Trang chủ Blog Trang 71

Thời gian biểu ăn dặm cho bé 6 tháng trong ngày

Thời gian biểu cho bé ăn dặm trong ngày giúp mẹ chủ động được thời gian cho bé ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu để con phát triển tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua thời gian biểu ăn dặm cho các bé dưới đây nhé!

Tại sao cần phải có thời gian biểu ăn dặm hợp lý?

Ăn dặm là một mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự phát triển của con yêu, bé lớn lên từng ngày. Nên thời điểm ăn dặm vào thời gian nào trong ngày càng là mối quan tâm của những ai lần đầu làm mẹ. Bên cạnh đó nhiều mẹ cũng băn khoăn không biết nên cho bé ăn gì và không được ăn gì. Lên lịch cụ thể vào những thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé làm quen với chế độ ăn mới khi ăn dặm.

Tai-sao-can-co-thoi-gian-bieu-an-dam-cho-be
Tại sao cần có thời gian biểu ăn dặm cho bé?

Thực tế, khi ăn dặm trẻ sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Vì vậy việc chọn thời gian biểu ăn dặm không nên quá cứng nhắc, chỉ cần mẹ đảm bảo nguyên tắc 2 bữa ăn cách xa nhau và ăn trước 19h. Tùy thuộc vào cách sắp xếp thời gian của mẹ, khi mẹ rảnh rỗi, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái.

Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày không quan trọng bằng việc cho bé ăn đúng cách, đúng thời điểm. Bổ sung bột ăn dặm, đồ ăn dặm cho con đúng cách sẽ giúp bé hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả, không bị chán ăn, biếng ăn.

Thời gian biểu ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Thời điểm ăn dặm được các chuyên gia khuyến khích là từ 5-6 tháng tuổi, không nên sớm hơn cũng đừng quá trễ, cả hai đều không tốt cho bé. Khi bé được 6 tháng tuổi, về cơ bản lịch sinh hoạt cũng như ăn uống của các bé khá giống nhau. Dưới đây là thời gian biểu mà mẹ có thể tham khảo:

thoi-gian-bieu-an-dam-cho-be-6-thang
Thời gian biểu ăn dặm cho bé 6 tháng

Từ 6-7 giờ

Buổi sáng lúc bé mới ngủ dậy, chúng ta cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Sữa mẹ có thời gian tiêu hóa 1-2 giờ, sữa công thức có thời gian tiêu hóa 2-3 giờ. Mẹ nên cho bé uống cách bữa phụ 2-3 tiếng để sữa được tiêu hóa hết.

Từ 8-9 giờ

Mẹ cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức (thời gian tiêu hóa sữa mẹ và sữa công thức đã được nói ở trên)

10-11 giờ

Mẹ chuẩn bị bột ăn dặm, đồ ăn dặm cho bé. Bữa ăn này cho con, mẹ có thể chủ động thay đổi thức ăn theo ngay như ăn bột, cháo loãng, rau củ nghiền, hoa quả nghiền.
Đồ ăn nhẹ sẽ có thời gian tiêu hóa 3-4 giờ, đồ ăn thông thường tiêu hóa hết trong vòng 4-5 giờ.

Từ 14-15 giờ chiều

Cho bé uống sữa bột hoặc sữa công thức.

Từ 17-18 giờ

Cho bé ăn đồ ăn dặm, bột ăn dặm

Từ 20-21 giờ (hoặc trước khi bé đi ngủ)

Cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức

Cho bé ăn dặm đúng cách

Tập cho bé ăn dặm cũng sự thoải mái, hoan hỉ của cả mẹ và bé nhưng cũng cần có những nguyên tắc nhất định. Đó là:

Từ ngọt – mặn: Khi bé tập ăn dặm, ba mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt hữu cơ như xoài, táo, chuối, khoai. Sau đó mới thử đến các loại rau củ, ngũ cốc, thịt cá. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nêm gia vị trong bột ăn dặm của con nhé!

Ăn từ ít – nhiều: Lúc bắt đầu, mẹ có thể cho bé ăn bằng bình tập ăn dặm hoặc bằng thìa, sau đó tăng dần từ 1-2 muỗng nhỏ thức ăn xay nhuyễn. Dùng muỗng nhựa, hoặc silicon mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé và nên bắt đầu với một lượng nhỏ trên đầu muỗng. Khi bé đã quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm cho bé.

Làm quen với từng loại thực phẩm mới trong 3-5 ngày: Đây là cách giúp mẹ quan sát bé có dị ứng với thực phẩm hay không. Trong thời gian này, nếu bé không có biểu hiện đặc biệt, mẹ có thể cho bé thử món khác.

Bài viết liên quan:

>>> Mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn dặm, chậm tăng cân? 

>>>Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng đầy đủ chất dinh dưỡng 

Lưu ý “sống còn” khi mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm

Khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm, chúng ta phải quan tâm đến nhiều vấn đề hơn về kỹ năng nhai, nuốt,…của bé và thức ăn cần chuẩn bị trong mỗi bữa ăn là gì ngoài sữa mẹ, sữa công thức. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số vấn đề dưới đây để cho bé ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách nhé! 

Những điều mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn dặm

  • Trước tiên mẹ cần cho bé tập làm quen với thức ăn dặm dần dần chứ không thể áp dụng một cách trực tiếp và đẩy nhanh quá trình. Vì mỗi trẻ cần có thời gian để thích nghi và mỗi bé có một cơ địa khác nhau. Có thể thực phẩm này đối với bé này thì tốt nhưng đối với bé kia có thể khó hấp thụ. Mẹ nên lưu ý kỹ và thử lại với bé sau 1, 2 tuần nếu lần đầu bé không chịu ăn.
me-can-luu-y-dieu-gi-khi-tap-cho-be-an-dam
Mẹ cần lưu ý điều gì khi tập cho bé ăn dặm?
  • Mẹ nên quan sát chú ý thức ăn nào phù hợp với độ tuổi nào và thức ăn nào tuyệt đối cấm. Nhất là đối với những bé có ba/ mẹ hay bị dị ứng thực phẩm.
  • Chia nhỏ nhiều bữa ăn để bé không bị đầy bụng và hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng trong một lần ăn.
  • Nên thay đổi thức ăn thông thường từ 3-5 ngày cho bé để tránh dư thừa chất dinh dưỡng và cũng là để bé tập với những thức ăn mới.
  • Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra, mẹ cần kĩ lưỡng trong quá trình sơ chế và chế biến thực phẩm ăn dặm. Thực phẩm dành cho bé phải được xay hoặc nghiền nhuyễn.
  • Luôn ở bên cạnh bé khi bé ăn để kịp thời can thiệp nếu bé bị nghẹn
  • Cho con bú và ăn dặm song hành với nhau khi trẻ dưới 12 tháng tuổi vì thời điểm này bé vẫn cần phải có sữa mẹ để đảm bảo những dinh dưỡng tối cần thiết.

