Trang chủ Blog Trang 54

Nên chọn nước mắm ăn dặm cho bé loại nào tốt?

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hoá vô cùng non nớt do đó chế độ ăn mỗi ngày cần được đặc biệt quan tâm. Do đó mẹ cần lưu ý đến tất cả các loại thực phẩm sử dụng cho bé trong đó có cả nước mắm. Vậy đâu là loại nước mắm ăn dặm cho bé mẹ nên sử dụng trong thực đơn cho bé?

Nên sử dụng nước mắm ăn dặm cho bé vào giai đoạn nào?

Giai đoạn 4- 6 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu tập ăn dặm. Lúc này bé không thể ăn mặn do hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện. Bởi vậy mẹ không nên thêm muối hoặc nước mắm vào thực đơn mỗi ngày của bé. 

Đến tháng thứ 8 ngoài sữa công thức mẹ cần bổ sung thêm bột ăn dặm cho bé để đảm bảo dinh dưỡng. Trong sản phẩm bột ăn dặm của bé đã được tính toán lượng muối thích hợp. Do đó mẹ cũng không cần sử dụng thêm muối hoặc nước mắm. 

nuoc-mam-cho-be-an-dam
Sử dụng nước mắm cho bé ăn dặm khi nào?

Tuy nhiên khi chuyển sang bột xay hoặc cháo xay mẹ cần thêm khoảng ⅓ thìa nước mắm. Điều này không những giúp tăng hương vị kích thích bé ăn ngon mà còn đảm bảo sự phát triển thận của bé.

Đến khoảng giai đoạn từ tháng 12- 24, bé bắt đầu ăn cháo đặc, cơm nát cùng các món ăn khác. Lúc này mẹ cần thêm 1 giọt dầu ăn và ½ đến 1 thìa nước mắm để đảm bảo lượng i-ốt cần thiết cho sự  phát triển thể chất và trí não của trẻ nhỏ.

Tại sao nên dùng nước mắm cho bé?

Nước mắm là gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn Việt và với chế độ dinh dưỡng của bé cũng vậy. Trong giai đoạn phát triển, nước mắm giúp cung cấp các chất đạm, i-ốt, canxi,… cần thiết cho bé. Không những vậy, trong nước mắm còn chứa hàm lượng lớn axit amin thủy phân từ cá mà mẹ không thể tìm thấy ở trong các loại thực phẩm hàng ngày khác. 

Thêm vào đó, nước mắm cho bé ăn dặm được sản xuất theo phương pháp truyền thống còn đảm bảo độ lành tính. Do đó mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.

Nên chọn nước mắm ăn dặm cho bé loại nào tốt?

Mặc dù không phải nguồn cung cấp dinh dưỡng chính những nước mắm là loại gia vị không thể thiếu trong chế độ ăn của bé. Dưới đây là những loại nước mắm trẻ em ăn dặm tốt mà mạ có thể tham khảo:

Nước mắm Lê Gia 

Nước mắm Lê Gia được chiết xuất từ cá cơm Than theo tỷ lệ 4 cá : 1 muối giúp đem đến cho bé nguồn dưỡng chất dồi dào. Sản phẩm đã được kiểm định an toàn cho bé và có chứa nhiều vitamin quan trọng. Trong đó có nhóm vitamin B, B1, B2, PP và B12. 

Không những vậy sản phẩm còn chứa tới gần 20 axit amin bổ dưỡng. Đây đều là các dưỡng chất giúp bé ăn ngon và hỗ trợ phát triển toàn diện như: valin, methionine, alanine , threonine, leucine… và lysine..

nuoc-mam-an-dam-cho-be
Nước mắm cho bé ăn dặm Lê Gia có tốt không ?

Nước mắm Hạnh Phúc

Nước mắm Hạnh Phúc là thương hiệu nước mắm Phú Quốc nổi tiếng. Sản phẩm có mùi hương cá cơm đặc sản vị dìu dịu, ngọt ngào khó quên. Sản phẩm là nguồn cung cấp đạm vô cùng lớn với 60 độ đạm cao cấp đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp bằng độc quyền sáng chế.

Khi sử dụng nước mắm hạnh phúc cho bé trong giai đoạn ăn dặm, mẹ chỉ nên cho vài giọt vào cháo hoặc bột của bé. Sau đó tăng dần lên trong mỗi bữa ăn đến khoảng ½  hoặc 1 thìa cà phê tùy theo lượng thức ăn. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé quen dần với việc sử dụng gia vị.

Nước mắm Thiên Ngư 

Nước mắm Thiên Ngư được sản xuất theo phương pháp cổ truyền từ nguồn cá cơm Trường Sa thiên nhiên. Sản phẩm mang đến hương vị đậm đà cùng mùi hương đặc trưng của cá cơm. Sản phẩm được kiểm chứng có nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt là canxi, đạm, i-ốt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. 

Nước mắm Thiên Ngư với thành phần 100% cá cơm tươi và muối biển cam kết không có chứa chất bảo quản và chất phụ gia. Bởi vậy mẹ có toàn có thể yên tâm đây là sản phẩm sạch nhất- tươi ngon nhất.

Nước mắm Ngư Nhi

Nước mắm Ngư Nhi là sản phẩm được đặc chế dành riêng cho trẻ nhỏ, bắt đầu từ độ tuổi ăn dặm. Sản phẩm được chiết xuất từ 100% cá cơm tươi Phú Quốc. Bởi vậy đây là nguồn cung protein tự nhiên vô cùng dồi dào đạt mức 300g/l. Với hàm lượng chất dinh dưỡng này sản phẩm hoàn toàn có thể đáp ứng đủ lượng đạm và protein cần thiết cho sự phát triển của bé.

nuoc-mam-cho-be-an-dam
Nước mắm ăn dặm cho bé Ngư Nhi

Bên cạnh đó, nước mắm Ngư Nhi hoàn toàn không chứa chất bảo quản, không hương liệu. bởi vậy  mẹ hoàn toàn an tâm khi sử dụng và chỉ nên sử dụng cho bé trên 6 tháng tuổi.

Nước mắm Hà An

Sản phẩm được sản xuất từ nguồn cá cơm Nha Trang. Cùng với đó là sự kết hợp  giữa phương pháp chế biến theo phương pháp cổ truyền và dây chuyền hiện đại giúp nước mắm Hà An giữ được hương vị của nước mắm cốt. 

Trong 100ml nước mắm Hải An chó chứa 34g protein, 9.2g sodium và 136 calorie. Do đó bổ sung sản phẩm vào chế độ ăn dặm mỗi ngày giúp bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo quá trình phát triển toàn diện.

Trên đây là các loại nước mắm ăn dặm cho bé được nhiều mẹ tin chọn hiện nay. Hy vọng qua những chia sẻ trên mẹ sẽ có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho quá trình ăn dặm và sự phát triển của bé.

Bài viết liên quan

>>> Top 4 thương hiệu cháo tươi cho bé ăn dặm uy tín tại Việt Nam

>>> Top 5 loại bánh tập ăn dặm cho bé 5 tháng tốt nhất

Những loại hạt ngũ cốc tốt cho bé ăn dặm giai đoạn khởi đầu

Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, ngày càng có nhiều mẹ lựa chọn ngũ cốc ăn dặm cho bé. Tuy nhiên khi nào bé có thể ăn hạt và có phải tất cả các loại hạt đều tốt cho trẻ em hay không? Hãy cùng tìm hiểu những loại hạt tốt cho bé ăn dặm nên áp dụng trong thực đơn dinh dưỡng ngay dưới đây.

Khi nào có thể cho bé ăn?

Các loại hạt là thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng bởi vậy không phải lứa tuổi nào cũng có thể ăn được. Nếu bố mẹ muốn đưa các loại hạt vào thực đơn ăn dặm của trẻ thì phải khi trẻ lớn lên. Điều đó có nghĩa là trả ngoài 6 tháng tuổi mới có thể ăn hạt. Tuy nhiên bố mẹ không nên vì trẻ dị ứng mà bỏ qua những thực phẩm này. Thay vào đó cho trẻ làm quen dần với chúng trong giai đoạn ăn dặm sẽ giúp bé sẽ ít bị dị ứng hơn. 

Hầu như mọi loại hạt đều chứa hàm lượng dưỡng chất vô cùng dồi dào nhưng bố mẹ cần nhớ không nên cho bé ăn nguyên hạt. Tất cả trẻ dưới 5 tuổi ăn hạt còn nguyên đều có thể khiến trẻ bị hóc hoặc ngạt thở. 

nhung-loai-hat-cho-be-an-dam
Hạt ngũ cốc có tốt cho bé ăn dặm không?

Những loại hạt tốt cho bé ăn dặm

Các loại hạt ngũ cốc hay hạt dinh dưỡng đều chứa các chất rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện trẻ nhỏ. Vậy nên bố mẹ chắc chắn không nên bỏ qua chúng trong thực đơn ăn dặm của bé.

