tích là cách để nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Nhiều gia đình cho con nghe nhạc và học nhạc cụ từ rất sớm. Ngoài ra 1 phương pháp cũng rất hiệu quả đó là nói chuyện với con mỗi ngày, ngay cả khi con trong bụng mẹ vẫn nên nói chuyện với con.
– Kích thích sự sáng tạo: bằng việc đưa cho con cây bút và tờ giấy trắng hoặc bộ lego mới, đây là cách giúp trẻ sáng tạo vượt trội
Phương pháp giáo dục sớm Montessori
Đây là phương pháp giáo dục hiện đại và được đưa vào chương trình dạy trong nhiều trường học. Mẹ có thể áp dụng phương pháp nuôi dạy trẻ sơ sinh này từ rất sớm cho con.
– Để con được tự do di chuyển: khoảng đến 3 tháng tuổi là con bắt đầu tập lẫy, bắt đầu vào hành trình di chuyển, hoạt động tứ chi linh hoạt. Hãy để con được tự do di chuyển từ trườn, bò, đi, đứng, … Ba mẹ chỉ cần ở bên cạnh quan sát và gỡ rối giúp con khỏi các tình huống nguy hiểm, còn lại hãy để bé tự xoay xở
– Giao tiếp với con trong sự tôn trọng: ngay cả khi thay tã cho bé, mẹ cũng nên hỏi ý kiến con rằng mẹ sẽ thay tã cho bé nhé? Đây là cách giao tiếp tôn trọng mà cha mẹ có thể áp dụng trong cuộc sống khi giáo dục con trẻ
– Cho con tự lập: từ việc ăn uống đến chơi, ngủ, mẹ hãy cho con khoảng không gian để tự lập. Hãy để con tự do lựa chọn món ăn ưa thích, để con được tự chơi và ngủ riêng. Ba mẹ chỉ cần giám sát để đảm bảo an toàn cho con là được.
– Làm bạn cùng con: ngoài những khoảng thời gian để con tự chơi 1 mình, cha mẹ hãy sắp xếp thời gian để cùng con trò chuyện, cùng con trải nghiệm như những người bạn. Không chỉ cùng con khám phá nhiều điều thú vị, qua đó bé cũng sẽ gần gũi với bố mẹ hơn
Trên đây là những mẹo nhỏ giúp mẹ chăm con và nuôi con nhàn tênh từ khi con còn trong bụng mẹ đến khi bé chào đời. Mẹ đừng quên lưu lại sau này có lúc cần dùng đến nhé.
Bài viết liên quan
>>> Mẹo chữa khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh cực hay ít người biết
>>> Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ có giống nhau không?