Trẻ nhỏ có nhiều thói quen xấu mà bố mẹ cảm thấy mất vệ sinh hoặc gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Trong khi vui chơi hoặc ăn uống chắc hẳn các ông bố bà mẹ đều đã chứng kiến những thói quen xấu của trẻ. Nhưng mọi người hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết được rằng những thói quen này lại là những biểu hiện của việc trẻ trở nên thông minh hơn. Hãy cùng tìm hiểu những thói quen này là gì nhé!
Bé thích ngậm ngón tay trong vòng 1 tuổi
Đây được xem như là một vấn đề phổ biến đối với tất cả các bé tuy nhiên đối với các mẹ thì trẻ ngậm tay rất mất vệ sinh. Tay của bé trong khi vui chơi, hoạt động phải tiếp xúc rất nhiều đồ vật chứa nhiều vi khuẩn. Chính vì vậy điều này có thế làm cho bé mắc các bệnh về đường ruột, mắc các bệnh giun sán.
Trên thực tế, khi bé cắn, ngậm tay não bộ của bé đang suy nghĩ rất nhanh. Vấn đề đặt ra ở đây đó là các mẹ nên giúp bé vệ sinh tay luôn sạch sẽ. Hoặc mẹ có thể chuẩn bị cho bé các loại đồ chơi cắn răng ngậm nướu dành cho các bé sơ sinh đến 1 tuổi. Bé ngậm các đồ dùng này dễ dàng vệ sinh và lại an toàn hơn với sức khỏe của bé.
Bé lấy đồ cho vào miệng (giai đoạn 4 tháng tuổi – 2 tuổi)
Từ 4 tháng tuổi, bé có thói quen lấy bất cứ thứ gì trong tầm mắt và cho vào miệng. Điều này cũng có thể bé đang mọc răng hoặc bắt chước hành động của người lớn. Bé đã có thể cầm nắm, tò mò về tính chất của các đồ vật, hương vị của món ăn như thế nào.
Trong trường hợp này bố mẹ nên để mắt thường xuyên đến bé, không nên để đồ vật có kích thước quá nhỏ như đồng xu, viên bi, hạt vòng,…gần bé vì vô tình bé nhặt bỏ vào miệng gây hóc, rất nguy hiểm.
Thích bốc thức ăn bằng tay (Giai đoạn 5 tháng – 1 tuổi)
Khoảng thời gian này là khởi đầu của việc bổ sung thực phẩm cho bé nên bé đặc biệt nhạy cảm với thức ăn. Bé thích lấy thức ăn bằng tay và thích “nghịch” đồ ăn. Đây là sự tự nhận thức của bé hay cũng chính là giai đoạn nhạy cảm đầu tiên khi trẻ tự ý thức.
Khi thấy con bốc thức ăn, bố mẹ sẽ ngăn cản vì rất mất vệ sinh lại làm lãng phí thức ăn rơi vãi ra ngoài. Tuy nhiên đây là giai đoạn lý tưởng để mẹ cho bé học cách tự lập. Tự tay bốc thức ăn sẽ giúp bé tăng được sự hứng thú khi ăn uống, rèn luyện kỹ năng sử dụng tay và cảm nhận được hương vị món ăn ngon miệng hơn.
Đến giờ ăn, bố mẹ nên cho bé dùng bữa với gia đình nhưng cho bé ngồi ăn ghế riêng. Tối giản đồ dùng ăn uống của bé, chỉ cung cấp cho bé 1 chiếc bát, thìa, yếm, rửa tay sạch cho bé trước ăn cơm, không nên cho nhiều canh vào trong thực đơn của bé vì bé nghịch sẽ mất vệ sinh
Bé hay la hét
Khi bé đến tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7 là thời kỳ quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của bé. Đặc biệt khi bé cảm thấy cô đơn, đói bụng và muốn ngủ, bé sẽ dùng tiếng la hét của mình để “yêu cầu” cha mẹ quan tâm hơn. Và những gì cha mẹ cần làm lúc này đó chính là tích cực đáp ứng với cảm xúc của bé như ôm ấp vỗ về hay nói chuyện cùng bé…
Bé thích xé giấy (Giai đoạn 6 tháng – 1 tuổi)
Ở giai đoạn này, mẹ sẽ thấy các bé đặc biệt thích xé giấy, bất cứ ngồi chơi trên giường, sofa hay mặt đất, chỉ cần có quyển sách bên cạnh bé sẽ dùng tay hoặc răng xé giấy. Và việc xé giấy này cho thấy được sự phát triển, khả năng vận động tốt ở trẻ đặc biệt là sự phát triển của vùng não trẻ. Cha mẹ có thể chuẩn bị giấy bằng các vật liệu khác nhau, chơi trò chơi xé giấy với bé và có ý thức giúp bé phát triển trí tưởng tượng của mình.