Các bước quan trọng khi tập cho bé ăn dặm

Bước 1 – Để ý xem bé đã sẵn sàng ăn dặm chưa

“Thời điểm nào có thể bắt đầu cho con làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ?” Đó là câu hỏi khiến nhiều mẹ – nhất là những mẹ lần đầu sinh con tỏ ra lúng túng. Bởi không phải cứ hết “cữ” bú mẹ trong 6 tháng đầu là bé nào cũng chuyển thẳng sang bước tiếp theo đâu nhé. Hoặc có những mẹ ít sữa, con không thể bú hoàn toàn được thì mẹ có thể “thử” xem con đã có thể ăn dặm trước 6 tháng được chưa, cách nhận biết dấu hiệu như sau:

– Bé nhìn chằm chằm vào thức ăn: Lúc mẹ thấy bé hay nhìn chăm chú vào bất cứ món ăn trên bàn và cố gắng đưa tay với lấy, cho vào miệng “mút mát”, đó cũng là lúc mẹ có thể cho con “bốc” một chút thức ăn được.

cac-buoc-quan-trong-khi-tap-cho-be-an-dam
Các bước quan trọng khi tập cho bé ăn dặm

– Để ý hoạt động miệng của con: Bé không cần phải mọc răng trước khi bắt đầu ăn dặm, vì thức ăn ban đầu hầu hết là rất mềm, lỏng. Mẹ chỉ cần để ý thấy con bắt đầu “túm” lấy tất cả mọi thứ trong tầm tay và cho vào miệng để gặm, thay vì chỉ mút thì đó là tín hiệu mà bé có thể làm quen với thức ăn được rồi.

– Ngồi yên: Khi bé chịu ngồi yên trên ghế để mẹ cho ăn, giữ đầu thẳng lên mà không cần sự hỗ trợ nào thì thực sự là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu “bước ngoặt” mới của mình rồi. Tuy nhiên, mẹ có thể nên mua cho bé ghế ăn có lưng tựa, và dùng gối/chăn để giữ cho đầu bé được cố định.

Bước 2 – Chuẩn bị ngũ cốc cho bé

Thức ăn đầu tiên cho bé phải mềm, mịn để con dễ ăn, dễ tiêu hóa. Mẹ có thể cho con ăn cháo loãng, hoặc 1 chút bột ngũ cốc pha loãng với sữa mẹ hay sữa công thức.

Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không cho bé dùng sữa bò trong giai đoạn này.

Bước 3 – Để bé cảm thấy thoải mái với thức ăn

cho-be-lam-quen-voi-do-an-dam
Cho bé tập làm quen với đồ ăn dặm

Điều này vô cùng quan trọng vì nó quyết định việc con sẽ hào hứng với chuyện ăn dặm, hay tỏ ra sợ hãi nó. Vì thế, mẹ vội xúc những thìa thật to và cố “nhồi nhét” cho con. Thay vào đó, chỉ nên lấy chút xíu thức ăn vào thìa và đưa lại gần miệng và mũi để bé có thể ngửi thấy và bắt đầu “nhấm nháp” từ từ. Đôi khi, mẹ có thể “giả vờ” đưa thìa thức ăn vào miệng cho bé, nhưng lại lập tức kéo ra rồi lại đưa vào, lặp lại vài lần như thế giống như đang chơi một trò chơi thú vị. Kết quả là bé sẽ cố gắng ăn được chỗ thức ăn đó với tâm trạng vui vẻ, hứng thú.

Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không đánh lạc hướng bé bằng cách mở TV, mở nhạc hay bất cứ hoạt động nào khác khiến bé mất tập trung vào bữa ăn.

Bước 4 – Thử nghiệm tỉ lệ

Khi bé đã bắt đầu quen với các loại ngũ cốc, mẹ hãy thử thêm bớt lượng thức ăn mỗi bữa tùy theo, hoặc tăng/giảm lượng sữa công thức/sữa mẹ và quan sát xem phản ứng của con thế nào để rút ra chế độ ăn phù hợp nhất cho bé.

Lưu ý "sống còn" khi mới bắt đầu tập ăn dặm cho bé

Sau đó, mẹ nên bắt đầu cho con làm quen với rau củ quả bằng cách thêm chút chuối nghiền, rau nghiền vào cháo/ bột cho bé ăn.

Bước 5 – Dừng lại khi con chưa sẵn sàng

Nếu bé không tỏ ra quan tâm tới thức ăn, gạt bỏ bất cứ món gì hoặc đã chán ăn rồi thì mẹ nên lập tức dừng lại. Tuyệt đối không nên ép con vì có thể gây ra những hệ quả không tốt khiến con sợ hãi với thức ăn. Hãy chờ đến một thời điểm khác – khi bé đã thực sự sẵn sàng.

Bài viết liên quan:

>>> Mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn dặm, chậm tăng cân?

Mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn dặm, chậm tăng cân?

Được nhìn con lớn khỏe mỗi ngày, thông minh và hoạt bát là hạnh phúc giản đơn của các mẹ chăm sóc con nhỏ. Tuy nhiên không ít bà mẹ cảm thấy “bất lực” khi thấy con mình biếng ăn dặm, tăng cân chậm mà không có giải pháp nào ngoài cách ép ăn.

Các giai đoạn xây dựng chế độ ăn uống của bé

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ chính vì vậy khi bé vừa chào đời đến 6 tháng tuổi, chúng ta nên cho bé uống sữa mẹ hoàn toàn. Đối với các mẹ bị thiếu sữa, tắc sữa, mẹ có thể cho bé uống sữa ngoài để bổ sung lượng sữa cần thiết trong 1 ngày cho trẻ.

Thời gian bé được 7-8 tháng tuổi, mẹ nên cho bé thử ăn các loại trái cây mọng nước như cam, dưa hấu hoặc bánh gạo, các lại rau củ được ninh nhừ, bánh quy ăn dặm. Các loại thức ăn này giúp bé không bị chán ăn và kích thích răng bé mọc nhanh hơn.

me-can-lam-gi-khi-tre-bieng-an-dam
Mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn dặm?

Giai đoạn khi bé 9- 10 tháng tuổi, sữa mẹ loãng hơn trước và dần bớt đi một số chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ như protein, vitamin B12, chất béo. Lúc này mẹ có thể sử dụng sữa ngoài nhiều hơn cho trẻ để bổ sung dưỡng chất.

Từ 10 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, mẹ nên cho bé cai sữa để hình ảnh thói quen tốt ở trẻ. Ở giai đoạn này bé đã mọc răng và có thể ăn dặm, chúng ta có thể cho bé ăn bột, cháo dinh dưỡng và sữa ngoài. Bột ăn dặm cho trẻ mẹ có thể xay cơm, rau, chất béo để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong một bữa ăn cho trẻ.

Tuy nhiên tình trạng trẻ biếng ăn, từ chối thức ăn làm cho kế hoạch chăm sóc bé của gia đình bị thất bại. Vậy mẹ cần phải làm gì khi trẻ biếng ăn dặm?

Các cách “đối phó” khi trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn là nỗi lo của cả nhà vì mỗi lần đến giờ ăn, mẹ phải mất hàng giờ đồng hồ mới cho bé ăn xong. Và sau đây là một số cách giúp mẹ và bé hòa hợp nhau hơn khi ăn cơm.

Tạo không khí thoải mái

Sai lầm của nhiều mẹ ép trẻ ăn đó chính là vô tình tạo ra áp lực cho bé khi đến giờ ăn, bé sẽ khóc lóc, giả vờ nôn để trốn giờ ăn. Chính vì vậy mẹ nên tạo không khí vui vẻ trong giờ ăn để bé luôn cảm thấy thoải mái và tiếp nhận thức ăn một cách chủ động.

Không cho trẻ ăn vặt quá gần bữa ăn chính

Giờ ăn phụ của bé cách giờ ăn chính 2-3 giờ đồng hồ, không cho bé ăn vặt trước khi ăn cơm. Điều này không những xây dựng thói quen tốt cho trẻ mà còn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn vào mỗi bữa ăn.

Tăng cường rau củ quả trong khẩu phần ăn

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, chúng ta tuyệt đối không bỏ gia vị vào thức ăn của bé. Thay vào đó chúng ta có thể sử dụng các loại rau củ có chất ngọt như bí ngô, cà rốt,..để tạo chất ngọt cho thức ăn và giúp đồ ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Tăng tỉ lệ rau củ trong bột ăn dặm cho bé

Cùng bé hoạt động nhiều hơn

Khi đốt được nhiều năng lượng trước bữa ăn, bé sẽ cảm thấy đói và khi vào bữa ăn bé sẽ ăn ngon miệng và nạp được lượng thức ăn nhiều hơn. Chúng ta có thể cho bé nhảy theo nhạc, tập đi, tập đá bóng dưới sân nhà.

Bé biếng ăn – mẹ đừng lo

Điều khiến các mẹ lo nhất khi trẻ biếng ăn đó là cơ thể bé không được nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như các nhóm vitamin A,B,C,D, chất béo, protein, canxi, i-ốt, sắt.

Trường hợp trẻ biếng ăn trong thời gian dài, dù đã thử mọi cách mà vẫn không thể cải thiện tình trạng, mẹ có thể sử dụng sữa để bổ sung các chất cần thiết cho bé.

Vị béo tự nhiên, hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng có trong sữa sẽ giúp bé yêu thích với việc ăn uống. Bên cạnh đó sữa mang đến nhiều năng lượng hơn cho bé để phục vụ các hoạt động hàng ngày.

Các loại sữa bột dinh dưỡng được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn hiện nay như sữa Meiji, sữa Friso, sữa Similac,…Thương hiệu các loại sữa này không chỉ nổi tiếng trong thị trường Việt Nam mà còn được ưa chuộng trên thị trường các nước phát triển.

Kinh nghiệm mua bột ăn dặm cho bé chậm tăng cân

Lựa chọn cho con một loại bột ăn dặm tốt nhất trong hàng trăm thương hiệu bột ăn dặm trên thị trường hiện nay là một sự lựa chọn khó khăn với bà mẹ bỉm sữa chưa có nhiều kinh nghiệm.

Bột ăn dặm HiPP cho trẻ từ 4 tháng.

Chúng ta có thể mua bột ăn dặm cho bé tại các cửa hàng, siêu thị hoặc có thể đặt hàng online. Khi mua bột ăn dặm online các mẹ cần lựa chọn cho mình địa chỉ tin cậy được người thân, bạn bè giới thiệu hoặc các siêu thị mẹ và bé có thương hiệu nổi tiếng. Kinh nghiệm này giúp mẹ tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, đừng vì ham rẻ mà “tiền mất tật mang”.

Tại siêu thị Kids Plaza, đồ ăn dặm, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và các loại sữa bột cho mẹ và bé đều có nguồn gốc uy tín, rõ ràng. Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu được mang đến các sản phẩm tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Bài viết liên quan

>>> Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng đầy đủ chất dinh dưỡng

List đồ sơ sinh mùa hè đầy đủ và tiết kiệm

Nếu mẹ có kế hoạch sinh em bé vào thời gian tới thì nên lên danh sách đồ sơ sinh mùa hè ngay từ bây giờ nhé. Trước thời điểm sinh 1-3 tháng mẹ nên chuẩn bị cho việc sắm đồ để việc mua sắm đỡ vất vả và có thêm thời gian bổ sung đồ còn thiếu nhé!

Hãy lên danh sách đồ sơ sinh trước nhé !

Trước khi đi sắm đồ sơ sinh, mẹ cần chuẩn bị danh sách các món đồ cần mua. Việc lập danh sách đồ sơ sinh cần mua vô cùng quan trọng vì điều này giúp mẹ chuẩn bị được các đồ dùng thiết yếu, không bị mua thừa, mua thiếu.

list-do-so-sinh-mua-he-day-du-va-tiet-kiem-nhat
Mẹ cần lên danh sách đồ cần mua trước

Bên cạnh đó việc liệt kê chi tiết các sản phẩm cần thiết giúp mẹ cân nhắc được mức tài chính phù hợp. Đồ bé sơ sinh không quá đắt nhưng cần số lượng nhiều chính vì vậy mẹ cần tiết kiệm một khoản kha khá trước khi mua sắm cho con.

Khi đi sắm đồ sơ sinh mùa hè, mẹ chỉ nên mua những sản phẩm đã được liệt kê trong danh sách. Điều này giúp mẹ hạn chế được việc mua đồ sơ sinh quá tay, nhìn thấy đồ xinh đều muốn mua, dẫn đến việc cháy túi và bị âm tiền vào khoản khác.