Yến mạch 

Yến mạch là một trong những loại hạt ăn dặm với hàm lượng lớn chất xơ, ít đường, không bé và dễ tiêu hóa. Trong giai đoạn ăn dặm của bé mẹ nên sử dụng bột yến mạch hoặc yến mạch cán mỏng ăn liền. Hai loại yến mạch này sẽ dễ chín và nhuyễn với các loại thực phẩm khác giúp bé dễ ăn hơn.

Gạo lứt

Gạo lứt được xếp vào hàng các loại hạt ngũ cốc “sang chảnh” bởi mức giá của chúng tương đối cao. Tuy nhiên hàm lượng chất xơ và chất dinh dưỡng của gạo lứt lại vô cùng dồi dào. Đây là một trong những loại hạt tốt cho bé ăn dặm bởi giữ trọn vẹn dinh dưỡng tự nhiên của hạt gạo và không chứa chất gây dị ứng. Bổ sung gạo lứt vào thực đơn cho bé giúp tốt cho hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng và cung cấp đầy đủ năng lượng cho bé.

nhung-loai-hat-tot-cho-be-an-dam
Cháo gạo lứt bổ sung nhiều chất xơ cho bé

Đậu đen

Đậu đen là loại hạt chứa hàm lượng canxi, kali và phốt pho khs cao. Bởi vậy sử dụng loại hạt này nghiền thành bột để uống hoặc hấp chín và nghiền nát giúp củng cố hệ xương cho bé. Đồng thời loại hạt này cũng rất tốt cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể và sức đề kháng cho trẻ.

Đậu lăng

Đậu lăng là loại hạt ăn dặm cho trẻ chứa protein, sắt, folate, kẽm và mangan tốt cho sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, loạt hạt này còn chứa ít chất béo nên mẹ có thể yên tâm về nguy cơ béo phì hay tim mạch. Đồng thời bổ sung đậu lăng vào thực đơn ăn dặm cũng giúp cơ thể bé dễ hấp thu dinh dưỡng hơn và tăng năng lượng hoạt động cả ngày cho bé.

Ngoài các loại hạt trên vẫn còn nhiều loại hạt khác rất tốt cho sự phát triển của bé như Ngoài quinoa, hạt điều, óc chó hay hạnh nhân,… Tuy nhiên những loại hạt này sẽ phù hợp hơn với các bé trên 1 tuổi.

Cách sử dụng các loại hạt ăn dặm cho trẻ đúng cách

Trong từng giai đoạn khác nhau nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ thay đổi và bé cũng sẽ phù hợp với những loại hạt khác nhau. Tuy nhiên dù sử dụng loại hạt ngũ cốc nào mẹ cũng không nên cho bé ăn trước 6 tháng tuổi.

nhung-loai-hat-tot-cho-be-an-dam
Hướng dẫn sử dụng hạt cho bé ăn dặm đúng cách

Giai đoạn 6- 7 tháng

Trong giai đoạn này, mẹ nên sử dụng các loại ngũ cốc không chất béo, ít đường và nghiền duối dạng bột hoặc nấu cháo nhuyễn. Bởi đây là giai đoạn bé đang làm quen với việc nhai và nuốt thức ăn nên mẹ cần chú ý để tránh bé bị nghẹn, hóc.

Giai đoạn 8- 12 tháng

Ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé đã có sự phát triển nhất định và có thể thu nạp chất béo từ ngũ cốc. Do đó mẹ có thể bổ sung thêm hạt óc chó, hạnh nhân hay macca vào chế độ ăn dặm của bé.  Tuy nhiên khi chế biến các loại hạt này mẹ cũng cần chú ý đến khả năng ăn thô của bé. Tốt nhất mẹ nên nghiền nhỏ hạt ra ninh cùng gạo hoặc yến mạch để thành cháo cho bé ăn.

Hoặc mẹ cũng có thể nghiền thành bột và pha kết hợp với sữa tươi và hoa quả cho bé ăn sáng. Đây không chỉ là món ăn đầy đủ dưỡng chất mà còn giúp mẹ tiết kiệm thời gian.

Trên 20 tháng

Ở giai đoạn này bé hoàn toàn có khả năng ăn hạt quinoa. Mẹ có thể sử dụng loại hạt này nấu cùng cơm cho bé ăn. Đây là loại hạt ngũ cốc ăn dặm có giá trị dinh dưỡng rất lớn khi chứa lượng protein cao, giàu canxi, sắt, magie và chất xơ. loại hạt ăn dặm này sẽ giúp bé phát triển trí não toàn diện hơn và tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, khi sử dụng loại hạt này, mẹ nên lưu ý đến chế độ đạm trong thực đơn của bé bởi hạt quinoa rất giàu đạm.

Trên đây là tổng hợp những loại hạt tốt cho bé ăn dặm mà mẹ không nên bỏ qua. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bà mẹ có thêm nhiều gợi ý để nấu những món ăn ngon bổ dưỡng cho bé yêu. 

Bài viết liên quan

>>> Hướng dẫn cách nấu mì ăn dặm cho bé 9 tháng

>>> Top 5 loại bánh tập ăn dặm cho bé 5 tháng tốt nhất

>>> Review 5 loại bánh ăn dặm cho bé dị ứng sữa bò

5 loại hoa quả nóng mùa hè bà bầu nên tránh

Mùa hè đến trái cây ngập tràn trên các quầy kệ ở siêu thị, ngoài chợ với đủ màu sắc, mùi vị. Có những loại quả mà chỉ đợi đến mùa hè mới có để mua về ăn, tuy nhiên mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ vì có nhiều loại hoa quả nóng mùa hè có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và em bé trong bụng. Bài viết này sẽ liệt kê 5 loại quả nóng vào mùa hè mà bà bầu nên tránh.

1. Quả nhãn

hoa-qua-nong-mua-he
Bà bầu có ăn được nhãn không?

Đây là loại trái cây đặc trưng cho mùa hè, thường xuất hiện vào giữa và cuối hè. Nhãn có vị ngọt vừa, mùi thơm dễ chịu nên rất thu hút vị giác của bà bầu. Đối với cơ thể người bình thường, ăn nhãn có tác dụng dưỡng huyết an thần, bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí và có tác dụng kéo dài tuổi thọ. 

Với phụ nữ mang thai khi ăn nhãn, rất nhiều ý kiến cho rằng loại quả này không nên ăn vì có tác động không tốt với thai nhi. Trên thực tế thì nhãn vẫn có tác dụng với phụ nữ mang thai nếu ăn đúng cách có thể giúp nâng cao sức khỏe, giải quyết vấn đề tiêu hóa, loại bỏ giun sán đồng thời bổ sung vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn nhãn nhiều trong mùa hè có thể khiến mẹ bầu dễ bốc hỏa, ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi thậm chí có thể dẫn đến sảy thai. Mẹ bầu nếu quá thích ăn loại quả này cũng chỉ nên ăn tối đa 300g/ngày và hạn chế ăn nhiều ngày liên tiếp để tránh điều đáng tiếc xảy ra.

2. Quả vải

hoa-qua-nong-mua-he
Bà bầu có nên ăn vải không?

Có cùng họ với nhãn nhưng là loại quả xuất hiện sớm hơn, mẹ bầu có thể tìm mua vải vào ngay đầu mùa hè. Trong số các loại hoa quả nóng mùa hè thì vải gần như đứng đầu vì chỉ ăn vài quả thôi đã có thể khiến mẹ bầu nóng trong, nổi mụn nhọt, rôm sảy.

Theo bác sĩ Lê Thị Hải – chuyên gia dinh dưỡng đến từ Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia thì phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn 1 lượng nhỏ quả vải. Trong vải có rất nhiều khoáng chất như kali, canxi, kẽm, sắt, … có thể cung cấp lượng không nhỏ dinh dưỡng cho bà bầu. Khuyến cáo mẹ bầu nên ăn không quá 300g vải mỗi ngày. Với những người đang mắc chứng tiểu đường thai kỳ, không nên ăn vải vì hàm lượng đường trong loại quả này rất cao.

3. Quả táo mèo

hoa-qua-nong-mua-he
Táo mèo có gây nguy hiểm cho bà bầu khi ăn không?

Loại quả này cũng là loại trái cây bà bầu không nên ăn trong mùa hè vì theo cảnh báo, đây là trái cây có thể gây co thắt tử cung, sinh non. Mặc dù táo mèo có vị chua chua, chát nhẹ nên rất hợp khẩu vị bà bầu, nhiều mẹ nghén nặng còn dùng loại quả này như 1 phương pháp chữa nghén hữu hiệu. Mẹ bầu nhớ nhé, nếu có ăn táo mèo cũng chỉ nên ăn 1 – 2 quả, không ăn nhiều mẹ nhé. 