Bé thích ném đồ
Bé ném đồ chơi, ném mọi đồ vật trong nhà…và nhiều bố mẹ cho rằng đây chắc chắn là thói quen xấu ở trẻ cần phải khắc phục ngay để không gây nguy hiểm cho chính bé và những người xung quanh. Trên thực tế, khi ném đồ sẽ giúp bé củng cố được sự hiểu biết về các đồ vật, môi trường xung quanh. Điều này giúp bé rèn luyện được khả năng phối hợp tay và mắt, bé sớm phát triển nhiều nhận thức, kỹ năng trong tương lai.
Trẻ không thích chia sẻ đồ với người khác
Không ít bố mẹ luôn dạy bé phải chia sẻ đồ chơi, thức ăn của mình với người khác để dạy con biết sẻ chia, yêu thương, không được ích kỷ chỉ giữ riêng mình. Tuy nhiên đây là những nhận thức của trẻ nhỏ về quyền sở hữu của mình. Từ đó dần dần bé tự phân biệt được sự khác nhau giữa mình với người khác và biết đâu là đồ của mình và có trách nhiệm với những thứ thuộc về bé.
Trẻ thích nghịch nước
Hầu hết đứa trẻ nào cũng thích nghịch nước, bé sẽ kéo dài thời gian tắm hoặc nghịch nước trong cốc, bát ăn cơm. Bên cạnh đó bé học cách mở vòi nước, nghịch mọi thứ liên quan đến nước. Chính vì vậy trẻ rất thích thả các con vịt nhựa, bóng nhựa,…vào chậu nước để cho chúng nổi lên.
Nếu nghịch nước quá lâu bé dễ bị cảm lạnh và rất mất vệ sinh. Trường hợp này bố mẹ có thể nghịch cùng con, hạn chế thời gian cho con nghịch với nước. Đồ chơi nước sẽ tăng sự thích thú và sáng tạo của bé trong khi tắm, khi chơi.
Trẻ vẽ khắp nhà (1-2 tuổi)
Vẽ tranh là hoạt động nghệ thuật giúp vé thể hiện được trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo của mình. Những hình vẽ vụng về, nguệch ngoạc của con chính là những gì bé được nhìn thấy và ghi nhớ lại bằng các nét vẽ của mình. Các hình vẽ đơn giản chủ yếu là hình ông mặt trời, ô tô, ngôi nhà nhưng lại làm cho bé cảm thấy vô cùng thích thú và tự hào.
Nếu con thích vẽ trên những mặt bằng có diện tích lớn, bố mẹ có thể mua bảng học, bảng giấy, vẽ hình cùng con để bé không ngừng sáng tạo và khám phá thêm nhiều điều thú vị.
Trẻ gỡ tung các thứ đồ
Các bé trai từ 2 tuổi trở lên rất “nghịch”, thích tháo hết đồ chơi, điều khiển để lấy pin, tò mò xem có gì ở bên trong. Điều này giúp bé khám phá được nhiều điều, tốt cho sự quan sát và khả năng nhận thức của bé.
Để con thỏa sức sáng tạo, không cần phải lục tung mọi đồ dùng trong gia đình, bố mẹ có thể mua đồ chơi mô hình, đồ chơi lắp ghép cho con như ô tô, đồ chơi lego,…Tính chất của các đồ chơi này vừa giúp bé tập trung vừa giúp bé thông minh hơn.
10 thói quen xấu của trẻ mà chúng tôi giới thiệu ở trên hầu hết đều xuất hiện ở các bé thông minh, năng động, chính vì vậy bố mẹ cứ yên tâm cho trẻ khám phá những gì mà con muốn nhé!
Tin liên quan: