Bé tăng cân chậm là điều mà nhiều bà mẹ bỉm sữa khá lo lắng khi chăm sóc con. Cân nặng không cân đối với chiều cao, độ tuổi của bé sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng miễn dịch, sức khỏe, trí thông minh của bé. Vậy mẹ cần phải làm gì để đảm bảo cân nặng của con tăng đều, bé thông minh, khỏe mạnh?
Nguyên nhân bé tăng cân chậm mẹ nên biết
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé: dinh dưỡng, môi trường sống, gen di truyền, hình thức ăn uống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố này nhé!
Chưa được đảm bảo nguồn dinh dưỡng
Nguồn dinh dưỡng chính nuôi trẻ sơ sinh được lấy từ sữa mẹ. Để bé có thể tăng cân đều trong những tháng đầu, mẹ cần cung cấp đầy đủ chất béo, chất xơ, khoáng chất, tinh bột….có trong thức ăn của mình. Tuy nhiên nếu bé bú không đúng cách hoặc giờ giấc ti sữa không hợp lý cũng làm cho cơ thể không hấp thu các dưỡng chất một cách hiệu quả nhất.
Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi sữa mẹ quá ít, không đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của bé, nguồn năng lượng bị hao hụt. Điều này làm cho cân nặng của bé bị đi xuống và càng không đảm bảo được sức khỏe của con.
Trường hợp sữa mẹ không đáp ứng được nguồn dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho con, chúng ta nên cho bé sử dụng thêm sữa ngoài để bổ sung dưỡng chất. Mẹ có thể tham khảo dòng sữa Blackmores số 1 dành cho bé từ 0-6 tháng.
Đây là sản phẩm giúp bé tăng cân vô cùng hiệu quả, gồm 25 loại vitamin khác nhau, hỗ trợ bé tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp đầy đủ chất xơ, khoáng chất,….cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Bé gặp vấn đề về sức khỏe
Hệ tiêu hóa của bé làm việc không bình thường, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng chưa được đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho bé tăng cân chậm.
Hiện nay ở trẻ sơ sinh thường mắc một số bệnh như bệnh vàng da, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
Bệnh vàng da: Căn bệnh này khiến cho bé buồn ngủ, ngủ nhiều và rất lười ăn. Khi bé không có thời gian để hoạt động nhiều (chỉ dành cho việc ngủ) sẽ làm cho hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả, sữa cũng không được chuyển hóa hoàn toàn thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
Trào ngược dạ dày: Hiện tượng bé bú sữa vào nhưng lại nôn ngược trở lại. Điều này không những làm cho bé mất đi một lượng sữa có trong dạ dày mà các axit tiêu hóa từ dạ dày trào lên cổ họng và thực quản, khiến bé cảm thấy khó chịu và lười bú.
Bên cạnh đó ở một số trẻ cũng hay mắc phải các căn bệnh như bệnh tim thiếu máu, phổi, rối loạn chuyển hóa thức ăn, mẹ nên chú ý đến biểu hiện ở đôi mắt, miệng của con.
Bé chậm tăng cân xuất hiện các biến chứng gì?
Hệ miễn dịch suy giảm
Bé chậm tăng cân làm cho hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể bé dễ bị nhiễm các loại vi rút gây bệnh, khi chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến cho bé dễ bị cảm lạnh, ốm vặt, ho, sốt,…Mẹ sẽ cảm thấy vô cùng nóng ruột và lo lắng khi con ốm yếu thường xuyên, làm giảm quá trình phát triển ở bé.
Suy dinh dưỡng
Bé suy dinh dưỡng khó hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn, từ đó các kỹ năng cơ bản như đạp chân, cầm nắm đồ vật ở bé cũng xuất hiện muộn hơn.
Cấu trúc cơ yếu
Xương khớp chậm phát triển, cơ yếu làm cho các mốc phát triển ở bé bị lùi lại. Thời gian tập trườn, bò, đi đứng,…của bé chậm hơn so với các bé khác. Bên cạnh đó cấu trúc cơ yếu khiến bé luôn cảm thấy nhức mỏi, nhạy cảm với thời tiết.
Mẹ cần làm gì để cải thiện cân nặng cho con?
Bổ sung sữa bột cho bé
Hiện nay sữa bột có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, đảm bảo được các dưỡng chất cần thiết như sữa mẹ, bên cạnh đó sữa bột có hương vị thơm ngon, kích thích được vị giác của bé. Trong trường hợp mẹ không có sữa hoặc đang phải uống thuốc tây chữa bệnh, sữa bột chính là sự lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển của con.
Một số dòng sữa giúp trẻ sơ sinh tăng cân hiệu quả mẹ có thể tham khảo như sữa Meiji, Blackmores, NAN, Morinaga,…
Thời gian và hình thức cho bé ăn
Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng phải bú 10-15 lần/ngày, 2-3 tiếng mẹ cho bé bú 1 lần hoặc cho bé ăn bất cứ khi con có dấu hiệu đói. Tuy nhiên thời gian uống sữa công thức và sữa mẹ khác nhau, sữa mẹ dễ tiêu hóa nên bé cần cung cấp 2-3 tiếng/1 lần, sữa bột chỉ cần 3-4 tiếng/lần.
Bé ngậm ti mẹ đúng hay sai cách cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc cơ thể bé có hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ không. Vì nếu không ti đúng cách, sữa không ra đều, gián đoạn việc ăn uống của bé.
Mẹ không nên cho bé dùng ti giả trong vòng 6 tuần đầu sau sinh. Ti giả không những ảnh hưởng đến khung hàm của bé mà còn có thể làm cho bé cảm thấy mệt mỏi, lượng sữa bé ti được không nhiều như mong muốn. Chúng ta nên tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái trước khi cho bé ti, tạo điều kiện để bé vận động nhiều nhất có thể, như vậy bé sẽ ti được nhiều sữa hơn.
Bé chậm tăng cân là vấn đề nhiều mẹ luôn quan tâm tìm hiểu để có thể cải thiện cân nặng cho con trong thời gian sớm nhất. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi sẽ giúp các bé chăm ăn, chóng lớn và cân nặng tăng đều nhé!