Sau khi sinh em bé xong, mẹ có thể sử dụng táo mèo ngâm dấm để giúp giảm cân, giảm eo rất hiệu quả.

4. Quả dứa

hoa-qua-nong-mua-he
Bà bầu có ăn dứa được không?

Ngay từ những ngày đầu hè, mẹ bầu đã có thể ngửi thấy mùi thơm của trái dứa khi ghé qua các sạp bán trái cây tươi. Loại quả này có quanh năm nhưng đến mùa hè mới là chính vụ. Dứa có vị chua chua, nếu là dứa mật thì có vị ngọt dễ ăn, dễ chế biến thành các món như canh dứa, nước ép dứa, sinh tố hay ăn trực tiếp. Tuy nhiên với các bà bầu thì cần lưu ý, trong tam cá nguyệt thứ nhất không nên ăn dứa các bwowrisex – thành phần của dứa – sẽ mang đến cảm thấy mệt mỏi, tăng triệu chứng ốm nghén và thúc đẩy nguy cơ sẩy thai. Còn trong các tháng tiếp theo của thai kỳ, nếu có ăn dứa mẹ bầu cũng nên hạn chế vì bromelain có trong trái dứa có thể làm mềm tử cung, dễ gây chuyển dạ sớm. Ăn nhiều dứa cũng khiến bà bầu rát lưỡi, mất vị giác trong ngày.

5. Quả đu đủ xanh

hoa-qua-nong-mua-he
Bà bầu nên tránh các món ăn từ đu đủ xanh

Không chỉ là hoa quả nóng vào mùa hè mà vào mùa nào mẹ bầu cũng không nên ăn đu đủ xanh. Trong trái đu đủ xanh có rất nhiều nhựa hay còn gọi là mủ, hoạt chất có mặt trong loại quả này là Papain và chymopapain có tác hại tạo ra cơn co thắt tử cung, dễ dẫn đến sinh non thậm chí là sảy thai. Papain còn làm yếu đi các màng bọc đóng vai trò nâng đỡ bào thai, làm chậm quá trình phát triển thai nhi, dễ gây xuất huyết. 

Đặc biệt Papain còn làm tăng nhiệt độ cơ thể, đây là lý do vì sao người ta xếp đu đủ chín vào danh sách hoa quả nóng vào mùa hè và mẹ bầu tuyệt đối không ăn. Ở một số đất nước như Sri Lanka, Bangladesh, Ấn Độ và Pakistan phụ nữ ở đây họ còn sử dụng đu đủ xanh như 1 loại thuốc phá thai tự nhiên. Mẹ bầu nhớ nhé, tuyệt đối không ăn đu đủ xanh. Nếu thích hương vị của loại trái cây này, mẹ có thể ăn đu đủ chín, đây lại là loại quả có tác dụng tốt với bà bầu, trái ngược với đu đủ còn xanh.

Mùa hè có rất nhiều loại trái cây để mẹ lựa chọn ăn, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể chính vì vậy hãy mạnh dạn loại bỏ 5 loại hoa quả nóng mùa hè gây ảnh hưởng không tốt kia ra khỏi danh sách mẹ bầu nhé. 

Bài viết liên quan 

>>> Món ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu từ hoa quả đơn giản dễ tìm

>>> Thực phẩm dành cho bà bầu 3 tháng đầu: Nên và không nên ăn gì?

Điểm danh 10 loại hoa quả mát mùa hè cho bé

Mùa hè là mùa của rất nhiều loại hoa quả như nhãn, vải, dưa, xoài, … Mỗi loại quả đều có tác dụng với sức khỏe tuy nhiên nhiều loại còn gây nóng trong, mụn nhọt với trẻ em. Bài viết này sẽ mách mẹ top 10 loại hoa quả mát mùa hè cho bé. Mẹ hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bé nhé.

Quả cam

Cam là loại trái cây họ bưởi có nguồn gốc từ châu Á và được trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và có mùa cam chính vụ vào mùa hè. Đây là loại quả rất giàu vitamin, có thể kể đến 6 tác dụng của quả cam dành cho trẻ nhỏ: tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu, ngăn ngừa khó tiêu, ngừa táo bón, giảm nguy cơ còi xương, chữa ho trị cảm lạnh.

Theo nghiên cứu cho thấy, chỉ với 1 lát cam có thể cung cấp đến 90% nhu cầu C trong ngày của trẻ. Mẹ có thể chế biến cam thành sinh tố, nước ép cho bé dễ uống.

hoa-qua-mat-mua-he-cho-be
Quả cam cung cấp nhiều vitamin C cho bé

Quả xoài

Xoài cũng là loại quả mùa hè rất giàu beta caroten, trong 100g xoài có khoảng 445 microgram beta caroten. Ngoài ra xoài còn có 20 loại axit amin dễ hấp thụ với hệ tiêu hóa non trẻ của con. Mỗi ngày mẹ có thể cho con ăn khoảng ½ quả xoài để cung cấp 30% beta caroten cho bé mà không sợ ăn nhiều gây nóng trong. Xoài ngoài làm sinh tố,  mẹ cũng có thể làm bánh, cho con ăn trực tiếp hoặc làm món xôi xoài hấp dẫn.

hoa-qua-mat-mua-he-cho-be
Xoài chứa 20 loại axit amin tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Đu đủ

So với xoài thì đu đủ có hàm lượng beta caroten thấp hơn 1 chút, đây là loại quả có hàm lượng beta caroten cao thứ 3 trong các loại hoa quả mát mùa hè cho bé chỉ sau xoài và dưa hấu. Đu đủ khi chín có mùi thơm và vị ngọt dễ ăn, mẹ có thể chế biến thành sinh tố hay kem khá hợp vào mùa hè này. Không chỉ giàu beta caroten, đu đủ chín cũng bổ sung 1 lượng canxi nhỏ cho cơ thể trẻ cùng với enzyme thúc đẩy tiêu hóa papain, trẻ ăn đu đủ chín sẽ dễ đi vệ sinh hơn.

hoa-qua-mat-mua-he-cho-be
Đu đủ là loại trái cây mát cho bé mẹ không nên bỏ qua

Chuối

Được xếp vào danh sách những loại quả năng lượng cao vì rất dễ hấp thụ, mẹ có thể cho bé ăn chuối vào các bữa ăn phụ để giảm tình trạng đói bụng ở con. Chuối không chỉ có vào mùa hè mà các mùa quanh năm đều có, tuy nhiên mùa hè vẫn được coi là mùa có nhiều loại quả này nhất. Trong 1 quả chuối có đến 3g chất xơ, không chỉ làm dịu hệ tiêu hóa mà còn giúp điều hòa nhu động ruột.

Quả chuối chứa nhiều chất xơ tốt cho bé

Dưa hấu

Vị mát, ngọt thanh của dưa hấu cùng màu sắc bắt mắt của loại quả này không chỉ khiến các bé thích thú mà còn cực ghiền. Trong dưa hấu có hàm lượng beta caroten nhiều hơn cả đu đủ chín, chỉ ít hơn xoài. Tuy nhiên dưa hấu có hạt nhỏ nên trẻ ăn có thể dễ bị hóc đồng thời dưa hấu cũng khá nhiều đường nên mẹ chỉ nên cho con ăn 1 miếng vừa phải trong ngày là đủ. Khi chọn dưa hấu cho bé, mẹ hạn chế chọn loại dưa đông lạnh vì ăn vào không tốt và cũng không giàu dinh dưỡng như dưa hấu thông thường.

Dưa hấu bổ sung nhiều nước cho bé

Hồng xiêm

Nếu mẹ muốn tìm 1 loại trái cây giàu sắt cho bé thì hồng xiêm là loại quả nên chọn nhất. Trong 100g hồng xiêm có chứa 52mg Canxi và hàm lượng sắt đủ cung cấp 29% cho nhu cầu cơ thể bé. Hồng xiêm cũng là loại hoa quả mát mùa hè cho bé nên mẹ tranh thủ đến mùa nên bổ sung cho con. 

