Thời gian biểu cho bé ăn dặm trong ngày giúp mẹ chủ động được thời gian cho bé ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu để con phát triển tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua thời gian biểu ăn dặm cho các bé dưới đây nhé!
Tại sao cần phải có thời gian biểu ăn dặm hợp lý?
Ăn dặm là một mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự phát triển của con yêu, bé lớn lên từng ngày. Nên thời điểm ăn dặm vào thời gian nào trong ngày càng là mối quan tâm của những ai lần đầu làm mẹ. Bên cạnh đó nhiều mẹ cũng băn khoăn không biết nên cho bé ăn gì và không được ăn gì. Lên lịch cụ thể vào những thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé làm quen với chế độ ăn mới khi ăn dặm.
Thực tế, khi ăn dặm trẻ sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Vì vậy việc chọn thời gian biểu ăn dặm không nên quá cứng nhắc, chỉ cần mẹ đảm bảo nguyên tắc 2 bữa ăn cách xa nhau và ăn trước 19h. Tùy thuộc vào cách sắp xếp thời gian của mẹ, khi mẹ rảnh rỗi, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái.
Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày không quan trọng bằng việc cho bé ăn đúng cách, đúng thời điểm. Bổ sung bột ăn dặm, đồ ăn dặm cho con đúng cách sẽ giúp bé hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả, không bị chán ăn, biếng ăn.
Thời gian biểu ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Thời điểm ăn dặm được các chuyên gia khuyến khích là từ 5-6 tháng tuổi, không nên sớm hơn cũng đừng quá trễ, cả hai đều không tốt cho bé. Khi bé được 6 tháng tuổi, về cơ bản lịch sinh hoạt cũng như ăn uống của các bé khá giống nhau. Dưới đây là thời gian biểu mà mẹ có thể tham khảo:
Từ 6-7 giờ
Buổi sáng lúc bé mới ngủ dậy, chúng ta cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Sữa mẹ có thời gian tiêu hóa 1-2 giờ, sữa công thức có thời gian tiêu hóa 2-3 giờ. Mẹ nên cho bé uống cách bữa phụ 2-3 tiếng để sữa được tiêu hóa hết.
Từ 8-9 giờ
Mẹ cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức (thời gian tiêu hóa sữa mẹ và sữa công thức đã được nói ở trên)
10-11 giờ
Mẹ chuẩn bị bột ăn dặm, đồ ăn dặm cho bé. Bữa ăn này cho con, mẹ có thể chủ động thay đổi thức ăn theo ngay như ăn bột, cháo loãng, rau củ nghiền, hoa quả nghiền.
Đồ ăn nhẹ sẽ có thời gian tiêu hóa 3-4 giờ, đồ ăn thông thường tiêu hóa hết trong vòng 4-5 giờ.
Từ 14-15 giờ chiều
Cho bé uống sữa bột hoặc sữa công thức.
Từ 17-18 giờ
Cho bé ăn đồ ăn dặm, bột ăn dặm
Từ 20-21 giờ (hoặc trước khi bé đi ngủ)
Cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức
Cho bé ăn dặm đúng cách
Tập cho bé ăn dặm cũng sự thoải mái, hoan hỉ của cả mẹ và bé nhưng cũng cần có những nguyên tắc nhất định. Đó là:
Từ ngọt – mặn: Khi bé tập ăn dặm, ba mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt hữu cơ như xoài, táo, chuối, khoai. Sau đó mới thử đến các loại rau củ, ngũ cốc, thịt cá. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nêm gia vị trong bột ăn dặm của con nhé!
Ăn từ ít – nhiều: Lúc bắt đầu, mẹ có thể cho bé ăn bằng bình tập ăn dặm hoặc bằng thìa, sau đó tăng dần từ 1-2 muỗng nhỏ thức ăn xay nhuyễn. Dùng muỗng nhựa, hoặc silicon mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé và nên bắt đầu với một lượng nhỏ trên đầu muỗng. Khi bé đã quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm cho bé.
Làm quen với từng loại thực phẩm mới trong 3-5 ngày: Đây là cách giúp mẹ quan sát bé có dị ứng với thực phẩm hay không. Trong thời gian này, nếu bé không có biểu hiện đặc biệt, mẹ có thể cho bé thử món khác.
Bài viết liên quan: