Sinh non có nguy hiểm không?

Đọc nhiều

Trong thai sản, sinh non là một tình trạng rất dễ gặp. Có rất nhiều nghiên cứu về mức độ ảnh của việc sinh thiếu tháng đối với cả mẹ và bé. Vậy sinh non có nguy hiểm không?

Sinh non là gì?

Sinh non là gì? Đây là tình trạng chuyển dạ và sinh sớm hơn ngày dự sinh của em bé. Nói cách khác, trẻ em sinh non thường sẽ ra đời trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Bên cạnh đó những đứa trẻ này cũng thường gặp phải nhiều vấn đề lớn về sức khỏe cả thể chất lẫn trí tuệ. Bé sinh càng sớm thì càng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.

Sinh non được phân chia thành 3 loại gồm:

  • Sinh cực non: thời gian sinh dưới 28 tuần thai kỳ
  • Sinh rất non: từ tuần 28 đến tuần 32 thai kỳ
  • Sinh non vừa: từ tuần 32 đến 37 thai kỳ

Các biến chứng về thể chất cũng như trí tuệ của các em bé sinh non có thể theo đến khi bé lớn lên. Đặc biệt là các di chứng về thần kinh nên bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc bé. Vậy sinh non có nguy hiểm không?

sinh-non-co-nguy-hiem-khong
Sinh non là gì?

Dấu hiệu dọa sinh non và sinh non

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến hiện tượng sinh non. Một số nguyên nhân chính thường gặp có thể kể đến như đa thai, đa ối, vỡ ối non, thai dị dạng. Hoặc do mẹ gặp phải một vài bệnh lý như huyết áp cao, viêm ruột thừa, tử cung dị dạng, chế độ ăn uống kém dinh dưỡng hay sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,..

Mẹ có thể chẩn đoán được việc sinh non qua một vài dấu hiệu khác nhau. 

Dấu hiệu dọa sinh non

Dọa sinh non tuần 35 thai kỳ có các triệu chứng cơ năng: đau bụng theo từng cơn, đau lưng, nặng bụng dưới, ra dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy.

Dấu hiệu sinh non

Khác với dọa sinh non, triệu chứng cơ năng dễ thấy khi sinh non là: đau bụng theo từng cơn nhưng tần suất đều đặn và tăng dần, ra  máu, nước ối, dịch âm đạo và dịch nhầy.

sinh-non-co-nguy-hiem-khong
Dấu hiệu sinh non là gì?

Sinh non có nguy hiểm không?

Những em bé sinh thiếu tháng không chỉ nhẹ cân mà còn gặp rủi ro về các vấn đề liên quan đến thần kinh, trí tuệ trong quá trình phát triển. Nghiêm trọng hơn là  nguy cơ mắc bệnh bại não, thậm chí ng có thể dẫn đến tử vong ở bé

1. Hô hấp khó khăn

Vấn đề hầu hết các em bé sinh non đều gặp phải và hô hấp khó khăn. Do sinh thiếu tháng nên phổi của bé chưa phát triển hoàn thiện, nhất là trường hợp sinh non trước 35 tuần. Nếu không cung cấp oxy kịp thời sẽ khiến các cơ quan khác trong cơ thể bé bị ảnh hưởng.

2. Các vấn đề về tim

Trẻ sinh non sẽ gặp phải tình trạng sót ống động mạch (PDA) và huyết áp thấp. Hai loại bệnh này không được điều trị kịp thời sẽ khiến em bé bị suy tim.

3. Các vấn đề về não

Thường những em bé sinh trước 28 tuần tuổi có nguy cơ mắc các vấn đề về não cao hơn, đặc biệt là nguy cơ xuất huyết não. Tình trạng này cần được điều trị ngay, nếu không sẽ dễ bị xuất huyết nhiều gây tổn thương não vĩnh viễn.

4. Không tự điều hòa thân nhiệt

Hầu hết các em bé sinh thiếu tháng đều không có đủ chất béo nên không thể tự điều chỉnh thân nhiệt. Do đó thân nhiệt của bé dễ hạ, bé cũng khó tăng cân và phát triển khỏe mạnh như em bé sinh đủ tháng.

5. Các vấn đề về dạ dày – ruột

Một trong những nguy cơ tiềm ẩn của bé sinh non đó là bệnh viêm ruột ngoại tử (NEC). Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé chưa được phát triển hoàn chỉnh và bệnh này thường xảy ra khi bé bắt đầu được cho bú. 

6. Vấn đề về máu

Trẻ sinh non thường dễ gặp phải tình trạng vàng da, thiếu máu. Hai vấn đề này rất phổ biến và không cần đến sự can thiệp y khoa quá nhiều.

7. Hệ miễn dịch suy yếu

Trẻ sinh non có hệ miễn dịch vô cùng yếu ớt nên dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Chỉ một vết nhiễm trùng nhỏ cũng có thể khiến các bé phải đối mặt với nguy hiểm. Bên cạnh đó, bé cũng rất dễ bị các bệnh nhiễm trùng mãn tính, bệnh liên quan đến tiêu hóa, dạ dày hay hen suyễn.

sinh-non-co-nguy-hiem-khong
Sinh non có nguy hiểm không?

8. Vấn đề về não

Bại não là một trong những vấn đề nguy hiểm mà các bé sinh non phải đối mặt. Bé bị bại não sẽ không thể di chuyển, mất chức năng tứ chi. Hoặc nếu không bị bại não bé cũng có thể gặp phải các vấn đề khác về sự phát triển so với bé sinh đủ tháng. Bé sinh non thường phải đối mặt với các vấn đề trong học tập và hành vi.

9. Thị giác và thính giác

Bệnh lý về thị giác và thính giác cũng rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh. Võng mạc ở trẻ sinh trước 30 tuần chưa được phát triển hoàn thiện, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa.

Cùng với thị giác, thính giác của trẻ sinh thiếu tháng cũng rất dễ gặp các vấn đề. Để phát hiện kịp thời, bạn cần kiểm tra thính giác của bé cẩn thận.

10. Tỷ lệ sống sót thấp

Trẻ sinh non sau khi chào đời cần được chăm sóc và nuôi dưỡng đặc biệt trong lồng kính. Do bé còn non nớt và chưa thể bú, nuốt và thở cùng lúc nên sẽ được cung cấp chất dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên với các bé sinh cực non, tỷ lệ sống sót tương đối thấp, chỉ khoảng 80% bé sinh non sống sót.

Sinh non có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé mẹ nên thường xuyên theo dõi những dấu hiệu bất thường của bé. Cha mẹ có thể tham khảo thêm cách chăm sóc nuôi dưỡng bé sinh non đẻ có thể bắt kịp sự phát triển so với bé sinh đủ tháng.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ADSspot_imgspot_img

Bài viết mới

ADSspot_imgspot_img

Bài viết tương tự