Danh sách đồ sơ sinh mùa hè mẹ nên tham khảo

Quần áo sơ sinh

– 10 bộ quần áo cotton cộc tay

– 20 đùi cho bé

– 5 áo khoác mỏng, 5 đôi bao tay, bao chân cho bé

– 15-20 quần đóng bỉm, tã cho bé

– 5 bộ body dài tay mỏng

– 5 yếm giữ ấm cổ cho bé

Bỉm và tã

– 20-30 tã chéo, tã vuông các loại

– 2 bịch bỉm size S

Đồ vệ sinh cho bé

–  30 chiếc khăn xô các loại 2 lớp, 3 lớp, 4 lớp

– 20 miếng lót chống thấm, lót phân xu

– Nước muối sinh lý dùng để vệ sinh mắt, mũi cho bé

– Kem chống hăm

– Băng rốn

– Sữa tắm cho bé

Các đồ dùng thiết yếu khác

– Đồ cho bé ăn, bình sữa, ti giả

– Máy hâm sữa cho bé

– Máy hút sữa (dùng cho mẹ bị tắc sữa)

– Nhiệt kế đo nhiệt độ

list-do-so-sinh-mua-he-day-du-va-tiet-kiem-nhat
Một số đồ sơ sinh mùa hè cơ bản cho bé

Cần bao nhiêu để mua đồ sơ sinh đầy đủ?

Để bé có thể phát triển tốt nhất, mẹ không những phải chuẩn bị tài chính cho việc sắm đồ sơ sinh mà còn phải chuẩn bị cho việc chăm sóc con sau này. Chính vì vậy mẹ cần có từng kế hoạch riêng để luôn cảm thấy yên tâm về điều kiện tài chính.

Nếu mẹ muốn sắm nhiều đồ mùa hè mới cho bé thì cần chuẩn bị từ 3-5 triệu đồng. Tuy nhiên mẹ không nên mua quá nhiều đồ cùng một lúc vì có những đồ dùng như nôi rung, cũi giường nằm, xe tập đi cho bé không thực sự cần thiết có thể mua sau hoặc không cần mua khi bé không có nhu cầu sử dụng.

Các chú ý khi mua đồ sơ sinh mùa hè cho bé

Quần áo mặc ở nhà cho bé mẹ không nên chọn đồ dày quá, chất vải quá cộm và thô làm cho bé thấy khó chịu khi cử động chân tay.

Sau khi sinh, thời gian ở cử trong nhà khá lâu, vào mùa hè mẹ nên mở cửa thông thoáng, không nên bật điều hòa quá nhiều để bảo vệ hệ hô hấp cho con.

Đồ sơ sinh mùa hè cho bé mẹ nên chọn những bộ đồ với chất liệu vải cotton, vải sợi tre để tạo cảm giác dễ chịu, mát mẻ và có tính thấm hút mồ hôi tốt cho bé. Không nên mua quần áo ở những nơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không được đảm bảo lại cần phải tốn tiền mua đồ mới.

Đồ sơ sinh mùa hè nên mua ở đâu?

dia-chi-mua-do-so-sinh-mua-he-uy-tin
KidsPlaza – Địa chỉ mua đồ sơ sinh uy tín dành cho mẹ và bé

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán đồ sơ sinh mùa hè mẹ có thể tham khảo tuy nhiên mẹ nên chọn mua tại các cửa hàng, siêu thị mẹ và bé uy tín để yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm.

Kids Plaza là địa chỉ lý tưởng để mẹ có thể mua đồ sơ sinh mùa hè đầy đủ với giá tốt nhất.

Các sản phẩm được bán tại đây có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thuộc các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Đồ sơ sinh phong phú, đa dạng, mang đến nhiều sự lựa chọn cho mẹ.

Bên cạnh đo chất lượng, giá cả sản phẩm luôn là các yếu tố quan trọng Kids Plaza tạo được thương hiệu nổi bật của mình so với các đơn vị khác.

Kids Plaza luôn tự hào được trở thành sự lựa chọn tin cậy số một của các bà mẹ thông thái!

Bài viết liên quan:

>>> Danh sách đồ sơ sinh bé trai mùa hè cần những gì?

>>> Địa chỉ bán bộ đồ sơ sinh cho bé gái giá tốt nhất

Danh sách đồ sơ sinh bé trai mùa hè cần những gì?

Nhiệt độ thời tiết mùa hè khá nóng bức và đối với những ai lần đầu mua sắm đồ sơ sinh cho bé sẽ không biết phải mua những gì với số lượng bao nhiêu. Trong bài viết này chúng tôi sẽ gợi ý danh sách đồ sơ sinh bé trai mùa hè cho những mẹ bầu có kế hoạch sinh đẻ trong thời gian tới nhé!

Danh sách đồ sơ sinh bé trai mùa hè chi tiết nhất

Quần áo sơ sinh

  • 10 áo sơ sinh cộc tay
  • 15 quần đùi sơ sinh (hoặc mẹ có thể mua quần áo cho bé theo bộ)
  • 5 áo yếm liền thân
  • 5 bộ quần áo mỏng dài tay (mặc cho bé khi về đêm hoặc trời trở lạnh bất thường)
  • 5 đôi bao tay, 5 đôi bao chân
  • 5 mũ che thóp
ao-lien-than-cho-be-trai-mua-he
Áo liền thân mùa hè cho bé trai

Bỉm tã cho bé trai

  • 5-10 chiếc quần đóng bỉm, tã
  • 10 miếng lót chống thấm
  • 5 miếng lót phân xu

Đồ vệ sinh cá nhân cho bé

– 2 túi khăn ướt trẻ em

– 15 chiếc khăn xô 2 lớp

– 3 khăn tắm 4 lớp

– băng rốn, gạc vệ sinh lưỡi

– 1 bình kem trị hăm

– sữa tắm cho bé

Đồ cho bé ngủ

– 2 gối cao su non

– 1 gối chặn

– 2 chăn mỏng

– màn chụp

goi-cao-su-non-cho-tre-so-sinh
Gối cao su non cho trẻ sơ sinh

Mẹ sau sinh

– 1 máy hút sữa (mẹ cần đến khi sữa không xuống đều)

– băng vệ sinh cho những ngày đầu sản dịch chưa ra hết

– 5 áo cho con bú, 5 bộ quần áo mặc ở nhà

– 1 chai dung dịch vệ sinh

Cần lưu ý điều gì khi sắm đồ sơ sinh mùa hè cho bé?

Khi chọn quần áo sơ sinh mùa hè cho bé, mẹ nên ưu tiên chọn chất liệu vải có tính năng thấm hút mồ hôi, mỏng nhẹ để bảo vệ làn da nhạy cảm của trẻ em.

Trong khoảng thời gian từ 1 đến 6 tháng, cơ thể em bé phát triển rất nhanh, mẹ nên chọn những bộ quần áo rộng rãi để bé cảm thấy thoải mái hơn khi cử động và mặc được lâu hơn. Tốt nhất mẹ nên chọn 2 size quần áo khác nhau để có thể dùng đủ mà không gây lãng phí khi mua sắm.

