Sốt là biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh khi vừa đi tiêm về, nhất là với trẻ khi thực hiện tiêm phòng. Nhiều khi biểu hiện sốt mới chứng tỏ mũi tiêm vừa rồi có tác dụng. Tuy vậy cũng có nhiều mũi tiêm, khi tiêm xong con bị sốt, quấy khóc khiến nhiều mẹ rất mệt mỏi. Nếu muốn con ít bị sốt hoặc ít quấy khóc khi tiêm phòng, mẹ có thể áp dụng mẹo giúp bé đi tiêm về không bị sốt dưới đây.
1. Mẹo để trẻ đi tiêm về không bị sốt bằng là tía tô
Trước ngày đi tiêm, mẹ ăn khoảng chục ngọn lá tía tô, có thể nấu hoặc xay lấy nước uống. Tiếp theo mẹ cho con bú, bú càng nhiều càng tốt. Lá tía tô trong đông Y có tác dụng giảm cảm, trị phong hàn, hạ sốt. Mẹo này thường được các mẹ áp dụng với trẻ sơ sinh khi chưa dùng được thuốc hạ sốt và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
2. Cho con bú nhiều hơn
Một số mẹ chia sẻ cách để trẻ không quấy khóc trong lúc tiêm đó là để con bú mẹ. Bé sẽ tập trung vào việc bú mẹ mà quên mất việc vừa bị chích vào tay. Sau khi bé được tiêm xong, mẹ cũng cần cho bé bú sữa nhiều hơn để tránh mất nước, cơ thể cân bằng lại, vitamin và kháng thể có trong sữa mẹ cũng giúp con tăng cường miễn dịch, cách này đơn giản mà giúp con giảm sốt nhanh chóng.
3. Lau người cho con bằng khăn ấm
Khi sốt, trẻ sẽ thoát nhiệt ra ngoài, việc mẹ dùng khăn ấm lau cơ thể cho con sẽ giúp giảm nhiệt đồng thời loại bỏ đi mồ hôi trên người con. Nếu lượng mồ hôi trên da bé không được lau sạch, có thể sẽ lại ngấm lại cơ thể con gây bệnh thêm. Tuy nhiên mẹ cần chú ý dùng nước ấm để lau cho con, thời gian lau không quá 5 – 10 phút, lâu hơn cũng dễ làm con bị cảm. Đặc biệt không dùng nước lạnh để hạ sốt nhanh cho trẻ
4. Chườm lạnh bằng nha đam
Thông thường vùng da tiếp xúc với mũi tiêm sẽ dễ mẩn đỏ, gây đau cho con. Mẹ có thể dùng bông y tế day vào chỗ tiêm sau đó dùng nha đam để lạnh làm mát cho vùng da này của con. Mẹ có thể ra chợ, mua lấy 1 cành nha đam lớn, về lọc lấy phần thịt, cắt thành từng thanh nhỏ, vừa với vết tiêm. Sau đó cho vào ngăn đông đá từ tối hôm trước, hôm sau khi con đi tiêm về thì bỏ ra dùng. Lưu ý, nếu nha đam đóng tuyết, mẹ cần để rã đông 1 lúc để loại bỏ lớp băng trên bề mặt rồi mới chườm cho con. Nếu cẩn thận, mẹ có thể dùng khăn sạch bọc lại nha đam rồi chườm trên da con để tránh hiện tượng nhiễm trùng. Mẹ cũng không nên dùng các loại rau củ như khoai tây, dưa leo, … đắp trực tiếp lên vết tiêm của con vì nhựa có thể ảnh hưởng không tốt đến da con, thậm chí có thể còn gây nhiễm trùng.
5. Thêm đường
Ngọt là vị mà cảm giác của não bộ rất thích, đặc biệt ở giai đoạn trẻ con. Khi bé đi tiêm về, mẹ có thể cho con uống 1 chút nước đường hoặc nhúng núm ty vào nước đường pha rồi cho con ngậm. Vị ngọt sẽ đánh lạc hướng cảm giác đau đớn ở vùng da vừa tiêm của con
6. Dùng miếng dán hạ sốt
Nếu trẻ sốt cao, dưới 38,5 độ C, mẹ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt để cắt đi cơn sốt cho con. Tuy nhiên mẹ cũng cần hỏi rõ bác sĩ về việc dấu hiệu con bị sốt có là bình thường không khi tiêm cho con mũi này. Trường hợp trẻ sốt bất thường, mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra vết tiêm
7. Cho trẻ mặc quần áo thông thoáng
Khi bị sốt, cơ thể trẻ sẽ thoát nhiệt rất nhiều, mẹ cần cho con nghỉ ngơi ở phòng thoáng mát, mặc cho con những bộ đồ mát mẻ, thoáng khí để thoát mồ hôi, tránh bật điều hòa nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.
8. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Nếu bé đã lớn, mẹ có thể xin ý kiến bác sĩ để cho con uống thuốc hạ sốt. Đây cũng là mẹo giúp trẻ đi tiêm về không sốt nhưng áp dụng được với bé đã lớn, trẻ nhỏ không được sử dụng.
9. Bổ sung vitamin C
Vitamin C cũng là thành phần giúp bé tăng cường sức đề kháng, phòng chống lại các loại bệnh như cảm mạo, ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố có hại cho cơ thể con. Sau khi bé đi tiêm về, mẹ hãy cho con ăn uống đầy đủ, đặc biệt bổ sung vitamin C trong bữa ăn thông qua các loại thực phẩm và trái cây. Mẹ có thể vắt nước cam hoặc nước chanh để con uống sau bữa ăn, đây là cách bổ sung vitamin C nhanh nhất.
Hiện tượng trẻ bị sốt sau khi đi tiêm về thường không quá hiếm gặp vậy nên mẹ hoàn toàn yên tâm nếu thấy con sốt nhẹ và hết trong 1 – 2 ngày sau tiêm. Có nhiều bé sau khi tiêm về có thể gặp sốt cao, nhiệt độ cơ thể ở mức 38 độ C, lúc này mẹ cần thực hiện các biện pháp hạ sốt nhanh cho con. Với các bé sốt cao, sốt lâu hơn 2 ngày thì cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra lại vết tiêm, sớm phát hiện các tác dụng phụ không mong muốn.
Bài viết liên quan