Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thường gặp tình trạng nôn trớ nên khiến nhiều ông bố, bà mẹ lo lắng. Điều này được lý giải do hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non yếu, do ruột của trẻ thẳng, khi ăn quá no sẽ dễ làm thức ăn trào lên cuống họng gây nôn trớ. Mách mẹ 1 số cách chữa trẻ bị nôn trớ theo kinh nghiệm dân gian cực hiệu quả, mẹ có thể áp dụng để giảm tình trạng này của con ngay lập tức.
1. Xử lý trẻ bị nôn trớ như thế nào?
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường đến bất ngờ, nếu là ba mẹ trẻ thì thường gặp phải tình trạng luống cuống, chưa biết xử lý như thế nào. Khi con có biểu hiện nôn trớ, sặc sữa, mẹ cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau:
– Nghiêng đầu trẻ sang bên kia để trẻ không bị sặc
– Dùng khăn sữa, lau sạch sữa, cháo hay bột do con vừa trớ ra, làm sạch vùng miệng và quanh cổ của con
– Làm sạch miệng, mũi của con bằng gạc rơ lưỡi để thấm hết thức ăn trong miệng con
– Vỗ nhẹ vào 2 bên lưng để trấn an con
– Thay cho con bộ đồ sạch sẽ, dùng nước ấm lau má, miệng và vùng cổ để con không bị khó chịu
– Cho con uống 1 chút nước ấm để làm sạch khoang miệng, cổ họng
2. Cách chữa cho bé bị nôn trớ theo mẹo dân gian
Cách chữa trẻ bị nôn trớ bằng quả chanh
Cách này rất đơn giản, mẹ chỉ cần lấy quả chanh tươi, cắt thành các lát cắt mỏng rồi cho vào cốc. Thêm 1 chút nước sôi vào trong ly để vị chua trong trái chanh ngấm dần ra nước rồi cho bé uống. Nước chanh ấm có tác dụng làm an vị dịch dạ dày, giúp giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ
Cách chữa trẻ bị nôn trớ bằng gừng tươi
Đây là mẹo dân gian được các bà, các mẹ xưa truyền lại. Mẹ lấy 1 củ gừng tươi, rửa sạch rồi cạo vỏ, cắt thành từng lát mỏng. Bố ngậm miếng gừng, hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng, rốn của bé. Mẹ cũng ngậm gừng tươi rồi hà hơi vào lưng, gáy của con, luân phiên thực hiện 3 ngày liên tiếp, mỗi lần thực hiện 36 cái, sau này con không còn nôn trớ nữa.
Cách chữa trẻ bị nôn trớ bằng đọt tre (lá tre non)
Bố ra bụi tre, lấy 7 hoặc 9 đọt tre (phần lá non, dài, nhọn), nếu là con gái lấy 9 đọt, là con trai lấy 7 đọt. Mẹ rửa sạch rồi cho vào nấu nước, cho trẻ uống thay nước uống bình thường. Phương pháp này thường được áp dụng với trẻ mới gặp tình trạng ọc sữa
Cách chữa trẻ bị nôn trớ bằng gạo lức
Mẹ mua gạo lức về, nhặt 7 hoặc 9 hạt đem đi nấu nước cho con. Nếu là con trai thì lấy 7 hạt, là con gái sẽ lấy 9 hạt. Mang gạo đi rang cho vàng hạt rồi cho vào cùng nửa chén nước ấm cộng với nửa chén sữa. Đun hỗn hợp ở mức nhiệt liu riu đến khi còn khoảng ½ lượng chất lỏng so với ban đầu thì tắt bếp, để ấm ấm là có thể cho bé uống được
Cách chữa trẻ bị nôn trớ bằng tinh dầu bạc hà
Phương pháp này áp dụng ngoài da, mẹ lấy vài giọt tinh dầu bạc hà thoa vào bụng bé kết hợp với massage. Thực hiện 2 lần/ngày, làm liên tiếp vài ngày sẽ giảm hẳn tình trạng nôn trớ ở trẻ. Tinh dầu bạc hà ngoài công dụng chống viêm, giảm đau nhanh, giúp lưu thông máu huyết còn có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa của con. Dù con không bị nôn trớ mẹ cũng có thể massage hàng ngày vùng bụng con với tinh dầu này, trẻ sẽ dễ tiêu hóa hơn, ít gặp vấn đề khó tiêu, bụng ì ạch.
3. Phương pháp ngăn ngừa tình trạng nôn trớ ở trẻ
Cho bé bú đúng cách
Mẹ bế bé trên 1 đường thẳng, một tay đỡ đầu, một tay nâng mông, giữ người bé áp sát vào cơ thể mẹ, mặt quay vào vú, mũi đối diện núm vú. Mẹ cho bé bú bên bầu ngực trái trước sau đó đổi chiều cho con sang bên phải. Cách bú này giúp cho sữa mẹ đi thẳng xuống dạ dày con và được giữ lại lâu hơn, không dễ gặp tình trạng trào sữa lên thực quản. Với các bé bú bình, mẹ cần lưu ý cũng phải bế con lên khi cho con bú, tránh để bình sữa nằm nghiêng và núm ty luôn có sữa
Cho con ăn vừa đủ
Dù là trẻ còn đang bú mẹ hay đã vào giai đoạn thì đều có thể bị nôn trớ do ăn quá no. Mẹ chỉ nên cho con ăn vừa đủ, không ép trẻ ăn quá no, có thể chia khẩu phần ăn của con thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Nới lỏng quần áo
Quần áo của con nếu mặc quá chật sẽ làm vùng bụng, dạ dày cảm thấy khó chịu, nhất là khi con vừa ăn xong. Ba mẹ lưu ý, chọn cho con quần áo vừa phải, mềm mại, chun không quá chặt, tránh mặc quần áo chật cho con
Không cho con nằm ngay sau ăn
Sau khi trẻ ăn xong, ba mẹ hãy chơi cùng con khoảng 15 – 20 phút để thức ăn xuống hết dạ dày, tránh việc thức ăn còn đang ở thực quản bé đã được đặt xuống giường nằm ngủ. Cũng lưu ý không chơi cùng con các trò vận động mạnh khi con vừa ăn xong.
Với 5 mẹo nhỏ như trên có thể giúp mẹ cải thiện ngay tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh, nhất là với những bé có phần ruột thẳng. Mẹ cũng lưu ý việc chia nhỏ khẩu phần ăn, đây là yếu tố rất quan trọng, nếu không cho con ăn quá no thì bé sẽ ít khi bị nôn trớ
Bài viết liên quan
>>> Cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả có thể mẹ chưa biết
>>> Mẹo trị ho cho trẻ em ngay tại nhà bằng kinh nghiệm dân gian
>>> Cách trị ho cho trẻ nhỏ: trị ho khan, ho có đờm hiệu quả và an toàn