Đồ sơ sinh giá rẻ có sức hút đặc biệt đối với các mẹ và làm cho mẹ mua nhiều hơn so với dự kiến. Dù mua đồ giá rẻ hay với mức giá bình thường mẹ cũng hãy theo danh sách ban đầu để có thể chọn vừa đủ đồ dùng cần thiết cho bé.

Hiện nay trên thị trường, đồ sơ sinh được bán rất đa dạng, mẹ khó có thể phân biệt được hàng giả, hàng thật. Đồ sơ sinh giá rẻ tại hàng chợ có chất lượng không thể bằng sản phẩm được bán trong cửa hàng.

Các sợi chỉ thừa hay cúc bấm ở trên quần áo không được chắc chắn, sẽ gây nguy hiểm đến bé trong lúc vui chơi khi  bé vô tình cho tay vào miệng.

Địa chỉ mua đồ sơ sinh cho bé trai uy tín

Bên cạnh các siêu thị mẹ và bé, mẹ có thể mua đồ sơ sinh cho con trên các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng và sự an toàn cho bé, mẹ nên ưu tiên việc mua trực tiếp tại cửa hàng mẹ và bé.

Một số vấn đề chúng ta hay gặp phải khi mua quần áo cho bé sơ sinh ở ngoài chợ hoặc trên các địa chỉ không uy tín như:

  • Quần áo nhanh bị giãn, chảy nhão, rách các đường chỉ
  • Nhuộm màu vào quần áo quá nhiều
  • Chất vải thô, không thấm hút mồ hôi, gây khó chịu cho bé khi mặc
  • Nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng

Để yên tâm hơn khi mua sắm, các cửa hàng mẹ và bé như KidsPlaza, Con Cưng, Bibo Mart… luôn là sự lựa chọn số một của mọi khách hàng. Tại đây bố mẹ có thể xem và mua trực tiếp tại các cửa hàng hoặc đặt hàng bằng hình thức online. Thương hiệu lâu năm của các cửa hàng này giúp bố mẹ yên tâm hơn về chất lượng và giá cả.

Bài viết liên quan

>>> Địa chỉ bán bộ đồ sơ sinh cho bé gái giá tốt nhất 

>>> Mẹ nên lưu ý những gì khi mua quần sơ sinh cho bé?

>>> Bảng giá mua đồ sơ sinh trọn gói giá rẻ 

Bố mẹ tuổi nào nên và không nên sinh con vào năm 2021?

Đối với các cặp vợ chồng có kế hoạch sinh con vào năm nay sẽ khá tò mò liệu tuổi mình có hợp với việc có con vào năm nay không. Con cái được xem là lộc trời cho, mang đến may mắn cho gia đình. Ngược lại nếu con cái không hợp tuổi với bố mẹ cũng có thể là vật cản ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe của bố hoặc mẹ. Vậy bố mẹ tuổi nào nên và không nên sinh con vào năm 2021?

Vì sao cần xem tuổi sinh con vào năm Tân Sửu 2021?

Việc chọn thời điểm phù hợp nhất để sinh con luôn là đề tài được nhiều người quan tâm. Điều này không những phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình mà còn ảnh hưởng tới sự nghiệp, sức khỏe của cha mẹ.

Con cái hợp tuổi của bố hoặc mẹ sẽ giúp cho bố mẹ làm ăn tiến tới, là yếu tố cực kỳ quan trọng và thuận lợi cho tiền tài của bố mẹ, sự nghiệp thăng tiến, vạn sự như ý. Ngoài ra khi sinh con hợp tuổi còn giúp cho gia đình gắn kết mọi thành viên lại với nhau, mưa thuận gió hòa.

vi-sao-can-xem-tuoi-sinh-con-vao-nam-tan-suu
Vì sao cần xem tuổi sinh con vào năm Tân Sửu

Ngược lại nếu sinh con khắc tuổi bố hoặc mẹ, trong nhà hay xảy ra sóng gió, biến cố, nhiều buồn phiền. Hầu hết các gia đình hạnh phúc vì tuổi tác, mệnh của các thành viên hợp nhau, cùng xây dựng gia đình hạnh phúc.

Kinh nghiệm xem tuổi sinh con 2021

Khi xem tuổi giữa con cái và bố mẹ, chúng ta cần quan tâm đến thiên can địa chi, năm sinh, vận mệnh của con tương sinh với năm sinh của bố mẹ. Hoặc hãy sinh con khi gia đình có điều kiện kinh tế tốt để con cái được sinh ra với điều kiện chăm sóc tốt nhất.

Trẻ được sinh trong năm Tân Sửu: Thiên can Tân, địa chi Sửu, năm con trâu. Trẻ được sinh trong năm 2021 thuộc mệnh Thổ – Bích Thượng Thổ. Những ai tuổi trâu thường chăm chỉ, thông minh, mộc mạc, giản dị tuy nhiên lại khá cứng đầu, bướng bỉnh.

Bố mẹ tuổi nào nên sinh con vào năm 2021?

Bố mẹ mệnh thổ, mệnh hỏa hợp với mệnh thổ sinh năm 2021, rất tốt cho sức khỏe, sự nghiệp của con cái và bố mẹ. Đối với bố mẹ mệnh kim sinh con mệnh thổ năm 2021 không tốt mà cũng không xấu.

Xét theo tam hợp, tuổi Sửu hợp với tuổi Tỵ và Dậu, xét theo nhị hợp thì tuổi Tân Sửu hợp với tuổi Tý. Tính theo bản mệnh thì Tân Sửu thuộc mệnh Thổ, cha mẹ mệnh Hỏa hoặc mệnh Thổ sẽ có nhiều may mắn nhất.

Bố mẹ thuộc các tuổi Kỷ Tỵ (1989), Quý Dậu (1993), Giáp Tý (1984), Bính Tý (1996) sinh con vào năm 2021 là tốt nhất. Ngoài ra bố mẹ tuổi Ất Hợi, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Ngọ để sinh con năm 2021 không tốt cũng không xấu.

bo-me-tuoi-nao-nen-sinh-con-vao-nam-tan-suu
Bố mẹ tuổi nào nên sinh con vào năm Tân Sửu?

Bố mẹ tuổi nào không nên sinh con năm 2021 Tân Sửu?

Khi có kế hoạch sinh con chúng ta nên tránh phạm phải sinh con năm Kim Lâu. Khi sinh con vào năm này con được sinh ra khó nuôi, ốm đau bệnh tật, không tốt cho sự nghiệp của cha mẹ. Các tuổi phạm Kim Lâu năm 2021: 1971,1974, 1976, 1978, 1980, 1983, 1985, 1987, 1992, và 1994.

Trên đây là một số gợi ý “bố mẹ tuổi nào nên và không nên sinh con năm 2021” bố mẹ có thể xem qua. Tuy nhiên việc sinh con tuổi nào thì tốt, tuổi nào không nên chỉ mang tính chất tham khảo. Một đứa trẻ được sinh ra trong điều kiện nuôi dưỡng tốt nhất, bố mẹ đã sẵn sàng đón nhận sự xuất hiện của thành viên mới vẫn luôn là điều chúng ta nên làm khi có kế hoạch sinh con.

Bài viết liên quan:

>>> Xem giờ sinh đoán tính cách, số mệnh của trẻ

>>> Ăn gì để con thông minh từ trong bụng mẹ?

>>> Cảm xúc của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Địa chỉ bán bộ đồ sơ sinh cho bé gái giá tốt nhất

Bộ đồ sơ sinh cho bé gái trên thị trường hiện nay đa dạng, xinh xắn, mang đến nhiều sự lựa chọn cho mẹ và bé. Tuy nhiên để có thể mua được những bộ đồ với chất lượng uy tín, kiểu dáng độc đáo, giá cả tốt nhất mẹ nên mua đồ sơ sinh ở đâu?

Các mẫu bộ đồ sơ sinh cho bé gái đẹp

Yếm liền thân cho bé gái 

Chắc chắn một bộ yếm liền thân là bộ đồ không thể thiếu trong tủ đồ sơ sinh của các bé gái. Yếm liền thân không những giữ ấm phần bụng cho bé mà còn giúp bé không bị vướng khi vui chơi, cử động.

Hiện nay yếm liền thân cho bé gái được thiết kế với nhiều chất liệu cũng như kiểu dáng khác nhau. Đối với các bé gái dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên chọn những bộ đồ với chất liệu mềm mại, co giãn tốt vì lúc này bé cử động chân tay nhiều, cần mang đến sự thoải mái cho con.

yem-lien-than-cho-be-gai
Yếm liền thân cho bé gái.

Set đồ sơ sinh

Các set đồ sơ sinh cho bé hiện nay thường được bán theo bộ, có họa tiết và màu sắc tương đồng với nhau. Những bộ đồ như thế này thích hợp để bé mặc đi ra ngoài, đi chơi vì có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên khi mua set đồ sơ sinh, các bộ đồ đó chỉ có cùng 1 size với nhau, bé không mặc kịp sẽ bị chật, gây lãng phí.

Ngoài ra set đồ sơ sinh cho bé gái còn có thêm các phụ kiện khác như bao tay bao chân trẻ sơ sinh, băng đô, …giúp bé xinh xắn và đáng yêu hơn.

Mẹ cần chú ý điều gì khi mua bộ đồ sơ sinh cho bé gái?

Chọn chất liệu đồ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, chất liệu quần áo ảnh hưởng đến làn da của bé rất nhiều. Mẹ nên chọn những bộ đồ với chất liệu cotton, vải sợi tre, sợi bông mềm mại để bé luôn cảm thấy dễ chịu, không gây kích ứng da.

Ngoài ra mẹ nên chọn những bộ đồ có màu sắc, họa tiết đơn giản để tiện lợi cho việc giặt giũ, bảo quản sản phẩm lâu bền luôn nhé.

do-so-sinh-cho-be-nen-chon-chat-vai-gi
Đồ sơ sinh cho bé nên chọn chất vải gì?

Chọn kích thước đồ sơ sinh

Trong khoảng 6 tháng đầu, cân nặng, chiều cao của các bé thay đổi liên tục, việc mua nhiều bộ đồ cùng size một lúc sẽ gây ra lãng phí. Chính vì vậy khi mua đồ sơ sinh chúng ta hạn chế việc chọn nhiều bộ đồ cùng size mà hãy chọn 2 size khác nhau.

Mua bộ đồ sơ sinh giá tốt ở đâu?

Để có thể dễ dàng lựa chọn những bộ đồ sơ sinh với chất lượng tốt nhất, mẫu mã đa dạng, mẹ nên chọn mua đồ sơ sinh tại các cửa hàng mẹ và bé. Một số cửa hàng mẹ có thể tham khảo giá và chất lượng sản phẩm như KidsPlaza, Bibomart, Con Cưng…. Các sản phẩm ở đây sẽ có giá bộ đồ dao động từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng, phù hợp với túi tiền của ba mẹ.

Hiện nay sự phát triển của các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki…sẽ giúp mẹ tìm được nhiều bộ đồ sơ sinh ưng ý cho bé. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm và thời gian nhận hàng làm cho mẹ cảm thấy lo lắng khi mua sắm online.

Hãy đến ngay KidsPlaza để mua sắm đồ sơ sinh với giá tốt, chất lượng số một thị trường nhé!

Bài viết liên quan

>>> Mẹ nên lưu ý những gì khi mua quần sơ sinh cho bé? 

>>> Bảng giá mua đồ sơ sinh trọn gói giá rẻ 

>>> 5 mẫu yếm sơ sinh cho bé 0-1 tuổi đẹp và rẻ

Cảm xúc của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Lần đầu mang thai, mang trong mình nhịp tim đập của thiên thần nhỏ chắc chắn người mẹ nào cũng có nhiều cảm xúc khác nhau. Cảm xúc mới lạ về thiên chức mới, cảm giác lo sợ về những mốc thời gian sắp tới. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi khám phá các cung bậc cảm xúc của mẹ bầu và xem cảm xúc của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào nhé!

Cảm xúc của mẹ trong giai đoạn thai kỳ 

Có cảm giác muốn khóc

Khi giai đoạn thai nhi được 3 tháng đầu, mẹ có nhiều cảm xúc vui buồn lẫn lộn, tính khí thay đổi thất thường. Tuy nhiên trong giai đoạn này mẹ bầu hay có cảm giác muốn khóc, trạng thái, tinh thần dễ bị thay đổi, dễ xúc động. Đây là tâm trạng vô cùng bình thường của hầu hết các mẹ bầu trong giai đoạn đầu.

Cơ thể mẹ trong khi mang thai bị thay đổi hormones, dễ bị tác động bởi những việc nhỏ nhất dù tính chất công việc đó chẳng có gì to tát. Chính vì vậy trong giai đoạn này các ông chồng nên tâm lý và chiều chuộng vợ hơn để mẹ bầu vượt qua giai đoạn nhạy cảm nhé!

cam-xuc-ba-bau-anh-huong-den-thai-nhi-nhu-the-nao
Cảm xúc bà bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Hay cau có và gắt gỏng

Khi mang thai, chúng ta sẽ dễ thấy các mẹ bầu trở nên khó tính và gắt gỏng hơn, họ thường xuyên cáu gắt với mọi người xung quanh. Tâm trạng này của mẹ không chỉ ảnh hưởng đến người thân mà còn ảnh hưởng đến cả những ai tiếp xúc.

