Khi nào thì nên đi khám thai? Nhất là với những mẹ bầu mang thai lần đầu thì việc này lại càng cần ghi nhớ. Lần khám thai đầu tiên rất quan trọng, không chỉ giúp phát hiện chính xác mẹ bầu có mang thai hay không mà còn liên quan đến các lần khám thai tiếp theo.
1. Có thai mấy tuần nên đi khám?
Theo bác sĩ sản khoa, khi phát hiện trễ kinh khoảng 2 tuần và dùng que thử thai mà thấy 2 vạch thì mẹ bầu nên đi khám thai ngay. Thông thường vào khoảng tuần thai thứ 5 đến tuần thai thứ 8. Trong lần khám thai đầu tiên này, bác sĩ sẽ thăm hỏi 1 vài dấu hiệu nghi ngờ mang thai, các bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y, … mà mẹ bầu mắc phải.
Ngoài ra sẽ có các thăm khám như cân nặng, chiều cao, huyết áp, có thể bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra hormone Hcg, bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS, yếu tố Rh, nhóm máu, …
Vậy nên khám thai khi nào tốt nhất cho lần đầu? Mẹ bầu nên ghi nhớ ngay khi thấy que thử thai 2 vạch thì cần đi khám thai ngay.
2. Nên đi khám thai vào những tuần nào?
Ngoài lần đầu tiên được xác định dựa vào dấu hiệu từ que thử thai, các lần khám thai tiếp theo, mẹ sẽ căn cứ vào lịch hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên có 1 số cột mốc mẹ vẫn cần ghi nhớ
Lịch khám thai lần 2: từ tuần thứ 11 – tuần thứ 13
Lần khám thai thứ 2 này, bác sĩ sẽ thực kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và siêu âm để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi. Trường hợp bác sĩ thấy có các biểu hiện bất thường hoặc với các thai phụ lớn tuổi có thể sẽ làm xét nghiệm double test, siêu âm độ mờ da gáy để đánh giá khả năng thai nhi mang hội chứng Down hoặc 1 số bệnh liên quan đến bất thường của nhiễm sắc thể.
Lịch khám thai lần 3: từ tuần thứ 16 – tuần thứ 22
Trong lần khám thai này, bác sĩ vẫn sẽ tiến hành kiểm tra các chỉ số cơ bản như chiều cao, cân nặng, huyết áp, siêu âm thai, xét nghiệm nước tiểu để đo tốc độ phát triển thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.
Nếu trong lần khám thai thứ 2, mẹ bầu chưa được chỉ định hiện xét nghiệm Double test, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Triple test, đây là loại xét nghiệm máu được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 15 – 18) của thai kỳ. Đây là các xét nghiệm sàng lọc quan trọng giúp sớm phát hiện dị tật thai nhi.
Lịch khám thai lần 4: từ tuần thứ 22 – tuần thứ 28
Giai đoạn này khi thai nhi đã khá ổn định trong bụng mẹ, lúc này bác sĩ vẫn cần theo dõi cân nặng và huyết áp của người mẹ. Ngoài ra bác sĩ sẽ tiến hành đo khoảng cách từ đá tử cung xuống xương mu đây được gọi là đo chiều cao tử cung và vòng bụng sản phụ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, kiểm tra tim thai
Trong lần khám thai thứ 4, bác sĩ cũng sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu, siêu âm 4D tầm soát dị tật thai nhi, tầm soát tiểu đường thai kỳ và tiến hành tiêm vacxin uốn ván VAT mũi đầu tiên
Lịch khám thai lần 5: từ tuần thứ 28 – tuần thứ 32
Khám thai lần 5 trong tuần thai từ 28 đến 32, bác sĩ sẽ siêu âm tầm soát dị quý 3 của thai kì để phát hiện các bất thường khởi phát muộn của thai nhi như: Tắc ruột, giãn não thất, nhiễm trùng bào thai, kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Thời điểm này thai nhi cũng đã khá lớn, sẽ dễ dàng phát hiện các vấn đề bất thường. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai, bánh nhau, lượng nước ối… để xác định ngày dự sinh, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ kịp thời nếu thai nhi có biểu hiện chậm phát triển. Ngoài ra mẹ bầu cũng sẽ được tiêm uốn ván VAT mũi tiêm thứ 2
Lịch khám thai lần 6: từ tuần thứ 32 – tuần thứ 34
Lần khám thai này không còn khám nhiều như trước, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra chỉ số cơ bản cùng việc làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm non – stress, kiểm tra tim thai cùng kích thước thai nhi
Ngoài 6 lần khám thai như trên, mẹ bầu có thể sẽ thăm khám nhiều lần hơn hoặc ít lần hơn, tùy thuộc vào chỉ định từ phía bác sĩ. Đến cuối tháng mang thai thứ 8, đầu tháng thứ 9, mẹ bầu cần đi khám thai mỗi tuần 1 lần vì đã vào giai đoạn cận sinh, bác sĩ cần kiểm tra cổ tử cung, làm thêm các xét nghiệm đánh giá xương chậu để tư vấn mẹ bầu nên sinh thường hay sinh mổ.
Trên đây là 1 số cột mốc có thai mấy tuần nên đi khám và nên đi khám thai vào những tuần nào, mẹ bầu cần lưu ý, tuân thủ đúng lịch hẹn của bác sĩ. Đừng xem nhẹ việc khám thai, đây là 1 trong số những việc phải thường xuyên làm để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé.
Bài viết liên quan:
>>> Nên đi khám thai lần đầu khi nào thì tốt nhất?
>>> Thực phẩm dành cho bà bầu 3 tháng đầu: Nên và không nên ăn gì?
>>> Top 10 loại thức ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu vừa bổ vừa ngon