Hồng xiêm chứa nhiều chất sắt cho bé

Dâu tây

Không chỉ các bé gái thích loại quả vừa thơm vừa dễ thương này mà ngay cả các bé trai cũng có rất nhiều bé yêu thích dâu tây. Trong dâu tây có đến 92% là nước nên có tác dụng giải khát, bù nước cho cơ thể trẻ vào mùa hè rất tốt. Đặc biệt quả dâu tây có mùi thơm cùng màu sắc bắt mắt, mẹ cũng dễ chế biến thành các món như sinh tố, nước ép, sữa chua hay dâu dầm, …

hoa-qua-mat-mua-he-cho-be
Dâu chứa nhiều vitamin C và khoáng chất

Dừa

Nước dừa được biết đến là 1 loại nước thần không chỉ nhiều công dụng với bà bầu, phụ nữ sau sinh mà cả với trẻ nhỏ cũng rất tốt. Nước dừa giàu kali và muối khoáng giúp cung cấp nước nhanh chóng cho cơ thể trẻ, điều hòa dịch nội bộ. Nhờ vậy mà nước dừa rất thích hợp sử dụng khi bé bị sốc nhiệt, thời tiết nóng, khi bé bị tiêu chảy, giúp cơ thể bé cân bằng điện giải.

hoa-qua-mat-mua-he-cho-be

Quả thanh long

Thanh long là loại quả có nhiều nước, vị ngọt hoặc chua nhẹ. So với các loại hoa quả mát mùa hè cho bé kể trên thì thanh long có vẻ khó ăn hơn vì phần hạt vừng nhỏ bên trong khiến nhiều bé không thích. Tuy nhiên đây cũng là loại quả mẹ nên cho bé tập ăn vào mùa hè từ khi bé đủ 1 tuổi. Thanh long giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, C, chất xơ cùng hàm lượng sắt cao giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể trẻ. Mỗi ngày mẹ có thể tập cho bé ăn 1 miếng nhỏ thanh long trước.

Bé ăn thanh long vào mùa hè có tốt không?

Quả dứa

Dứa là loại quả chỉ xuất hiện vào mùa hè, với các mùa khác nếu có mua thì thường là mẹ sẽ mua phải dứa trái vụ. Đây là loại quả cực giàu dinh dưỡng với kali, magie, natri, photpho, lưu huỳnh, canxi và sắt. Hàm lượng vitamin C có trong dứa cũng không nhỏ, có thể giúp trẻ tăng cường miễn dịch, hạn chế cảm vặt. Khi cho bé ăn dứa, mẹ cần loại bỏ hết phần mắt của quả này. Đặc biệt dứa ăn nhiều có thể gây rát lưỡi nên mẹ chế biến thành nước ép hoặc sinh tố cho bé dễ ăn hơn.

Dứa chứa nhiều khoáng chất tốt cho bé

Với danh sách 10 loại hoa quả mát mùa hè cho bé kể trên, mẹ đừng quên bổ sung ngay vào thực đơn của con trong tuần này nhé. Lưu ý với các loại trái cây có hạt lớn, dễ hóc mẹ cần loại bỏ hạt ra trước khi cho con ăn hoặc chế biến thành nước ép để con uống cho tiện

Hướng dẫn cách nấu mì ăn dặm cho bé 9 tháng

Việc đa dạng thực đơn mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng trong quá trình bé ăn dặm. Điều này không chỉ kích thích vị giác, cảm giác thèm ăn mà còn bổ sung đa dạng dưỡng chất cho bé. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nấu mì ăn dặm cho bé 9 tháng  mẹ nên tham khảo ngay.

Cách nấu mì nui cho bé ăn dặm

mi-an-dam-cho-be-9-thang
Nấu mì nui ăn dặm cho bé 9 tháng

Khi bé được 9 tháng tuổi, thói quen ăn uống của bé cũng sẽ thay đổi. Ở độ tuổi này mẹ nên rèn cho bé tính tự giác trong ăn uống. Để làm được điều đó, thực đơn của bé cần hấp dẫn, mì nui ăn dặm và có bổ sung thêm hải sản sẽ giúp ngon miệng hơn.

Nguyên liệu  nấu món mì nui cho bé ăn dặm gồm:

  • Nui cho bé: 50g
  • Thịt gà băm: 50g
  • Đậu que: 1 cây
  • Khoai tây, cà rốt mỗi loại ¼ củ
  • Dầu oliu hoặc dầu hướng dương

Các bước nấu mì nui thịt gà băm vô cùng đơn giả:

  • Đậu que, cà rốt khoai tây cắt nhỏ hình hạt lưu
  • Đun sôi nước, sau đó cho mì nui và rau củ vào
  • Đun đến khi mì mềm cho gà băm và dầu ô liu vào
  • Tiếp tục đun đến khi thành súp là có thể dùng được

Lưu ý: Ở giai đoạn 9 tháng, mẹ không nên thêm gia vị vào chế độ ăn của bé vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu. 

Cách nấu mì spaghetti cho bé ăn dặm

mi-an-dam-cho-be-9-thang
Nấu mì ăn dặm spaghetti cho bé

Mì spaghetti là món ăn mẹ không nên bỏ qua trong thực đơn ăn dặm của bé. Sợi mì dai sẽ giúp kích thích khả năng nhau và tiết nước bọt của bé. Với món mì ăn dặm cho bé 9 tháng này mẹ có thể tham khảo các bước chế biến dưới đây.

Nguyên liệu để nấu mì ý cho bé ăn dặm gồm:

  • Mỳ ý
  • Thịt bò băm
  • 1 quả cà chua
  • Hành tây, dứa
  • Gia vị: hành, ngò, tiêu, tỏi, bột nêm vị tảo

Các bước thực hiện:

  • Cho mì vào nước sôi, luộc chín sau đó vớt ra ngâm vào nước đun sôi để nguội. 
  • Vớt mì ra để ráo, trộn đều với dầu oliu.
  • Cà chua bỏ hạt, hành tây và dứa cho chung vào máy xay nhuyễn.
  • Phi thơm hành tỏi và cho thịt bò băm vào chảo đảo đều khi chín tái thì cho hành tây vào. Tiếp tục đảo sau đó thêm một chút hạt nêm vị tảo biển.
  • Phi thơm hành rồi cho hỗn hợp cà chua, hành tây, dứa vào đun nhỏ lửa. Khi hỗn hợp sệt sánh lại thì cho thịt bò vào đun tiếp. Cuối cùng  tắt bếp cho hành ngò, tiêu vào.

Mì Udon ăn dặm cho bé 9 tháng

mi-an-dam-cho-be-9-thang
Hướng dẫn nấu mì Udon ăn dặm cho bé 9 tháng

Để nấu món mì Udon hấp dẫn cho bé ăn dặm, mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu dưới đây:

  • Mì Udon: 10g
  • Nước dùng: 100ml

Các bước thực hiện món mì ăn dặm này cho bé mẹ cần đặc biệt lưu ý đến việc chế biến nước dùng: 

  • Đầu tiên, mẹ cho cá bào đen vào nước đun sôi. Sau đó lọc bỏ bã để có được phần nước dùng thơm ngon và dinh dưỡng.
  • Mì Udon thái nhỏ, đem cho vào nước sôi đun khoảng 5 phút. 
  • Vớt mì ra, nghiền nhuyễn và đổ nước dùng và.
  • Cuối cùng trộn đều mì với nước dùng.

Với món mì này, bạn có thể thay bằng bánh phở hoặc gạo để làm đa dạng hơn thực đơn của bé. Ngoài ra nước dùng mẹ cũng có thể sử dụng thay thế bằng nước luộc gà hoặc nước luộc rau củ.

Mì trứng cho bé ăn dặm

Nấu mì trứng cho bé ăn dặm

Mì trứng là một trong những món bạn không nên bỏ qua. Với món mì ăn dặm cho bé 9 tháng này bạn nên chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Bột mì số 11 hoặc số 13
  • Lòng đỏ trứng 4 quả
  • Dầu oliu hoặc dầu ăn 
  • 40-45 ml nước xay rau củ, sữa công thức hoặc sữa mẹ

Các bước thực hiện mì trứng ăn dặm cho bé gồm:

  • Cho mì cùng lòng đỏ trứng, 10ml dầu oliu và nước đã chuẩn bị sẵn vào trộn đều, bọc và để bột nghỉ 30 phút.
  • Sau đó tiếp tục nhồi đều tay đến khi bột kéo màng lại tiếp tục nghỉ trong 2 giờ.
  • Sử dụng bột thừa để làm bột áo, bắt đầu cán mỏng và cắt sợi.
  • Cho mì vào nước đun sôi trong khoảng 3- 5 phút.
  • Vớt ra đĩa và sử dụng đồ ăn kèm tùy ý.

Mì tươi rau củ ăn dặm

mi-tuoi-rau-cu-an-dam-cho-be-9-thang
Mì tươi rau củ ăn dặm cho bé 9 tháng

Mì tươi không những đảm bảo dinh dưỡng mà còn giúp mẹ có thể an tâm về độ vệ sinh. Với món mì tươi rau củ, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây.