Thường xuyên lo lắng thái quá

Cả quá trình mang thai các mẹ sẽ luôn lo lắng về vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi như thế nào để con khỏe mạnh, thông minh. Bên cạnh đó việc hoạt động, làm việc quá sức ảnh hưởng đến thai nhi, nghiêm trọng hơn là sảy thai hoặc con bị sinh non.

Đây có thể xem là nỗi lo lắng chung của các mẹ bầu hoặc gần gũi hơn đó là sợ cảm giác đau đớn khi sinh con. Chính vì vậy những lời động viên, chia sẻ từ người thân hoặc bạn bè sẽ giúp mẹ bớt căng thẳng và suy nghĩ tích cực hơn.

Cảm giác vui mừng phấn khởi 

Và đây chắc chắn là cảm xúc không thể thiếu của tất cả mẹ bầu. Sự có mặt của thiên thần nhỏ sẽ giúp chúng ta luôn cảm thấy thiên chức người làm mẹ thật cao cả và thiêng liêng. Đây cũng chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

Tâm trạng của mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Theo nghiên cứu y học, tâm trạng của mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều đến những biểu cảm, cảm xúc của thai nhi khi mới chào đời đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Khi mẹ bầu thường xuyên thư giãn, với tinh thần thoải mái, tập luyện thể dục, yoga thường xuyên sẽ giúp cho cả mẹ cả con luôn cảm thấy vui vẻ, khỏe mạnh.

Ngược lại, trong khi mang bầu mẹ thường xuyên lo lắng, cáu gắt, cân nặng bé sinh ra không đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của con.

Kinh nghiệm giúp mẹ và bé luôn vui vẻ khỏe mạnh 

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai, có 2 vấn đề chính mà chúng ta cần lưu ý đó chính là chế độ ăn uống và chế độ nghỉ ngơi.

Chế độ ăn uống khoa học

Mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất (chất béo, chất đạm, chất xơ, tinh bột) từ sữa bột, từ các thực phẩm sạch, hạn chế thực phẩm đã chế biến sẵn. Chúng ta nên chia nhỏ các bữa ăn ra để cơ thể kịp thời hấp thụ dinh dưỡng cho cả mẹ và con đồng thời mẹ không phải lo việc mình thừa cân trong khi con thiếu cân

Chế độ nghỉ ngơi

Chế độ nghỉ ngơi của mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Vì tâm trạng của mẹ phụ thuộc vào sức khỏe rất nhiều nên mẹ hãy luôn chú ý đến sức khỏe mình, tập những bài tập thể dục dành cho bà bầu, ngủ đúng giờ và đủ giấc nhé!

Bên cạnh đó mẹ cũng nên giữ tâm trạng của mình luôn được thoải mái, bớt lo âu để em bé khi chào đời cũng luôn vui vẻ và cười nhiều hơn.

Bài viết liên quan:

>>> Tại sao bé khóc đêm? Bé khóc đêm phải làm sao?

>>> Xem giờ sinh đoán tính cách, số mệnh của trẻ  

>>> 10 điều mẹ cần biết khi chăm sóc bé vào mùa đông

Cần lưu ý điều gì khi mua áo khoác cho trẻ sơ sinh?

Vào thời tiết thu đông, áo khoác cho trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bé. Đối với thân nhiệt của trẻ, chúng ta không nên mặc quá nhiều lớp áo để tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược. Vì vậy áo khoác mang đến sự tiện lợi cho cả mẹ và bé khi đi ra ngoài.

Cần lưu ý điều gì khi mua áo khoác cho trẻ sơ sinh?

Chất liệu áo khoác

Trên thị trường hiện nay áo khoác cho trẻ sơ sinh được sản xuất với kiểu dáng và chất liệu vô cùng đa dạng, mang đến nhiều sự lựa chọn cho mẹ và bé. Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở xuống, chúng ta hay dùng chăn choàng cho bé khi đi ra ngoài, chính vì vậy áo khoác của các bé trong độ tuổi này nên chọn áo với chất liệu cotton, áo nỉ có mũ.

Đối với các bé từ 3 đến 6 tháng mẹ nên chọn áo có kích thước lớn hơn, hạn chế mua áo khoác bằng len vì dễ gây vướng vào móng tay, ngón tay hoặc các sợi len vô tình gây vào miệng bé.

ao-khoac-lot-bong-cho-tre-so-sinh
Áo khoác lót bông.

Khi bé được 6 tháng tuổi trở lên mẹ có thể chọn mua những chiếc áo khoác gió, áo phao mà không sợ bé mặc bị rộng.

Số lượng áo khoác

Mẹ chỉ nên cho bé mặc áo khoác khi đi ra ngoài để giữ ấm, không nên mặc trong nhà thường xuyên vì không những làm bé cảm thấy khó chịu mà còn khá bất tiện khi vệ sinh và thay đồ mỗi ngày cho bé.

Để giữ ấm cho con, chúng ta chỉ cần sắm 3-5 chiếc áo khoác trong tủ đồ là được nhé!

Nên mua áo khoác cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Các thương hiệu áo khoác cho trẻ sơ sinh như Lullaby, Carter, Nous,…được bán rộng rãi trên thị trường, tuy nhiên để mua đúng sản phẩm chính hãng, giá tốt, mẹ nên chọn mua áo cho bé tại các siêu thị mẹ và bé uy tín như Kidsplaza, Con Cưng, Tuticare,…Hoặc mẹ có thể tham khảo đồ dùng cho bé trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada,…

nen-mua-ao-khoac-cho-tre-so-sinh-o-dau
Nên mua áo khoác cho bé ở đâu?

Có nên mua combo áo khoác không?

Set 3 áo khoác cho bé, combo 5 áo khoác,…mang đến nhiều tiện lợi cho mẹ khi mua sắm đồ cho con. Tuy nhiên nếu mua cùng combo thì kích thước áo cho bé không được đa dạng, nếu mẹ muốn sắm nhiều cho con thì có thể mua theo combo, theo set, giá cả mềm hơn so với mua lẻ.

Cách giặt áo khoác an toàn bền đẹp 

Áo khoác trẻ sơ sinh khá dày nhưng cũng dễ bị hỏng nếu chúng ta không biết bảo quản và giặt đúng cách. Thời tiết mùa đông sẽ làm cho quần áo lâu khô hơn và dễ gây cảm giác ẩm mốc, chính vì vậy nhiều mẹ sẽ chọn cách giặt áo bằng máy thay vì bằng tay.

