10 điều mẹ cần biết khi chăm sóc bé vào mùa đông

Đọc nhiều

Kinh nghiệm chăm sóc bé vào mùa đông được rất nhiều bà mẹ quan tâm tìm hiểu. Thời điểm cuối thu đầu đông thường rất dễ xảy ra các dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lớn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó còn xuất hiện các bệnh ngoài da, ốm vặt do thời tiết thay đổi thất thường,…mẹ chỉ cần nắm rõ một điều cơ bản dưới đây để đảm bảo cho bé sức khỏe vàng trong mùa đông giá rét này nhé!

1.Giữ ấm cơ thể cho bé vào mùa đông

Mùa đông bé thường dễ bị cảm cúm, sổ mũi, thậm chí ho và sốt. Nguyên nhân là do bé chưa được giữ ấm tốt ở hai bàn chân, phần ngực, cổ. Chính vì vậy trong mùa đông ba mẹ cần giữ ấm cho bé thường xuyên, tuy nhiên phải biết cách giữ ấm hiệu quả nếu không mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể và dẫn đến viêm phổi.

Thân nhiệt trẻ sơ sinh hoàn toàn khác với thân nhiệt của người lớn, chúng ta không thể lấy cảm giác của mình để mặc quần áo cho bé. Trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn chúng ta, dễ bị nóng nhưng cũng không được mặc quá mỏng vào mùa đông

Khi mặc quần áo cho con, ba mẹ nên ưu tiên những chiếc áo dài tay, mềm mại, đủ dày, không nên mặc áo dày quá vì như vậy sẽ làm bé khó chịu trong khi cử động, ngọ nguậy. Mẹ nên chọn những bộ đồ sơ sinh liền thân, dài tay được làm từ chất liệu cotton hoặc vải sợi tre như vậy quần áo sẽ không làm tổn thương đến làn da nhạy cảm của bé.

giu-am-co-the-cho-be-vao-mua-dong
Giữ ấm phần cổ và đầu cho bé vào mùa đông

Về vấn đề bỉm tã: mùa đông ba mẹ không nên quấn tã giấy cho bé vì chất liệu giấy dễ gây đau rát, khó chịu. Tã được làm bằng vải sẽ giúp bé dễ chịu hơn tuy nhiên mẹ nên chú ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh cơ thể bé bị lạnh vì tã ướt.

2.Tắm rửa cho bé

Thời tiết mùa đông, các mẹ hay sợ bé bị lạnh nên phải đóng bỉm cho bé cả ngày và đêm, hạn chế tắm cho bé. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh nếu không được tắm thường xuyên sẽ có nhiều chất bám trên da gây bít lỗ chân lông, viêm nhiễm.

Kinh nghiệm khi tắm cho bé mà không sợ lạnh đó là làm ấm phòng tắm bằng cách bật lò sưởi, quạt sưởi trước 20 phút khi cho bé tắm, đóng kín cửa phòng, tránh vị trí có gió lùa vào.

Mẹ nên dùng khăn xô, khăn mềm vệ sinh trên đầu, mắt, mũi miệng cho bé trước rồi tắm phần thân dưới sau. Nhiệt độ nước tắm cho trẻ nên cần bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37 độ C). Đối với trẻ sơ sinh mẹ có thể dùng nước ấm lau người cho bé mỗi ngày hoặc 3-4 ngày tắm/lần.

Me-can-luu-y-dieu-gi-khi-tam-cho-be-vao-mua-dong
Mẹ cần lưu ý điều gì khi tắm cho bé vào mùa đông

3. Giữ ẩm cho da bé

Khí hậu hanh khô của thời tiết mùa đông rất dễ làm cho da bé bị khô vỉa, tróc lớp da chết bên ngoài. Bên cạnh đó việc tắm với nước ấm thường xuyên cũng khiến da bé mất đi độ ẩm tự nhiên. Mẹ nên nhớ thoa dầu dưỡng trước và sau khi tắm cho bé để da bé luôn được cấp ẩm, mịn màng.

Ngoài ra việc sử dụng lò sưởi, quạt sưởi thường xuyên cũng ảnh hưởng đến độ ẩm trên da bé. Nên để nhiệt độ phòng ở mức nhiệt 24-28 độ C, giữ phòng thoáng, không nên đóng phòng quá kín.

4. Bảo vệ đường hô hấp cho trẻ

Hầu hết trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp vào mùa đông do nhiệt độ thời tiết qua thấp. Khi cơ thể không được giữ ấm, không khí đi vào ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của bé dẫn đến các tình trạng cơ bản như ngạt mũi, sổ mũi, ho. Trẻ nhỏ chưa biết cách thở ra bằng miệng nên việc ngạt mũi sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc.

Chính vì vậy vào mùa đông mẹ nên chú ý việc vệ sinh mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý, không nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi khác khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Và điều quan trọng nhất là nên giữ ấm phần cổ, bàn chân cho bé luôn được ấm áp.