  • Cải bó xôi, bắp cải tím, cà rốt, thanh long mỗi loại 60g
  • Bột mì 

Các bước thực hiện:

  • Rau củ được chuẩn bị rửa sạch. Sau đó, bắp cải, cà rốt thái sợi, thanh long cắt miếng nhỏ
  • Cho từng loại rau củ vào lần lượt ép lấy nước.
  • Rây mịn 150g bột mì, sau đó cho 60g nước ép cải bắp tím vào. Trộn đều và cho thêm nước để bột đạt độ nhão cần thiết.
  • Thức hiện tương tự với các phần nước ép đã chuẩn bị, cứ 150g bột mì tương ứng với 60g nước ép.
  • Sử dụng bột thừa để làm bột áo, dùng chày cán mỏng bột và cắt sợi. .
  • Sau khi đã hoàn thành, cho mì vào nước đun sôi 3-5 phút, thêm gia vị tùy vào khẩu vị của bé.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách nấu mì ăn dặm cho bé 9 tháng cho bé. Tuy nhiên để tiện lợi và tiết kiệm thời gian mẹ có thể chọn các loại mì ăn dặm ăn liền. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm mì ăn dặm đa dạng đến từ các thương hiệu nổi tiếng không nhưng tiện lợi mà còn đảm bảo cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng. Mẹ có thể tìm hiểu thêm để cải thiện thực đơn ăn dặm cho bé.

Bài viết liên quan

>>> Các món ăn dặm để tủ lạnh được bao lâu?

>>> Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng đầy đủ chất dinh dưỡng

Top 4 thương hiệu cháo tươi cho bé ăn dặm uy tín tại Việt Nam

Cháo tươi cho bé ăn dặm là chủ đề luôn được quan tâm bởi tất cả mọi bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên việc lựa chọn sản phẩm cháo ăn dặm nào thích hợp cho bé đôi khi lại là vấn đề khiến mẹ đau đầu. Dưới đây là những món cháo ăn dặm mà mẹ nên phải bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bé.

Cháo tươi Sài Gòn Food Baby

chao-tuoi-cho-be-an-dam
Thương hiệu cháo tươi cho bé ăn dặm uy tín của Việt Nam

Ngon – sạch – dinh dưỡng và tiện lợi luôn là những tiêu chí được đặt lên hàng đầu của thương hiệu Sài gòn Food. Đặc biệt sản phẩm cháo tươi cho bé ăn dặm Sài Gòn Food được tin chọn bởi đáp ứng hầu hết yêu cầu quan trọng của một bữa ăn cho trẻ. Các thành phần dinh dưỡng có trong cháo giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé. Sản phẩm không sử dụng chất bảo quản cũng như các hương liệu gây dị ứng cho trẻ. Hương vị tự nhiên, phù hợp với khẩu vị người Việt. Đây chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt của sản phẩm Sài Gòn Food.

Cháo tươi Sài Gòn Food được sản xuất theo quy trình khép kín hiện đại đến từ Nhật Bản. Tất cả nguyên liệu được đóng gói nghiêm ngặt và không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân có hại. Nếu so với việc mẹ nấu cháo ở nhà sản phẩm đảm bảo độ an toàn cao hơn. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong sản phẩm cũng cân bằng và đầy đủ hơn. Mỗi bữa ăn của bé sẽ được cung cấp đầy đủ chất đạm, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Cháo tươi Cây Thị

chao-tuoi-cho-be-an-dam
Cháo tươi ăn dặm cho bé thương hiệu Cây Thị

Một bữa ăn dặm của bé không chỉ cần đảm bảo chất dinh dưỡng mà còn cần đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi vậy mẹ cần không ít thời gian để suy nghĩ thực đơn cũng như chế biến bữa ăn dặm cho bé. Nhằm giúp mẹ tiết kiệm thời gian và san sẻ nỗi lo chăm sóc bé, cháo tươi thương hiệu Cây Thị đã mang đến sản phẩm ăn dặm vô cùng dinh dưỡng. Được chế biến trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản, sản phẩm không chỉ an toàn mà còn giữ nguyên được hương vị tươi ngon tự nhiên.

Không chỉ cung cấp các dưỡng chất thông thường, cháo tươi Cây Thị còn bổ sung thêm DHA, Omega và Canxi. Đây đều là những dưỡng chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của bé. Cháo tươi cho bé ăn dặm Cây Thị còn đưa trực tiếp vi chất canxi vào sản phẩm. Công nghệ này giúp bé tăng khả năng hấp thu canxi cao hơn so với những sản phẩm khác. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia ẩm thực Cây Thị còn không ngừng nghiên cứu nhằm cải tiến nhằm tăng hương vị cho sản phẩm.

Hiện nay cháo tươi ăn dặm Cây Thị có 7 hương vị gồm cháo thịt heo, cháo thịt bò, cháo cá lóc, cháo cá hồi, cháo lươn đậu xanh, cháo Gà ác đậu xanh  và Cháo rau củ thập cẩm.

Cháo tươi ăn dặm Wakodo Nhật Bản

chao-tuoi-an-dam-wakodo
Cháo tươi ăn dặm Wakodo Nhật Bản

Sản phẩm cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm Wakodo là thương hiệu nổi tiếng được nhiều mẹ tin chọn. Cháo ăn dặm Wakodo là dạng bữa ăn đơn giản, tiện lợi cho các mẹ theo đuổi phương pháp ăn dặm Nhật Bản. Sản phẩm đặc trưng bởi hương vị hấp dẫn cùng thành phần dinh dưỡng cao. Nguyên liệu chủ yếu của cháo Wakodo là thịt, cá, rau củ được chế biến giữ nguyên hương vị giúp  thay đổi khẩu vị, kích thích bé ăn ngon hơn.

Nguyên liệu chế biến cháo ăn dặm Wakodo được chọn lọc kỹ càng. Sản phẩm không chứa chất bảo quản hay chất phụ gia, hương liệu nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được đóng gói và khử trùng bằng nhiệt và áp suất lớn. Sản phẩm hoàn toàn không chịu tác động từ các tác nhân gây hại từ bên ngoài cũng như bên trong. 

Cháo có hương vị tươi ngon hòa quyện trong nước dùng ngọt dịu. Sản phẩm gồm 6 hương vị chính giúp bữa ăn của bé thêm phần đa dạng. Mẹ có thể chọn các vị như: cháo thịt gà rau củ; cháo cá rau củ; cháo thịt bò rau củ; cháo cá hồi rau củ; cháo cá ngừ rau củ và cháo trứng rau củ.

Cháo tươi ăn dặm Picnic Baby

chao-tuoi-cho-be-an-dam-picnic-baby
Cháo tươi cho bé ăn dặm Picnic Baby

Picnic baby là thương hiệu cháo tươi cho bé ăn dặm cho bé phù hợp với phong cách sống năng động. Nếu mẹ quá bận rộn hay thường xuyên đưa bé đi khám phá thế giới bên ngoài thì đây chính là sự lựa chọn mẹ không nên bỏ qua. Cháo Picnic Baby được nấu từ những nguyên liệu hoàn toàn tươi ngon. Sản phẩm được đựng trong túi tiệt trùng Retort giúp cháo luôn đảm bảo tiêu chí “ngon – sạch – dinh dưỡng và tiện lợi”. 

Sản phẩm đến từ xứ chùa Vàng với nguyên liệu đảm bảo tươi ngon, tự nhiên từ các trang trại sạch của Thái Lan. Bởi vậy sản phẩm không chỉ đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn đảm bảo sự lành tính, an toàn và tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Thêm vào đó, sản phẩm còn vo cùng tiện lợi, mẹ chỉ cần ngâm cả túi vào nước nóng 3 phút là bé có thể sử dụng được.

Cháo dinh dưỡng không chỉ có đầy đủ thành phần dinh dưỡng mà còn giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Nếu mẹ còn đang băn khoăn về việc lựa chọn cháo tươi cho bé ăn dặm thì đừng bỏ qua 5 cái tên trên. Hy vọng danh sách này sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn bữa ăn dinh dưỡng cho bé yêu.

Bài viết liên quan

>>> Top 5 loại bánh tập ăn dặm cho bé 5 tháng tốt nhất

>>> Top bột ăn dặm được các mẹ ưa chuộng nhất

Các món ăn dặm để tủ lạnh được bao lâu?

Các món ăn dặm có thể cất trữ đông lạnh, để tủ lạnh được bao lâu – đây là chủ đề đang được các mẹ bàn luận sôi nổi trong các diễn đàn, hội nhóm cho con ăn dặm. Trữ đông các món ăn dặm là phương pháp rất được các mẹ yêu thích vì có thể bảo quản thức ăn cho con lâu hơn, nhất là với mẹ bận rộn. Vậy chính xác là các món ăn dặm có thể cất trữ đông lạnh, để tủ lạnh được bao lâu? Cách bảo quản món ăn dặm cho bé như thế nào cho đúng, vừa không mất đi dinh dưỡng mà vẫn bảo quản được lâu nhất.

1. Các món ăn dặm có thể cất trữ đông lạnh, để tủ lạnh được bao lâu?

do-an-dam-cho-be-bao-quan-tu-lanh-duoc-bao-lau
Đồ ăn dặm cho bé bảo quản tủ lạnh được bao lâu?