Khi giặt áo bằng máy, mẹ nên cho áo khoác vào trong túi giặt hoặc giặt riêng áo khoác với nhau để giữ được font dáng cũng như màu sắc, đường may áo khoác lâu bền hơn nhé.

Bài viết liên quan:

>>> Top 5 thương hiệu áo sơ sinh bán chạy nhất hiện nay

>>> Mẹ nên lưu ý những gì khi mua quần sơ sinh cho bé?

>>> Bảng giá mua đồ sơ sinh trọn gói giá rẻ

Có sữa Blackmores dạng thanh hay không?

Sữa Blackmores dạng thanh hay được gọi là Blackmores dạng gói hiện chưa được bán rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm lại được nhiều mẹ tìm mua vì sản phẩm mang đến sự tiện lợi cho người dùng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho khách hàng một số thắc mắc về câu hỏi “Sữa Blackmores có tốt không”, “có sữa Blackmores dạng thanh hay dạng gói không” và giá bán sản phẩm trên thị trường. 

Có hay không sữa Blackmores dạng thanh?

Sữa Blackmores là dòng sản phẩm của Úc, rất được nhiều ba mẹ tin tưởng lựa chọn cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh.

Hiện nay sữa Blackmores được cung cấp rộng rãi trên thị trường tuy nhiên chỉ phổ biến với dạng lon 900g bao gồm các số: Số 1, số 2 và số 3, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các bé sơ sinh từ 0 tháng tuổi.

Sữa Blackmores dạng thanh được bán đi kèm với dạng lon (hộp) với vai trò là sản phẩm dùng thử hoặc giúp khách hàng có những trải nghiệm, đánh giá ban đầu với dòng sữa này. Chính vì vậy khi mẹ có nhu cầu cho bé dùng thử sữa Blackmores có hợp khẩu vị, mang lại hiệu quả tốt hay không hoặc mong muốn sự tiện lợi khi đi ra ngoài, về quê thì hãy chọn sữa Blackmores dạng thanh, dạng gói nhé!

sua-blackmores-dang-goi
Sữa Blackmores dạng gói

Review về ưu và nhược điểm của sữa Blackmores

Các ưu điểm của sữa Blackmores 

Hỗ trợ tăng cân

Sữa Blackmores có chứa đến 25 loại vitamin khác nhau cùng các khoáng chất quan trọng, cần thiết cho sụ phát triển của trẻ nhỏ (A, D, E, K, B1, B2, B3, B6, B12, Copper, Magnesium, Iron, Zinc, Manganese, Calcium, Phosphorus, Iodine, Selenium). Sữa được sản xuất với công thức đặc biệt, gần giống với sữa mẹ, mang đến cho bé sự thích thú khi uống sữa ngoài.

Trong 100ml sữa Blackmores cung cấp cho bé 284Kcal, nguồn năng lượng dồi dào đáp ứng được hoạt động mỗi ngày của bé đồng thời giúp bé tăng cân an toàn, hiệu quả. Sữa cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao, cân nặng.

Phát triển não bộ cho bé

Sữa Blackmores có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ của bé như DHA, ARA, Cholin, Taurin. Các dưỡng chất này giúp cho não bộ linh hoạt, truyền tín hiệu nhận biết âm thanh, ánh sáng đến các giác quan của bé. Sự phản xạ nhanh của não bộ giúp cho bé ngày càng thông minh và tinh anh.

Tăng trưởng chiều cao

Sữa Blackmores chứa hàm lượng cao vitamin D và canxi, giúp xương khớp bé phát triển và hoàn thiện đồng thời giúp bé mọc tóc, răng đều và đẹp.

Hàm lượng canxi có trong sữa giúp cho các kỹ năng tập trườn, bò, đi đứng,….của bé được trở nên cứng cáp và nhanh nhẹn hơn.

Vitamin D và canxi rất cần thiết cho sự hoàn thiện và phát triển cơ thể trẻ nhỏ. Mẹ đừng bỏ qua sữa Blackmores nếu muốn con tăng trưởng chiều cao hiệu quả đồng thời giúp bé chắc khỏe xương, mọc tóc, mọc răng đều và đẹp.

Ngoài ra Vitamin D, canxi có trong sữa giúp cho các kỹ năng tập trườn bò, tập đứng, bám, vịn,…của bé được trở nên cứng cáp và an toàn hơn.

sua-blackmores-ho-tro-be-tang-can
Sữa Blackmores hỗ trợ bé tăng cân

Hỗ trợ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ có trong sữa Blackmores giúp khắc phục các vấn đề mà hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ hay gặp phải như táo bón, tiêu chảy, hấp thu dinh dưỡng kém.

Sữa Blackmores chứa nhiều lợi khuẩn cùng nhiều vitamin mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên giúp phân của bé mềm hơn, dễ đi.

Nhược điểm của sữa Blackmores

Bên cạnh các ưu điểm chính của sữa Blackmores, sản phẩm cũng có một số nhược điểm như sau:

– Sữa Blackmores chỉ mới có dạng lon, hộp, không có dạng gói, thanh đa dạng như sữa Meiji, sữa Aptamil,…khá bất tiện khi mẹ muốn mang sữa ra ngoài cho con.

-Sữa Blackmores không phù hợp cho các bé bị dị ứng với đạm sữa bò, với các bé bắt đầu sử dụng cũng sẽ bị gặp vấn đề về tiêu hóa trong 2-3 ngày.

Sữa Blackmores có giá bao nhiêu? Nên mua sữa ở đâu? 

Trên thị trường hiện nay sữa Blackmores có giá bán dao động từ 500.000 đến 800.000 tùy vào trọng lượng sản phẩm là hàng nội địa hay hàng xách tay.

Để có thể mua đúng sữa Blackmores chính hãng với giá tốt nhất, mẹ nên chọn mua sản phẩm ở các địa chỉ uy tín, tin cậy như cửa hàng mẹ và bé KidsPlaza, Bibomart, Con Cưng,…

Tại KidsPlaza, sữa Blackmores luôn được kiểm duyệt chất lượng kỹ càng, nguồn gốc xuất xứ trước khi cung cấp ra ngoài thị trường.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên hy vọng các mẹ sẽ thấy yên tâm hơn khi chọn sữa Blackmores cho con và đừng quên ghé qua KidsPlaza để mua sữa với chất lượng tốt nhất nhé!

Bài viết liên quan:

>>> Sữa Blackmores dạng gói được bán ở đâu? 

>>> Sữa Blackmores số 1 hộp nhỏ 400g có tốt không? 

>>> Có hay không sữa Blackmores số 4 cho trẻ 2 tuổi?