Khi ngạt mũi bé thường có các triệu chứng ho khò khè, ho có đờm. Để khắc phục tình trạng này ba mẹ có thể bôi ít tinh dầu tràm vào gan bàn chân, bàn tay cho bé. Hoặc có thể cho tinh dầu tràm thấm vào bông, cho bé hít ngửi từ 10-15 phút ngắt quảng rồi dừng lại.

5. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé

Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng góp phần tăng cường sức đề kháng cho bé vào mùa lạnh. Đối với trẻ sơ sinh cần đảm bảo lượng sữa đầy đủ trong ngày. Đối với các bé đã biết ăn dặm, ăn thô nên tăng cường các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho bé, đặc biệt chất tinh bột. Tinh bột không chỉ có cơm gạo mà còn có trong ngô, khoai, bí đỏ,…Chất tinh bột giúp bé no lâu, cung cấp nhiều năng lượng cho bé hoạt động hàng ngày.

Bên cạnh đó trẻ cần ăn nhiều rau và hoa quả để tăng cường hệ miễn dịch. Trong rau và hoa quả chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C đảm bảo cho bé hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Cần bổ sung thêm rau quả vào thực đơn ăn uống cho bé

6. Cho bé tắm nắng 

Ánh nắng mùa đông hanh khô, nhiều mẹ ngại cho bé ra ngoài tắm nắng. Tuy nhiên trong ánh nắng mặt trời cung cấp Vitamin D giúp bé chắc khỏe xương, duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Việc bé ở trong nhà thường xuyên sẽ làm cho hệ miễn dịch của bé bị yếu đi và dễ bị các loại vi rút gây bệnh xâm nhập. Sức đề kháng yếu là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở trẻ nhỏ.

7. Cho bé vận động nhiều hơn

Đối với trẻ nhỏ trên 1 tuổi, ba mẹ có thể vui chơi cùng bé để bé vận động nhiều hơn bằng các trò chơi chạy nhảy, đạp xe. Việc vui chơi vận động nhiều sẽ giúp bé tăng sức đề kháng. Đối với trẻ sơ sinh, chúng ta có thể vận động cùng bé với các trò chơi vỗ tay, đạp chân, bò, lật nhiều để làm ấm cơ thể.

 8. Phòng bệnh cho bé vào mùa đông 

Bên cạnh các phương pháp trên, ba mẹ nên chủ động cho bé đi tiêm phòng ngừa các dịch bệnh vào mùa đông. Bên cạnh đó mẹ nên giúp bé vệ sinh răng miệng, tay chân sạch sẽ để hạn chế sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Ngoài ra khi trẻ bị cảm sốt ho hay sổ mũi, mẹ nên cho bé đến bệnh viện để thăm khám. Không nên tự mua thuốc cho bé uống vì có nhiều nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước được.

9. Không dùng chăn quá dày cho bé khi đang ngủ 

Việc dùng chăn dày cho bé khi đang ngủ không những làm cho bé thấy khó chịu khi cử động mà còn vô cùng nguy hiểm khi chăn phủ lên mặt bé trong lúc ngủ. Bên cạnh đó thân nhiệt bé cao hơn của người lớn 1-2 độ C, việc đắp chăn quá dày sẽ làm cho bé đổ mồ hôi dễ bị ốm và khóc đêm.

Không đến đắp chăn dày cho bé khi ngủ

10. Giữ phòng ốc luôn được ấm áp

Phòng ốc luôn cần được giữ ấm áp nhưng không kém phần khô thoáng. Nhiệt độ phòng tốt nhất cho sức khỏe của bé hãy luôn duy trì ở ngưỡng nhiệt 25-28 độ C. Không nên dùng bếp than hoặc than tổ ong để làm ấm phòng vì khí CO2 có thể gây ngạt, độc, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ nhỏ.

Giữ cho ngôi nhà của bạn và phòng của bé thoáng khí và ấm áp là một điều rất cần thiết trong mùa đông. Tốt nhất là bố mẹ nên giữ cho cửa sổ đóng lại nếu bạn ở nơi không khí lạnh thổi thường xuyên, nhưng phải chắc chắn rằng không khí trong phòng được thông thoáng. Bố mẹ có thể sử dụng máy sưởi, nếu cần thiết, để em bé của bạn được ấm áp hơn, nhưng phải hết sức hạn chế và máy sưởi sẽ hút hết độ ẩm trong phòng khiến căn phòng trở nên hanh khô rất khó chịu cho bé.

Trên đây là những điều cơ bản ba mẹ cần nắm rõ để bảo vệ sức khỏe cho con nhỏ trong mùa đông này nhé!

Tin liên quan: 

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ADSspot_imgspot_img

Bài viết mới

ADSspot_imgspot_img

Bài viết tương tự