Việc bảo quản món ăn dặm cho trẻ trong tủ đông còn phụ thuộc vào loại thực phẩm mẹ bảo quản là thực phẩm gì. 

Thời gian bảo quản thịt bò, thịt lợn

– Bảo quản trong ngăn mát: với mức nhiệt độ dưới 5 độ C, có thể bảo quản thịt bò, thịt lợn trong vòng 2 ngày

– Bảo quản trong ngăn đá: nếu bảo quản ở nhiệt độ dưới – 18 độ C, có thể bảo quản trong 3 tháng, tuy nhiên chỉ nên bảo quản tối đa trong khoảng 7 ngày để đảm bảo độ tươi cũng như dinh dưỡng cho con

Thời gian bảo quản cá, hải sản, thịt gia cầm

– Bảo quản trong ngăn mát: với mức nhiệt độ dưới 5 độ C, có thể bảo quản cá, hải sản và thịt gia cầm trong vòng 1 ngày

– Bảo quản trong ngăn đá: có thể bảo quản trong 3 tháng nhưng nên sử dụng trong vòng 4 – 5 ngày để đảm bảo dinh dưỡng

Thời gian bảo quản rau củ, trái cây

– Với các loại rau có lá, mẹ có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 2 – 4 ngày còn với rau củ có thể bảo quản trong vòng 10 ngày

– Nếu là các món ăn dặm từ rau củ đã chế biến và nghiền nát thì có thể bảo quản với nhiệt độ – 18 độ C trong 2 – 3 tuần. Lưu ý nên chế biến và bảo quản riêng từng loại rau củ

– Các loại nấm tươi: có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 5 ngày, trước khi nấu ăn cần rửa sạch nấm.

– Các loại trái cây: tùy vào từng loại trái cây mà mẹ có thời gian bảo quản khác nhau, với chuối có thể bảo quản trong 1 – 2 ngày, dâu tây trong 2 ngày, bơ, mãng cầu bảo quản được 3 ngày, nho 5 ngày, kiwi 7 ngày còn táo có thể bảo quản 2 tuần cho đến 1 tháng.

2. Cách chế biến và bảo quản thức ăn dặm trữ đông cho bé

do-an-dam-de-duoc-tu-lanh-bao-lau
Cách chế biến đồ ăn dặm bảo quản tủ lạnh

Để thực hiện việc chế biến và bảo quản thức ăn dặm trữ đông cho bé, mẹ cần chuẩn bị 1 số dụng cụ dưới đây:

– Khay làm đá hoặc các dụng cụ tương tự có chia thành các ô nhỏ

– Túi bảo quản thực phẩm

– Máy xay thực phẩm

– Màng bọc thực phẩm

– Hũ có nắp đậy nếu cần

Chế biến thực phẩm trước khi bảo quản

– Sơ chế thực phẩm sống: với các loại thực phẩm tươi sống như thịt cá, mẹ chỉ cần làm sạch, loại bỏ phần không cần thiết rồi rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ thành từng khúc vừa ăn cho mỗi bữa rồi cho vào khay hoặc túi nilon bảo quản thực phẩm là được. Với rau củ sống, chỉ bảo quản ở ngăn mát và không rửa trước khi cho vào tủ.

– Chế biến thực phẩm chín: với các loại thực phẩm chín như thịt, cá, tôm, mẹ cần hấp chín hoặc luộc chín, xé nhỏ hay rang, xay nhuyễn sau đó cho vào hộp từng bữa vừa ăn, đậy lại bằng màng bọc thực phẩm. Với rau củ, trước khi chế biến mẹ cần rửa sạch, hấp hoặc luộc chín sau đó cho ra nghiền nhuyễn. Tiếp theo cho rau củ nghiền vào từng ô trong khay bảo quản thực phẩm, lưu ý bảo quản riêng, không bảo quản chung hỗn hợp rau củ. 

Cách bảo quản thực phẩm ăn dặm cho bé

Khi đã chế biến chín, mẹ tiến hành cho thức ăn vào từng hũ, từng khay hoặc từng ô, phù hợp với lượng ăn mỗi bữa của con. Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại cả khay hoặc dùng nắp đậy, đậy chặt lại. Ghi thời gian bảo quản thực phẩm và tên loại thực phẩm đã chế biến ví dụ chuối nghiền, khoai tây nghiền, bí đỏ nghiền, … trên giấy nhớ, dán lên hộp bảo quản. Nếu mẹ chỉ có ít khay để trữ đông cho bé, có thể cho thực phẩm vào làm đông lại rồi đổ từng viên vào túi zip, kéo khóa túi lại và bảo quản trong tủ đông như bình thường. Đến khi cho bé ăn, chỉ cần lấy ra vài viên đủ 1 bữa là được

Với các bảo quản trữ đông thực phẩm như trên, mẹ có thể giữ cho thức ăn của con được lâu hơn, có thể tranh thu cuối tuần đi chợ, chế biến sẵn để đến gần bữa mang ra nấu cho con. Tuy nhiên việc bảo quản thực phẩm ăn dặm cho con trong tủ đông mẹ cần lưu ý:

– Luôn ghi lại tên loại thực phẩm và ngày lưu trữ để sử dụng sớm cũng như tránh nhầm lẫn

– Không nên bảo quản quá 1 tuần với các loại thực phẩm chế biến sẵn kể cả khi hạn sử dụng trong 3 tháng

– Trước bữa ăn ngày mai, tối nay nên chuyển thực phẩm xuống ngăn mát để rã đông tự nhiên

– Thức ăn đã rã đông không nên trữ đông lại nữa

– Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn của bé, ngay cả khi đã đóng khóa túi zip hay đậy nắp hộp

Top 5 loại bánh ăn dặm cho bé 5 tháng tốt nhất

Giai đoạn từ 4,5 tháng tuổi là giai đoạn lý tưởng để trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Ngoài thực phẩm ăn dặm hàng ngày, nên bổ sung thêm bánh ăn dặm để cường chất dinh dưỡng và phản xạ cắn, nhai cho bé. Dưới đây là 5 loại bánh tập ăn dặm cho bé 5 tháng  tốt nhất mà mẹ nên chọn cho bé. 

Bánh ăn dặm Heinz 

Bánh ăn dặm Heinz thuộc thương hiệu hàng đầu về dinh dưỡng của Nga. Đây là sản phẩm được các chuyên gia nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ nhỏ. Đặc biệt sản phẩm đặc biệt an toàn cho bé 5 tháng tuổi. Thành phần nguyên liệu của bánh ăn dặm Heinz được chúng minh an toàn cho hệ tiêu hóa của bé.

Thành phần chính của bánh ăn dặm Heinz bao gồm bột lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô nên rất dễ tan. Cùng với đó là các chất khoáng như CA, Na, Fe và vitamin cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Bánh ăn dài được thiết kế thành hình thanh dài giống với bánh quy. Vì vậy bánh rất tiện lợi, giúp bé dễ cầm nắm hơn. Cùng với đó là hương vị đa dạng như hương sữa, lúa mạch, táo, chuối. Bé sẽ cảm thấy thích thú hơn với việc ăn dặm.

banh-tap-an-dam-heinz-cho-be
Bánh tập ăn dặm Heinz cho bé

Bánh ăn dặm Hipp 

Với bé 5 tháng tuổi, việc lựa chọn bánh ăn dặm cho bé cần đòi hỏi mẹ vô cùng tỉ mỉ. Là thương hiệu hàng đầu tại Đức, bánh ăn dặm Hipp là cái tên mẹ nên tham khảo. Bánh được làm từ thành phần chính là bột và vitamin có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Bởi vậy bánh rất dễ tan giúp bé không bị hóc và tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Trong bánh ăn dặm Hipp chứa hàm lượng lớn khoáng chất thiết yếu cho bé. Đặc biệt, sắt, canxi, phốt pho, các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B1 giúp bé luôn khỏe mạnh. Sản phẩm đặc biệt phù hợp cho bé tập ăn dặm bởi hương tự nhiên, kích thích sự thèm ăn của bé. Bánh ăn dặm Hipp đã trải qua 260 giai đoạn kiểm tra về vị giác trước khi đưa ra thị trường. 

Không những vậy bánh còn đảm bảo không chứa chất bảo quản nên mẹ có thể yêu tâm tuyệt đối. Đây là loại bánh ăn dặm cho bé 5 tháng giúp bé phát triển hệ xương, mọc răng, kích thích phản xạ cắn, nhai, nuốt của bé.

banh-an-dam-cho-be-5-thang
Bánh ăn dặm HiPP cho bé 5 tháng

Bánh ăn dặm Gerber 

Gerber là loại bánh tập ăn dặm cho bé 5 tháng đến từ tập đoàn Nestle (Mỹ). Đây là thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới và được nhiều bà mẹ tin tưởng lựa chọn cho bé yêu. Bánh ăn dặm Gerber được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu hữu cơ 100% nên đặc biệt an toàn cho bé.

