Tại sao bé sinh mổ thở khò khè, hay bị có đờm?

Đọc nhiều

Trẻ sinh mổ luôn được xem là thiệt thòi hơn với trẻ sinh thường. Hầu hết trẻ sinh mổ đều có dấu hiệu khò khè, khó thở và hay bị có đờm. Khi thời tiết thay đổi nhẹ, trẻ cũng dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn các bé khác. Vậy bé sinh mổ thở khò khè là do đâu? Trẻ sinh mổ bao lâu hết đờm nhớt?

1. Vì sao bé sinh mổ thở khò khè?

Với trẻ sinh mổ, thời gian đầu nếu mẹ quan sát hơi thở của bé thường sẽ thấy tiếng thở hơi lớn, có thanh âm giống như tiếng ngáy nhỏ. Nhiều mẹ không biết sẽ nghĩ rằng bé biết ngáy từ nhỏ nhưng đây là dấu hiệu đặc trưng trong tiếng thở của trẻ sinh mổ. 

Lý giải nguyên nhân khiến bé sinh mổ thở khò khè là do trong phổi của bé còn sót lại dịch ối. Đối với trẻ sinh thường thì việc chui qua ống sinh, cửa âm đạo nhỏ hẹp của mẹ khiến bé phải thu hẹp diện tích phổi lại 1 cách nhỏ nhất. Việc này khiến cho dịch ối trong phổi bé được đẩy hết ra ngoài. Còn với trẻ sinh mổ không có giai đoạn chui qua ống sinh thông thường mà bé được lấy ra từ vết mổ trên bụng, dịch ối trong phổi bé không được đưa ra ngoài hoàn toàn, lượng dịch ối còn sót lại đó sẽ khiến cho hơi thở của con bị khò khè, nặng tiếng.

tai-sao-be-sinh-mo-tho-kho-khe
Tại sao bé sinh mổ thở khò khè?

Do trẻ mắc bệnh về hô hấp: với trẻ sinh thường thì mất khoảng 10 ngày để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể còn với trẻ sinh mổ có thể mất đến 6 tháng hệ miễn dịch mới hoạt động. Nguyên nhân là do trẻ sinh mổ không có lợi khuẩn nhiều như trẻ sinh thường, hệ vi sinh đường ruột của trẻ mất cân bằng dẫn đến hệ tiêu hóa và đặc biệt là hệ miễn dịch bị ảnh hưởng. Chính vì vậy mà trong khoảng 6 tháng đầu sau sinh, mẹ sẽ thấy trẻ sinh mổ hay bị khò khè hay mắc các bệnh về hô hấp.

2. Trẻ sinh mổ bao lâu hết đờm nhớt?

Tùy vào lượng dịch ối còn sót lại trong phổi của bé mà hiện tượng khò khè, khó thở này diễn ra lâu hay nhanh. Tuy nhiên theo nhận định của các bác sĩ nhi khoa thì hiện tượng bé sinh mổ thở khò khè thường diễn ra trong khoảng 3 – 6 tháng đầu đời. Giai đoạn này miễn dịch của bé chưa hoạt động hiệu quả đồng thời lượng đờm nhớt vẫn còn trong cơ thể nên bé vẫn khó thở. 

Trong thời gian này khi chăm sóc bé, mẹ cần lưu ý quan sát sự phát triển của con, nếu các hoạt động như bú mẹ, ngủ, đi ngoài của con vẫn diễn ra bình thường, sắc tố da hồng hào thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Còn với trường hợp trẻ có dấu hiệu hô hấp bất thường, khó thở, da tím tái thì nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

3. Chăm sóc trẻ sinh mổ bị khò khè

cham-soc-tre-sinh-mo-tho-kho-khe
Chăm sóc trẻ sinh mổ thở khò khè

Việc chăm sóc trẻ sinh mổ đúng cách sẽ giúp hạn tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch đặc biệt giúp cho hệ hô hấp của con sạch sẽ, hạn chế các bệnh về viêm, nhiễm khuẩn. Mẹ có thể áp dụng 1 số cách chăm sóc trẻ sinh mổ sau đây:

Cho trẻ sinh mổ bú mẹ từ sớm

Trong sữa mẹ có kháng thể tự nhiên cao đặc biệt là sữa non, điều quan trọng nhất là hãy cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt để con được bổ sung kháng thể. Ngoài ra trong sữa mẹ còn có hàm lượng lợi khuẩn như bifidobacteria và lactobacillii, các loại lợi khuẩn này có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch.

Chọn sữa công thức phù hợp với trẻ sinh mổ

Cũng không ít trường hợp các mẹ sau sinh mổ không về sữa trong suốt đầu tiên. Lúc này mẹ cần tìm đến sữa từ ngân hàng sữa mẹ hoặc sữa công thức cho con. Nếu chọn sữa cho bé, điều mẹ cần hết sức lưu ý là chọn sản phẩm phù hợp với trẻ sinh mổ. Khi chọn sữa công thức cho trẻ sinh mổ, mẹ cần lưu ý đến hàm lượng lợi khuẩn cũng như kháng thể tự nhiên được cung cấp cho con. Mẹ cũng có thể tham khảo 1 số sản phẩm sữa non vì trong sữa non có kháng thể tự nhiên cao giúp tăng cường miễn dịch cho bé trong giai đoạn đầu đời

Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Đây là cách rất tốt để đẩy đờm nhớt trong cơ thể bé ra ngoài nhanh chóng, mẹ đặt bé nằm ngửa sau đó nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào 2 bên mũi bé. Tiếp đó mẹ đặt bé nằm sấp trên đùi sao cho đầu thấp hơn mông, 1 tay mẹ giữ bé, 1 tay khum lại vỗ nhẹ lên mông và lưng cho bé nôn hết phần dịch ra ngoài. 

Nếu bé không nôn ra được đờm nhớt, mẹ cũng có thể dùng gạc rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng của con cho sạch sẽ. Trong khoang miệng cũng sẽ có 1 lượng đờm nhớt nhỏ.

Hy vọng với thông tin trên mẹ đã có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ sinh mổ hay bị khò khè và cách phân biệt trẻ khò khè bình thường hay dấu hiệu khó thở bất thường. Đừng quên trẻ sinh mổ rất cần được bổ sung lợi khuẩn cho hệ vệ sinh đường ruột và tăng cường kháng thể tự nhiên, mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ sớm, đầy đủ để kịp thời bổ sung.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ADSspot_imgspot_img

Bài viết mới

ADSspot_imgspot_img

Bài viết tương tự