Sản phẩm được cam kết không chứa các chất có hại như chất tạo ngọt, chất bảo quản hay bất kỳ chất hoá học nào. Bánh Gerber có các dòng sản phẩm phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của bé 4 tháng tuổi, 5 tháng tuổi và 6 tháng tuổi trở lên. Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào,  quy trình sản xuất nghiêm ngặt giúp giữ trọn vẹn khoáng chất cho bé.

Bánh Gerber có hương vị thơm ngon và đa dạng hương vị góp phần làm đa dạng bữa ăn của bé. Vitamin A, E, B6, B2, B12 cùng kẽm, sắt, canxi… trong cháo Gerber giúp bé bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Không những vậy, để kích thích sự thèm ăn của bé, bánh Gerber còn được thiết kế với nhiều hình đang bắt mắt. Điều này không những giúp tăng khả năng nhận dạng  của bé mà còn giúp bé và cầm nắm dễ dàng và  không lo bé bị hóc.

banh-an-dam-gerber-cho-be-5m
Bánh ăn dặm Gerber cho bé 5M+

Bánh ăn dặm Baby Ball

Một trong những loại bánh ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi của Nhật mẹ không nên bỏ qua là Baby Ball. Hiểu được tâm lý trẻ nhỏ cũng như kích thích sự phát triển trí tuệ cho bé, bánh Baby Ball được thiết kế với hình dáng đa dạng. Bánh có nhiều hình dạng khác nhau như hình tròn, hình mèo, hình thỏ,…

Nguyên liệu chính của bánh Baby Ball gồm tinh bột khoai tây, đường, trứng, lactose, sữa bột. Nguyên liệu tự nhiên giúp đảm bảo an toàn cho bé. Đồng thời cũng giúp rèn luyện cơ hàm và kích thích tuyến nước bọt để bé làm quen với việc nhai. Bánh giòn và dễ tan nên mẹ cũng yên tâm rằng bé sẽ không bị hóc hay nghẹn khi ăn. 

banh-tap-an-dam-baby-ball
Bánh tập ăn dặm baby ball

Bánh ăn dặm Hà Mã Nga

Bánh ăn dặm Hà Mã Nga không quá phổ biến như nhiều dòng sản phẩm khác. Tuy nhiên xét về thành phần dinh dưỡng, bánh ăn dặm Hà Mã Nga chứ đầy đủ 5 thành phần dưỡng chất thiết yếu. Trong bánh chứa hàm lượng lớn canxi, B2, B2, C, PP,  cần thiết cho sự phát triển trong những giai đoạn đầu của bé.

Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, không chất bảo quản, tạo màu, tại mùi. Thêm vào đó, bánh cũng được hạn chế tối đa lượng đường và muối, phù hợp cho những trẻ bị dị ứng, nhạy cảm. Bánh ăn dặm Hà Mã có thể dùng kết hợp cùng sữa hoặc sữa chua để giảm tình trạng lười ăn của bé mà vẫn hoàn toàn đủ chất.

Khi chọn bánh ăn dặm cho bé mẹ cần đặc biệt lưu ý đến độ tuổi được các nhà sản xuất khuyến nghị. Bởi mỗi giai đoạn khác nhau bé sẽ cần dưỡng chất khác nhau để đảm bảo cho việc phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Với 5 loại bánh tập ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi trên hy vọng có thể giúp mẹ có sự lựa chọn tốt nhất cho bé yêu.

Bài viết liên quan

>>> Review 5 loại bánh ăn dặm cho bé dị ứng sữa bò

>>> Bí quyết chọn bột ăn dặm cho bé tốt nhất

Review 5 loại bánh ăn dặm cho bé dị ứng sữa bò

Dị ứng sữa bò là một trong những tình trạng vô cùng phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ bắt đầu tập ăn ngoài. Với 5 loại bánh ăn dặm cho bé dị ứng sữa bò dưới đây sẽ giúp mẹ thoát khỏi “cơn ác mộng” tập ăn cho bé.

Bánh ăn dặm Gerber

banh-an-dam-cho-be-bi-di-ung-sua-bo
Bánh Gerber an toàn cho bé ăn dặm

Bánh ăn dặm Gerber là một trong những loại bánh ăn dặm cho bé dị ứng sữa bò nổi tiếng của tập đoàn Nestle. Chắc hẳn hầu hết các mẹ đều biết đến thương hiệu nổi tiếng đến từ Thụy Sỹ này. Các sản phẩm của Gerber không chỉ đảm bảo dinh dưỡng mà còn vô cùng an toàn nên được nhiều bà mẹ trên thế giới tin dùng cho bé yêu.

Bánh Gerber được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên. thành phần chính của bánh gồm ngũ cốc, trái cây và không chứa bất kỳ chất hóa học nào bao gồm cả chất tạo màu, tạo ngọt. Do vậy, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cho bé dị ứng sữa bò. Bánh ăn dặm Gerber chứa hàm lượng vitamin A, C, E, chất xơ, sắt, canxi, kẽm,… Cùng nhiều hương vị thơm ngon,đa dạng như chuối, nho, việt quất, dâu tây, táo, phô mai,… giúp bé thích thú hơn với việc ăn dặm. Gerber mang đến dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của bé.

Bên cạnh đó, bánh được làm từ ngũ cốc nên rất dễ tan, bé sẽ không bị hóc hay nghẹn khi ăn. Kích thước của bánh nhỏ, vừa miệng bé và kích thích bé cầm nắm và đưa vào miệng.

Ưu điểm

  • Nguyên liệu tự nhiên, an toàn
  • Hương vị đa dạng, thơm ngon mang đến nhiều lựa chọn cho bé
  • Bánh dễ tan
  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé

Nhược điểm

Mức giá cao, hương vị của bánh Gerber không quá đa dạng

Bánh ăn dặm Milna

banh-an-dam-cho-be-bi-di-ung-sua-bo
Bánh ăn dặm Milna cho bé dị ứng sữa bò

Nếu mẹ đang tìm bánh ăn dặm cho bé với mức giá hợp lý thì có thể tham khảo bánh Milna của Indonesia. Loại bánh này có chứa hàm lượng vitamin cao lên đến 18 loại. Cùng với đó là nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Không những vậy, trong công thức bánh ăn dặm Milna còn chứa AA và DHA, rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé. Thêm vào đó là 80mg prebiotic có khả năng kích thích sự phát triển của lợi khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe hơn.

Ưu điểm

  • Chứa nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho bé
  • AA và DHA giúp bé phát triển toàn diện hơn
  • Dễ tan, dễ cầm nắm đảm bảo ăn toàn cho bé khi ăn
  • Hương cam – hương vị hấp dẫn trẻ nhỏ
  • Mức giá bình dân
  • 18 vitamin và các khoáng chất cần thiết cho bé phát triển toàn diện

Nhược điểm

Chỉ có duy nhất một hương vị

Bánh ăn dặm cho bé Hipp

banh-an-dam-cho-be-di-ung-sua-bo
Bánh dăn dặm HiPP chi bé dị ứng sữa bò

Nhắc đến đồ ăn dặm cho bé mà bỏ qua thương hiệu Hipp thì quả thực là một thiếu sót. Đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm, Hipp đã trải qua hơn 1200 thử nghiệm về độ an toàn và chất lượng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Bởi vậy đây là một trong những thương hiệu vô cùng quen thuộc và được nhiều mẹ bỉm sữa Việt tin chọn. Đặc biệt là sản phẩm bột ăn dặm, bánh ăn dặm, sữa Hipp… đều là những sản phẩm làm nên tên tuổi của thương hiệu này.

Bánh ăn dặm Hipp mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Đặc biệt với hàm lượng vitamin B1 cao, sản phẩm giúp bé luôn khỏe mạnh hơn. Bánh được chế biến từ nguyên liệu hữu cơ 100% nên đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa non yếu của bé.

Ưu điểm

  • Sản phẩm hữu cơ  trải qua 260 giai đoạn kiểm tra vị giác để phù hợp khẩu vị của trẻ.
  • Bánh xốp, giòn, dễ tan đảm bảo an toàn cho bé 
  • Hương vị thơm ngon, kích thích vị giác 
  • Thương hiệu uy tín

Nhược điểm

  • Vị bánh không đa dạng
  • Bánh dễ bị vỡ

Bánh ăn dặm Plum

banh-an-dam-plum
Bánh ăn dặm Plum

Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, bánh ăn dặm Plum là cái tên mà các mẹ không thể bỏ qua. Đến từ thương hiệu xứ cờ hoa, Plum được làm hoàn toàn từ ngũ cốc, rau củ quả hữu cơ. Với thành phần gồm lúa mì, gạo, yến mạch, táo, xoài, rau bina, khoai lang,…sản phẩm rất phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé..

Bánh cung cấp 14 vitamin khác nhau cùng nhiều khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Hiện tại, bánh có 4 hương vị  gồm: vị táo – cải bó xôi, dâu tây –  củ cải đỏ, khoai lang – xoài và việt quất – khoai lang tím. Hương vị và màu sắc của bánh giúp kích thích giác quan của bé. 

Ưu điểm

  • Bánh có nhiều màu sắc và hình thù ngộ nghĩnh
  • Bánh xốp, dễ tan không gây khó khăn cho bé khi ăn.
  • Thành phần tự nhiên 100% đảm bảo an toàn tuyệt đối
  • Đảm bảo yếu tố 5 không: không chất bảo quản, không đường, không hormone tăng trưởng, không hương liệu, không độc hại.

Nhược điểm

  • Hương vị vẫn còn ít

Bánh ăn dặm Pigeon

Hương vị đa dạng kích thích giác quan của bé

Bánh ăn dặm Pigeon là thương hiệu đã quá quen thuộc với các mẹ bỉm sữa. Bánh Pigeon được yêu thích bởi thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Sản phẩm đặc biệt an toàn do không chứa chất bảo quản cũng như chất tạo màu, tạo mùi. 

Thành phần của bánh chứa các vitamin A, C, D, E,… sắt, canxi, kẽm, iot,… Tất cả những dưỡng chất này đều không thể thiếu trong giai đoạn đầu đời của bé. Bên cạnh đó,  thành phần DHA có trong bánh chính là lý do mẹ không nên bỏ qua sản phẩm này cho bé. 

Ưu điểm

  • Bánh có hương vị đa dạng dễ dàng thay đổi để hợp khẩu vị của bé
  • Bánh dễ tan nên bé dễ nghiền, nhai hơn và tốt cho hệ tiêu hóa
  • Bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là DHA
  • An toàn tuyệt đối cho bé.

Nhược điểm

  • Giá thành tương đối cao

Trên đây là danh sách 5 loại bánh ăn dặm cho bé dị ứng sữa bò mà mẹ có thể tham khảo. Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích, độ tuổi mẹ có thể chọn bánh ăn dặm cho bé loại bánh phù hợp. 

Bài viết liên quan

>>> Sữa Meiji HP cho bé bị dị ứng đạm sữa bò

Tại sao bé sinh mổ thở khò khè, hay bị có đờm?

Trẻ sinh mổ luôn được xem là thiệt thòi hơn với trẻ sinh thường. Hầu hết trẻ sinh mổ đều có dấu hiệu khò khè, khó thở và hay bị có đờm. Khi thời tiết thay đổi nhẹ, trẻ cũng dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn các bé khác. Vậy bé sinh mổ thở khò khè là do đâu? Trẻ sinh mổ bao lâu hết đờm nhớt?

1. Vì sao bé sinh mổ thở khò khè?

Với trẻ sinh mổ, thời gian đầu nếu mẹ quan sát hơi thở của bé thường sẽ thấy tiếng thở hơi lớn, có thanh âm giống như tiếng ngáy nhỏ. Nhiều mẹ không biết sẽ nghĩ rằng bé biết ngáy từ nhỏ nhưng đây là dấu hiệu đặc trưng trong tiếng thở của trẻ sinh mổ. 

Lý giải nguyên nhân khiến bé sinh mổ thở khò khè là do trong phổi của bé còn sót lại dịch ối. Đối với trẻ sinh thường thì việc chui qua ống sinh, cửa âm đạo nhỏ hẹp của mẹ khiến bé phải thu hẹp diện tích phổi lại 1 cách nhỏ nhất. Việc này khiến cho dịch ối trong phổi bé được đẩy hết ra ngoài. Còn với trẻ sinh mổ không có giai đoạn chui qua ống sinh thông thường mà bé được lấy ra từ vết mổ trên bụng, dịch ối trong phổi bé không được đưa ra ngoài hoàn toàn, lượng dịch ối còn sót lại đó sẽ khiến cho hơi thở của con bị khò khè, nặng tiếng.

tai-sao-be-sinh-mo-tho-kho-khe
Tại sao bé sinh mổ thở khò khè?

Do trẻ mắc bệnh về hô hấp: với trẻ sinh thường thì mất khoảng 10 ngày để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể còn với trẻ sinh mổ có thể mất đến 6 tháng hệ miễn dịch mới hoạt động. Nguyên nhân là do trẻ sinh mổ không có lợi khuẩn nhiều như trẻ sinh thường, hệ vi sinh đường ruột của trẻ mất cân bằng dẫn đến hệ tiêu hóa và đặc biệt là hệ miễn dịch bị ảnh hưởng. Chính vì vậy mà trong khoảng 6 tháng đầu sau sinh, mẹ sẽ thấy trẻ sinh mổ hay bị khò khè hay mắc các bệnh về hô hấp.

2. Trẻ sinh mổ bao lâu hết đờm nhớt?

Tùy vào lượng dịch ối còn sót lại trong phổi của bé mà hiện tượng khò khè, khó thở này diễn ra lâu hay nhanh. Tuy nhiên theo nhận định của các bác sĩ nhi khoa thì hiện tượng bé sinh mổ thở khò khè thường diễn ra trong khoảng 3 – 6 tháng đầu đời. Giai đoạn này miễn dịch của bé chưa hoạt động hiệu quả đồng thời lượng đờm nhớt vẫn còn trong cơ thể nên bé vẫn khó thở. 

Trong thời gian này khi chăm sóc bé, mẹ cần lưu ý quan sát sự phát triển của con, nếu các hoạt động như bú mẹ, ngủ, đi ngoài của con vẫn diễn ra bình thường, sắc tố da hồng hào thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Còn với trường hợp trẻ có dấu hiệu hô hấp bất thường, khó thở, da tím tái thì nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

3. Chăm sóc trẻ sinh mổ bị khò khè

cham-soc-tre-sinh-mo-tho-kho-khe
Chăm sóc trẻ sinh mổ thở khò khè

Việc chăm sóc trẻ sinh mổ đúng cách sẽ giúp hạn tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch đặc biệt giúp cho hệ hô hấp của con sạch sẽ, hạn chế các bệnh về viêm, nhiễm khuẩn. Mẹ có thể áp dụng 1 số cách chăm sóc trẻ sinh mổ sau đây:

Cho trẻ sinh mổ bú mẹ từ sớm

Trong sữa mẹ có kháng thể tự nhiên cao đặc biệt là sữa non, điều quan trọng nhất là hãy cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt để con được bổ sung kháng thể. Ngoài ra trong sữa mẹ còn có hàm lượng lợi khuẩn như bifidobacteria và lactobacillii, các loại lợi khuẩn này có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch.

Chọn sữa công thức phù hợp với trẻ sinh mổ

Cũng không ít trường hợp các mẹ sau sinh mổ không về sữa trong suốt đầu tiên. Lúc này mẹ cần tìm đến sữa từ ngân hàng sữa mẹ hoặc sữa công thức cho con. Nếu chọn sữa cho bé, điều mẹ cần hết sức lưu ý là chọn sản phẩm phù hợp với trẻ sinh mổ. Khi chọn sữa công thức cho trẻ sinh mổ, mẹ cần lưu ý đến hàm lượng lợi khuẩn cũng như kháng thể tự nhiên được cung cấp cho con. Mẹ cũng có thể tham khảo 1 số sản phẩm sữa non vì trong sữa non có kháng thể tự nhiên cao giúp tăng cường miễn dịch cho bé trong giai đoạn đầu đời

Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Đây là cách rất tốt để đẩy đờm nhớt trong cơ thể bé ra ngoài nhanh chóng, mẹ đặt bé nằm ngửa sau đó nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào 2 bên mũi bé. Tiếp đó mẹ đặt bé nằm sấp trên đùi sao cho đầu thấp hơn mông, 1 tay mẹ giữ bé, 1 tay khum lại vỗ nhẹ lên mông và lưng cho bé nôn hết phần dịch ra ngoài. 

Nếu bé không nôn ra được đờm nhớt, mẹ cũng có thể dùng gạc rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng của con cho sạch sẽ. Trong khoang miệng cũng sẽ có 1 lượng đờm nhớt nhỏ.

Hy vọng với thông tin trên mẹ đã có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ sinh mổ hay bị khò khè và cách phân biệt trẻ khò khè bình thường hay dấu hiệu khó thở bất thường. Đừng quên trẻ sinh mổ rất cần được bổ sung lợi khuẩn cho hệ vệ sinh đường ruột và tăng cường kháng thể tự nhiên, mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ sớm, đầy đủ để kịp thời bổ sung.